Sunday 4 December 2011

Chữ Tâm.

Thượng ta Thích Pht Đạo

Trong Phật pháp, việc học hiểu chính mình là cái học quan trọng nhất, hiểu lại cái thói quen của mình, để mình sửa lại để tiến hóa, hiểu lại cái tâm sanh tử của mình như thế nào để mình chỉnh lại cho nó bớt sanh tử hay không còn sanh tử nữa là giải thoát nhất. Hay là hiểu lại ngay bản chất của tâm cái nào cũ, cái nào mới. Cái cũ cố gắng đừng theo nó, cái mới cố gắng đối hòa với nó. Đó là sự đáng khen ngợi, mỗi người có một cái tâm chứ không có hai cái tâm, nếu có hai cái tâm thì mình thử tụng kinh và vừa suy nghĩ chuyện khác xem mình có quên kinh không ? Bắt buộc phải quên thôi. Hễ suy nghĩ chuyện này thì chuyện kia phải quên, suy nghĩ cái kia thì cái này nó chạy mất, không bao giờ mà hai tâm nó khởi lên cùng một lúc. Hễ có tâm thiện thì không có tâm ác, hễ có tâm ác thì không có tâm thiện.

Như vậy trong suốt cuộc hành trình 365 ngày xem mình sống theo cái tâm nào trong hai cái tâm đó, tâm thiện nhiều hay tâm xấu nhiều ? Nếu tâm mình giống máy điện toán, cái nào nhập vào máy điện toán khi mình mở ra giống hệt trong tâm mình suy nghĩ thì mình để ra ngoài và cân phân nó, mình chia nó ra để lên cái cân, mình thấy cái ác nặng hơn hay cái thiện năng hơn ? Nếu cái tâm tốt ít hơn thì mình ngồi nhìn lại để thấy mình trong thời gian qua sống như thế nào. Nếu đó là thời gian cuối năm thì để tất cả những cái xấu cũ tiêu tan hết và nên nghĩ sang năm mới cái tâm mình sẽ ra sao có mới hơn không ? Phải sửa, phải điều chỉnh nó, phải biết để mà làm chủ nó, để càng ngày nó thêm hoàn hảo. Thật là khó có thể nói, khó có thể hiểu và cũng không thể nào thấy nó để mình chỉnh nó. Ví dụ cái đèn huỳnh quang trên tường ta thấy nó ngay hay không ngay, nó có hình tướng mình nhìn là biết liền thì rất dễ chỉnh sửa. Người ta vào nhà mình, nhìn bàn thờ ở nhà mình để biết xem mình có cân không ? Có xứng không ? Có hài hòa với cách thờ phượng đó của mình không ?

Cái tâm không có hình tướng mà muốn sửa thì lấy gì mà sửa ? Nó dở quá cũng không nhìn thấy nó dở ở đâu, nó đẹp quá cũng không thấy, thấy nó hay quá mà không biết lúc nào nó hay, nó nhẫn không biết lúc nào nó nhẫn. Vì vậy, khó có thể biết và đoán để chặn nó trước. Chính vì chỗ mình không thấy được cái tâm mình nên mình trở nên tệ lậu, không chỉnh lại được nên đôi khi nó đã tệ và tệ luôn. Vì không thấy nó nên không có cách nào sửa để mà tiến hóa được.

Thành ra cái tâm không hình không tướng mà muốn tiến hóa được thì phải có trí huệ trong tay. Khi đã có trí huệ thì khi mọi chuyện của mình ở trong đó lướt qua cái trí của mình thì biết xử sự nó liền. Nó động dụng ra là biết nó tệ hay là nó dễ thương, cái tâm nó khởi lên là biết liền. Tại sao ? Là nhờ có cái trí ở trong đó, bởi vì khi đã có trí huệ rồi là tự nhiên tất cả những cái gì dù nó ở thâm sâu cùng tận trong cái cõi gọi là sâu tận của tâm nó khởi lên tự nhiên thấu đạt liền. Từ chỗ thấu đạt đó mình biết lúc nào mình nên nói nó dễ thương hay lúc nào mình nên giận, ngay lúc nào đó mình nên tha thứ, và ngay lúc nào đó mình xử sự một cách công minh, và ngay lúc nào đó không cần phải nói nhiều, ngay lúc nào đó chỉ cần nhìn là biết ý tỏ ra trong đó rồi. Đó là có trí tuệ, xử sự mọi việc đều do trí huệ bộc phát ra. Mà cái tâm muốn xử sự như vậy phải luôn luôn khởi theo cái tâm mới chứ không phải theo cái tâm cũ của nó. Tâm mới ở đây là tâm có thể thấy biết tất cả mọi việc như thật, rồi xử, phạt, khen chê. Khi xử như vậy thì không có oan sai, không ức với bất cứ ai.

