Sunday 4 December 2011

Sở Chi Chướng Trong Đường Tu Xưa và Nay – Bài 2:

Thượng ta Thích Pht Đạo

Học phật pháp thì biện pháp vô biên và vô thượng thẩm thâm cao siêu và không lường bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.

Võ Tắc Thiên đã từng ca ngợi: “Phật pháp không thể một sớm một chiều trong cuộc đời mà học hết được cho nên có nhiều lúc mình thấy không có đủ điều kiện mình bỏ cũng không được và không vội vã. Mà mình đem hết sức mình nguyện là pháp môn vô lượng để mình học. Nhưng không học đạt được bao nhiêu để quấn quýt rồi khổ đau cũng bị phiền não. Nếu học không bị phiền não mới là chân học”.

Bây giờ đề cập đến một đề tài nhỏ là: “Phật pháp vấn đáp trong một số các vị tín giả và một vị thiền sư”.

Trước tiên nhắc đến một chuyện xưa có một vị là Sư Quân có lần gặp ngài Huệ Năng Anh (Ngài Lục tổ) hỏi:

- Truyền pháp này cái pháp ra làm sao ? Cái pháp đó có giống như cái lối truyền đạo và hành đạo như là ngài Đạt Ma tổ sư không ?

Ngài Huệ Năng nói: “Cũng y như vậy và đúng như vậy”

Sư Quân lại hỏi: “Đệ tử có nghe nói tổ Đạt Ma có lần mới gặp vua Lương Họa Đế thì được nghe nhà vua hỏi: “Trẫm suốt đời xây chùa độ tăng, cai tăng, bố thí thì được công đức gì ?” Tổ Đạt Ma đáp: “Thật chẳng có công đức, đệ tử chưa hiểu lí này xin Hoàng thượng chỉ dạy”.

Sư Quân nói: “Thật chẳng công đức chứ nghĩ lời của bậc thánh xưa võ đế tâm tà chẳng biết chánh pháp xây chùa, độ tăng, cai tăng, bố thí, ấy là cầu phước. Chứ chẳng phải đem cái phước ấy gọi là công đức. Công đức ở trong pháp thân chẳng phải ở chỗ tu phước”. Ở đời người ta lẫn lộn ở chỗ phước và đức.

Thực sự Lương Họa Đế hỏi ngài Đạt Ma tổ sư: “Trẫm cất chùa, tạo tượng đúc chuông làm bao nhiêu công đức. Như vậy có công đức không ?”. Đạt Ma trả lời như một gáo nước lạnh tạt vào mặt: “Không có công đức gì hết”. Lương Họa Đế lúc bấy giờ không tin và không tiếp Đạt Ma tổ sư. Đạt Ma trở về động thiêu thất và quay mặt vào trong vách chùa Thiếu Lâm chín năm.

Nên hiểu rõ chữ “phước” và chữ “đức” có hai ý: Chữ đức giống như “Con chim nó đậu cành tre thập trên kị dưới nhất đề chữ Tâm”.

Thế nào là phước ? Thế nào là đức ? “Phước” là cái gì hiện lộ bên ngoài mình thấy thấy được, đó là phước.

Ví dụ: Ta thấy một ông cụ có tướng tốt đó là cái phước, hoặc thấy ông khác trong một ngôi nhà sang trọng, có địa vị là phước.

Còn cái “đức” nó không có. Cho nên Khổng Tử có câu: “Chứa của cải để lại cho con “tích thơ vị chi tử tôn. Tử tôn thất nan đọc”. Có nghĩa là con không đọc, cha làm thầy con đốt sách. Vì vậy, khi chứa tiền bạc (kim ngân vị chi tử tôn). “Tử tôn thì thất nan thủ”. Của cải để cho con chưa chắc con giữ được. Mà tích đức vị chi tử tôn “minh minh chi sung” mà lại “trường cửu chi kế”, cái đức không thấy nhưng mà nó lâu và bền. Tục ngữ có câu:

Ăn ở có đức hiếm sức mà ăn
Ăn ởđạo không có gạo mà́u.

