Sunday 4 December 2011

Lợi Ích Của Sự Nghe – Tu – Học Phật Pháp.

Thượng tọa Thích Phật Đạo

Lợi ích của Phật pháp sẽ giúp chúng ta tiến hóa như thế nào ? Nên hiểu, hai chữ “Phật pháp”. Pht là giác, Pháp là phương pháp, lời nói giúp ta học, giúp ta hiểu, giúp ta giác ngộ. Làm người dễ tiến hóa hơn sáu loài trời, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vì trong cõi người mặc dù vui buồn, nghèo đói lẫn lộn nhưng nhờ tu tiến cũng được nhiều thú vị và hạnh phúc hơn, sướng khổ được bù trừ, trong kiếp người ở cõi ta bà sẽ được duyên, có những thánh ngôn của các vị xuất hiện để tiếp truyền, giúp đỡ ta nghe, tu, học. Nếu không có các vị giáo chủ tôn giáo hạ phàm thì cõi ta bà là địa ngục không phải cõi đầy đủ sự sống và an bình.

Hiện ở Mỹ hoặc các nước Đông Âu, sở dĩ con người được an bình, được sống yên vui là nhờ biết nương vào giáo lý của các tôn giáo. Có nghĩa là dạy mở cho chúng ta những điều hay lẽ phải, ta không mê lầm trong đời sống, đối đãi, nói, tiếp xúc với tất cả. Nhờ vậy sự hiểu biết hàng ngày từ trực giác đến trí tuệ, tăng trưởng hơn, từ bi, tha thứ, hỷ xả hơn. Nếu không nghe được Phật pháp không khác gì trẻ tám, chín tuổi chỉ biết ăn, sống, khóc, cười. Từ nhỏ đến lớn được duyên may nghe Phật pháp những lời lành của bậc tôn túc, hiện hữu tri thức, các vị minh sư khai ngộ, nhờ như vậy ta mở mang được tâm trí, thấy rõ cái dở, lỗi lầm của mình. Từ đó, nhận ra Phật pháp là bất khả tư nghi, giống món ăn trong những lúc đói, nước uống khi đi trên ngoài sa mạc, ta mới thấy quý những giọt nước đó. Khi làm người mà không được nghe Phật pháp cuộc sống rất dư thừa và không khai mở cho trí não. Sống thừa thãi, không thông huệ trong tâm linh. Đời sống sẽ sanh sanh tử tử không biết lúc nào tìm đường thoát ra được, lúc làm trời, lúc làm người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không thể nào ra khỏi sáu vòng đó. Vì ta si mê hám chướng, chỉ biết sống theo bản ngã tự tôn, tự đại, tự cao, tự mãn cho mình là hay là phải.

Vì những ý nghĩ bình thường hạ liệt mà đa số con người sa vào cuộc sống thậm chị dưới cấp bình thường, nhưng khi học hỏi Phật pháp, học được những giáo ngôn của Đức Phật sẽ khai thông tâm huệ, mới thấy thấm thía từng câu, từng lời trở nên một người minh mẫn, hoạt bát, tinh tế phi thường. Tự có cách đối đãi tốt hơn với những người trong gia đình của mình và tất cả mọi người trong xã hội, nhờ con đường đi tới học hỏi Phật pháp mà ta mở mang được tâm linh.

Khi Đức Phật nhập niết bàn cho đến nay gần ba ngàn năm, ở Trung Hoa truyền thừa các vị thiền sư, các vị chúng đạo và các vị đã phát tâm hộ trì nên Phật pháp kéo dài đến nay vẫn còn là những món ăn tinh thần tuyệt vời cho tất cả chúng sanh.