Phật khi xưa cũng thế. Nghe các vị đệ tử của mình ở dưới nói tới nói lui, Ngài không bao giờ tin người này nói đúng hay sai mà đức Phật cho gọi những đối tượng bị nói đó lại trình lại trước đức Phật nói xem phải không, khi đó đức Phật mới xử. Xử như vậy là không bao giờ xử sai, trí huệ xử sự một cách thông minh như vậy thì không có lầm lạc, không có xử chèn ép ai, không coi thường ai – không mất đi cái tâm bình đẳng qua cách ứng xử đó. Vì có lòng từ bi, nên khi xử sự theo lòng từ bi, chứ không theo cái thiên lệch mà xử. Khi có sự bình đẳng thì có tội thì phạt, phước thì hưởng, công thì thưởng. Mình rất có duyên, ai cũng có đầy đủ tánh trí của Như Lai trong đó, không ai thiếu sót tánh trí này, dầu là cư sĩ hay ai cũng đầy đủ tánh trí đó. Chưa chắc gì người tu sĩ mà tánh trí lại hơn người cư sĩ, nhưng vì tu sĩ mặc được áo tu của Phật vì có duyên tiền kiếp đã mặc áo Phật, bây giờ thì mặc lại vậy thôi. Không phải mặc được áo Phật là tu giỏi tu hay hơn những người cư sĩ. Nhiều cư sĩ rất đằm thắm, rất hiểu biết, rất nhẫn nhịn, rất hỉ xả, để mà không bao giờ nói lớn tiếng, hay là bộc phát trước những đám đông lớn tiếng như vậy. Cư sĩ là như vậy. Còn mình là tu sĩ mà lớn tiếng như vậy thử nghĩ so với người cư sĩ thì sao ? Thành ra tu không phải nhờ cái áo. Người ta thường châm biếm: Cái áo cà sa không làm nên tu sĩ mà là cái tâm mới làm nên người tu sĩ. Bước sang năm mới mỗi người làm sao năm mới mình xứng giá với cái mới trên áo mình mặc.

Vừa qua, cô Pháp Hỉ đi tu học ở bên Tàu nhưng thọ tỳ kheo ở bên Việt Nam, cô có xin thầy cho Pháp danh mới. Theo cô thì có Pháp danh mới, mới tiến hóa được, vì mang danh Pháp Hỉ nên chưa có hỉ, có tiến hóa được phải xin đổi lại pháp danh mới là “Pháp Anh”, Anh có nghĩa là tốt, là đẹp. Phải hiểu lấy cấu trúc chữ Hỉ đó, khẩu trên khẩu dướithế nào. Thầy nói: “Được, bắt đầu từ hôm nay cho đổi gọi là Pháp Anh”. Tại sao lại đổi pháp danh ? Vì mình nghĩ cái danh làm cho mình tốt chứ không phải cái tâm làm cho mình tốt, thành ra bây giờ lấy cái danh chữ Anh đổi với cái danh chữ Hỉ. Nếu sau thử trong vòng một năm với Pháp danh mới la Pháp Anh so với những năm trước thực sự là tốt thì mang Phap danh mới. Để đại chúng xem khi đổi Pháp danh như vậy trong cách ăn nói cư xử có phải danh Pháp Anh là tiến hay không, nếu vẫn như vậy thì năm sau vẫn gọi là Pháp Hỉ”.

