Monday 31 October 2011

Tự Tánh Di Đà (1)

Đã đọc: 103 Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cỏi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng, làm điểm tựa cho niềm tin quảng đại quần chúng. Thế nhưng, lý tánh của A Di Đà vẫn biểu thị tự tánh trong mỗi chúng sanh, đó là tự tánh hay còn gọi là Pháp thân Vô Lượng Thọ- Vô Lượng Quang.
Tất cả kinh điển Phật giáo nói chung và kinh điển Phật giáo Bắc truyền nói riêng, đều xoay quanh vấn đề sống và chết, nhất là Phật giáo Tây Tạng, để mở ra con đường giải thoát. Sống như thế nào để hiện tại được an lạc, hạnh phúc và chuẩn bị cho cái chết tốt đẹp, chết như thế nào cho cuộc sống tương lai thanh thoát nếu không nói là được giải thoát.
Sự diễn dịch của kinh điển đều hướng hành giả đi vào chọn lựa cách sống và rèn luyện thân tâm. Nhất là kinh tạng Bắc tông chứa đựng triết lý uyên thâm dưới dạng truyền tích. Thêm vào đó là những luận giải của chư tổ, các hành giả, học giả và thiện tri thức giúp cho nội dung kinh điển thêm phần sáng tỏ.
Kinh điển Bắc truyền, trên cơ sở Nikaya, sau 6 thế kỷ, triển khai sâu rộng qua nhiều triết luận và pháp hành, đến độ diện mạo nguyên thủy không còn nhận dạng rõ nét. Nhưng tinh túy vẫn không xa tôn chi của Tam pháp ấn. Nhờ thế, Phật giáo Bắc Tông đã lan tỏa sâu rộng hơn Phật giáo Nam truyền, cũng từ đó, tinh thần “Phật giáo phát triển” thấm sâu vào mọi sinh hoạt xã hội châu Á: – âm nhạc- hội họa – kịch nghệ - phim ảnh – chính trị - văn hóa – tập quán – ngoại giao….Riêng pháp hành cũng đa dạng. Mỗi thời đại, tùy căn cơ tín chúng mà chư tổ triển khai một pháp môn tương thích. Khi Phật giáo Trung Hoa bàng bạc pháp môn Tịnh độ, chốn già lam gắn kết với nông nghiệp, việc trì bình khất thực không còn thích ứng; Từ vua quan đến thứ dân quen nghe đến việc hành thiện cầu phước, việc tạo tượng xây chùa đúc chuông là tiêu điểm để lập công bồi đức thì việc hướng nội tham thiền trở nên xa lạ, dành cho những bậc thượng căn trí tuệ. Từ đó, có sự phân cách giữa hành trạng tu tịnh và hành thiền, cứ như hai lãnh vực nầy không liên quan đến nhau. Do vậy, khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa, phủ nhận việc tạo 72 cảnh chùa của Lương Võ Đế thuộc về công đức, liền bị nhà vua xem Ngài là bọn ngoại đạo, vì không tương thích với truyền thống Phật giáo bản địa. chứng tỏ vua chưa hiều giữa phước đức và công đức, cũng có nghĩa Phật giáo lúc bấy giờ chú hướng đến ngoại tướng và cầu phước báu nhiều hơn chiều sâu của con đường giải thoát.
Sau kỷ nguyên Bồ Đề Đạt Ma, chư tổ triển khai Thiền phái qua nhiều dạng thức: Tổ sư thiền - khẩu đầu thiền – công án – đại thừa thiền – tối thượng thừa thiền – phản văn văn tự tánh – nhĩ căn viên thông, một số giòng phái như Liễu Quán, Thiên Thai, Trúc Lâm, Thảo Đường…và hiện nay có “Tri vọng chỉ vọng” – “Hiện pháp lạc trú” của những Thiền sư đương đại. Một số cố chấp kinh văn, xem những loại Thiền tự phát đều là ngoại giáo, bởi lẽ không có sự miên tục bắt nguồn từ khởi thủy. nhưng quên rằng: Thế gian pháp tức Phật pháp – vô lượng pháp môn tu. Nghĩa là bất cứ pháp môn nào hiện tại, đưa hành giả đến an lạc – trí tuệ và lòng từ phát triển đều là chánh pháp. Giáo lý Bắc truyền linh động uyển chuyển tùy đối cơ mà sanh pháp. Nếu chỉ duy nhất “ Minh sát tuệ” thì làm gì có “ Tu Bụi” ra đời làm gì có trạng thái “Thỏng tay vào chợ” !
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cỏi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng, làm điểm tựa cho niềm tin quảng đại quần chúng. Thế nhưng, lý tánh của A Di Đà vẫn biểu thị tự tánh trong mỗi chúng sanh, đó là tự tánh hay còn gọi là Pháp thân Vô Lượng Thọ- Vô Lượng Quang. Tử Thư Tây Tạng đi sâu vào chi tiết qua từng trạng thái cỏi trung giới khi mà thần thức chưa quyết định việc tái sanh. Một vị thầy hướng dẫn linh thức trải qua những kinh nghiệm về bardo, cho đến khi linh thức rơi vào tình trạng vô thức, bấy giờ ánh quang minh tự tánh xuất hiện. Có nghĩa trong mọi linh thức đều ẩn tàng ánh sáng chơn như. Tùy ánh sáng trong đục, mờ tỏ mà thần thức đầu thai vào cảnh giới đó. Ai Cập cũng có nói về Tử Thư, nhưng không chuyên sâu như Tạng Thư. Bằng kinh nghiệm và kỷ thuật hướng linh, một Guru có thể chuyển linh thức vượt thoát Tam giới.
1/ Hiện tượng lâm sàng: Y khoa ngày nay không còn lạ về hiện tượng chết lâm sàng. Người chuyên môn ngành y bảo đó là trạng thái giữa sống và chết. Trạng thái lâm sàng như thế, có thể vài giờ, vài ngày, thỉnh thoảng có những trường hơp hy hữu, người chết nhiều năm sống lại, trạng thái đó coi là hôn mê. Thường những cảnh trạng như thế người ta đo thân nhiệt, xác định điện tâm đồ ngưng họat động, riêng điện não đồ còn chút dấu hiệu yếu ớt chập chờn. Quyết định cuối cùng của y học, xác định một người thật sự chết là lúc toàn bộ cơ năng không còn hoạt động. Nhưng khoa học vẫn chưa giải thích được một người chết lâm sàng, sau khi sống lại, diễn tả những cảnh tượng khi thần thức lìa khỏi xác; có thể họ bảo đó là trạng thái ảo giác mà người chết nhìn thấy từ thế giới bên kia, nhưng làm sao giải thích cái thấy của nạn nhân những hoạt cảnh trong bệnh viện, nơi thân thể nạn nhân đang nằm, các y bác sĩ và những gì diễn ra chung quanh lúc nạn nhân vẫn còn hôn mê. Khoa học chưa giải thích được mặc dù hiện tượng chết lâm sàng đã có từ ngàn xưa. Về lãnh vực tâm linh, nhất là đối với tôn giáo cổ Ai cập cũng như Tây Tạng, chúng không phải là vấn đề xa lạ thiếu kiểm soát. Điều chúng ta muốn đề cập đến không phải vấn đề hồi sinh hay hồi dương, mà là trạng thức khi thần khí ra khỏi xác.