Khói nhang hình rồng trong ngày giỗ lần thứ 700 của vua Trần Nhân Tông

Với Việt Nam từ đời Lý, đời Trần qua một ngàn năm trở lại đây Phật pháp đã ứng dụng cho tất cả chúng ta nhưng cũng đã có thời gian bị bít lấp nhưng rồi lại được mở thông nhờ các vị tôn túc biết rõ lợi ích Phật pháp, âm thầm ngồi lại phổ truyền Phật pháp. Cố hòa thượng Thiên Hoa, Ngài đã hi sinh cả cuộc đời để viết ra mười hai tập “Phật học phổ thông”, mỗi tập có mười bài, mỗi bài dạy ta những ý nghĩa tu hành, nhân thừa, thiên thừa, thanh vân thừa, duyên dáng thừa đến Bồ Tát và Phật thừa. Mười hai cây thang “Phật học phổ thông” đã đem lại thiết thực cho đời sống phật tử. Khi ta nhớ lại các vị đem tâm huyết truyền bá Phật pháp thì mình biết Phật pháp hữu dụng như thế nào cho toàn thể nhân sanh nói riêng, người Việt Nam nói chung cho toàn thể thế giới. Hôm nay, người Mỹ bắt đầu thiên về Phật học vì họ hiểu rằng lời dạy của Đức Phật không bị cô lập, hẹp hòi, vị kỷ, không chỉ vì tôn giáo mình mà không biết những tôn giáo khác, dù cho triệu đời thì lời dạy Đức Phật không bị thay đổi vì đó là chân lý tương đối.

Hiểu được tâm lý của chúng sanh đang bị trầm luân trong cuộc đời khổ ải nên Chư Phật, Chư đại Địa Bồ Tát thay phiên nhau thị hiện, quá sanh muôn dạng hình tướng xuống cõi ta bà, cõi trời, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các vị luôn thị hiện để mang lợi ích cho muôn loài. Chúng ta được làm người trong những duyên may sống ở cõi ta bà vẫn được căn lành quá khứ đã từng giao duyên, đi đến chùa, hộ trì Tam bảo, nên học giống Tam bảo, giống nghe Pháp, kính Phật, kính Tăng vẫn còn rất tốt đẹp ở quá khứ đến ngày hôm nay. Do vậy, dù ta sống ở xứ người vẫn đến chùa lắng nghe pháp, biết được lợi ích Phật pháp thì mình sẽ tiến hóa hơn.

Nghe Phật pháp tại sao giúp cho ta giác ngộ và được lợi lạc ? Để hiểu rõ hơn nên nghe qua những câu chuyện sau:

Chuyn th nht v Đức Pht: Ngài đã tu vô lượng ức kiếp cho đến nay. Trước khi bước vào con đường tu hành, Ngài là Hoàng tử Si Đác Ta sống trong cung vàng, vợ đẹp, uy quyền, được phục vụ ngày đêm trong hoàng cung sa hoa. Một lần được vua cha cho ngài ra ngoài bốn cửa thành.

Đó là Ngài Thái Bạch Linh (do Đế Thích hiện ra nhắc nhở Thái tử Si Đác Ta ). Thái tử cung kính hỏi: “Bạch tu sĩ theo hạnh gì ? Học theo giáo pháp của ai mà tướng ngài oai nghi, đoan nghiêm, tề chỉnh. Vị đó trả lời: “Tôi tu theo con đường giải thoát” Thái tử hỏi: “Vậy làm sao để được giải thoát ? Thoát khỏi sanh tử luân hồi?” Ngài tu sĩ dạy rằng: “Bẩm thái tử, con đường giải thoát rộng mênh mang, không bờ, không mé. Nếu muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi thái tử phải dứt bỏ tất cả mọi ràng buộc trong cuộc sống xa hoa cung đình của mình. Khi thấy được sự đau khổ của toàn thể chúng sanh thì khi ấy thái tử sẽ phát tâm cầu đạo cho đến khi giải thoát cứu độ chúng sanh. Từ đó chúng sanh với ngài cùng được giải thoát và thoát khỏi sanh tử luân hồi”. Nghe được vài lời dạy, khi trở về Hoàng cung Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo, tìm đường giải thoát cho bản thân và cho dân chúng của Ngài.