Cho nên đối với đức Phật có hai cái lưỡng túc (lưỡng túc là hai cái đầy đủ). Đức Phật có cả đức và phước. Cho nên đức Phật gọi là lưỡng túc tôn. Làm những cái gì để gọi là có phước ? Làm cho lợi người, lợi mình và làm tất cả những gì cho chúng sanh, có vui, có an. Tất cả những cái làm lợi người trong vấn đề vật chất hay là tinh thần, tính cách, còn vay trả trong cuộc đời (thương, yêu, ghét vv...) đây là phước tinh thần.
Còn cái nào là nhà cửa, của cải vv... gọi là vật chất. Hai cái đó gọi là phước và người làm phước luôn luôn có phước. Khổng Tử nói:

Chủng Hoa đất Hoa
Chủng đậu đất đậu
Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu

Trời ở đây không phải thượng đế, mà là một cái vòng không thể nói được. Nhất một cái điểm đầu rồi nhị, tức là tá phúc đi chơi hữu vệ chi chánh thường hành chánh chan là nhân cái thứ nhất, thành đại nhân cái thứ nhị là thiên. Như vậy chữ “thiên” ở đây không phải là ông trời mà là một cái bao la vũ trụ do con người tạo nên có những cái điểm đặc thù của nó. Cho nên cái phước nhiều khi không phải là những việc làm có tính cách bên trong mà là bên ngoài. Khi làm phước luôn đem lại những thành quả của nó là đạt được cái trả lại.

Ví dụ: Mình làm phước giúp ông cụ một cái gì đó. Thì bữa sau ông cụ trả mình lại cái đó.

Cái đó gọi là gieo nhân được hưởng cái quả, mà cái quả phước còn có chỗ vay chỗ trả. Vì vậy, còn làm phước là còn luân hồi, cái phước không độ cho mình giải thoát mà sẽ kéo cho mình luân hồi tiếp.

Thầy Phật Đạo làm từ thiện ở tỉnh Khánh Hòa

Một ví dụ khác: Mình thương một người nào đó thì tình thương đó sẽ quyến luyến tạo thành một chủng tử, cái nhân để rồi sau tạo thành cái duyên.

Nhân duyên nó tương tục quay cuồng mãi mãi, cho nên các vị tu sĩ nhiều khi có các ái từ thân. Do đó, nên biết rằng khi có một người chết đừng nên khóc lưu luyến, làm thế họ không đi được. Cái thương cũng là một cái khổ kéo cho người ta trở lại. Cái phước để thành cái hưởng, rồi cái hưởng trở thành cái họa. Khổng Tử nói: “Họa phước vô môn”, cái họa phước nó không có cửa, mà “di nhân tự chịu” là do mình mang nó đến. Cho nên phước đâu họa đó.

Để thấy rõ hai chữ “phước” và “họa” nên hiểu qua câu chuyện tình của hai chàng thư sinh. Ngày xưa có hai chàng thanh niên chưa có gia đình rủ nhau đến một nơi có cảnh núi yên tĩnh mà rằng:

Cảnh núi giờ đây yên muốn ở
Dựng nhà đọc sách cạnh bên hoa

Muốn sống một cảnh sống có suối reo, nước chảy, chim hót... nên cả hai đã vào một vùng núi yên tĩnh này để cất nhà. Vào một đêm tăm tối, hai người đang ở trong nhà đàm đạo chuyện đời. Bỗng dưng, bên ngoài có tiếng gõ cửa, hai người mới đốt đèn đi ra thì có một cô gái đẹp tuyệt trần, hai chàng hỏi: ”Đêm khuya người đi đâu lạc lối vào đây”. Cô gái trả lời: “Dạ không, thiếp đi tìm hai chàng, vì hai chàng có cái duyên và nợ với thiếp. Nên thiếp nguyện đến đây nâng khăn sửa áo”. Hai chàng mời cô gái vào và nói chuyện đàm đạo bỗng nhiên có một tiếng gõ cửa. Hai người ra mở cửa gặp một cô gái mặt dữ tợn, hai chàng trai rất sợ và hỏi: “Cô đến đây chi vậy”, cô gái trả lời: “Tôi đến đây tìm các anh và sống chung với chị tôi, chi tôi mới vô lúc nãy”. Hai chàng lại nói: “Đâu, chị cô đẹp lắm chứ không xấu và dữ”. Cô gái nói: “Không, hai chị em tôi sanh đôi, mà chị tôi đến sửa áo nâng khăn cho hai anh. Thiếp cũng xin tình nguyện đến làm việc đó”. Tức là chị đâu em đó, đã chấp nhận chị thì phải chấp nhận em. Hai chàng không chấp nhận, cô gái liền nói: “Không, điều đó không thể được, chị đâu thì em đó, không tin thì hai anh hỏi chị tôi xem”. Người chị liền trả lời: “Đúng vậy, thần thiếp đến đây thì em thần thiếp cũng phải có. Không thì chúng tôi đi hết”

