Sunday 4 December 2011

Vu Lan Thắng Hội

TT Thích Pht Đạo

Hôm nay toàn thể chư Phật tử, thiện nam, tín nữ quy tụ về chùa Đại Bi Tâm miền Thụy Điển. Trong niềm phân khởi tin yêu của những người con hiếu hạnh hướng về ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu.

Tất cả sự có mặt của quý Phật tử đây đều thể hiện được nguồn cội của mình, nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp mà quý vị đã đến đây với tâm nguyện hướng về lục thân quyến thuộc của mình để cầu nguyện cho chư hương linh cửu huyền thất tổ.

Hôm nay, đối với trên tinh thần của người con Phật, quý vị đã như những người trong một gia đình, xum họp dưới ngôi nhà chung. Trước là chung lòng hướng lên chư hương linh quá vãng, sau là thăm hỏi nhau như anh em trong một gia đình. Người Phật tử Việt Nam luôn giữ gìn truyền thống văn hoá của người dân nước Việt.

Chúng ta là người con Phật, nương theo hạnh Phật tìm về tâm Phật là chí nguyện thiết tha của người Phật tử. Bởi lẽ tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, thì đạo hiếu chính là đạo Phật. Chính vì thế mà niềm hiếu ân đối với công cha nghĩa mẹ không bao giờ phai nhạt đi được.

Mỗi hành động, mỗi việc làm mỗi sự tạo dựng phước báu chúng ta đều vì cha mẹ quá khứ cũng như hiện tiền mà hối hướng cho những người quá vãng được nương nhờ vào pháp lực của Chư Phật, chư Bồ Tát mà sớm thoát sanh về cảnh an nhàn.

Không những thế, khi cha mẹ còn hiện tiền, ngoài việc phụng dưỡng hiếu kính cha mẹ, chúng ta phải làm sao biết đưa cha mẹ mình hướng đến Tam Bảo, tạo lập thiện căn, tu tập phước lành. Bởi vì Phật dạy, không phải chỉ có mâm cao cổ đầy dâng lên cha mẹ mới đủ lễ hiếu ân, mà chúng ta phải làm sao cho cha mẹ được an lòng, làm sao cho cha mẹ lúc nào cũng đặng an, không còn những âu lo như khi chúng ta còn ấu thơ nữa.

Trong kinh Tăng Chi III Phật dạy: Này Bà La Môn, thế nào là lửa đáng cung kính ? Cha mẹ là lửa đáng cung kính. Vì từ nơi cha mẹ ta được sanh ra và tạo thành.

Đức Phật cũng dạy rằng: Cha Mẹ chưa an trú trong Chánh Pháp, làm sao giúp đỡ, dắt dẫn Cha Mẹ an trú trong Chánh Pháp, Cha Mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho Cha Mẹ an trú trong điều Lành, Cha Mẹ chưa Quy y Tam Bảo thì nên đưa Cha Mẹ an trú trong Quy y Tam Bảo.

Như vậy, Cha Mẹ không những hưởng được phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử, mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi Cha Mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: "Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu.” (Cha Mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Trước hết, chúng ta tìm hiểu thêm về lịch sử lễ Vu Lan.

Khi xưa, lúc Phật còn tại thế, mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là Thanh Đề bị đọa vào địa ngục. Ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông tìm kiếm mẹ mình nhưng vẫn không biết ở đâu. Sau đó được Đức Phật chỉ cho xuống địa ngục tìm, khi xuống địa ngục mà ngài không thể bước vào trong ngục được, vì cửa ngục đóng kín. Dù ngài vận dụng thần thông cũng không mở được.

Ngài trở về bạch Phật và Đức Phật đưa cho Mục Kiền Liên cây tích trượng và bình bát, bảo ngài dọng tích trượng xuống đất ba lần thì của ngục mở ra. Nhờ tích trượng và bình bát của Phật mà ngài vào được trong ngục. Khi ngài nhìn thấy mẹ mình đầu đội chậu máu, cổ nhỏ như kim, bụng to bằng trống chầu, đói khát và đau đớn khủng khiếp.

Mục Kiền Liên vì lòng hiếu thảo ngài trở lại thế gian, lấy xuống một bát cơm đem dâng cho mẹ. Khi bà nhìn thấy bát cơm tâm chướng nổi lên sợ chúng ma khác cướp giựt của bà, nên cơm vừa đưa lên đến miệng, lập tức hoá thành lửa không thể nào ăn được. Mục Kiền Liên vô cùng đau xót, trở về bạch phật chỉ dạy phương pháp cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.

Phật dạy: Tội lỗi của Mẹ ngươi, dù có Thần thông phép lạ của hàng thiên Thần địa kỳ cũng không cứu được đâu ! Duy chỉ có dùng Thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của Mẹ ngươi, thì Mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi.