Rời khỏi cung đình, Thái tử Si Đác Ta lang thang khắp nẻo, khắp rừng, khắp núi, khắp làng. Bất kể nơi đâu có các vị tu hành, các vị tiền định, danh tiếng là Thái tử cũng tìm đến tầm sư – học đạo. Vị Quốc Đầu Long Thất là người cuối cùng Thái tử học hỏi, vì Ngài chứng được quả “phi phi tưởng xứ”, quả tiền định, có tuổi thọ bằng nửa tuổi thọ của trái đất. Nhưng trên bước đường học giáo pháp, Thái tử Si Đác Ta nhận định rằng dù như vậy thì cảnh sanh tử luân hồi vẫn còn đeo đuổi các vị ở trong cõi trời “phi phi tưởng xứ” này. Thế rồi, ngài trở về suy nghĩ không ngừng và tự tìm ra một chân lý là không chỉ tìm tòi học hỏi ở trong dương gian mà tự mình học với chính mình mới có công phu, mới có đạo lực. Trước khi thành Phật, thực tế Ngài cũng phải tìm cầu minh sư, danh sư, thầy hiền, bạn tốt để học hỏi, cố gắng mở mang tâm trí của mình. Nghe hiểu là một lẽ, không có nghĩa là mình đã rốt ráo, vì còn phải thực hành.

Cho đến khi đắc đạo, tu từ vô lượng kiếp, Đức Phật vẫn phải nghe những lời chánh ngôn của các vị giáo hóa cho mình, thấy ra cuộc sống thật, giả thế nào ở thế gian này.

Tu có hành giá danh châu báu
Tu không hành chí nho đá chai
Tu hành cn được c hai
Trong hai thiếu mt không xài vào đâu

Tu có nghĩa là sa, rồi phải hành, biết cái hay biết cái dở và phải biết làm sao loại trừ cái dở, nếu không loại trừ thì dở muôn niên vẫn còn dở, cho nên “tu với hành giá danh châu báu”. Khi sửa được lỗi dở của mình thì quý giá giống như viên ngọc minh châu. Vì đó là công phu học lừa duyệt lại những tâm sai quấy của mình nên rất quý giá “tu không hành chí nhạo đá chai”, nghe mà không loại bỏ, không thực hành, để cho phiền não. Những cái ghét thương ẩn trong tâm giống như đá chai không ai quý mến. Cho nên: Tu hành cn được c hai – Trong hai thiếu mt không xài vào đâu .

Biết sửa mà không hành cũng không được, hành sai phép mà không biết sửa cũng không tốt. Như vậy, sự tu học của chúng ta cần nghe, hiểu và phải thực hành, nếu để những phiền não ở trong tâm đến khi mất không ai lọc lựa phiền não, ôm phiền não hoài rồi bị sa đọa. Phật pháp là không thể nghỉ bàn, ngay những con vật ngu si, đần độn, hạ liệt nhất trong sáu đường. Nhung khi những con vật nào biết nghe, hiểu Phật pháp vẫn thâm và lợi cho nó.

Câu chuyện thứ ba: Có con sáo nghe được thầy tụng kinh Pháp hoa, cho đến ngày nó thọ mãn, nó liền báo mộng cho thầy biết: “Ngày mai này con tái sanh xuống chân núi trong gia đình kia, thầy xuống tìm giúp đỡ cho con, nhận con theo tu học với thầy”. Ông thầy hỏi: “Con là ai mà lại báo mộng cho ta ?” Đứa nhỏ trả lời: “Thưa thầy, con là con sáo thường đậu trên cành cây bên ngoài thầy tụng kinh Pháp hoa. Nhờ thầy tụng kinh Pháp hoa mà con được năng lực của kinh giúp đỡ cho con được phước báo hết kiếp là con sáo mà con tái sinh làm người. Dạ, mong thầy chứng minh cho con, giúp đỡ cho con”. Qua ngày mai, chiều tối thầy xuống chân núi lại ngay gia đình đó, thấy đứa nhỏ sinh ra trên đầu còn chóp lông dài chứng nhận con sáo đã phát sanh lại làm người, và nói cho gia đình biết đứa nhỏ trước khi sanh đã báo mộng cho ông biết trước đây nó là con sáo không phải người bình thường nhưng nhờ nghe kinh Pháp hoa nó phát tâm trong sạch với kinh ngày nay nó đã trở lại làm người: “Nó xin bần tăng cho nó theo tu học vậy gia đình có ý nghĩ thế nào thì tùy duyên”. Nghe sư thầy nói vậy, gia đình rất hoan hỉ.