Tâm không hình không tướng, không xấu, không vui, không buồn, không Phật không ma, không người, không quỷ, không súc sanh, nhưng mà theo cảnh thì cái tâm không nắm bắt được nó sẽ là Phật, không là ma là quỷ, hay là súc sanh ở trong đó, mà tâm là vô hình, mà tâm vô hình theo những cái ẩn tàng bên trong chứ không phải theo cái danh đó mình mang mà phải bị. Chính ở trong sự hiểu biết rõ ràng, là cái tâm dù vô hình nhưng nó có thể chi phối mình vô lượng vô biên ở trong những phiền não mà mình không thể nào thắng nó nổi. Đây là những cái tập khí hay những cái mất quân bình của tâm, thiếu định của tâm mình, thiếu ngồi lại để tu chỉnh tâm mình, chứ không phải tại ở ngoài hình tướng, không phải cái danh tự, dù đổi mười lần cái danh tự mà không ngồi lại tu, không ngồi lại định, không ngồi lại để chủ trì cái tâm đó thì dù tìm cái danh nào tốt mấy chăng nữa thì nó cũng vậy.

Ta biết tu là tu ngay trong cái khởi của cái tâm vừa biết nó khởi lên, xem nó muốn gì lúc cái tâm khởi lên, nhìn ngay nó. Khi nhìn ngay nó thì tự nhiên dầu vạn sự quỷ đi chăng thì nó cũng tiêu, dầu là vạn sự ma đi chăng nó cũng tán, dầu là vạn sự phiền não đi chăng nó cũng không hiện hữu được. Mình nhìn thấy cái bản chất của nó ngay chỗ đó không có cái gì gọi là xấu, cái gì gọi là tốt, cái gì gọi là tiến hay cái gì gọi là lùi. Tâm khởi lên rồi là biết nó trở về bản chất thanh tịnh của nó rồi, lúc này không gọi nó là gì hết, mà nó là như thị. Người có cây kiếm trong tay là người biết ngay chỗ đó để mà nhìn thẳng ở trong cái tâm đó. Ngay cái tâm này không hình không tướng mà mình biết nhìn thẳng nó thì không bao giờ nó thắng mình được. Nhưng mình để cho nó nhìn thẳng lại mình, và mình để cho nó làm chủ lại mình, và mình để cho nó có quyền năng luôn trong tam nghiệp tâm –khẩu – ý của mình, nếu không mình sẽ thua nó, bại vì nó ngay cái chỗ mà quen phiền não, đa đoan trong đó. Đừng để nó làm chủ mình. Một khi nó làm chủ mình rồi, thì cái tu là mình thua nó. Nói tánh Phật kể như mình yếu hơn nó rồi, nói từ bi thì kể như mình lụn bại hơn nó, nói hỉ xả mình đứng sau nó, nói bình đẳng mất dấu với nó, nói khoan dung càng không có. Tại mình đã chấp nhận cái tâm đó là của mình. Nếu mình biết Tâm không có dấu, không có tích, không có hiện cho mình thấy thì đừng có chọn cái tâm đó là tâm của mình.

“Nhận giặc làm con”, đây là câu nói nổi tiếng của đức Phật mà người tu hành nào cũng thấm thía ý nghĩa sau sắc mà học hỏi. Ẩn chứa câu nói “cái mê” còn ngự trị trong tâm người tu giống như nuôi dưỡng “kẻ thù”. Câu này, đức Phật nói với những người chưa giác ngộ, là người còn mê, còn chấp.
Đức Thich Ca và Ngài Anan

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến ngài Anan thường chớp mắt là gốc của cái nhìn, coi tai là gốc của cái nghe mà quên mất Tánh thấy, Tánh nghe nên bị đức Phật quở một câu “Nhận giặc làm con”. Và Phật cũng nói thêm: “Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình”. Ta nên hiểu, nếu chuyển tâm tu tập để sống với Phật tánh thì mới được giải thoát. Đức Phật cũng đã từng nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Khi thành Phật, Ngài ngồi dưới cây Bồ Đề tán thán rằng: “Lạ thay, lạ thay, tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai nhưng mà bởi theo tầng cảnh, chấp nhận vọng tưởng nên phải sanh tử triền miên không ra khỏi. Thương thay cho tất cả chúng sanh”.

