Sunday 4 December 2011

Chết là gì ?

Thượng ta Thích Pht Đạo

Chết… là còn hay hết ? Đó là câu hỏi cũng có lý của người Tây phương. Người Phật tử cũng vậy, không biết chính xác khi mình chết thì mình còn cái gì ? Mất cái gì ?

Lời đức Phật dạy đệ tử không chỉ độ sanh hiểu trong sự sống mà còn phải hiểu cả trong cái chết. Hiểu diễn tiến trong sự sống của thân và của tâm, mà còn phải biết luôn cái thân và của cái tâm trong sự chết. Dù trong bất kỳ tôn giáo nào, nếu nắm vững những yếu tố này thì dầu chúng ta có tin hay không tin trong sự chết – sống nào của riêng mình, nhưng mà quý vị hãy nghe rồi sẽ có một khái niệm. Dầu chỉ là khái niệm nhưng ít ra nó cũng là một ngọn đèn sáng để cho chúng ta hiểu chết là gì ?

Trong đạo Phật quan niệm chết là một sự tiến hóa chứ không phải là sự sợ hãi hay là một sự mất mát. Tại sao chết là một sự tiến hóa ? Cho dù là vua, quan, đến các vị ở thế gian này dù mang hình thức tu đi chăng nữa, khi nghe đến chết là ai cũng sợ run cả người. Ta sợ, vì không nắm vững diễn tiến của chết thân và chết tâm. Nghe rồi thì sẽ thấy không có gì lạ, chúng ta nên hiểu biết rằng chết cũng là một cách tiến hóa, là vì mình đã hiểu được cái thân sanh ra tứ đại, vừa sanh ra là mình biết đã chết rồi. Mình thấy rõ ràng trong cái thân mình, có từng tế bào, từng sác na qua, là từng sanh sanh diệt diệt,là có sự đổi thay ở trong đó, nên mình già, nên mình bệnh, nên mình mới bỏ cái thân này. Giống như chiếc xe mới mua về, ga, máy, bánh xe và hình thức của xe đều còn tốt, mở máy là chạy ngay. Nhưng qua mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn, là xe đã quá cũ rồi không thể chạy được nữa. Có người bảy mươi, tám mươi tuổi nhìn lại thân trẻ của mình nghĩa là có sự nuối tiếc và cũng muốn mình trẻ lại. Vì người trẻ ai cũng mạnh khỏe, nhanh nhẹn, còn thân già bệnh tật, yếu đuối, nói năng không được thoải mái. Một cái thân mang hai trạng thái của hai cái thân như vậy, có tiến hóa được không ? Không, nên biết đức Phật đã dạy: “Thà một ngày biết tu thân cận thiện hữu tri thức, còn hơn trăm năm không biết tu mà không biết thân cận tri thức, dù sống trăm năm cũng vô ích”. Đó là quan niệm của đạo Phật, sống mà không biết tu, không biết trưởng dưỡng ước ký, không biết lo hành trang cho mình tiến hóa sau này thì sống một triệu năm cũng vô nghĩa.