Câu chuyn th tư: Khi ngài Ngư Dông còn tại tiền bên Trung Hoa, đến một ngôi chùa ở Giang Nam trên đường đi gặp hai con ngỗng, Ngài đã quy y cho hai con ngỗng này và sau đó dạy nó niệm Phật. Bắt đầu từ đó, hai con ngỗng đều đua nhau niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật”. Thời gian lâu sau, Ngài trở lại ngôi chùa cũ đó thì được nghe hai con ngỗng đã chết. Nhưng cái chết của hai con ngỗng đó rất kỳ lạ. Con ngỗng đực trước khi chết đã niệm rất rõ “Nam Mô A Di Đà Phật” thì ngày chỗ nó chết xuất hiện một vùng hào quang. Còn con ngỗng cái khi thấy con đực chết nó cũng buồn không muốn còn lại ở thế gian nên đã cố gắng niệm Phật và nguyện theo người bạn của nó rồi chết theo luồng hào quang đó. Chúng sanh ở đó hỏi sư thầy: “Bạch thầy hai con ngỗng đó có được vãng sanh không ?”. Ngài Ngư Dông trả lời là nó đã được vãng sanh về cõi cực lạc. Cho thấy, kể cả loài thú mà biết quy y, biết nghe Pháp, biết niệm Phật cũng được vãng sanh. Chúng ta nghe biết bao nhiêu Phật pháp, thầy và công quả nhưng lại không được vãng sanh là vì sao ? Là do mình biết Pháp, nghe Pháp, hiểu Pháp mà không hành, không cố tâm lọc trừ phiền não, không cố tâm quan sát, chọn lựa để chí tâm niệm Phật tinh tế thì đến phút giây cuối mình khó thanh thoát được.

Câu chuyn th năm: Một con bò đang bị thần Đồ Tể rượt, nó thấy ngài Ngư Dân ngồi đó có tỏa hào quang nó biết đó là vị đại Bồ Tát, nó liền chạy đến quỳ xuống trước Ngài. Ngài nói: “Con muốn thoát chết con phải quy y đi”, con bò gật đầu và rơi nước mắt. Sau đó ngài quy y và truyền Tam quy cho nó nghĩa là: “Quy Phật, quy pháp và quy tăng”. Qua việc con bò quy y khiến thần Đồ tể phải tư duy: Súc sanh trong cảnh giới còn biết quy y Tam bảo, mình là con người không lẽ mình lại thua con súc sanh ? Nghĩ được như vậy nên Đồ Tể đã bỏ cái nghiệp giới của ông để ngài Ngư Dân cho thọ Tam nguyên Ngũ giới.

Như vậy, ta thấy những con súc sanh nghe Pháp cũng thấm nhuần Phật pháp, tươi tỉnh, cảm động để vượt ra những cảnh đau khổ của nó, thì chúng ta làm người phải cố gắng để hiểu thấu những chỗ đó.