2/ Ánh sáng cuối đường hầm: Một số trường hợp chết lâm sàng, thường thấy mình chui qua đường hầm hẹp và tối đen, sau đó bềnh bồng trong không gian mênh mông hoặc vụt đi với một tốc độ kinh hãi không thấy đâu bờ bến. Một số vừa thoát khỏi đường hầm, gặp những người thân quen đã chết trước hoặc gặp cảnh trí tươi mát thanh thản. Cũng có người vừa thoát con đuòng hầm hẹp tăm tối, ra đến vùng sáng chói chang hoặc êm dịu. Những dạng hồi sinh như thế đều bị tác động tâm lý và thay đổi tính tình, cư xử tốt hơn, cuộc sống an phận và đạo đức hơn. Nơi đây, chú ý đến hai dạng hồi sinh, một, qua vùng tăm tối, gặp cảnh vật hoặc người thân quen, sống lại sẽ biết chan hòa hơn, hướng nội và có đức tin thầm lặng. Dạng khác, người hồi sinh sẽ phát kiến nhiều hiểu biết hơn, trí tuệ khác thường hoặc có năng khiếu đặc biệt nếu không rút mình vào ốc đảo tự thân để chiêm nghiệm thể nghiệm tâm linh sau khi trở lại từ vùng ánh sáng.
Dĩ nhiên một linh thức mang nặng ác nghiệp, khi xuất ra khỏi thân thể, khó mà nhận được ánh sáng ngay. Nghĩa là ánh sáng tự tâm bị ác nghiệp che khuất, vì trường năng lượng nhuốm màu ô trược đen tối bao phủ. Ánh sáng tâm thức tỏa sáng được gọi là hào quang. Ánh sáng đó, trường năng lượng đó mang điện tích âm, được duy trì bởi một phần tâm thức mà tín ngưỡng nhân gian gọi là vía, đây không phải là linh hồn. Thần thức gồm cả vía và phách. Vía nằm giữa Thần và Phách, Phách là âm tính của Thức. Đây là cái nhìn của Đạo học. Riêng Phật giáo, không chủ hướng đến Phách và Vía. Thần khí là dạng năng lượng của tâm thức. Tâm thức tồn tại thì sự sống tồn tại, sự sống tồn tại nhờ năng lượng vật chất sản sanh huyết và khí. Huyết là dạng vật chất thô, Khí là dạng năng lượng vi tế. Khí sung thì Thần mãn, Thần khí sung túc thì trí tuệ phát sinh. Năng lượng có hai dạng, một, từ vật chất phát sanh, hai từ năng lượng ngoại biên hỗ trợ tác thành. Do tiếp nhận và tiêu hóa vật chất trược thì sản sanh năng lượng ô trược, khó tiến hóa, có khuynh hướng xấu. Tiếp nhận và tiêu hóa vật chất thanh như thực vật dương tính thì thanh khí phát triển, tâm hồn trong sáng, có khuynh hướng đạo đức và lòng từ ái dồi dào. Tuy nhiên, tâm chủ đạo, nếu được rèn luyện hoặc tu tập, tâm có thể tác động đến khí huyết, phát sanh một trường năng lượng trong sáng, tột đỉnh của trường năng lượng sinh học của chư Phật, chư Thánh là trí tuệ phát quang. Đạo gia chú trọng luyện tinh để hóa Khí, luyện Khí để hóa Thần, luyện Thần để huờn Hư, Hư đây là chân tánh, là Tuệ tri. Ánh sáng của trí tuệ và ánh sáng của năng lượng sinh học khác nhau. Ánh sáng bức xạ của trường năng lượng vật chất thuộc loại vô cơ. Ánh sáng tâm thức hay năng lượng nghiệp thức thuộc loại hữu cơ. Thần thức lìa khỏi xác dù tạm thời hay vĩnh viễn đều mang theo năng lượng hữu cơ và vô cơ. Năng lượng vô cơ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu thân xác có thể hồi sinh. Khi thân xác hoàn toàn mất sự liên kết với thần thức thì năng lượng vô cơ chan hòa vào vũ trụ, năng lượng hữu cơ tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của nghiệp lực đối với một thần thức bình thường. Năng lượng hữu cơ của một bậc cực thiện sẽ là tuệ giác. Ánh sáng trí tuệ đó tồn tại vĩnh viễn, phủ trùm khắp không biên giới. Chư Phật, chư Bồ Tát Thánh Tăng là ánh sáng tuyệt đối của một tâm thức toàn giác. Đó là Pháp thân Vô Lượng Quang.
*
* *
Yoga, Tiên gia, Đạo học, huyền linh thần bí học, Cao Đài Tiên giáo và những phép luyện công đều tiến đến đẳng cấp thăng hoa tâm linh. Bởi Đạo Học Đông phương quan niệm “Nhất Bản tán vạn thù” theo thuật ngữ Phật giáo khởi niệm “vô minh sanh ra vạn pháp”, nghĩa là từ một gốc mà sanh ra vạn loại, muốn quy về nguồn cội, “vạn thù phải quy nhất bản”, tức là vạn pháp khởi xuất từ vô minh, phải quy về vô minh để hóa giải vạn pháp. Nhưng khi quy về “Nhất Bản” rồi thì “Nhất quy hà xứ”? Cái một sẽ về đâu? Đây là vấn đề mà hầu hết các bộ môn huyền linh tâm pháp cố gắng lập thành từng bước hóa giải. Đạo gia dụng tâm chuyển hóa kinh mạch lạc, bằng cách luyện đơn, kết Thánh thai với phương thưc phổ dụng là “Thủy hỏa ký tế” hoặc “Tiểu châu Thiên” hòa nhập với “Đại châu Thiên”; Yoga cũng kết hợp âm dương như khí công. Cổ thư Bà La Môn giáo tương thích là Atman và Bhraman. Tiểu ngã trở về hòa hợp với Đại ngã. Dĩ nhiên bộ phái như thế đều có pháp hành và quá trình trãi nghiệm cùng thể nghiệm. Trong khi đó, Kito giáo phổ truyền thì sau khi lìa đời, trở về hầu cạnh chúa nơi Thiên quốc mà không trao cho tín hữu chìa khóa của bí pháp rèn luyện thân tâm, hoặc kết hợp cùng Chúa làm một. Tuy nhiên, một số rất ít Giám mục tiếp cận được bí pháp bế quan để hòa nhập cùng Thánh thể là chuyện ngoại lệ do có duyên gặp những bí pháp từ các chân sư trao truyền. Yoga từ Hatha cho đến Raja trãi qua 11 cấp, nghĩa là từ loại thể dục đến hoạt dụng tâm linh đưa đến giải thoát đều theo một chuẩn mực nhất định, chuyển hóa thể chất đến tâm linh một cách nhịp nhàng:HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

