Sunday 4 December 2011

Cây Quy Y.

Sonam Jorphel Rinpoche

“Càng tu tp mãnh lit thì ma qu càng mnh m.”

Lời Vàng Thầy Tôi.

Trước khi quán tưởng cây quy y chúng ta bày trên bàn thờ tám món cúng dường hoặc các vật phẩm khác tùy theo khả năng của mình như đèn, nước thơm, thực phẩm… Kế đó, quán tưởng một cây Quy y rất to trong không gian phía trước mặt. Cây Quy y được trang hoàng bởi bảy loại bảo vật quý báu (tht bo: vàng bc, lưu ly, xà c, ngc, mã não, trân châu, mai khôi - LND). Cây Quy y có năm nhánh. Guru ngồi ở nhánh giữa, bốn nhánh còn lại bao bọc xung quanh tương ứng với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Ở nhánh giữa là một Pháp tòa bốn tầng. Tầng đầu tiên là tòa sư tử được nâng đỡ bởi những con sư tử tuyết. Tầng thứ hai là một hoa sen ngàn cánh. Trên hoa sen ngàn cánh là một đĩa mặt trăng và một đĩa mặt trời (hai tầng còn lại). Giữa tòa là Bổn sư của ta trong hình tướng Kim Cang Trì (Vajradhara).

Tại sao chúng ta phải quán tưởng Bổn sư mình trong hình tướng đức Kim Cang Trì ? Vì trong truyền thống Mật Tông, tất cả mọi thứ chúng ta quán tưởng đều phải thanh tịnh. Khi tâm chúng ta còn bất tịnh thì chưa có khả năng trực tiếp thấy đức Bổn sư của mình là một vị Phật. Do đó phải quán tưởng Bổn sư trong hình tướng đức Kim Cang Trì. Quán tưởng đức Kim Cang Trì trong hình tướng Báo thân: thân Ngài màu xanh dương đậm - là màu xanh của bổn tánh nguyên sơ - với một mặt và hai tay. Trên thân Ngài là 13 món trang sức bằng châu báu và lụa là; 8 món trang sức châu báu là: 1/vương miện 5 màu có ngọc như ý, 2/ hai hoa tai, 3/ hai vòng đeo ở hai cánh tay, 4/ hai vòng đeo cổ tay, 5/ hai vòng đeo hai cổ chân, 6/ hai dây đeo cổ dài, 7/ một dây đeo cổ ngắn, 8/ hai chiếc nhẫn ở hai bàn tay; 5 món bằng lụa: 1/ giải lụa buộc đầu, 2/ giải lụa dài quanh thân, 3/ thượng y, 4/ hạ y và cuối cùng là 5/ giải lụa buộc thắt lưng. Ngài ngồi thế kiết già, hai tay bắt chéo trước ngực tay phải cầm chày, tay trái cầm chuông. Thân Ngài trong suốt như được làm từ ánh sáng cầu vồng. Xung quanh Ngài là các vị hóa thần của bốn cấp độ tantra.

Cây Quy Y của dòng Drikung

Xung quanh tổ Jigten Sumgon, tạo thành ba nhánh nhỏ phía trên, là ba dòng truyền thừa. Nhánh nhỏ ở giữa là dòng truyền thừa Gia trì Gia hộ (Blessing) - dòng truyền thừa chính yếu của hành giả. Quán tưởng các vị Đạo sư dòng truyền thừa Drikung, vị nọ xuất hiện dưới vị kia cách nhau một chút. Đầu tiên các con quán tưởng đức Kim Cang Trì (như đã mô t), sau đó đến đức Tilopa, đức Naropa, đức Marpa, đức Milarepa, Gampopa, Phagmo Drupa, Jigten Sumgon. Tiếp theo đó là các vị đạo sư dòng truyền thừa Drikung, và cuối cùng là đức Bổn sư (trong hình tướng của đức Kim Cang Trì như đã mô tả ở trên).

Nhánh bên phải tổ Jigten Sumgon (bên trái hành giả) là dòng truyền Kiến Thanh tịnh - bắt đầu từ đức Thích Ca Mâu Ni rồi đến đức Di Lạc, Ngài Vô Trước (Asanga) v. v. Nhánh bên trái là dòng truyền Giới luật Thanh tịnh bắt đầu từ đức Thích Ca Mâu Ni rồi tới đức Văn Thù, Ngài Long Thọ (Nagarjuna) v. v.