Trong những câu chuyện trên, ta thấy những con vật nghe vài lời kinh, mặc dù nó không diễn tả được ý nghĩ giác ngộ trong tâm nhưng ta biết nó đã hiểu, thâm nhập và chuyển hóa được tâm thú và kiếp này ta biết nó sẽ trở nên làm người vì đã phát tâm với niềm tin chân chánh ở lời dạy của Đức Phật. Phật pháp là vô thượng Pháp, ở đâu khi chúng ta mở tâm thì ở đó đều có Phật pháp. Đức Phật, Chư đại Địa Bồ Tát, ngài biết rõ tâm ta có đầy đủ mọi yêu, ma, Phật, quỷ… vì không biết “dụng” nên các Ngài hạ phàm chỉ ra cái Phật, giúp ta hiểu cái nào là Phật, là quỷ, là yêu để xa lìa bản tâm quỷ, yêu trong thân tâm mình để luôn thân cận tâm Phật tánh sáng suốt. Nếu mình không tột cái tâm Phật sáng suốt, bỏ tâm quỷ yêu thì sẽ trở nên càng ngày Phật dễ thương hon, mà Phật trí sáng không ghét thù, giận, cố chấp, trái lại đó là chúng sanh. Nhưng muốn như vậy ta phải học hỏi Phật pháp.

Thời Đức Phật khi còn trong Thất Cô Độc, ông được đi hộ trì Phật pháp cho Đức Phật và nghe giảng rất nhiều thời. Nhưng thời Pháp cuối để ông rơi lệ và vui mừng nhất là bài Pháp của ngài Sá Lệ Thất. Lúc đó ông bệnh gần chết, Sá Lệ Thất được Đức Phật chỉ bảo là “thâm công cấp cô độc” và tiếp dẫn cho Thất Cô Độc lúc ông chết được mở tâm thì ngài Sá Lệ Thất đến thăm ông Thất Cô Độc. Thất Cô Độc hỏi Sá Lệ Thất là Bạch Đại Đức: “Trước khi đệ tử nhắm mắt lìa đời xin Đại Đức dạy những pháp nào quan trọng nhất cho cuộc đời đệ tử sắp mất và lợi lạc nhất cho cuộc sống đệ tử trong đời vì lai. Mong Đại Đức hoan hỉ giảng dạy cho đệ tử”. Mỗi lời dạy của các vị là mỗi liều nước “cam lồ” để trị bệnh cho chúng ta. Ngài Sá Lệ Thất hỏi: “Này trưởng giả Thất Cô Độc, ông nói ông đang bệnh, vậy chứ cái gì bệnh ? Thân ông bệnh, ý ông bệnh hay tâm ông bệnh ? Hay là mắt ông bệnh ? Tai ông bệnh hay là lưỡi ông bệnh?” Ngài Sá Lệ Thất khai thị về sáu trường hợp với sáu căn, sáu thức. Nó không tái hợp thì sự không bệnh không hiện hữu. Không bệnh đây là không bệnh cái tâm chứ không phải thân. Lúc này, Thất Cô Độc nghe lời pháp quy diệu như vậy tự nhiên tâm ông rung động rất vui trước khi nhắm mắt. Ông tác bạch cùng ngài Sá Lệ Thất: “Dạ, Bạch Đại Đức. Từ ngày đệ tử nghe Đức Thái Tôn giảng dạy đến nay, đệ tử chưa bao giờ nhận thấy bài Pháp nào tuyệt diệu và lợi lạc cho tất cả chúng sanh như vậy, mong Đại Đức sau khi đệ tử mất, đem bài pháp ngày hôm nay chỉ dẫn cho tất cả mọi người. Bởi vì tất cả chúng sanh trên thế gian này có sự tiến hóa đồng đẳng khác nhau, sẽ có người nhận lãnh pháp nhũ thâm diệu bất khả tương nghị như thế này. Dạ mong Đại Đức truyền hóa cho”. Ngài Sá Lệ Thất nhận lời và Thất Cô Độc thị tịch, sanh về cõi tu đà hoàng thiên, sau đó ông trở lại bằng thân của vị Chư thiên tháng tháng đến trước mặt Thái Tôn với bài Pháp của ngài Sá Lệ Thất.