Câu chuyện này có ý nghĩa là phước đi đến đâu thì có họa kề cận. Vì cái nhân ở trong cái sinh có nhân tử, trong cái nhân phước đã có nhân họa cho nên người nào đi tìm hạnh phúc là kẻ đó đang đi kiếm khổ đau, người nào khước từ hạnh phúc thì khổ đau không còn chỗ mọc lên nữa và sẽ đạt được giải thoát.

Vì vậy, người nào đi tìm giải thoát phải đi tận cái khổ đau và hết khổ đau đạt được hạnh phúc, và phải khước từ hạnh phúc mới giải thoát bằng không ôm lấy hạnh phúc đó sẽ gặp khổ đau hoài. Vì họa phước làm nhân cho nhau.

Trong kinh có đoạn: “Xét tức thị không, không tức thị xét, không tức là xét và xét tức là không, không chẳng khác xét và xét chẳng khác không”. Có nghĩa là mình mang cái tính có này là mình mang cái tính không trong đó, tại vì đầu tiên trong nó bản thể là không bởi những cái duyên hợp lại là có, và tới một ngày nó hết duyên tan, cái duyên nó không còn hợp nữa nó tan ra thì trở thành không. Mà còn “không có, có không là còn luân hồi”, chừng mình không còn cái “không có, có không” thì mới giải thoát. Cái phước đức là như vậy.