Đặc tính của Chánh pháp


 

 


Giác Ngộ - Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.


Chánh pháp do Đức Phật giảng dạy có những đặc tính như sau:
Hiện kiến
Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, Đức Phật đã thấy rõ pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển là thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt là thấy rõ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.
Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển, thì trong đó Ngài đã thấy rõ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt thì ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rõ Diệt đế và Đạo đế. Do tu tập và thấy rõ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng nghiệm đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là có chứng ngộ và sự giải thoát ngay trong cuộc sống này.
Vô nhiệt
Pháp của Phật có hiệu năng làm tươi mát tâm hồn của những ai thực hành nó. Vì pháp ấy đối trị phiền não, mà phiền não là trạng thái làm cho thân tâm nóng bức, khó chịu và khổ đau. Một khi thân đã có những cảm giác khó chịu, thì nó sẽ tác động lên tâm và ngược lại tâm có những cảm giác khó chịu thì nó cũng tác động lên thân, cả thân lẫn tâm đều phát sinh ra những cảm giác khó chịu, và bệnh hoạn cũng có thể phát sinh ra từ những sự bực bội này.
Do đó, một hành giả thực hành pháp của Phật là để trừ bỏ bệnh hoạn của thân và tâm. Lại nữa, bệnh của thân phát sinh là do bốn đại chủng sinh hoạt mâu thuẫn nhau, tạo nên những cảm giác nóng lạnh bất thường, tạo nên những chuyển động của các cơ năng không đều đặn và từ đó chúng có thể phát sinh vô số bệnh lý. Nhưng tất cả những bệnh lý ấy đều bị tác động và ảnh hưởng bởi một tâm hồn bệnh hoạn như lo âu, sợ hãi, khiếp đảm, sầu muộn, sân hận, bất mãn, tham ái, ngu tối mà ra.
Bởi vậy, muốn loại trừ tất cả những bệnh hoạn của thân và tâm, thì hành giả phải thực hành pháp của Phật. Vì chính pháp của Phật là pháp đối trị bệnh hoạn của thân và tâm. Một khi thân và tâm của bất cứ ai không còn bệnh hoạn, thì người ấy có hạnh phúc, có an lạc, người ấy có đời sống của Niết-bàn ngay đây và bây giờ.
Thật vậy, con người chỉ có hạnh phúc và an lạc khi nào con người thật sự có được một thân tâm không tật bệnh, không phiền não. Nhưng, muốn có được một thân tâm như vậy, thì con người cần phải thực hành pháp của Phật. Vì pháp ấy có hiệu năng làm lắng đọng và tiêu tan tất cả những sự sầu muộn, lo âu, sợ hãi, bất mãn, tham ái, sân hận và u tối của tâm hồn.
Tóm lại, pháp của Phật có tính chất làm tiêu tan tất cả những bệnh hoạn, phiền não và đem lại sự tươi mát, an lạc cho những ai thực hành nó.
Ứng thời
Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Bởi do sự không bị hạn chế này, nên pháp của Phật thích ứng với tất cả mọi không gian và thời gian. Chẳng hạn, trong quá khứ các pháp do duyên mà khởi, trong hiện tại các pháp do duyên mà khởi và trong vị lai các pháp cũng do duyên mà khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp do Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích hợp trong mọi thời gian của thế gian này.
Pháp Duyên khởi do Đức Phật đã giảng dạy, không những ở nơi này các pháp cần có duyên mới sinh khởi, mà ở nơi kia, các pháp cũng cần phải có duyên mới sinh khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích ứng với mọi không gian của thế gian này.
Lại nữa, mọi chúng sanh sinh ra trong quá khứ đều bị những hình thái khổ đau như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, như sanh, già, bệnh, chết, cầu mong mà không được là khổ đau phát sinh... Những chúng sanh sinh ra trong hiện tại, hay trong vị lai cũng như bất cứ ở đâu trong cõi đời này cũng đều bị chi phối như vậy cả.
Do đó, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trên thế gian này, Đức Phật đều nêu rõ Khổ đế. Và Khổ đế là một sự thật hiển nhiên của các chúng sanh ở thế gian này.
Lại nữa, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong thế gian này, sau khi Đức Phật đã nêu rõ ra Khổ đế, Ngài lại tiếp tục chỉ rõ những nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Tập đế.
Như vậy, Đức Phật nói về Khổ đế và Tập đế là nói về nhân duyên, nhân quả làm sinh khởi sự khổ đau của thế gian. Bởi pháp mà Đức Phật đã nêu rõ như vậy, pháp ấy không bị hạn chế bởi bất cứ thời gian nào và không gian nào của thế gian này vậy.
Lại nữa, sau khi Đức Phật đã nêu rõ những nhân duyên, nhân quả tạo nên sự khổ đau của thế gian, Ngài lại tiếp tục nêu rõ nhân duyên, nhân quả xuất thế gian, đó là Diệt đế và Đạo đế. Diệt đế là kết quả tất yếu do sự tu tập Đạo đế mà thành tựu. Khổ đế và Tập đế đã được Đức Phật thuyết giảng, nhằm nêu rõ lý do mà thế gian bị trói buộc trong sự khổ đau. Đạo đế và Diệt đế được Đức Phật thuyết giảng nhằm nêu rõ con đường và hướng dẫn cách thoát ly sự khổ đau cho chúng sanh để đến nơi hạnh phúc an lạc. Bởi, pháp mà Đức Phật đã chỉ rõ con đường thoát ly sự khổ đau như vậy, pháp ấy không bị giới hạn bởi bất cứ thời gian và không gian nào.
Vì sao như vậy? Vì trong quá khứ, tất cả chúng sanh đã bị khổ đau và tất cả đều có khát vọng giải thoát. Trong hiện tại, tất cả chúng sanh đang bị khổ đau và tất cả đều đang có khát vọng giải thoát. Trong vị lai, tất cả chúng sanh sẽ bị khổ đau và tất cả đều sẽ có khát vọng giải thoát. Và không những chúng sanh ở nơi đây mà bất cứ ở đâu trên thế gian này cũng đều như vậy cả. Do tất cả chúng sanh hiện hành trong không gian và thời gian trên thế gian này đều bị khổ đau và đều có khát vọng giải thoát khổ đau, nên pháp của Phật nói ra, pháp ấy có tính thích hợp với mọi không gian và mọi thời đại của tất cả chúng sanh vậy. Do pháp của Phật có tính như vậy, nên gọi là ứng thời.
Dẫn đạo
Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có tính cách hướng đạo, dẫn đạo, đưa đường, cụ thể và thực tiễn không mơ hồ.
Thật vậy, trước khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, có những đệ tử lậu hoặc chưa hết, liền thương tiếc khóc lóc, nhưng Ngài đã bình thản dạy bảo rằng: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Như Lai tự khẳng định sự hiện hữu của Ngài là người dẫn đường cho chúng sanh về nơi giác ngộ, và giáo pháp Ngài dạy hẳn nhiên cũng phải mang đầy những tính chất như vậy. Nghĩa là giáo pháp của Phật do Ngài chứng nghiệm mà nói ra, pháp ấy có tính dẫn đạo, có tính khơi mở, chỉ bày, thực dụng để giác ngộ và hội nhập.
Bởi vậy, trong kinh Đức Phật đã dặn đi, dặn lại nhiều lần với các đệ tử của Ngài rằng: “Các con hãy nương tựa pháp, hãy lấy pháp làm bậc Đạo sư của chính mình”.
Như vậy, trong lời dạy của Đức Phật, chúng ta thấy rằng, pháp với Ngài là một, pháp hiện hữu là Ngài hiện hữu, và Ngài hiện hữu là pháp hiện hữu. Nên, Ngài hiện hữu như một bậc Đạo sư, thì pháp của Ngài hiện hữu cũng hàm ngụ những tính chất ấy.
Vậy, pháp của Phật hiện hữu là để hướng dẫn cho những ai muốn đi đến đời sống giải thoát và giác ngộ; muốn đi đến cuộc sống có trí tuệ và tình thương.
Nói gọn lại, pháp của Phật có tính chất hướng dẫn thực nghiệm, để đi đến đời sống an lạc, giải thoát cho đời này và đời sau, cho bất cứ ai muốn thực hành nó.
Cận quán
Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy không phải để tranh cãi, không phải để lý luận, không phải để suy luận. Vì trong kinh Thánh Cầu (Trung Bộ I), Đức Phật dạy: “Pháp do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ có Người trí mới thấu hiểu...”.
Như vậy, người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật đã dạy: “Pháp của Ta giảng dạy là để thực hành, chứ không phải để nói”. Vậy, những ai đến với đạo Phật là để thực hành pháp của Phật, chứ không phải đến với đạo Phật để mà nói về đạo Phật. Nếu một người chuyên nói về đạo Phật, mà không thực hành đạo Phật, người ấy có thể là con vẹt, là cuốn băng, là tủ đựng sách... người ấy hiển nhiên không phải là nguồn sinh lực của đạo Phật, nên sự an lạc, giải thoát và giác ngộ không bao giờ có mặt nơi họ và người ấy vẫn bị triền miên với những khổ đau mà thôi.
Do đó, pháp của Phật có tính cách cận quán, nghĩa là pháp ấy có tính thực hành, chiêm nghiệm và để an trú vào đời sống giải thoát.
Trí giả nội chứng
Như trong kinh Thánh Cầu, Đức Phật nói: “Pháp do Ngài chứng đạt, pháp ấy chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu”. Thật vậy, kẻ ngu si thì tham ái dục, tham danh lợi, chấp ngã sâu nặng, khó mà nhận thức rõ được chân lý, và rất khó mà từ bỏ được tính chấp thủ của họ.
Bởi vậy, trên thực tế, kẻ có trí tuệ thì hết tâm thương yêu và xây dựng cuộc đời, thường đem lại hạnh phúc an ổn cho đời. Trái lại, kẻ ngu si thường đem tâm nhiễu hại cuộc đời, họ không những đem lại sự đau khổ và bất an cho chính họ, mà còn đem lại sự đau khổ và bất an cho kẻ khác.
Lại nữa, người có trí tuệ thì luôn luôn khai mở để cho mọi người thấy rõ chân lý. Trái lại, kẻ ngu si thì thường làm cho chân lý khuất lấp và hay phỉ báng những điều hay lẽ phải.
Do đó, đối với giáo pháp cao thượng, kẻ ngu si không dễ gì tiếp cận, huống nữa là thực hành để có được sự nội chứng. Trái lại, người có trí tuệ thì đối với pháp của Phật, họ sẽ tiếp cận một cách dễ dàng, khi nghe Đức Phật nêu rõ chân lý một cách minh thị. Họ không còn nghi ngờ gì nữa, khi nghe Đức Phật dạy rằng: Đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo. Hoặc nói rằng, khát ái, vô minh, chấp thủ năm uẩn là tự ngã... đó là những tác nhân, tác duyên của mọi sự khổ đau.
Và họ cũng không nghi ngờ gì nữa, khi nghe Đức Phật dạy rằng, các pháp do duyên sinh thì không có tự tính, chúng sinh động, vô thường và không thực hữu. Chúng chỉ tồn tại trong sự tác động qua lại hỗ tương, và chúng hiện hữu trong vòng nhân duyên, nhân quả vô tận. Và họ không còn nghi ngờ gì nữa về pháp Bát chánh đạo, là con đường dẫn đến hạnh phúc, an lạc Niết-bàn.
Bởi, đời sống của trí tuệ là như vậy, nên pháp của Phật đã được người trí tiếp cận và thực hành bằng đời sống nội quán của chính họ.
Pháp hay Dharma còn có nghĩa là trí tuệ, nên người nào chứng nghiệm được pháp, người ấy được mệnh danh là có trí tuệ.
Bởi vậy, Đức Phật là người đầu tiên trong cõi đời này chứng ngộ được pháp, nên Ngài được mệnh danh là bậc Trí Tuệ ở trong đời. Và người đầu tiên dẫn dắt mọi người đi trên con đường trí tuệ. Bởi pháp của Phật có tính chất như vậy, nên pháp ấy được chứng ngộ bởi người trí. Và người được gọi là có trí tuệ, khi nào kẻ ấy chứng ngộ được pháp.
Pháp của Phật do có những tính chất đã được đề cập ở trên, nên bất cứ ai thực hành nó, đều có thể phát sinh đời sống trí tuệ và có sự giải thoát ngay trong cuộc đời này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