Một người đã từng tu học nhưng thân tâm mở ra đến tột cùng mà vẫn chưa thỏa mãn với học hiểu của mình, để rồi cầu xin nghe lại một bài pháp rất thâm thúy. Khi ta bệnh nói đau khổ. Vậy thì cái gì ta thấy đau khổ ? Tâm đau hay thân đau ? Nếu thân đau mà tâm bỏ ra, thân nằm đó mà tâm trên kia thì hai cái khác nhau. Vậy tâm đau, tâm xuất ra khỏi thân thì tâm không đau. Nhưng thân đau mà không biết đau lấy gì biết nó không đau ? Nên chỗ thâm thục của Phật pháp là ta biết khi đau là cái thân đau không phải tâm đau. Tâm ta là đau khổ vì cảm giác tư tưởng đau khổ của cái thân ảnh hưởng đến tâm của mình, rồi nghĩ rằng tâm đau nhưng mà cái xác tứ đại đang hoành hành làm mình đau. Trong cái đau có không đau, ta biết cái không đau thì dù bệnh mình vẫn an nhiên, thọ lãnh cái đau đó mà không phiền hà trách mắng, sợ sệt cái đau làm mình khó chịu.

Nếu mỗi lần đau ta thiền trong tư thế kiết già, theo dõi hơi thở, ta sẽ cảm nhận bớt đau. Hiểu rõ như vậy ta không bị đồng hóa đau thân với tâm là một. Ông chánh Dô Na giết chín mươi chín người còn một người là một tâm, tìm người không có liền đi giết mẹ.

Đức Phật biết việc đó nên đã thị hiện ra để cho ông ta chạy theo giết. Trong khi ông ta chạy mà Đức Phật vẫn bình thản thong dong từng bước nhưng vẫn không rượt kịp, mệt quá ông liền la lên: “Sa môn, sa môn, ông đứng lại mà sao như không đứng lại ?”. Đức Phật mới thị hiện lại thân hình hào quang sáng chói, Ngài nói một câu giản dị: “Này anh chàng cuồng sát đáng thương kia. Ta đã đứng lại từ lâu mà ông chưa dừng (2)”. Nghe Pháp thọ rất ngắn nhưng đầy đủ chân lý tuyệt hảo như vậy nên ông ta biết người đứng trước mặt mình là chính Đức Thích Ca Mâu Ni, buông dao xuống và chạy đến Đức Phật xin sám hối và cầu xin Đức Phật cho ông xuất gia trong tăng đoàn. Đức Phật nhận, sau đó ông ta tu ba tháng trở thành vị A La Hán.


Giờ tự tìm hiểu những lời dạy của Đức Phật: “Ta đã đứng lại đây là sanh tử luân hồi của ta đã cởi mở hoàn toàn không còn trói buộc, còn ngươi hôm nay vẫn còn lẫn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi cho nên ngươi chưa có dừng”. Nội dung đối đáp của hai người, chúng ta phải hiểu cho hết lý lẽ, với Đức Phật vòng sanh tử luân hồi không còn nắm bắt Ngài được nữa, nhưng chàng Dô Não không gặp Đức Phật thì sanh tử luân hồi không dứt. Hiểu thấu lời dạy của Đức Phật thì chàng Dô Não mới bắt đầu thấy rõ tội lỗi đáng ghê sợ của mình và buông dao xuống, xin Đức Phật làm đệ tử. Đó là lý do mà Phật pháp bất khả tư nghì.