Bởi vì ngày đó là ngày chúng tăng tự tứ, ngày đó chúng Tăng sau ba tháng an cư tu tập nghĩ rằng: Tuy mình đã gắng tu như thế nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, Nên đã chọn ngày rằm tháng bảy cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó, phải phát lộ sám hối. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày Tự tứ.

Nhờ sức chú nguyện của chúng tăng nhân ngày tự tứ, mới có thể giải thoát được cho bà Thanh Đề cùng những tội nhơn trong ngục được thoát khỏi cảnh khổ.

Chúng ta biết tại sao bà Thanh Đề lại chịu khổ sở trong địa ngục như thế ? Là do do tâm bà bỏn xẻn, do lòng không tôn kính Tam Bảo mà còn phỉ báng tam Bảo.

Từ đó, hàng ngàn năm đã trôi qua, ngày rằm tháng bảy hàng năm được chọn là ngày lễ Vu Lan. Vu Lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Bắt nguồn từ tấm lòng đại hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên, đã trở thành Tích Vu Lan . Tích này được chép trong kinh Vu lan bồn. Chữ Vu lan bồn phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ulambana. Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giải đảo huyền (Giải cái tội bị treo ngược). Câu chuyện trên nhắc nhỡ mỗi chúng ta hiểu rằng, những người tạo tội ác thì phải thọ quả báo nơi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, chịu sự hành hạ thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn sanh thành của Cha Mẹ, khi ngày Vu Lan đến, Phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng đường Tam Bảo, để cầu nguyện cho tiên linh quá vãng của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực, y như giải tội bị treo ngược.



Ngày Vu Lan, không ai nhắc ai, các Phật tử đều lên chùa cầu thỉnh chư Tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho cửu huyền thất tổ của mình thoát khỏi cảnh đọa đày tăm tối của địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh, đồng thời cầu nguyện cho tất cả người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm khi cứu Mẹ.

Khi chúng ta đem hết tâm nguyện thỉnh chư tăng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được bình an, cũng như người quá vãng được siêu thoát. Nhờ công đức ấy những người thân của chúng ta được thừa hưởng phước báu, đời đời đều được gieo trồng nhân tốt trong Phật pháp.

Đó là những cách thức ta hành theo sự, nói về lý thì ta nên hiểu. Mẹ là biểu tượng cho lòng Từ, còn cha thể hiện cho lòng Bi. Nếu chúng ta đem tâm nguyện hướng về cha mẹ, nghĩa là mình tự trưỡng dưỡng lòng từ bi bên trong của chính mình.

Nếu như trong cuộc sống chúng ta cứ buông thả, không trưởng dưỡng lòng từ bi thì chính ta đã rời bỏ tâm hiếu hạnh của mình. Bản thân ta mà không biết trau dồi, không biết trưởng dưỡng thì làm sao ở ngoài thể hiện được người con hiếu hạnh được ? Đến với Tam Bảo chúng ta phải hiểu được đạo lý nhân quả mà đức thế tôn ngài đã dạy cũng như:

Nếu mình hiếu với mẹ cha
Cháu con cũng hiếu vi ta khác gì
Nếu ta bt hiếu tư nghì
Đừng mong con cháu làm gì ung công.

Khi chúng ta gieo nhân nào thì sẽ được gặt hái quả đó. Gieo nhân tốt thì hái trái ngọt, gieo nhân không tốt thì sanh tử luân hồi cứ luôn đeo đuổi, khổ đau cũng không lìa chúng ta dù nữa bước. Như vậy khi đến đây, chúng ta thể hiện được lòng hiếu hạnh của người con, có nghĩa là đức tánh Từ Bi trong tâm cũng được hiển lộ:

Duyên nay đầy đủ tánh từ bi
Tr v Tam Bo quy y
Nương v ca Pht vy thì kính dâng
Kính dâng hết tâm trn lai đáo
Nguyn sao lòng phin não đon tr,
Nguyn sao đầy đủ pháp dư
H mình h k thiên thu an nhàn.

Chúng ta đều là phàm phu chay cả, nên không ai có thể đoạn trừ phiền não một cách triệt để được. Phải huân tập tánh thiện, mỗi ngày chúng ta sửa đổi một ít, thì phiền não chướng duyên sẽ dần được mờ nhạt đi. Ví như ngọn lửa của đèn cầy, nếu không giữ cẩn thận thì sẽ bị gió thổi tắt. Cái quan trong là khi gió thổi tắt rồi chúng ta có mồi lại hay không, vì lửa tắt chỉ cho tâm chúng ta dao động. Lấy hộp quẹt mồi lại là chúng ta tự biết kiểm thúc thân tâm, tự biết hổ thẹn cho những hành vi sai trái của mình. Đèn tắt mà chúng ta biết mồi lại là chúng ta biết tàm, biết quý, biết tự sửa sai, biết được cái dở của mình từ đó tự trao dồi thân, khẩu, ý của mình đừng cho nó buông lung.