Theo nguyên tắc, để hành giả không bị dính mắc vào tư tưởng bè phái/bộ phái (sectarianism) cần phải quán tưởng đầy đủ các dòng truyền thừa khác của Mật giáo thuộc Gelugpa, Nyingmapa, Sakyapa và các dòng truyền thừa khác của Kagyupa. Các dòng truyền thừa khác bao xung quanh
dòng truyền thừa chính của hành giả. Tuy nhiên, vì trong lịch sử đã từng có những vi phạm giới nguyện (samaya) nghiêm trọng khiến cho một vài dòng truyền thừa không còn được thanh tịnh. Vì vậy, nếu hành giả không biết chắc các dòng truyền thừa đó có thanh tịnh hay không thì không nên quán tưởng.

Khi quán tưởng Bổn sư (Guru) bao giờ cũng nằm ở trung tâm của cây quy y bởi vì đối với Kim Cương Thừa, Bổn sư là tất cả, là Phật là Pháp là Tăng, một ngàn vị Phật cũng nằm trong vị thầy của mình. Guru là quan trọng nhất, luôn nằm chính giữa, là hiện thân của Tam Bảo. Thân của Ngài là Tăng bảo, khẩu của Ngài là Pháp bảo, ý của Ngài chính là Phật bảo. Bổn sư là bậc thầy đại diện cho chư Phật quá khứ, là bản chất của chư Phật hiện tại và là nguồn cội của chư Phật tương lai. Vị Bổn sư là hiện thân của chư Phật, chư Bồ Tát nhưng Ngài từ bi hơn chư Phật, vì Ngài trực tiếp làm lợi lạc cho chúng ta, trực tiếp dạy dỗ, dẫn dắt chúng ta. Chư Phật thuộc về quá khứ đã không còn trụ thế, chư Phật tương lai chưa xuất hiện trên cõi này, vị Phật hiện tại nay cũng đã thuộc về quá khứ rồi. Vậy người ở lại với chúng ta, thực sự chăm lo cho chúng ta chính là Guru của ta, vì vậy Ngài là người quan trọng nhất.

Tiếp theo trên cánh cây phía bên phải Guru (bên trái của hành giả) là tập hội của chư Phật. Ở trung tâm tập hội chư Phật là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - giáo chủ của cõi Ta Bà. Xung quanh Ngài là 1000 vị Phật của thời Hiền Kiếp này cùng tất cả các vị Phật của quá khứ, hiện tại và vị lai trong mười phương. Các vị đều trong hình tướng Hóa thân siêu việt, đắp y tu sĩ, có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật quả như nhục kế nhô cao, lòng bàn chân có in dấu các luân xa. Tất cả các ngài an tọa trong thế kim cương - các ngài không còn dính mắc vào Luân Hồi lẫn Niết Bàn.

Nhánh phía sau lưng Guru là Pháp bảo trong hình tướng của những bộ sách. Có tất cả 103 bộ kinh sách - tượng trưng cho tất cả giáo lý Phật đà.

Trên cành cây bên trái Guru (bên phải hành giả) là tăng đoàn Đại thừa và Tiểu thừa. Ở phía trên là tăng đoàn Đại thừa với tám vị Đại Đệ Tử. Dẫn đầu là đức Văn Thù Sư Lợi, đức Kim Cang Thủ, đức Quán Tự Tại ; xung quanh các ngài là tăng đoàn tôn quý gồm toàn thể chư vị Bồ tát. Phía dưới là tăng đoàn Tiểu Thừa dẫn đầu là hai vị Thanh Văn (Sravaka) chính yếu - Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên - cùng tập hội chư vị A La Hán và Độc Giác Phật tôn quý. Các Ngài xuất hiện trong hình tướng hóa thân, đầu cạo trọc, khoác ba lớp y tu sỹ, tay trái cầm bình bát, tay phải cầm tích trượng và đi chân không.

Xung quanh cây Quy y ở nhánh phía trước là tập hội chư Daka, chư Dakini, chư vị Bổn tôn (Yidam) và chư vị Hộ pháp.

Không cần nhớ hết các vị tổ, các vị Đạo sư. Bước đầu chỉ quán tưởng đức Kim Cang Trì và một vài vị Đạo sư của dòng truyền thừa. Sau đó khi có thời gian nghiên cứu lịch sử, tiểu sử các Ngài thì sẽ ghi nhớ dần dần.