Đối với đức Phật ngày xưa Ngài luôn thực hiện song song là PhướcĐức. Ngài gặp phước thì ngài làm cái phước nhưng ngải nguyện luôn luôn cái phước đó không bao giờ ngài hưởng. Chẳng hạn ngài bổ não ra làm thuốc cho cha, lóc thịt trên mình như câu chuyện thái tử Tu Xà Đề. Trong bữa chạy loạn nước Hung vương đến đánh nếu đem binh ra đánh thì cũng nồi da xáo thịt mà chưa chắc thắng. Bữa nọ, quân đã vào thành ông không kịp trở tay, ông vội vã giúp bà vợ với đứa con đang chạy chờ đến ngày phục quốc. Hai vợ chồng với một đứa con chạy vào ngõ tắc và đem theo một ít lương thực mà chạy lộn đường, đi đường một tháng mà đi đến ba tháng đi hết một khoảng thời gian đã hết kiệt lương thực trên con đường đó chỉ toàn cát trắng không có cây lá mà nếu để như vậy thì ba người chết cả, nếu mình chết đi thì không ai nuôi con và phục quốc, hoàng hậu thì không đủ sức. Nếu để thỉ cả ba cũng chết, thà vợ chết bảo vệ con để sau này con kế thừa, ông suy nghĩ kỹ rút gươm toan giết vợ lấy thịt cho cha con ăn qua cơn hoạn nạn chờ ngày phục quốc. Người con Tu Xà Đề mới thấy mặt cha hung dữ và toát lên sát khí đằng đằng, thái tử liền nói: “Muôn tâu phụ hoàng chẳng hay phụ hoàng có chuyện gì mà có vẻ giận dữ như thế”. Vua trả lời: “Cha muốn giết mẹ để lấy thịt cho cha con chúng ta ăn để sống có ngày phục quốc”, thái tử nói: “Không bao giờ con lại ăn thịt cha mẹ. Do đó con nguyện cúng xác thân này cho cha mẹ để cha mẹ sống, rồi cái duyên lại đến có những cơ hội khác, phụ hoàng có thể về kế tục, cưới thê thiếp sanh con để trị quốc chứ không cần ăn thịt mẹ”, nhà vua thấy khó xử nên hai cha con bàn cãi mãi. Tu Xà Đề thấy cha không nỡ chấp nhận ý định của mình liền nói dứt khoát: “Nếu cha mẹ không ăn thịt con thì con sẽ quỳ ở đây cho đến chết chứ con không đi nữa”. Cuối cùng đành phải lấy thịt thái tử để nuôi vợ chồng, nhưng thái tử lại có một đề nghị: “Nếu giết con đi cha mẹ lại mang nặng khổ sở. Cho nên mỗi ngày cha mẹ lóc trên mình con mấy miếng để ăn thôi, con tự mang đi, cha mẹ không phải khiêng đi. Nhưng cha mẹ đừng bao giờ để con kiệt sức đi không được thì cha mẹ sẽ không mang thịt đi được vì nó sẽ ươn sình ăn không ngon cho nên mỗi ngày cho con ăn một chút và con còn khỏe để con đi theo cho đến khi nào con kiệt sức đi không được thì cha mẹ mới lóc hết thịt, gân của con mang đi”. Nhà vua đành phải chịu và đồng ý mỗi ngày lóc thịt thái tử để hai vợ chồng ăn. Đi được một quãng đường trong thời gian chừng mười ngày thì Thái tử không chịu nổi ngã qụy và xin lạy vua cha hãy lóc hết những phần thịt còn xót lại và để con được yên giấc tại đây”. Nhà vua làm theo và gạt lệ tiếp tục lên đường còn Thái tử thì nằm lại. Những sự việc có hiếu của Thái tử đã được Chư thiên biết cả và thấy Thái tử là người có hạnh nguyện lớn, nhưng Chư thiên chưa kịp thử đến coi thử thì thấy thú dữ trong rừng, ruồi, nhặng đến. Thái tử liền phát nguyện: “Ta nguyện đem xương thịt này cúng hiến cha mẹ là báo ơn. Nhưng báo ơn này không phải chỉ làm phước ở nhân gian ta nguyện làm sao cái phước đức này hồi hưởng trong vô thượng Bồ đề tâu thanh Phật đạo để cứu khổ chúng sanh chứ không chỉ có phước ở thế gian”.Lúc bấy giờ, các vị Đế thiên Đế thích mới hiện xuống đuổi tất cả thú dữ đi, thú dữ còn dữ hơn gầm gừ và dọa nạt: “Ta sẽ nhai nghiền nát nhà ngươi”. Tu Xà Đề liền nói: “Tôi đã phát nguyện cúng cả thịt và bây giờ còn cả xương, cả tủy này thì cúng cho các ngài đâu có cái gì sợ hãi. Các ngài hãy tin tôi, tôi phát nguyện từ trong đáy tâm hồn chỉ cầu đạo vô thượng Bồ đề chứ không tạo phước đức cõi trời con người, nếu các vị không tin thì cứ ăn thử, nếu tôi đã thành tâm như vậy thì tôi nguyện cho máu xương thịt của tôi hoàn lại như cũ”. Chư thiên và Đế thiên Đế thích chứng minh cho lời nguyện của Thái tử đã hợp lực dùng quyền lực và phép làm cho thái tử sống dậy với thân thể nguyên vẹn như trước.

Lúc bấy giờ, vua đến nơi được bình yên và mộ quân kéo trở về. Nhà vua ghé thăm nơi Thái tử ngã xuống xem có mộ chí hay là còn lại đống xương, hay là xương cũng đã bị thú rừng tha đi rồi. Thế nhưng chưa tới nơi thì thấy Thái tử giữa đường, lúc đầu tưởng là ma. Cha con gặp nhau mừng rỡ, mừng tủi, cùng ngồi bên nhau thấu rõ sự tình. Cảm động cái phước đức quá lớn lao. Cũng nhờ Chư thiên trợ lực, nhà vua và Thái tử kéo đại binh trở về, mượn thêm binh lính của nước lân bang đã đánh bại ác binh. Sau đó nhà vua nhường ngôi lại cho Thái tử.

Thái tử chính là tiền thân của phật Thích Ca, ngài lúc nào cũng nguyện không cầu cái phước, ngài làm phước nhưng cái phước đó đã biến thành cái đức, cho nên “cái đức giả là bản giả” Khổng Tử nói vậy. Đức là cái gốc tất cả số đạo hữu bố thí như Lương Họa Đế mà ngài Đạt Ma tổ sư nói không có công đức gì cả mà chỉ có phước, cái phước của thế gian sẽ hết giống như câu chuyện của Lương Họa Đế.