Hoặc chuyện hai đại đệ tử của Đức Phật là ngài Sá Lợi Phất và ngài Mục Kiều Liên, trước đó là những vị Bà La Môn đi tìm thầy học đạo. Hôm đó hai, người nguyên ước với nhau: “Này sư huynh, chúng ta bây giờ chia tay nhau ra để tìm minh sư và tìm thầy hiền. Ai học được những gì hay thì về dạy bảo lai cho nhau nghe”. Sáng đi chiều về, cứ như vậy hai người chia nhau ra tìm thầy để học. Một hôm, ngài Sá Lợi Phất đi khoảng khá xa thấy vị tăng mặc áo vàng, cầm bình bát, tướng đi rất thong dong tự tại. Ngài đang đi khất thực, đó là một trong năm anh em Trần Như nghe pháp Đức Thái Tôn đắc đạo A La Hán. Vị này là Mã Thắng, ngài Sá Lợi Phất thấy rõ tướng đi uy nghi, tề chỉnh, đạo hạnh trước đó tới giờ chưa thấy vị nào như vậy, nên ngài theo dõi đến lúc khất thực xong, ăn xong và ngồi nghỉ, Sá Lợi Phất bưng thau nước rửa chân cho Ngài, mới tán thán: “Dạ, bạch Đại Đức. Con từ khi sanh ra cho đến nay ở trong dòng dõi Bà La Môn, con chưa bao giờ thấy một vị Đại Đức nào có tướng mạo trang nghiêm tề chỉnh, thanh thoát như Đại Đức. Bậc thầy Đại Đức, xin Ngài dạy cho con cái giáo Pháp mà Ngài đã chứng đắc”. Ngài Mã Thắng nhún nhường đáp lễ: “Này huynh, bần Tăng đây chỉ là người mới tu học, cái sở đắc của bần Tăng chỉ do đức bổn sư truyền lại”.

Sá Lợi Phất hỏi: “Dạ, bạch Đại Đức, bổn sư Ngài là ai ạ ?”

- Là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- Bạch Đại Đức, vậy Đức Thế Tôn đã dạy gì cho Đại Đức ?

Ngài Mã Thắng mới nói: “Đức Thế Tôn dạy rằng, tất cả các Pháp đều có một nhân duyên sanh, và tất cả các Pháp đều do một nhân duyên diệt. Đức Bổn Sư thường dạy như vậy. Tôi chỉ biết nói cho ông biết như vậy, thực hành như vậy”.

Sau khi nghe lời giảng bốn câu nói về lý nhân duyên của các Pháp sanh diệt như thế nào thì Ngài Sá Lợi Phất chứng được quả tu đàng hoàng, là người đã nhận lại được tâm chân thật, trí huệ sáng suốt không còn vướng mắc trong sạch thanh, hương, vị, sung pháp, có nghĩa là tâm có một niềm tin rất tuyệt vời mà tu đàng hoàng đã chứng đắc được ba cái tâm: “nghi ngờ, giới cấm thủ và tà tiếng”. Sống trong thế gian không còn nghi ngờ những lời lành, thiện căn, tu thiện của mình, mình giữ giới, phương tiện giữ giới, biết giới lúc nào phương tiện là quyền, thật giả, không bị lầm lạc và tà sai lệch cái chánh, kiến là nhận định theo tà kiếng. Mình làm mà không biết cái đó đúng hay sai, mặc dù sai mà vẫn chấp nê gọi là tà. Sau khi ngài Sá Lợi Phất nghe xong bốn câu của Mã Thắng dạy rất hoan hỉ. Đối với ngài Mã Thắng có thể nói đây là Bổn sư đích thiền trong đời sống của Ngài. Sau này, khi theo Phật ngài nghe Đức Phật dạy đắc quả La Hán, nhận đức Bổn sư là sư phụ nhưng luôn trong tâm Sá Lợi Phất khi nghe Mã Thắng nếu khi ngủ xoay về hướng nào thì trước khi ngủ xoay về hướng đó lễ ba lễ rồi mới ngủ, đó là tâm thành kính, tôn kính đối với bậc đã khai ngộ cho mình lần đầu tiên trong cuộc sống thánh giả. Đến chiều, ngài Mục Kiều Liên về trước, Sá Lợi Phất về sau, nhưng hôm nay ngài Mục Kiều Liên thấy làm lạ là tại sao tướng trạng của ngài Sá Lợi Phất lúc này lại đi chậm rãi thơ thái hơn trước.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).5/12/2011.
 

No comments:

Post a Comment