Một kiếp người thu gặt không biết bao nhiêu phước báu, làm không biết bao nhiêu lợi ích cho bản thân, hành trang không biết bao nhiêu là kiến thức. Như vậy là một kiếp người sống có sự tiến hóa, sự tiến hóa đó đã đi theo ta vào thân và tâm nên khi ta chết cái tiến hóa sẽ đổi mới, là cái chết vinh dự để mình có một tâm nguyện mới hơn, một thân hình mới hơn và một sức khỏe, một trí dồi dào hơn để mình phục vụ tiếp chúng sanh. Nên cái chết đó là cái chết có ý nghĩa. Một người đang học ở Ấn Độ là Ngài Lamagiecse, kiếp trước là người Tây Tạng khi tái sanh là người Tây Ban Nha. Ngài mất từ năm 1889 thì bây giờ tái sanh làm người Tây phương, cho kịp với chu kỳ tiến hóa, cho hợp với cái thân và hoàn cảnh, với y báo và chánh báo để rồi các Ngài tiếp tục con đường Bồ Tát hạnh, Bồ Tát nguyện. Sống trong một đời, một thân như vậy, qua bên đây phải dịch tiếng Anh ra tiếng Việt, mang cái thân đó thật không lợi ích nhiều cho chúng sanh, nhưng bản thân các vị đã được lợi ích tối đa rồi. Thành ra nói đến cái chết thì thật sự không có gì để gọi là chết, mà chỉ có sự đến của tứ đại. Nghĩa là một tâm thức trước khi vào trong bụng của một người nữ thì trước tiên nó phải đầy đủ ba nhân duyên: Tinh cha – huyết mẹ và cái thần thức nó hợp thì cái thần thức đó được vào trong thân mới. Nhưng sống trong đó cũng do tứ đại nuôi, do đất, nước, gió, lửa nuôi cái thân ở trong bụng đó, rồi thân đó mới phát triển lên. Cho nên tứ đại do mình mang nó đến thì tứ đại cũng sẽ bỏ mình mà đi. Nhưng trong cái chính giữa của đến và đi đó, chúng ta phải hiểu biết một điều khi mà xuất thế gian này chúng ta tích tụ những bản hoài của kiếp trước và tiếp tục xuống đây nữa. Thành ra trong một kiếp sống như vậy rất đầy đủ ý nghĩa của một chúng sanh mà mình gọi là con người thật sự lợi lạc. Bởi vì mình đã tạo ra nhiều nhân duyên thiện cho mình nói riêng và cho tất cả mọi người nói chung mà tâm nguyện của một chúng sanh khi tới đây đã giác ngộ thì tâm nguyện đó không bao giờ chết, không bao giờ thay đổi. Nhưng càng sống không bao giờ thay đổi, càng đi trong những thân mới như vậy thì nó càng gieo nhiều công đức. Bởi vậy mình thấy tại sao trong thế gian này có nhiều người rất đáng cho mình quý, bởi vì họ có những phước báo của họ, vì họ có những trí tuệ của họ, có những hành trang đem lợi lạc cho bản thân họ và cho những người khác. Cái chết của những người như vậy không phải là hết. Những vị đó chết mà vẫn sống, đó là nguyện hạnh của bất cứ ai, chứ không phải riêng các vị tăng ni mới có cơ hội tích tụ công đức như vậy.

Chúng ta là những người Phật tử, những người mới biết tu, mới đi chùa, hay là mới biết học giáo pháp, hay là lâu lâu mới đi chùa không quan trọng. Đức Phật không đặt nặng vấn đề hình tướng, hay vấn đề hiểu biết trên Phật pháp, tụng kinh giỏi hay làm Phật sự giỏi, đi chùa nhiều hay tụng kinh niệm Phật nhiều mới gọi là người tu giỏi, đức Phật không quan niệm việc đó là đáng khen. Mà đức Phật quan niệm rõ ràng rằng, mình ở trong thế gian này có nhận định rõ ràng sự sanh diệt của thân của tâm và sự tiến hóa thoái hóa của mình nhận định rõ ràng chưa. Đức Phật giải tỏa rõ ràng ở trong quan niệm đó của mình thì dầu quý vị có đi chùa nhiều, quý vị có cúng ít nhiều không cần biết, nhưng khi mình đã nắm vững được lý luận là thích nghi trong tất cả mọi hoàn cảnh, hiểu rõ trong thân, tâm cái nào sanh, cái nào chết, cái nào tiến, cái nào thoái, cái nào bỏ lại, cái nào mang đi hoài ? Mình lý luận cho một cách vững vàng trong sự hiểu biết này thì một kiếp này thôi mình sẽ gặt không biết bao nhiêu là công đức. Cho nên khi mình đọc kinh đại thừa hay kinh phổ môn cũng là một quyển kinh để cho chúng ta có một khái niệm trong một công đức khó nghĩ bàn, khi chúng ta trì tụng kinh đại thừa. Mình hiểu ngay trong lúc mình tụng những lời dẫn giải trong kinh điển mà nói rằng đại thừa, thì mình hiểu rõ như vậy, tự nhiên trong cái sống mình có một mầm sống vô cùng lợi lạc cho cái thân tiến hóa của mình. Đó là lợi lạc gì ? Ví dụ: Nói niệm vô lượng vô biên hồng danh của chư Phật, cúng dường vô lượng vô biên cho các vị mà so với người trì tụng Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát thì hai cái phước đó bằng nhau. Nếu mình không hiểu sẽ thấy việc kia làm rất khó, việc này làm dễ quá.