Lương Họa Đế trước đây là tiều phu đi đốn củi hằng ngày, ông chia số tiền thu hoạch làm ba phần. Một phần cúng dường Tam bảo, một phần để ăn, phần còn lại để dành dụm cho những bữa cơm sau. Mọi bữa làm trước thì vẫn bình thường nhưng những ngày sau thì phần cơm của ông đem theo treo bên cạnh gốc cây thì mỗi lần lấy cơm cũng bị hết sạch, cho nên ông đều chịu đói, nhịn hoài ông chịu không nổi, ông nổi bồ đề gai lên. Ông bỏ việc đốn củi để rình coi ai đã ăn hết cơm của mình, rình hoài không thấy chỉ thấy con khỉ giã nhân bóc cơm ra ăn ngon lành. Ông tức quá xách cây gậy rượt đuổi, con khỉ hoảng hồn chạy vào hang đá, ông lấy đá lấp hang và tiếp tục ra đốn củi. Hôm sau ông đốn củi chỗ khác và quên hẳn, trên đường về đi ngang qua chỗ cũ thấy bay mùi hôi liền dỡ đá lấp cửa hang ra thì thấy con khỉ đã chết nên ông đốt lửa vùng đó để thiêu. Trước đó, vì ông tức con khỉ ăn cơm của ông khiến ông bị đó, nhưng sau khi thấy vì mình mà con khỉ chết nên ông hối hận. Sau một thời gian phước đức của ông tái kiếp sinh ra là một chú tiểu trong chùa tu nguyện theo thầy là Chí Công Thiền Sư tiền thân.