Sunday 30 October 2011

HT Thích Tâm Châu Dàn Hòa: Hồi Phục Lại GHPGVNTN
(10/31/2007) (Xem: 5021)
Trong khi Giáo Hội PGVN Thống Nhất đã chính thức tan vỡ, với các văn bản ký tên các cấp cao nhất, trong đó quy chụp nhiều chức sắc giaó phẩm cao cấp là “cơ hội,” làm “biến tướng Bát Chánh Đạo” và “làm nghiêng ngửa giaó hội”, với “âm mưu dập tắt tiếng nói giáo hội trên địa bàn qúôc tế” và chính thức giaỉ tán các cơ chế địa phương ở hải ngoại, bản văn Tâm Thư Ngỏ phổ biến hôm Thứ Ba 30-10-2007 từ Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới, với ngôn ngữ hàn gắn lại các mảnh vỡ Giáo Hội PGVNTN.
HT Tâm Châu đưa ra một số đề nghị ngừng “binh-khí miệng lưỡi” để ráp các mảnh vỡ lại. Bản văn của vị thầy từ lâu vẫn đứng ngoài GHPGVNTN, nhưng được tôn kính từ mọi phía, viết như sau.
TÂM THƯ NGỎ
Kính gửi : Quý Ngài và Quý vị :
- Lãnh-đạo Văn phòng II Viện Hóa Đạo,
- Lãnh-đạo Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất Hải-Ngoại tại các châu-lục,
- Quý vị đại-diện các cơ-quan truyền thông, báo chí,
- Chư tôn Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni, đồng bào, đồng hương, Phật-tử.
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,
Từ sau ngày 8 tháng 9 năm 2007, Giáo-Chỉ số 9, nâng cấp Văn Phòng II Viện Hóa Đạo tại Hải Ngoại của Hòa-Thượng Tăng-Thống Thích-Huyền-Quang Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất ra đời tới nay, tạo nên nhiều xúc-động, nhiều ngôn-từ có vẻ thiếu bình tĩnh, coi như không có lợi cho ai và cũng không đưa lại sự thuận lợi cho vấn đề điều chỉnh tổ chức.
Nay, chúng tôi xin gửi lời thỉnh an chư vị Tôn-Túc, chư Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni cùng Quý liệt vị, và xin có đôi lời tâm huyết, thô thiển như sau.
Khi được xem Giáo-Chỉ số 9 của Hòa-Thượng Thích-Huyền-Quang, chúng tôi bị xúc động cao độ, không ngờ, lại có sự việc xẩy ra như vậy! Nhưng, lấy lại bình tĩnh, chúng tôi cho đây chỉ là một “Thông Điệp Cứu Nguy” hay là một “Chúc Thư Dự Phòng” mà thôi. Chúng tôi tin tưởng, sự thực, nó sẽ là như vậy !
Giờ đây, muốn góp một phần nhỏ vào sự ổn định, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu Quý Ngài và Quý vị, vì sự sống còn của tổ chức Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất, cũng như vì sự tự do, hạnh-phúc của nhân dân Việt-Nam, tất cả chúng ta hãy bình tâm, hỷ xả mọi chuyện, không dùng những binh-khí miệng lưỡi – như trong kinh thường diễn tả – để phiền trách, phẩm bình nhân vật này, nhân vật nọ, mà chúng ta hãy dành sự điều chỉnh tổ chức Phật-Giáo cho những vị có trách nhiệm.
Chúng tôi xin có vài ý-kiến nông cạn được trình bày :
1)- Đối với Hòa-Thượng Thích-Hộ-Giác, Chủ-Tịch Văn Phòng II Viện Hóa-Đạo, chúng tôi biết Hòa-Thượng là người vì đạo, là nạn nhân không hơn không kém cho Giáo-Hội, Hòa-Thượng hãy trực tiếp điện đàm với chư Tôn-Đức lãnh-đạo Giáo-Hội tại Hoa-kỳ và tại các châu-lục, để Quý Ngài hiểu rõ tình cảnh Giáo-Hội trong hiện tại và tìm phương thức điều-chỉnh.
2)- Quý Ngài lãnh đạo Giáo-Hội Thống Nhất tại các châu-lục, hiểu rõ hiện tình Giáo-Hội Thống Nhất trong nước, nhất tâm hoan hỷ, tán đồng việc nâng cấp Văn Phòng II Viện Hóa Đạo lên hàng trên, với trách-vụ :
a)- Trực tiếp liên hệ, nhận lãnh chỉ thị của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo trong nước.
b)- Liên-lạc, phổ biến và nghị-hội các Phật-sự với Giáo-Hội Thống Nhất các châu-lục.
3)- Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại các châu-lục, với pháp-lý của địa phương không có gì thay đổi. Nhưng, vị Hội-chủ hay Chủ-Tịch của Giáo-Hội địa phương mang thêm một chức-vị “Tổng-Ủy-Viên Liên-Lạc”, để liên lạc với Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.
4)- Chức vị Tổng-Ủy-Viên Liên-Lạc đối với chức-vụ của Hòa-Thượng Thích-Hộ-Giác trong Giáo-Hội Thống Nhất tại Hoa-Kỳ, cũng như Hòa-Thượng Thích-Như-Huệ trong Giáo-Hội Thống Nhất Úc-đại-lợi và Tân-tây-lan, tương đối dễ dàng hơn, vì Quý Hòa-Thượng đương trong cương vị đứng đầu Giáo-Hội. Còn Giáo-Hội Thống Nhất tại Âu-châu và Giáo-Hội Thống Nhất tại Canada, chúng tôi cầu mong hai Ngài đem tâm hoan hỷ, uyển chuyển một chút là thành tựu tốt đẹp. Ví dụ, cung thỉnh Hòa-Thượng Thích-Minh-Tâm lên ngôi vị Chủ-Tịch Hội-Đồng Giáo-Phẩm Giáo-Hội Âu-châu và cung thỉnh Hòa-Thượng Thích-Trí-Minh đảm trách chức-vụ Chủ-Tịch Giáo-Hội Âu-châu kiêm Tổng-Ủy-Viên Liên-Lạc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ; Thượng-Tọa Thích-Bổn-Đạt hoan hỷ lên ngôi vị Chánh-Thư-Ký Hội-Đồng Chứng-Minh Giáo-Hội Canada và cung thỉnh Thượng-Tọa Thích-Thiện-Tâm đảm trách chức-vụ Chủ-Tịch Giáo-Hội Thống Nhất Canada kiêm Tổng-Ủy-Viên Liên-Lạc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo. Nếu được như vậy, chúng ta không phải thêm một tổ chức Thống Nhất mới.
5)- Chúng tôi mong mỏi, tất cả chúng ta không nên nói, không nên nghe những lời phẩm bình về xu-hướng của nhân vật nọ, nhân vật kia. Và, cũng xin các nhà tranh đấu cũng vui lòng, không nên dùng trí suy tưởng, phẩm bình, gán ghép cho vị nọ, vị kia, cảm thấy, không có lợi gì cho sự đoàn kết của mọi giới.
6)- Khi không khí an tịnh đối với Giáo-Hội Thống Nhất được trở lại bình thường, Hòa-Thượng Chủ-Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo nên triệu tập cuộc họp các vị Lãnh-đạo Giáo-Hội các châu-lục, để thông cảm, hóa giải và cùng nhau bàn bạc Phật-sự chung cho Giáo-Hội Thống Nhất trong nước và ngoài nước.
Nguyện cầu Tam Bảo từ-bi chứng minh gia-hộ chướng-duyên, pháp-nạn của Giáo-Hội được thoát khỏi, nguyện vọng của Giáo-Hội được thành-tựu và mọi người được vui vẻ.
Làm tại chùa Liên-Hoa, Charlotte, ngày 30 tháng 10 năm 2007
Kính thư,
(Ấn ký)
Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu
Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới
1978 Rue Parthenais, Montréal, QC. H2K-3S3, Canada, Tel: (514) 525-8122
2176 Rue Ontario Est, Montréal, QC. H2K-1V6, Canada, Fax: (514) 521-9446.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
TẬP SỐNG HẠNH BUÔNG XẢ

Thích Minh Dung


An lạc và hạnh phúc là điểm mơ của cuộc đời mà con người ai cũng mong mỏi để đạt tới. Những nhà xã hội, chính trị, tôn giáo... tất cả mọi cố gắng của họ cũng không ngoài mục đích mang lại sự bình an và hạnh phúc cho cuộc đời. Hoặc sự vượt biên hoặc sự miệt mài trong các trường đại học hoặc phải làm hai hay ba việc trong một tuần của bạn cũng không ngoài ý muốn trên.

Tất cả mọi cố gắng của bạn để làm sao mình có được danh phận và đồng tiền. Vì hai sự kiện này rất cần thiết trong một đời sống có an lạc và hạnh phúc. Những cao sang vật chất đóng phần rất quan trọng cho một đời sống ổn định. Để từ đó, bạn cảm thấy mình bớt âu lo và sợ hãi hơn. Do vậy, bạn cần phải kiên trì học hành, vươn lên trong cuộc sống và nỗ lực làm việc. Mọi suy nghĩ tiêu cực và oán ghét cuộc đời thường dễ đưa bạn đến sự hủy diệt sự sống và chẳng giúp gì nhiều cho bạn có được một tâm hồn an lạc và hạnh phúc.