Thử nghĩ thêm ý nghĩa lời tán thán của Đức Phật. Nếu cái tâm cũ khởi lên tức là mình nhớ về quá khứ thì xem cái tâm mình có được an không ? Không bao giờ được an. Mình nhớ về những khó khăn mà mình sắp phải đối đầu, ngồi đó có được an không ? Cũng không được an. Khi nhớ một chút là phát sinh chuyện, là không được an ? Hoặc như nhớ đến món nợ nào đó phải lo trả người ta mà không có thì trả thì có an không ? Cũng không được an. Như vậy thì cái tâm quá khứ, cái tâm vị lai, cái tâm hiện tại, ba cái luôn sanh diệt trong đó thì dĩ nhiên là mình bất an rồi. Tại sao không lấy ngay chỗ này nhìn thẳng, hiểu thẳng, để rồi không theo nó thì tự nhiên sẽ được an. Những cái tâm suy nghĩ khởi lên là nó đều nhồi lại quá khứ là mình đang sống với cái tâm cũ rồi.

Tâm quá khứ là tâm giả tạm, là tâm vị lai, là tâm tạm, không thật, còn hiện tại lại không biết mình là ai. Như vậy uyển hóa rồi cũng uyển hóa, sanh tử rồi cũng sanh tử. Thời gian trôi qua bao lâu đi nữa mà vẫn cứ chấp nhận sự chồng chất vọng tưởng đó thì chấp nhận những sanh tử luân hồi là đi, đi mãi không bao giờ biết điểm dừng.

Trước khi quỳ dưới Phật đài bao giờ mình cũng hướng lên đức Phật Bổn Sư. Hình tượng Phật ở trên Tam Bảo lúc nào cũng thấy đẹp, hễ khởi lên cái tâm mình nhìn thấy khuôn mặt của Ngài đẹp, miệng Ngài cười không cười, mà lặng không lặng, mà hình như đang chia sẻ niềm an lạc đến cho mình, nhìn lên lúc nào cũng thấy tư tưởng mình cũng mới, thành ra khuôn mặt lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng khiến cho mình lạy hoài mà không bao giờ chán, không bao giờ đem đến cho mình một sự phiền não mà mang lại cho mình sự an lạc tức thì, mình nhìn tượng Phật an lạc thế nào, thì mình nhìn ở trong cái tâm mới của mình luôn có sự hiểu biết đồng đẳng với Phật như vậy. Cái tâm đó dẫn dắt mình đi tam thiên, đại thiên thế giới, ở đâu cũng bước vào những cảnh giới rất là tốt, hào quang sáng chói, tại tâm mình không có vết tích cũ trong đó. Nó là nguyên cái bản tâm chân thật trong đó để đối đãi.

Nói về đức Phật Di Lặc. Tại sao Ngài luôn cười ? Vì Ngài nhìn đời thấy lúc nào cũng thương, Ngài nhìn đời thấy ai lúc nào cũng đáng quý. Miếng ăn mà Ngài cầm tới cho những đứa trẻ thấy thân thương mà, lúc nào đi miệng cũng mỉm cười, chứng nhận rằng cái tâm Ngài không có vết tích nào để gọi là phiền não. Nhìn khuôn mặt Ngài cười, mình cảm thấy thoải mái trước nụ cười của Ngài.

Ai cũng muốn luôn được vui vẻ, không buồn, khổ quanh năm, luôn được vui hài hòa mọi việc không bị trở ngại, không bị buồn khổ và mất mát. Có nhiều người còn muốn được giàu sang, được khỏe mạnh mãi không bị bệnh tật gì cả, nhưng điều này con người ta khó có khả năng đạt được.

Có người mong thầy cầu nguyện cho mình tu luyện không bao giờ thối chuyển, mong thầy cầu nguyện cho mình luôn được hỉ tâm loại trừ phiền muộn, nếu được như vậy thì sẽ cúng dường thật nhiều tiền, nhưng dù có cúng bao nhiêu đi chăng nữa thì thầy cũng không dám nhận. Đức Phật khi ra đời cũng không thể cầu cho mình hết phiền não mà chỉ có bản thân mình muốn bớt phiền não thì tu tập dần dần tiêu diệt các phiền não bên ngoài rồi từ từ vô bên trong thì có hi vọng, mình chỉ có thể diệt từ từ chứ không hết ngay trong tức thì được.