Chí Công Thiền Sư lúc bấy giờ ở trong chùa chỉ dạy cho chú tiểu tu hành, nhưng vì còn nhỏ chú tiểu ưa chơi, trong khuôn viên chùa có một tảng đá, dưới đó có một con dế to kêu rất đúng giờ. Ngài Chí Công Thiền Sư áp dụng tiếng kêu của chú dế là thời gian chú tiểu tụng kinh. Chú tiểu rất tức chờ cơ hội để trả thù con dế, nhưng không biết rằng con dế sắp thành người siêu. Một một hôm thầy đi hóa duyên, chú tiểu chờ con dế kêu và biết nó nằm ở ngay dưới tảng đá mà thầy thường ra rửa mặt, chú tiểu lật tảng đá lên lấy chỉ ngũ sắc của thầy thường dùng để niệm chú chuẩn đề và dùng trị cho những đứa trẻ đau khóc bị tà ma. Con dế bị chú tiểu siết cổ chết. Bữa sau thầy về kêu chú tiểu lên hỏi: “Tại sao hôm rày tiếng dế vắng kêu con à ?”. Chú tiểu trả lời: “Dạ con không biết”. Thầy vẫn gặng hỏi và lần ra chỗ tảng đá lật lên thì thấy con dế đã chết có dây chỉ cột, chú tiểu đành thừa nhận. Sư bèn phạt sám hối tụng kinh. Lớn lên tiếp tục tu hành, nhưng không cầu nguyện giải thoát mà chỉ cầu nguyện được những quyền năng sung sướng an lạc, kiếp sau ông vẫn tiếp tục thành người. Tụng kinh như vậy chỉ được phước, không có công đức, cho nên ông trở thành cõi người và là vua Lương Họa Đế.
Tượng Chí Công Thiền sư
Còn Chí Công Thiền Sư tiếp tục cái đạo hạnh gần thành ở trong quốc độ đó là một vị thánh tăng nổi tiếng. Cái duyên kiếp trước đã nối liền, cái nghiệp cũng gắn thật chặt. Con dế xưa đã tái sanh làm người con gái rất đẹp được vua mời tuyển vào cung làm hoàng hậu (Hi Thị phu nhân). Trong cung có một vị trước đây nhờ có công quả (hay phước đức ) cao biến thành người có tài năng, võ thuật giỏi được vào trong cung làm cận vệ quân vị là Hầu Cảnh (“hầu”là con khỉ). Oan gia gặp gỡ, lúc bấy giờ là oan gia tương báo không ai nhìn nhau. Tất cả những tình thương này, cảm mến kia đã kéo họ lại gần với nhau tận tình phục vụ xây dựng đất nước. Nhưng với Lương Họa Đế, ông thương yêu đất nước nhưng đạo lí thì cao hơn, nên ông thường bỏ nước bỏ ngai giao cho Hầu Cảnh, tứ trù cận thần, hoàng hậu và mình cứ phi hành, lên chùa gần gũi Chí Công Thiền Sư học đạo, đến nỗi khuê phòng vắng bóng hoàng thượng. Hoàng hậu thấy vua lạnh nhạt dần dần có tâm bất chánh với Hầu Cảnh là một vị tướng kiêu hùng có tâm mãnh liệt. Hai người quan hệ với nhau thì bữa nọ mới nghĩ mưu giết nhà vua. Hầu Cảnh nói: “Nguy hiểm lắm, nàng chưa biết Chí Công Thiền Sư đạo lực vô biên nếu chúng ta đụng tới Lương Họa Đế không sao Chí Công Thiền Sư không để yên cho ta. Phải tìm cách mượn tay Lương Họa Đế giết Chí Công Thiền Sư trước”. Cả hai bèn lập mưu phải làm cho vua bực tức lên thì vua mới ra tay giết Chí Công Thiền Sư. Bèn tổ chức một bữa tiệc linh đình mời chay tăng và mời Lương Họa Đế và Chí Công Thiền Sư. Hoàng hậu và Hầu Cảnh ra lệnh giết năm con chó để trừ yêu đạo (vì cho là Chí Công Thiền Sư là yêu đạo). Nhưng Chí Công Thiền Sư biết được đã sai chúng tăng làm đồ chay dấu vào trong tay áo bên phải, tuy ông vẫn dự tiệc nhưng cái nào là chay thì ăn, cái nào là thịt cá thì bỏ vào tay áo trái đem về và lấy món chay từ tay áo phải bỏ ra ăn. Sau đó, Hi Thị phu nhân vào nũng nịu với nhà vua: “Bệ hạ thấy không lâu nay bệ hạ lầm vô cùng theo một tên ác tăng vô đạo, ông không biết tài năng trí tuệ, rõ ràng thần thiếp đã làm thịt chó đãi mà không biết cứ ăn thoải mái”, nhà vua không tin, Hầu Cảnh sàm tấu vô thêm nếu không tin thì mời quan bộ lễ vô thì đúng là đã giết thịt chó, nhà vua bán tín bán nghi: “Để trẫm gọi lên hỏi tội thử”, nhà vua dẫn cận vệ cùng Hi Thị phu nhân, quan bộ lễ và một số quân kéo lên chùa. Tới nơi, Chí Công Thiền Sư đã ra đứng và hỏi: “Bệ hạ hôm nay đến bần tăng có chuyện gì mà sớm thế ?”, trong khi đó mặt bệ hạ có vẻ đằng đằng sát khí. Hỏi ra mới biết vua lên để hỏi những vị thánh tăng đó có làm cái gì lạ không ? Chí Công Thiền Sư bình tĩnh mời nhà vua vào hậu lưu tiếp chuyện, ông dở cái hang sau hậu lưu và đọc “chúa hạng sanh kiếp ấn” thì có năm con chó chạy ra. Quan bộ lễ hoảng hồn sụp lạy tạ tội. Ông hỏi: “Bệ hạ có thấy hoàng hậu và đại thần Hầu Cảnh đã sai quan bộ lễ giết và đãi cúng dương bần tăng có phải là năm con chó này ?” Quan bộ lễ nói: “Quả đúng như vậy”. Vua quay lại hỏi hoàng hậu và đại thần Hầu Cảnh: “Tại sao thế ?”. Hai người cùng sợ điếng hồn. Nhà vua bấy giờ lạy tạ và hỏi nguyên nhân, Chí Công Thiền Sư chỉ trả lời: “Cái nghiệp đó khó tránh”. Trở về, hai người có âm mưu hại Chí Công Thiền Sư lo sợ một ngày nào đó vua trừng phạt mình. Nhưng nhà vua có tâm nguyện tu hành từ bi hỉ xả không trừng phạt mà còn tha hai người, chỉ khuyên: “Các người không nên làm việc đó nữa”. Nhưng có tật thì luôn giật mình, hai người kia vẫn thấy nguy hiểm tính mạng nên muốn giết Lương Họa Đế nếu không thì không có ngày nào được ngủ yên. Một lần thấy nhà vua buồn họ tổ chức buổi du hành và đi săn bắt trong rừng có cả lương, khi mệt nhà vua ngồi nghỉ ngay chỗ cái hang đá ngày xưa con khỉ bị giết chết. Tất cả quân lính đều ở trong tay Hầu Cảnh nên họ đã tuân theo lệnh Hầu Cảnh lấp cửa hang lại dùng lửa đốt. Vua Lương Họa Đế đã chết và hóa thành con cuốc.