Bạn đang chăm chỉ học hành và làm việc. Đời sống bạn tạm ổn về mặt kinh tế, nhưng bạn vẫn thường thấy mình có nhiều khổ đau và phiền muộn. Đành rằng vật chất, bằng cấp, kiến thức và danh phận đã giúp bạn có thật nhiều hạnh phúc nhưng có nhiều thứ khác bạn thiếu lưu ý đã tạo những phiền muộn cho bạn không ít. Như một căn nhà cao sang, bạn trang trí nhiều bức tranh đẹp và những tiện nghi nhưng cùng một lúc bạn lại mang vào nhiều rác rến và gai gốc. Chính những gai gốc này đã làm cho bạn mất đi thật nhiều sự trang nhã và cao sang của căn nhà. Nếu bạn biết học hỏi và thận trọng hơn để ngăn ngừa những phiền muộn có thể xảy ra bất cứ lúc nào chung quanh bạn như rác rến kia thì quả thật bạn là người sung sướng nhất thế gian này.

Có bao giờ bạn tự suy nghĩ đến những sự việc nào mà nó làm tiêu hủy an lạc và hạnh phúc mà bạn đang vun xới không? Ngoài những điều trên bạn đang miệt mài, còn cách nào bạn có thể xây dựng một đời sống với nhiều an lạc và hạnh phúc? Đây là hai câu hỏi thật là quan trọng giúp cho bạn thực hiện một đời sống bình an và ý nghĩa.

Có nhiều lý do từ bên ngoài và bên trong tâm hồn, đã tạo cho bạn khổ đau không ít. Chẳng hạn, bạn phải sống với một người mà bạn không thích. Bạn phải nghe những điều mà bạn thật sự không muốn nghe. Bạn bị vu oan một cách cay nghiệt. Bạn giận giữ một ai lâu ngày trong lòng. Bạn ray rứt, ăn năn một lầm lẫn. Bạn ích kỷ và rất thờ ơ trước sự đau khổ của người khác... Tất cả những sự việc này như là những ngọn lửa cao hực cháy trong lòng bạn. Vậy thì làm sao mà bạn có được an lạc và hạnh phúc cho dù bạn đang có thừa đời sống vật chất. Những thứ này không khác gì những con vi trùng ung thư đang tiêu hủy những hồng cầu của bạn. Bạn phải tìm thấy những nguyên nhân đưa đến sự phiền muộn một cách thường trực thì bạn mới có thể chuyển đổi được sự khổ đau. Cũng từ đó, bạn mới tìm ra phương pháp nào để đối trị nó được. Bạn muốn thật sự có an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống, thực hành pháp buông xả là một bí quyết giúp bạn có nhiều niềm vui cho chính bạn và những người chung quanh.

Hạnh Buông Xả là gì? Buông xả là buông bỏ. Bạn buông bỏ mọi phiền muộn từ bên ngoài và chính bên trong tâm bạn. Bạn buông bỏ sự ích kỷ và nhỏ mọn. Bạn rủ bỏ nó như rủ bỏ một chiếc áo rách và nhớp nhúa lâu ngày. Tất cả chúng là những mùi tanh đang bám vào người bạn. Bạn phải chiêm nghiệm chúng một cách sáng suốt và thẳng thắn xác định rằng, phiền muộn là khí độc đang bao trùm lấy bạn, bạn phải dứt khoát buông bỏ. Buông bỏ được thì an lạc đến. Bạn lưu ý cho rằng khổ đau và an lạc là hai mặt trái và phải của một bàn tay. Chúng luôn luôn đi theo dạng tỷ lệ nghịch với nhau. Khi bạn có nhiều an lạc thì khổ đau ít xuất hiện và ngược lại. Như một ly nước, nếu bạn cho nhiều màu xanh thì màu trắng mất. Làm thế nào bạn có thể tập hạnh buông xả trong đời sống hàng ngày.

1. Hãy tập buông xả với chính bạn trước: Ta là nơi nương tựa của chính ta. Đức Phật thường hay khuyên chúng ta như vậy. Bạn phải trở về chiêm nghiệm và thực tập nơi chính con người bạn. Chính bạn đã tạo cho bạn phiền muộn không ít. Bạn phải tập buông bỏ những khổ đau trong tâm hồn do chính bạn gây ra. Bạn thực tập hạnh buông xả tức là bạn đang thực tập hạnh từ bi—thương yêu. Bạn phải ý thức một cách sáng suốt rằng chính bản thân bạn cũng là một sinh mạng như bao nhiêu sinh mạng khác. Hãy tập thương yêu ngay từ chính bạn. Hãy tập thương yêu để buông xả, trong ấy những vấn đề mà bạn thường gây ra như sau:

a. Sự ân hận dai dẳng: Trong những sinh hoạt thường ngày, bạn thường làm những điều phiền muộn đến những người chung quanh một cách vô tình hay cố ý. Nhưng sau đó bạn cảm thấy ăn hận vô cùng. Nhận biết lầm lỗi chính mình là cửa ngõ đầu tiên cho mọi thánh thiện trong cuộc sống. Không biết mình làm điều sai thì làm sao có thể sửa đổi được. Hành động sám hối của bạn chỉ có thể xảy ra khi nào bạn thật sự đón nhận lầm lỗi của mình một cách tha thiết. Nhưng sau khi ăn năn xong thì bạn cần phải buông xả ý niệm ray rứt triền miên trong thời gian qua đó. Vì, nếu bạn cứ tiếp tục ôm giữ sự ân hận ấy thì chẳng mang lại cho bạn một chút an lạc nào cả. Như một chiếc áo đã giặt sạch, bạn không nên vô tình giày vò nó để tạo nên những nhàu nát đáng tiếc.

Bạn lưu ý cho rằng, buông xả tâm lý ân hận dai dẳng không có nghĩa là đồng lõa với mọi sự dễ dãi. Bạn phải thật thận trọng để quan sát những hoạt động của tâm lý bạn trong chiều hướng này. Một khi ý niệm dễ dãi để cho một lầm lỗi trôi qua thì bạn không thật sự có nhiều ân hận. Đã không có nhiều ân hận thì làm gì có sự buông xả. Đây là một sự dễ dãi và bạn lại khởi đầu cho một ác nghiệp mới chồng lên ác nghiệp cũ. Như, làm cho một người khác đau khổ vì lời nói thiếu từ tâm của bạn. Bạn biết nó sai và bạn hời hợt dễ dãi bảo rằng, thôi thì hãy quên chuyện ấy đi. Buông xả sự ân hận dai dẳng ở đây không nằm trong ý đó. Vì rằng, bạn không có chút mảy may gì ray rứt việc lầm lỗi của bạn. Hai tiếng buông xả chỉ được phát xuất bằng tất cả lòng tha thiết thành khẩn và ăn năn chính bạn.

Một đêm thật khuya, sau khi hoàn tất mọi công việc đèn sách hoặc những chuyện khác, bạn ngồi yên lặng trên giường hay nơi phòng khách với tư thế trang nghiêm, nếu được bức tranh đức Phật thì tốt. Thế giới lúc này thật tĩnh lặng và chỉ còn lại bạn và đức Phật thôi. Bạn trình bày với Phật về sự việc lầm lẫn của bạn và nó đã mang lại cho bạn thật nhiều ân hận và khổ đau trong tâm hồn. Bạn thành khẩn sám hối. Bạn tha thiết đọc câu thần chú Án Ma Ni Bát Di Hồng hay niệm bất cứ một danh hiệu Phật nào để cầu xin Phật lực làm tiêu trừ tội lỗi của bạn vừa qua. Nếu bạn thật sự ăn năn thì nước mắt bạn sẽ dâng trào hoặc một cảm giác lành mạnh chạy khắp trên thân hình của bạn. Bạn cúi đầu đảnh lễ đức Thế Tôn và cũng chính trong lúc ấy bạn quyết liệt rủ bỏ tâm lý ân hận đã bám chặt trong lòng bạn trong suốt thời gian qua. Sự an lạc và hạnh phúc đang đến với bạn.

b. Buông xả lòng ích kỷ: Sự ích kỷ sẽ làm cho tâm hồn bạn nghèo nàn và cô lập với thế giới chung quanh. Chia xẻ sự khổ đau của những người chung quanh sẽ giúp cho đời bạn có nhiều niềm vui hơn và được nhiều người kính trọng hơn. Khó có ai mà ghét bạn một khi bạn tỏ ra rất cảm thông với họ. Như trong trường học, bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi một thầy giáo thông cảm được bạn là người Á châu và ngôn ngữ bạn không phải là tiếng Mỹ. Bạn học cởi mở cõi lòng bạn. Sống vì người khác và cho người khác cũng có nghĩa là sống cho chính mình. Phật Thích Ca vì thương yêu mọi người, Ngài đi truyền đạo từ thôn quê đến phố thị suốt năm mươi năm dưới nắng trời của xứ Ấn Độ. Thánh Gandhi dù bị hạ sát, nhưng ông chắc rất an vui trong sự nghiệp hy sinh cho đất nước của ông. Người Mỹ càng ngày càng tham gia vào các công tác xã hội từ thiện. Việc làm ấy đã làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn. Năm 1993, chỉ trong một đêm quyên góp thôi mà tổ chức cứu giúp các em bé tật nguyền ở Mỹ đã quyên hơn năm trăm triệu Mỹ kim. Muốn buông xả lòng ích kỷ, bạn cần phải tập sống đời hy sinh và thương yêu.

c. Buông xả sự nóng giận: Nóng giận là điều mà con người ai cũng đầy ắp cả. Cả nhà tâm lý học xã hội học Mead và phân tâm học Freud nghĩ rằng sự nóng giận của con người là do học lấy từ hoàn cảnh chung quanh mà phát triển. Điều ấy không hoàn toàn đúng lắm. Vì một đứa bé sinh ra vài ngày, chúng ta vẫn thấy nó có dấu hiệu nóng giận rồi. Sự nóng giận đã theo ta từ nhiều đời nhiều kiếp, chứ không phải mới ngày hôm nay. Nóng giận đã làm sụp đổ đến sự liên hệ giữa các quốc gia, tổ chức, bạn bè, gia đình và ngay cả trong tình yêu nữa. Bạn có nhiều nóng giận tức bạn gây nhiều oán thù và chắc chắn bạn sẽ có nhiều khổ đau. Sự nóng giận của cựu Tổng Thống Bush trước thân nhân của những chiến binh mất tích tại Việt Nam đã làm giảm thiện cảm rất nhiều quần chúng Mỹ đối với ông. Sự nóng giận khởi lên thì bạn khó có thể kiềm chế được những lời nói hòa nhã và bạo hành thường xảy ra.