Bằng cách nào mình có thể tu để dần dần bớt phiền não ? Bất chợt mình nhìn một khuôn mặt luôn miệng tươi cười thì mình biết được tâm của người ta như thế nào rồi, còn khuôn mặt lúc nào cũng nhăn nhó khó chịu thì sẽ biết bên trong người đó có chữ nhăn nhó trong đó, vì bên trong mình sống không biết xả , gặp chuyện gì cũng nhồi nhét, cái gì cũng đem chất chứa vào mình hết, thành ra cái đầu mình nó nặng quá hết chỗ chứa, đụng đến chỗ nào cũng bị kẹt. Nó giống cái máy vi tính, lúc mới mua về thì nó chạy nhanh, xử lý dữ liệu mọi thao tác đều hoàn thành nhanh chóng giúp cho công việc của chúng ta thuận lợi hanh thông, nhưng một thời gian sau khi mình tải nạp quá nhiều dữ liệu thì bộ nhớ của máy đã đầy thì máy sẽ chạy rất chậm, xử lý dữ liệu mất nhiều thời gian. Cái tâm của mình cũng thế, nếu tâm mình nó nhẹ mình thấy nó thoáng, mình nghe cũng thoáng, mình đối đãi với mọi người cũng thoáng, mà hễ thoáng là thấy vui chứ không thấy khó chịu, mình cảm thấy thoải mái dễ dàng lướt qua tất cả mọi sự, không phải nghi ngờ hay phân vân về cách giải quyết vấn đề đó. Vì vậy để cho tâm mình mạnh thì vạn sự mình đều chiến thắng hết, giống như mình mặc áo giáp khi có hàng ngàn mũi tên bắn vào mình thì mình vẩn an toàn, còn nếu cái tâm mình yếu thì vạn sự mình đều thua nó.
Muốn cho cái tâm mình mạnh thì phải biết nuôi dưỡng cái tâm bằng trí tuệ là hàng ngày kiểm soát được cái tâm khởi lên, tâm nhồi xuống như thế nào thì biết được nó vui hay buồn để dần dần điều chỉnh, nó buồn không cho nó buồn, kiểm soát nó như vậy lâu ngày lâu tháng nó có sức mạnh của cái tâm. Khi cái tâm đã có sức mạnh thì tự nhiên mình ứng xử với mọi người rất thoải mái, không để ý khúc mắc, khó chịu, không lệ thuộc theo những người xung quanh nữa, không cần ai biết đến mình, không cần ai khen mình mà cũng không sợ ai nói thêm nói bớt, chính vì vậy mình sẽ có cuộc sống an lạc và bày tỏ được tình thương của mình không phải sợ mất đi hạt giống từ bi.

Hành trình tu của Đức Di Lặc, Ngài luôn kiểm soát tâm, nên Ngài an lạc tâm, có hỉ tâm thì mới xả hết được mọi việc khó khăn. Chính vì vậy, mỗi khi mình ngồi xuống tụng Kinh hay niệm Phật thì phải để cho tiếng Kinh, mõ, chuông an nhập với nhau. Mỗi khi niệm Phật, không chỉ có cái miệng niệm mà tâm mình cũng luôn ở trong tiếng niệm Phật nó nhích thâu lại với nhau, phiền não nó sẽ dần dần lắng sẽ đạt được giá trị dẹp bỏ những phiền não.

“Phiền não tức Bồ Đề”. Do vậy, khi mình hiểu rồi thì không cần ai giúp mình trị phiền não, chính mình tự giải thoát cho mình. Có cách tu hành như vậy thì phiền não sẽ dần dần nhẹ cho đến một kiếp nào đó hội đủ thì công quả tự nhiên đạt được cái tâm trí huệ thánh thiện của mình. Mình mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sáu đường “Trời, A tu la, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh” từ chỗ này “tóc xõa mây đồ siêu sanh tịnh độ”, “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh. Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ”. Kinh Khai Thị giúp cho các Phật tử luôn thấy lại tâm hoan hỉ của mình, thấy phiền não không có thật, mình có thể xóa được, làm chủ nó được dần dần thế nào cũng thành Phật. HET=NAM MO BON SU THICH CAMAU NI PHAT.( 3 LAN ).5/12/2011.

No comments:

Post a Comment