Khi thực hành quy y phải quán tưởng như sau: hành giả có nhiều thân, số lượng như vi trần ngập tràn trong không gian. Mỗi thân của hành giả lại có vô lượng đầu, mỗi đầu có vô lượng lưỡi để tán thán chư Phật. Bên phải là mẹ hành giả và vô lượng chúng sinh nữ. Bên trái là cha hành giả và vô lượng chúng sinh nam. Phía trước là những kẻ thù, những kẻ gây chướng ngại cho hành giả. Sau lưng hành giả là bạn bè và thân nhân của mình. Tất cả cùng lễ lạy và trì tụng câu kệ Quy y với hành giả.

Hai bàn tay khi chắp lại lễ lạy phải giống như đang cầm một bông hoa bên trong. Phải phát tâm chí thành quy y chư vị đạo sư, quy y Phật, Pháp, Tăng và chư vị hộ pháp của dòng truyền thừa. Sau đó để tay trước trán và quán tưởng tất cả thân nghiệp của chúng sinh và mình đều được tịnh hóa. Đồng thời quán tưởng tất cả chúng sinh và bản thân mình đều có nhục kế trên đỉnh đầu giống như đức Phật. Tiếp theo đặt tay xuống cổ, hãy quán tưởng tất cả khẩu nghiệp của chúng sinh và bản thân mình đều được tịnh hóa. Tại nơi cổ, hãy quán tưởng cổ của chúng sinh và bản thân mình đều có ba ngấn như đức Phật. Ba ngấn này là hình ảnh ốc tù và chiến thắng - tượng trưng cho kim khẩu đức Phật. Sau đó chuyển tay xuống giữa ngực (luân xa tim), đồng thời hãy quán tưởng phàm tâm của chúng sinh và bản thân mình được tịnh hóa hoàn toàn. Nơi đó xuất hiện một “nút vĩnh cửu” - tượng trưng cho sự thanh tịnh nơi tâm bí mật của chư Phật.

Trong truyền thống Kim Cang Thừa chúng ta lễ lạy theo cách “ngũ thể đầu địa” (năm vóc sát đất ) - trán, 2 lòng bàn tay, 2 đầu gối. Khi lễ lạy các con hãy quán tưởng rằng ngũ độc của chúng sinh và bản thân mình chảy hết vào lòng đất. Khi đứng dậy hãy quán tưởng nhờ công đức này mà tất cả chúng sinh và bản thân mình đạt được Phật quả viên mãn.

Khi hành trì lễ lạy phải tụng câu quy y bằng tiếng Tạng, phát âm càng chuẩn xác càng tốt. Khi thực hành quy y có một vài điều các con phải thường hằng tâm niệm. Thứ nhất, từ bây giờ cho đến lúc giác ngộ nguyện không quy y một nơi nào khác ngoài Tam Bảo và không xao lãng tâm quy y vào Tam Bảo dù chỉ một phút giây. Thứ hai, không một nơi nào có thể che chở cho con ngoài Tam Bảo. Cuối cùng, con cùng tất cả chúng sinh khác cùng quy y Tam Bảo.

Trong khi lễ lạy không được ngưng quán tưởng.

Sau phần lễ lậy là phần hóa tán quán tưởng: vạn pháp (toàn b vũ tr) tan thành ánh sáng nhập vào các vị hộ pháp, các vị hộ pháp tan ra hòa vào các Tăng đoàn. Sau đó Tăng đoàn tan ra hòa vào Pháp bảo, Pháp bảo tan ra hòa vào chư Phật. Tiếp đó chư Phật tan ra hòa vào chư Yidam, các vị Yidam tan ra và hòa vào đức Kim Cương Trì (đầu tiên trên cùng) rồi Ngài lại tan ra hòa vào chư Đạo sư. Các vị Lama dòng truyền thừa từ từ từng người một tan ra - người đầu tiên tan ra hòa vào người thứ 2 và cứ như thế cho đến vị cuối cùng, từ trên xuống dưới. Cuối cùng đức Bổn sư (trong hình tướng Kim Cang Trì) tan thành ánh sáng dần dần từ dưới lên trên và hòa tan vào trán của hành giả. Sau đó ngồi thiền vô niệm khoảng mươi lăm phút và cuối cùng kết thúc bằng việc tụng đọc các nguyên âm, phụ âm.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).5/12/2011.

No comments:

Post a Comment