Cũng quan trong như khi chúng ta đến quỳ trước Tam Bảo là tự mình muốn thắp lên ngọn đèn trí tuệ, ngọn đèn này sẽ giúp chúng ta thấy rõ hướng đi, ngăn ngừa tội ác. Một khi hiểu được Phật pháp, thì chúng ta ai cũng phải ý thức cuộc sống. Làm được thân người là khó có thể vẹn toàn, sống sao cho đúng với nhân cách của một con người chuẩn mực, thì chúng ta mới có cơ hội tái sanh trở lại làm người mà tiếp tục tu tập.

Được thân người mt mai muônthu
Cũng là do xưa biết to nghip lành
Bây gi nếu biết tu hành
Tt nhiên ta s t thành pht tâm.

Khi chúng ta được làm người mà muốn tiến hoá thì ta phải luôn luôn có óc nhận xét. Đâu là phải, đâu là trái, đâu là nên, đâu là không nên. Chúng ta thử phân biệt ra, nhận thức ra một cách rõ ràng như vậy. Nương vào ý chí của mình, nương vào tâm hiểu biết rõ ràng mạch lạc thì mình sẽ được sống một đời sống an lạc. Đời sống của chúng ta, không biết nó đến và đi lúc nào, cuộc đời vốn dĩ vô thường, không hẹn cùng ai. Chúng ta đừng bao giờ để cho cái tâm tàm quý của mình nó biến chuyển, cũng đừng bao giờ mất đi cái căn lành đầy đủ trí tuệ.

Chúng ta sanh ra được thân nguời đầy đủ, thân chúng ta ví như chiếc bè. Nhờ có chiếc bè mới đưa ta qua sông. Chiếc bè là dụ cho thân chúng ta, lợi dụng cái thân giả tạm này để chúng ta có thể gieo trồng thiện căn. Vì vậy đến với Tam Bảo là ta biết mình đã gieo trồng phước báu từ nhiều kiếp.

Khi ta bước vào ngôi Tam Bảo là chúng ta đã đầy đủ ý nghĩa sống, đầy đủ ý nghĩa phước báu của một con người. Đầy đủ ý nghĩa tự lợi và lợi tha, thì chúng ta không bao giờ rơi vào ba đường ác. Như vậy, mình biết công đức, biết đến Tam Bảo là một điều không phải ai cũng có thể có được. Bởi vì đạo Phật dạy chúng ta biết hướng đến con đường thánh thiện. Nhờ biết Tam bảo chúng ta không tạo nhơn – ác – nghiệp – dữ, nhờ Tam Bảo chúng ta hiểu sâu về sự hiếu mẹ, kính cha cho đúng nghĩa.

Khi hiểu sâu về Phật pháp thì ta phải làm gì để tận dụng thời gian quý báu, làm tròn bổn phận của một người Phật tử tại gia ? Trước tiên chúng ta phải biết tự lực, nghĩa là tự mình tìm cầu con đường giải thoát. Tự mình khi đến với Tam Bảo là phải phát tâm Bồ đề, cầu thành Phật đạo giải thoát, tiến tu. Hơn nữa chúng ta phải khuyến hoá người khác cùng tu chung. Khi muốn khuyến hoá người khác cùng phát tâm với mình thì bản thân chúng ta phải tự tôi luyện mình, phải học hỏi thấu đáo về công ơn sanh thành như thế nào cho trọn vẹn.

Muốn khuyên cha mẹ mình đến với Tam Bảo, biết quy hướng Tam Bảo thì chúng ta nên làm thế nào để cho cha mẹ cảm nhận được lòng hiếu kính của mình đối với cha mẹ. Đó là chúng ta làm được điều phước thiện nào cũng đều hồi hướng cho cha mẹ hiện tiền cũng như quá khứ đều được phước lợi.

Chúng ta nguyện cầu tha lực của chư Phật, chư Bồ tát, cũng như sức chú nguyện của chư tăng, để cha mẹ của chúng ta nương nhờ phước lực đó, kẻ còn người mất, hay lục thân quyến thuộc của chúng ta đều được nhờ công đức ấy mà sớm quy hướng về Tam bảo, đời đời sanh ra luôn được gặp Phật pháp, xa rời mọi khổ đau và sớm thoát ly trong sanh tử luân hồi.
Ca Pht chính là cõi lòng ca chúng ta – hãy t đẩy mà vào
Chân lý tức nơi tâm của mỗi người – hãy tự mình tầm lấy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).5/12/2011.

No comments:

Post a Comment