Đêm đêm ròng rã kêu ai đó,
Gọi khách giang hồ dạ ngẩn ngơ

Lòng thương nhà nhớ nước nguyện chưa thành ông chưa giải thoát được mọi cái phước trần gian mà còn một khoản trả nợ. Lúc đó Chí Công Thiền Sư mới làm một quyển “Lương Hoàng Sám” để siêu độ cho Lương Họa Đế, sau đó cầu cho mọi người được xám hối. Nhưng “Lương Hoàng Sám” đoạn đầu lại nói sám cho hoàng hậu.

Câu chuyện trên ta thấy cái phước tạo được mà không hồi hướng thì không bao giờ có đức, ngoài ra còn có cái tu phải đi sâu vào bên trong là nội minh, nghĩa là phải niệm, phải suy nghĩ đạo lý rồi mới sáng được bên trong, cho nên thánh nhân thường nói đến chữ “trí” và chữ ”minh”.

“Tri nhân gia trí” biết người là kẻ trí và “tự ti giả minh” biết mình mượn kẻ minh. Như vậy chữ “minh” là khi nào tu bên trong mới là minh lí mới thấy được chiều sâu bên trong. Nếu muốn có cái đức thì cái phước được hồi hướng dù việc làm có phước và trong khi đó mình cũng trải qua phước nhưng không phải dừng ở đó.

Theo Ngài Huệ Năng: “Kiến tánh là công, bình đẳng là đức”. Tâm và tánh hai cái khác nhau, “tánh” là thể hiện “tâm” là bản chất, bản thế và cái tánh là phô diễn lên chiều rộng để nhìn thấy, vững chãi, yên bình và muôn vĩnh hằng là cái tâm. Kiến tánh làm sao mình thấy được việc làm sai, đúng của tâm mình làm đó là kiến tánh. Bình đẳng là đức, đều không có sự hơn thua dù ở mặt tình cảm

“Niệm niệm vô ngại”. Nim nim là nghĩ không ngừng không bị chướng ngại như vậy mới gọi là công đức, thường thấy cái hay tận cùng, đừng nên thấy rắc rối dọc đường và làm chướng ngại, tâm mình nghĩ ý mình không tới nơi gọi là chưa thấy được chỗ chân thật cho nên cái đó không có công đức. Cái dịu dụng đạt được là cái công và đức. “Trong tâm khiêm tốn là công, ngoài hành lễ phép là đức”. Đức Thích Ca tu đến đêm chuẩn bị phong mây, nhưng khi sáng Ngài vừa bừng tỉnh, nói: “Nó đây mà tại sao ta tìm bao nhiêu kiếp và bao nhiêu đời, bây giờ ta mới gặp”. Như vậy màng u minh chưa kéo, chưa thấy. Tổ Đạt Ma khi khai thị giờ chót, lúc đầu ngài chỉ là chúng sanh bình thường. Huệ Năng thông minh nhưng chưa đạt đến cùng nếu không tổ, ngũ tổ, thọ kí khai đạo. Do đó được giờ chót kéo màn vì mình thấy như vậy cho nên gặp ai cũng coi là Bồ Tát, coi là phật cho nên phải kính, đó là đức. Còn ở trong tâm lúc nào cũng khiêm nhường lúc nào cũng cho mình dở không nên lúc nào cũng tự phụ. Đó chính là… “Sở tri chướng” như đã nói trên. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).5/12/2011.

No comments:

Post a Comment