Mỗi khi bạn biết mình sắp nóng giận bạn lập đi lập lại câu "tôi đang nóng giận" và bạn hít thật sâu vào trước khi thở ra. Và đó là một trong những cách bạn thực tập buông xả nóng giận trong lúc nóng giận. Bạn vẫn có thể thực tập nó trong những lúc mình không nóng giận. Như khi dùng bữa ăn chiều không vừa ý, bạn hỏi lòng bạn có bực dọc nhiều lắm không. Khi người yêu của bạn trễ hẹn vào chiều thứ sáu cuối tuần, trong lúc đang chờ đợi, bạn tập hỏi tôi có giận nhiều không. Mỗi sự lập lại như vậy của bạn là giúp bạn khả năng quán sát và kiểm soát tâm mình. Nó sẽ tạo một năng lực làm suy yếu sự bộc phát của nóng giận một khi bạn gặp việc. Khả năng rủ bỏ sự nóng giận, không mang lại một hạnh phúc và thanh cao tuyệt vời trong đời sống bạn lắm sao.

d. Buông xả sự kiêu ngạo: Sự kiêu ngạo sẽ làm cho mọi người ghét bạn và xa lánh bạn. Nó không giúp ích một chút nào trong đời sống an lạc và hạnh phúc của bạn. Decarte bảo rằng, trong một phiên họp có nhiều thành phần trí thức khác nhau và mỗi người phát biểu mỗi kiểu, không có nghĩa là người này hơn người kia mà là mỗi người hướng dẫn một ý thức khác nhau. Trong cộng đồng xã hội, mỗi người có một trách nhiệm và đóng góp riêng cho sự tồn vinh của nó. Ý nghĩ độc tôn là một ý nghĩ rất ngây thơ và khờ khạo. "Tôi gặp bất cứ người nào họ cũng hơn tôi mặt này hay mặt khác" đây là một câu nói đầy từ ái của danh nhân phương tây mà bạn cần phải suy gẫm. Một nhà tu khó có thể xuất sắc về chính trị và ngược lại nhà chính trị đâu thể nào am tường một đời sống nội tâm và triết lý tôn giáo. Ai hơn ai. Sự kiêu ngạo phát xuất từ sự miệt thị người khác. Đời người thì ngắn ngủi, kiến thức chúng ta thật là hạn chế, tài năng cũng chỉ rất giới hạn trong một lãnh vực nào đó thôi. Chúng ta rất dốt nhiều thứ. Vậy thì có đáng kiêu ngạo để gây thương đau cho chính ta và những người chung quanh ta.

2. Buông xả phiền muộn từ người khác mang đến: Trên kia là bạn học buông xả những điều bất an do chính bạn gây ra. Không chỉ vậy, bạn cũng cần sự buông xả những phiền muộn từ người khác mang đến cho bạn. Nếu bạn đã tập tha thứ cho chính mình thì bạn cũng dễ dàng tha thứ cho người khác. Điều này không khó lắm đâu. Người khác mang đến cho bạn phiền muộn, nếu bạn khôn ngoan, bạn không nắm lấy nó lâu và nó sẽ đi qua rất lẹ. Ngược lại, sự bất an và phiền muộn càng lúc càng gia tăng thêm. Một kẻ không nhà lang thang trên đường phố bỗng dưng mắng nhiếc bạn vào một sáng thứ bảy trong shopping. Bạn căm hờn ông ta. Bạn tìm cách trả thù. Nếu bạn không bận tâm lời của một kẻ khốn mạt như thế thì bạn thấy lòng mình thư thái hơn. Trong đời sống gia đình, giữa cha mẹ, anh chị em, bạn thường gặp nhiều xung đột phiền toái. Bạn cứ giữ mãi trong lòng từng lời nói, từng cử chỉ, từng hành động mà người khác làm phật lòng bạn. Thân bạn nhỏ quá mà bạn muốn vác nhiều hòn đá phiền muộn như vậy thì làm sao bạn có thể sống được. Hơn nữa, bạn thấy chung quanh bạn toàn là kẻ thù không thôi mặc dù họ là những người rất thân yêu bạn. Điều ấy làm tiêu hủy một hoàn cảnh đẹp và thiêng liêng nhất trong đời bạn. Đức Phật khuyên bạn, mọi phiền muộn người khác mang đến bạn, như họ mang đến cho bạn một món quà, nếu bạn không nhận lấy thì gói quà ấy ắt về họ. Hãy trả lại mọi bất an cho những ai đã mang đến bạn. Lòng bạn sẽ trong vắt và thơ mộng như bầu trời xanh.

Tóm lại, bạn đang ao ước có được một đời sống thật an lạc và hạnh phúc. Bạn đang nỗ lực ở trường và ở sở. Bạn đang tập tha thứ chính mình. Bạn đang mở lòng để chia xẻ sự sống với những người chung quanh. Bạn buông xả mọi chuyện không vừa lòng mà người khác mang lại cho bạn. Bạn đang thật sự có an lạc và hạnh phúc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
LÒNG TỪ CỦA CHA MẸ



Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật (Phật tử).

Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham… Con đường từ vị trí một đứa con phàm phu tiến đến nơi chốn của người cha trí đức cao dày, là con đường dài xa vời vợi, không thể nghĩ bàn, vì có thể ngắn trong gang tấc mà cũng có thể đi suốt những kiếp số vô tận của thời gian. Không thể trong ba tạng kinh mà bàn nói hết được, huống chi vài ba dòng của ngôn ngữ đời thường.

Nhưng hãy trở lại vấn đề lòng từ bi của Phật đối với chúng sanh, hay lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Đây là một ví dụ sống động, cụ thể, đối với những người đã từng là cha mẹ, và tất nhiên là rất mơ hồ mông lung đối với những người chưa hề có kinh nghiệm sinh dưỡng và nuôi dạy con cái. Những người ấy, là những Tăng ni đồng chơn xuất gia, sống đời phạm hạnh. Cũng có thể kể thêm một số trường hợp đặc biệt khác là trường hợp những người thế tục không thể có con, hoặc không muốn có con, hay vì lý do nào đó, chưa muốn có con. Không có kinh nghiệm thương yêu con cái thì nếu muốn phát khởi và ban rải lòng từ bi đến với người khác hay chúng sinh khác một cách bình đẳng, vô điều kiện—như là cha mẹ đối với con cái—tất phải thực tập. Phương pháp thực tập ấy của hành giả đạo Phật, căn bản thì có “từ bi quán” (một trong ngũ đình tâm quán), ở mức rộng sâu hơn thì phát triển toàn mãn bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Ở cảnh giới ấy, lòng từ bi đối với tha nhân và chúng sinh là vô hạn, ngay cả tình thương của cha mẹ đối với con cái cũng không thể nào sánh được. Nhưng chưa đạt đến thì ở giai đoạn thực tập, với cương vị và tâm cảnh của người xuất gia đồng chơn phạm hạnh nói trên, khó mà khởi động thứ tình cảm đòi hỏi sự thực nghiệm bản thân, là tình cảm cha mẹ. Tình cảm ấy tràn đầy một cách tự nhiên, gần gũi, thuần túy gia đình, gắn bó từ máu huyết, không chứng nghiệm bằng cả thể xác lẫn tinh thần thì không thể cảm thấu trọn vẹn. Thế nên, trừ khi hành giả đạt đến trình độ vô ngã, thực chứng trọn vẹn bốn tâm vô lượng, còn không thì vẫn tiếp xử với chúng sanh bằng một lòng thương tuy cũng to lớn, nhưng không thoát khỏi những điều kiện và giới hạn.