Tại sao đức Phật so sánh cân bằng như vậy ? Không phải chỉ nói trên văn tự, mà nói trên sự liễu ngộ trở về của cái tâm của người khi biết rõ rằng người kia làm nhiều, niệm hồng danh nhiều, nhưng niệm hồng danh Phật làm phước nhiều nhưng không bao giờ biết quay về với cái tâm của mình, chưa bao giờ quan sát âm thanh hay là cái thanh tịnh ngay tâm của mình, chạy theo những cái vọng, chạy theo những cái hình tướng bên ngoài thì dầu cho anh chị có làm biết bao nhiêu đi chăng nữa nhưng không bằng người có cái tâm vàng hàng ngày niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” – Nam mô có nghĩa là trở về, Quán Thế Âm là quán sát âm thanh thế gian này, B Tát nghĩa là người tự ngộ. Người t ng nghĩa là quán âm thanh ở thế gian này, là sống lại với âm thanh đó. Cho nên ngày xưa có một người thương chủ dẫn theo rất nhiều người lái buôn, lại có mang theo rất nhiều vật quý giá trị phi thường, đi qua một nơi có nhiều giặc cướp thổ phỉ. Trong số những người lái buôn đó có một người niệm 'Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát', tất cả những người lái buôn kia đều đồng loạt cất tiếng niệm theo: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát." Nhờ niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm nên họ được thoát khỏi nạn thổ phỉ cướp giựt. Vì vậy, mỗi người đều phải thành tâm, thật ý xưng niệm danh hiệu Ngài, chớ có hoài nghi.

Với người buôn, đi buôn là háo lợi, mà háo lợi thì vướng vào trong cái lợi, vướng vào trong cái tiền thì chết. Người nào dâm dục, niệm Quán Thế Âm thì dâm dục liền tiêu, người nào háo sát mà không biết niệm Quán Thế Âm thì bị sát hại. Như vậy niệm Quán Thế Âm đây là thường nghe lại bản tâm thanh tịnh của mình, nghe lại những âm thanh bên ngoài, nghe lại cái động dụng trong tâm ở bên trong. Có nghĩa là khi niệm Quán Thế Âm nghe lại cái bản tâm mình rồi, thành tựu được cái niệm “nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi thì mình tự tại vậy sẽ con trai, nghĩa là sanh lòng trượng phu, sanh con gái là phát được tâm từ bi, vào biển thì biển không trôi dạt. Nghe như vậy tự nhiên cái lợi, tự nhiên cái sát tiêu tan hết. Mình sống như vậy chỉ một niệm thôi, không cần nhiều. Một niệm thôi thì mình sẽ cắt đứt biết bao nhiêu dòng sanh tử của mình, tại vì có hiểu một niệm thì sẽ hiểu hai niệm, ba niệm, bốn niệm,… mười niệm, và nhiều niệm như vậy thì thành tựu sẽ kết lại một khối là mình nhận được giá trị của cái tâm thanh tịnh của mình. Khi mình đã nhận định ra sự sanh tử không còn khó khăn nữa thì sẽ có cả biển trời công đức. Bởi vì phẩm hạnh Quán Âm nằm trong Bát địa Bồ tát rồi. Từ chỗ chứng được Bát địa Bồ tát thì hóa ra thiên hình vạn trạng, ba mươi hai tướng đức Quán Thế Âm Bồ Tát muốn hóa đi đâu thì hóa, không phải ngại.