Có lẽ vì vậy mà Mục-kiền-liên trở thành nhân tố quan trọng để đức Phật khai thị một con đường cứu khổ lợi sinh bằng phương thức quán tưởng khác, dựa trên tình cảm của người con đối với cha mẹ thay vì ngược lại. Như thế, để thực hiện con đường bồ-tát, cứu độ chúng sinh với lòng thương yêu vô hạn và không phân biệt, người xuất gia khởi đi bằng tình cảm thương yêu và báo hiếu đối với cha mẹ đời này, rồi từ cha mẹ đời này, liên tưởng đến cha mẹ nhiều đời, và từ cha mẹ nhiều đời liên tưởng đến vô lượng vô số chúng sanh trong khắp ba cõi và ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tất cả đều là cha mẹ.

Còn những người thế tục thì thế nào? Chúng ta đã có sẵn câu trả lời, không cần đắn đo suy nghĩ: cũng thực tập thương yêu kẻ khác, chúng sinh khác, như là cha mẹ của mình, y như cách thế mà tôn giả Mục-kiền-liên đã làm. Nhưng thực tế cho thấy, hiếu cảm và lòng thương yêu của người con dành cho cha mẹ rất giới hạn. Cha mẹ thương con, nghĩ đến con thường xuyên hơn là người con thương nghĩ đến cha mẹ. Chính vì vậy mà kinh điển nhà Phật cũng như các tôn giáo khác, hoặc các nền văn hóa đạo đức khác nhau ở đông cũng như tây phương đều không ngớt kêu gọi, nhắc nhở, khuyến khích con cái về lòng hiếu thảo và sự thương tưởng đến cha mẹ. Kinh Phật thường khuyên nhắc sự báo hiếu, tức là nhằm giáo dục khuyến hóa những người con. Tây phương có ngày dành cho cha và cho mẹ rất trang trọng, nhưng không cần phải có một ngày đặc biệt dành cho con cái. Là con thì cần phải nhớ, thương, nghĩ đến ân đức cha mẹ mà báo đền. Còn đối với cha mẹ thì không cần phải kêu gọi nhắc nhở gì cả, bởi vì tình thương của cha mẹ dành cho con là không giới hạn, và không gián đoạn. Hầu như tất cả thời gian, và trọn cuộc đời, tâm tư và tình cảm của cha mẹ đều dành cho người con.

Là một người đã từng làm cha trước khi xuất gia và chứng thành đạo quả, cố nhiên đức Phật đã cảm nhận sâu sắc tình phụ tử mà ngài dành cho La-hầu-la, con ngài; do đó, khi so sánh lòng từ bi của Phật dành cho chúng sinh với lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con cái, ngài đã nói sự thực nghiệm của ngài: tấm lòng của bậc đại giác, cũng như của người cha. Đó là kinh nghiệm thật, sống động, không phải lý thuyết suông. Sự so sánh như thế cũng gợi ý cho ta một phương pháp thực tập, lấy con cái làm đề mục quán tưởng, liên tưởng, và lấy lòng thương của cha mẹ làm chất liệu, làm động lực thúc đẩy, từ đó mở ra cánh cửa của lòng từ vô hạn.

Có thể nói là chưa có giáo chủ, hoặc những nhà lãnh đạo của tôn giáo nào nâng vị trí của cha mẹ đến chỗ cao tột như là trong Phật giáo. Kinh Phật nói, gặp thời kỳ không có Phật, có thể thờ cha kính mẹ trong nhà, cũng được phước báo như cúng dường Phật; cha mẹ còn sinh tiền cũng không khác chi Phật còn tại thế. Không còn so sánh nào xứng đáng hơn. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng tất cả các so sánh đều mang tính tương đối: chỉ mượn cái mình biết để mô tả, hình dung về cái chưa biết. Như vậy, Phật và cha mẹ chỉ tương đồng ở một mặt nào đó thôi. Phật không thể thay thế cha mẹ, và ngược lại, cha mẹ cũng không thể thay thế Phật. Chỉ có tính cách thương yêu con không điều kiện và không giới hạn của cha mẹ là điều đáng trân trọng, khắc ghi, cần học hỏi; còn ngoài ra, cha mẹ vẫn là những con người bình thường, sống trong thế giới của phiền não, uế trược, cũng có hỉ, nộ, ái, ố như ai. Có những bậc cha mẹ thường trách cứ người con tội bất hiếu, cho rằng một khi chúng lập gia đình, sinh dưỡng con cái thì quên cha mẹ, chỉ lo cho gia đình của chúng. Trách như vậy thì cũng có nghĩa là tự trách, vì cha mẹ cao cả cũng đã từng là những người con bất hiếu, chỉ biết chăm lo và thương yêu chồng (vợ) con mà lãng quên cha mẹ của mình (ông bà nội, ngoại). Cái mâu thuẫn ấy, là thực tế nói lên giới hạn của con người thế tục. Cha mẹ chỉ có thể là Phật, là bồ-tát, đối với chính những đứa con của mình mà thôi.

Dù sao, ngần ấy tình thương, so với lòng từ bi của Phật thì không lớn, nhưng đối với những người con, là biển, là trời cao rộng, thật quá đầy đủ để sống, vươn lên, và đi suốt đoạn đường trăm năm của chúng trên cuộc đời đầy hương sắc tình yêu mà cũng không thiếu những cạm bẫy, chông gai, những tình cảm tráo trở, lọc lừa, man trá, từ cá nhân hay từ tập thể.

Trên tất cả những tình cảm thế nhân là tình cảm cha mẹ. Lòng thương của cha mẹ dành cho con là lòng từ bi của bồ-tát đối với chúng sinh. Lòng thương ấy không phân biệt con đẹp hay xấu, hiền hay dữ, thông minh hay ngu độn, ngoan ngoãn hay cứng đầu… Cha mẹ chỉ biết thương. Ngay cả đứa con tật nguyền, bệnh hoạn, nằm vạ suốt đời, cha mẹ vẫn thương, chăm sóc từng li từng tí, ôm hôn, vỗ về, nựng nịu, tưng tiu như viên ngọc quí. Cha mẹ luôn là bóng mát, là chỗ dựa cho con trong mọi hoàn cảnh. Cha mẹ nghĩa là như thế, là nơi mà đứa con, dù đã có tóc bạc trên đầu, vẫn có thể tự nhiên quay về để nũng nịu, vòi vĩnh, đón nhận tình thương và tấm lòng bao dung cao cả.

Ở nhà, tài sản cha mẹ để lại cho con có khi to lớn, có khi chẳng bao nhiêu, có khi không có gì; nhưng gia tài thương yêu thì vô hạn. Ở đời, chúng sanh cũng khao khát một thứ gia tài từ bi, cứu khổ như thế từ Phật và những vị bồ-tát. Những ai muốn học hạnh Phật để thương yêu tất cả chúng sinh, có thể khởi đầu bằng cách học từ cha mẹ. Tình thương yêu ấy không bến bờ. Có thể gọi đó là lòng từ bi. Lòng từ bi mà diễn giải và chú thích theo chân nghĩa của Phật giáo thì rộng lắm, nói không cùng. Nhưng chúng ta có thể sà vào lòng cha mẹ để thương và được thương, sẽ cảm nhận tính cách bao la của từ bi mà ta muốn trang trải cho kẻ khác như thế nào.

Bồ-tát thương chúng sinh không thể khởi bất cứ một ý niệm phân biệt, so sánh nào. Giống như cha mẹ đối với con cái, chỉ có một thứ tình thương. Thương kẻ hiền trí, thuần thục đã đành; thương và đối xử bình đẳng với người hiểm ác, bất lương mới là khó. Nhưng cha mẹ làm được đối với con cái thì bồ-tát cũng phải làm được đối với chúng sinh.

Đức Đạt-lai lạt-ma, người được tôn sùng như là hóa thân của bồ-tát Quán-thế-âm theo truyền thống Tây-tạng, nói rằng khi thực tập trải rộng lòng từ bi, trước hết hành giả phải thực tập với những người “dễ thương,” như cha mẹ, con cái, anh chị em, bạn bè thân, các thiện tri thức, người hàng xóm tốt bụng… rồi sau đó, mới tiến đến giai đoạn thực tập gay go hơn, đó là thương yêu một đối tượng nào mà trong cuộc sống thực tế, là một kẻ “đáng ghét’ của mình, của mọi người.

Không thương được đứa con hư thì không phải là cha mẹ; cũng vậy, không thương yêu được kẻ xấu ác thì không thể gọi là bồ-tát.

Hơn ba mươi năm trước, khi còn bé xíu, tôi nghe được một câu chuyện ẩn dụ sâu sắc trong một buổi thuyết pháp của một vị giảng sư. Rất tiếc vị giảng sư này không nói là câu chuyện trích dẫn từ kinh sách nào, hoặc có nói nhưng tôi không nhớ.