Đức Phật đã dạy rằng, mặc dầu sống đó nhưng có một năng đức, có một năng trí hiểu biết tu hành như vậy thì dầu sống hay cái thân có chết thì tâm đức không chết. Mà tâm đức không chết thì muôn kiếp luân hồi sanh đâu cũng được cái thân tướng tốt, cũng được cái trí huệ mãnh lợi, cũng sẽ có một cơ năng để mà học hỏi, thân cận Phật pháp, thiện hữu tri thức, để mà mình được tiến hóa hoài. Bởi cái a lại gia của mình thích thân cận thiện hữu tri thức, thích học hỏi Phật pháp, thích trao dồi cái phước trí trang nghiêm, và thích tụng kinh niệm Phật. Thì đó là những chủng tử đã vào trong a lại gia thì không bao giờ chết, không bao giờ mất. Hiểu được như vậy thì mình thấy sống chết trong đạo Phật có một giá trị vô song.

Muốn sống một kiếp như vậy, thì phải tận dụng trong lúc mình còn sáng suốt, còn hiểu biết, còn mạnh khỏe, còn hiểu chân giá trị của Phật pháp mà ráng cố gắng, ráng vun trồng những hạt giống của trí tuệ. Học hỏi để hiểu được trí tuệ của Phật pháp, thì tình thương từ bi, Bồ đề tâm của mình từ chỗ đó thực hành, dù biết rằng mình chưa phải là có can đảm bỏ hết tất cả mọi chuyện giống như quý tăng, quý ni.

Đối với Phật tử, chuyện vào chùa tu không thành vấn đề, không quan trọng lắm, mà quan trọng mình ở tại gia có tin kính, có hiểu biết một cách sâu xa lợi ích của ngôi Tam Bảo đối với mình không ? Có đối với pháp giới nhân sanh không ? Và ở trong thế gian đó mình có thường từ từ dứt bỏ những cái danh tài sắc được phần nào không ? Và mình có thương chímh cái thân mình để cho nó sống được an nhàn thoải mái ở trong cảnh sống văn minh đầy dẫy vật chất cám dỗ này không ? Đó mới là cái quan trọng. Còn việc vào chùa tu, ăn chay trường, coi hình như là hiểu biết Phật pháp, điều đó chỉ là đủ duyên thì tới, không đủ duyên chưa tới cũng không sao. Nếu mình ở ngoài thế gian mình hiểu biết và mình phân tách ra những căn bản tiến hóa của tâm thức, và cái phước cũng như giá trị của trí huệ mà mình học hỏi lấy đó làm đạo sư của mình, để mình dốc lòng tu tiến từ từ không cần tiến gấp, thì mình có cơ sở trở về, lúc chết khỏi cần ai cầu siêu. Vì cái tâm mình đã sống, đã có một sự quyết chí, đã xem thường tất cả vật chất thế gian này, xem thường tất cả mọi khen chê của thế gian rồi. Và xem thường tất cả mọi cái chướng ngại ở trong thế gian này rồi, không có cái gì làm nặng lòng mình ở trong đó.

Học Pháp mới biết tự buông bỏ được phiền não mỗi có chuyện không vui đến với mình. Ví dụ: Có ai chửi mắng mình cũng không bao giờ để tâm giận, thì những cái tâm đó lúc chết không vướng bận. Lúc sống tiền tài danh vọng đầy, mình không quan trọng hóa tiền tài danh vọng, mình không bám víu nó, không quá thất vọng khi mình mất nó. Lúc mình sống đã biế sống được như vậy thì lúc chết cũng vẫn vậy. Lúc sống luôn luôn phát tâm mình ra để xem nhân cách của mọi người, nhân cách của những vị đáng cho mình quý, không có đụng chạm đến tự ái của ai. Không xem thường giá trị sống nào của ai. Cái tâm mình sống nhẹ nhàng, thoải mái đi lên, khỏi cần ai cầu siêu. Như vậy mình thấy mình sống tuy chỉ một kiếp, nhưng tiến hóa vô lượng kiếp. Nên mình phải trân trọng cái thân này, bảo giữ cái thân này, cái thân mình biết bất khả tương nghì không sanh không diệt trong đó, trí huệ tuyệt vời của chư Phật trong đó. Thì không thể nào mình dung dưỡng cái thân tạm bợ, để có biết ăn rồi biết ngủ, biết so đo những hình thức bên ngoài, cứ như vậy mình bám víu hoài thì khi mất mình khó đi lắm. Mình biết rằng kiếp này mình đi rồi thì giá trị con cái của mình còn lại sau này khó để cho nó hiểu biết giống như mình.

Riêng với gia đình. Trong sự sống hàng ngày gắng dạy con cháu ở nhà, làm sao mỗi đêm nhớ niệm” “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Om Mani Pad Mehum” cho nó quen đi, để nó nhớ lại cái tánh linh của nó. Bởi vì khi niệm vài ba câu một ngài như vậy như niệm vài năm, mười năm nó sẽ là những cái tích tụ vô cùng lợi lạc cho những chúng sanh đó. Nó cũng là chúng sanh, nó có duyên với mình. Nó vào trong gia đình mình, trong sự dạy dỗ tình thương của mình, thì mình phải lấy cái cách Phật pháp đó, lấy cách tiến hóa đó để giáo hóa lại cho chúng sanh, bởi vì sau này mình mất, mình có cơ hội trở về không làm con của nó mà là cháu của mình. Nhờ mình giáo hóa nó có hạt giống tam bảo, tin tưởng tam bảo thì sau khi mình sinh lại, nó sẽ luyện mình lại, cho mình đi đến chùa học hỏi, đi đến nơi có tâm linh sáng ngời để cho mình tiến hóa.

Chúng ta lâu lâu đi chùa để nghe lời kinh tiếng kệ để nhờ những câu năng lực của chú hay kinh, mang những cái âm hưởng đó hồi hướng lên cho tất cả các vị mất cũng có lợi lạc thực sự. Bởi mỗi khi mình tổ chức cầu siêu như vậy không chỉ được lợi lạc cho những người được xin cầu siêu mà còn được lợi lạc cho những vong linh được ký tự ở trong chùa Đại Bi Tâm. Vì lợi lạc như vậy mình hiểu là một cái duyên để cho mình giúp đỡ cho những người đó. Và những vong linh được mình đứng ra xin hồi hướng cầu siêu cũng là những duyên phước mà mình tạo cho họ một cái sự hiểu biết thêm trong cái tâm thức đến trong cái thân thứ ba. Nhờ như vậy mà mình sẽ cùng nhau tiến hóa dễ dàng hơn trong những kiếp sống tới. Mình đi tới chùa cầu siêu và được nghe Phật, được hiểu phần nào trong Phật pháp, mỗi lần chỉ vài mươi phút nhưng chủng tử của a lại gia được gieo vào bằng những chủng tử tốt của Phật pháp mọc rễ rất nhanh. Cái phước cái trí tạo cho mình rất dễ tiến hóa, thì như vậy đó là cái duyên của mình. Phật pháp là quá khứ cho nên mình không thể nào đến đấy được. Phước cũng như cái giá trị của trí huệ mà mình học hỏi thì lấy chỗ đó làm đạo sư cho mình, để mình theo đó dốc lòng học.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

No comments:

Post a Comment