Chuyện kể rằng, ở làng nọ có một con rắn độc to lớn, thường cắn người hại vật, ai gặp cũng hãi sợ né tránh. Một hôm có nhà sư đi ngang, rắn định tấn công nhưng thấy ông bình tĩnh không kinh khiếp mà còn tỏa ra một thứ tình thương không bến bờ đối với nó, rắn qui phục xin được giáo hóa để chuyển kiếp. Nhà sư dạy rắn về lòng từ bi và nhẫn nhục, không tổn hại đến mạng sống kẻ khác. Dạy rồi, nhà sư tiếp tục lên đường du hóa. Rắn ở lại theo lời thầy dạy, không cắn người, không ăn thịt loài thú khác, chỉ ăn rau cỏ. Bọn trẻ chăn trâu trong làng ban đầu gặp rắn cũng sợ hãi bỏ chạy, nhưng sau nhiều lần, thấy rắn có vẻ hiền lành và không có ý cắn, chúng hết sợ; không những vậy, còn quay trở lại ném đá, đánh đập rắn đến độ thương tích đầy mình. Rắn nhớ lời nhà sư, không tỏ bất cứ thái độ hằn học, dữ dằn nào, chỉ nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn của lũ trẻ. Một ngày, nhà sư lại có dịp đi qua làng, thấy rắn nằm bất động bên đường với thương tích đầy mình, nhà sư hỏi: “Con sao lại ra nông nỗi này?” Rắn than khóc: “Thưa thầy, chính vì lòng từ bi nhẫn nhục mà con phải chịu sự tấn công hành hạ của kẻ khác như thế này. Con không muốn tổn hại bất cứ ai nên lại bị mọi người hiếp đáp.” Nhà sư nói: “Con lầm rồi. Từ bi nhẫn nhục không có nghĩa là thụ động như đất đá để hứng chịu sự tấn công của kẻ khác. Với nhẫn nhục, con có thể chịu đựng mọi bất hạnh và bất trắc trong đời mà không khởi niềm oán hận; với từ bi, con luôn thương yêu và không làm tổn thương đến kẻ khác. Nhưng con có thể tỏ một thái độ nào đó để tự vệ, để kẻ khác biết rằng con có khả năng và bản lĩnh để giết họ nhưng vì lòng từ bi, con không làm. Tuy thế, con cũng không nhất thiết phải để họ hại con đến mức phải tuyệt mạng.” Nghe lời nhà sư, sau này mỗi lần bị lũ trẻ xúm lại bức hại, rắn phùng mang, trợn mắt, nhe răng khiến cho chúng hãi sợ mà tránh xa. Từ đó, rắn được yên thân, giữ được mạng để tu hành.

Đó là câu chuyện nghe được từ hơn ba mươi năm trước. Cách đây mười năm, tôi cũng đã kể lại câu chuyện này trong một tác phẩm truyện dài. Sở dĩ nhắc đến ba mươi năm và mười năm, là muốn nói dù thời gian thế nào, đối với tôi, ý nghĩa và phương thức thực hiện lòng từ bi cũng không thay đổi.

Khi cần thiết, người con Phật có thể cất lên một tiếng nói của lẽ phải. Tiếng nói ấy phát xuất từ lòng từ bi, không phải bởi niềm sân hận. Vì lòng từ bi mà lên tiếng bênh vực những kẻ không phương tự vệ. Vì lòng từ bi mà lên tiếng khuyến hóa kẻ ác, điều chỉnh những sai lầm của họ. Tất cả đều vì lòng từ bi muốn làm lợi ích cho tha nhân. Giống như cha mẹ dạy con khi hư: thương mà dạy. Không đánh đòn, la trách, kết tội bất hiếu chỉ vì con không làm theo ý mình. Kẻ ác đối với người con Phật giống như lũ trẻ vui thích đánh đập rắn. Nếu không làm bạn để tìm cơ hội cảm hóa lũ trẻ, rắn cần lánh đi để không bị hại; nếu không lánh được, có thể nhe răng, trợn mắt để tự vệ. Nhưng rượt đuổi lũ trẻ đến tận cùng làng xóm thì đã đi quá mức cần thiết rồi; không còn là một biểu hiện để tự vệ hay bảo vệ kẻ khác, mà chỉ là sự manh động khởi xuất từ lòng sân hận, hiểm ác, tâm lý báo thù.

Cậu bé thật kháu khỉnh. Tôi biết và làm quen với cậu khi cậu mới mười tháng tuổi, còn đi chập chững. Đến lúc ba cậu mang đến gửi tôi giữ hộ để đi làm xa, cậu đã được mười bốn tháng. Ban đầu tôi cũng ngại, vì chưa có kinh nghiệm làm cha, làm sao biết chăm sóc. Nhưng chỉ một vài ngày thì đã quen. Một vài ngày đầu, có khi cũng sinh bực bội, khó chịu, đến nỗi tôi phải bật lên tiếng than với vài người bạn. Sau một tuần, sự quấn quýt, nũng nịu, cũng như tiếng khóc của cậu bé đã hoàn toàn chiếm ngự tôi, chuyển hóa tôi, làm bừng tỏa trong tôi tất cả tình thương của một người cha. Tắm rửa, thay tã, pha sữa, hâm sữa, cho bú, mớm ăn, bồng ẵm, đùa giỡn, dắt đi chơi, ru ngủ… tất cả những gì tôi làm, ngày cũng như đêm, đều tràn ngập lòng thương. Khi cậu bé làm điều hư, tôi học theo cách giáo dục của người tây phương, chỉ dùng ngón tay trỏ khẽ nhẹ trên bàn tay của cậu bé, vừa khẽ vừa dạy, dù cậu bé chưa biết nói. Nhưng cũng có khi rất bực bội vì cậu bé không chịu nghe, cứ thường vặn lò bếp, tôi có ý muốn xử phạt nặng hơn thay vì dùng ngón trỏ gõ nhẹ trên bàn tay làm sai. Tôi nói, giọng có pha chút giận, “con à, tại sao cứ vặn lò bếp hoài vậy! Đưa tay đây.” Cậu bé ngơ ngác đưa bàn tay mũm mĩm ra cho tôi. Chỉ mới tưởng tượng là sẽ dùng chiếc đũa khẽ trên bàn tay ấy thôi, thì nước mắt tôi đã chực rơi rồi, không thể đánh phạt được, dù là đánh phạt với lòng thương dạy con. Tôi biết ba mẹ thương tôi biết dường nào.
Sau hai tháng, tôi đưa cha con cậu bé ra phi trường. Cậu bé có vẻ linh cảm được sự chia xa. Suốt những giờ còn lại, cậu buồn, không cười. Trước khi chia tay ở phi trường, tôi hôn lên trán cậu; cậu cũng hôn lại trên má tôi. Tôi ứa lệ và thấy đau thắt trong lòng.Tôi biết ba mẹ tôi cũng đã từng nhớ thương tôi biết bao khi tôi xa gia đình, xa biền biệt phương trời từ những ngày thơ ấu.

Cảm ơn ba mẹ đã là những vị bồ-tát đầu đời của con. Lòng từ bi của ba mẹ đã dạy con rất nhiều và đã hướng dẫn con điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Khi làm cha, dù chỉ là cha nuôi, con mới thực sự cảm nhận được thế nào là sự bao la, không bến bờ của tình thương ba mẹ; và cảm nhận được thế nào là lòng từ bi của những vị bồ-tát. Lòng từ bi ấy tỏa đến đâu, mang lại sự trong mát, dễ chịu đến đó.

Con biết ba mẹ thương con, không đòi hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, và cũng chưa hề một lần trách con bất hiếu. Nhưng ở phương xa, con vẫn muốn làm một điều gì đó để báo đền. Có lẽ chỉ cần một điều đơn giản thôi, giữ được lòng từ của mình đối với kẻ khác, như là ba mẹ đã thương yêu con suốt đời vậy. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

Mẹ Là Bóng Mây Của Con

ĐINH THỊ HẢI YẾN


Khi con xem Đại đức Thích Thiện Thuận giảng ý nghĩa của tình mẹ qua chủ đề "BÓNG MÂY" con thật sự rất cảm động. Thầy từng nói khi mẹ mình khóc thì chắc chắn mẹ đã chịu rất nhiều đau khổ thì nước mắt mới chảy. Con đã chứng kiến mẹ con khóc...

Mẹ khóc rất nhiều, lúc đó thực sự con thương mẹ lắm và con rất đau lòng, nhưng con không biết phải làm sao để an ủi mẹ. Con chỉ biết ôm mẹ và rơi lệ cùng mẹ.



Đại Đức THÍCH THIỆN THUẬN tại Botanic Garden - Chicago 2006


Ngày xưa gia đình mẹ rất nghèo, ông ngoại của con lại bỏ gia đình mà đi, để bà ngoại con vừa làm mẹ vừa làm cha để nuôi năm người con gái, sáu mẹ con nương tựa nhau mà sống, nhưng từ khi bà ngoại của con qua đời ở Hoa Kỳ, thì mọi thứ trở nên rất tệ. Lúc ngoại bệnh mẹ và ba người dì của con bay qua đó để nuôi ngoại. Có những lúc mẹ con trực ở bệnh viện một mình, mẹ đã khóc rất nhiều vì cách đây chỉ vài tuần mẹ con cùng các dì vừa làm lễ "Mừng Thọ cho Bà" vậy mà giờ đây ngoại lâm bệnh nặng. Mẹ kể cho con nghe là lúc mẹ qua đây ngoại con rất mừng và tối nào bà cũng mở cửa phòng từng người và đếm đủ năm người con thì Bà mới an tâm đi ngủ. Lúc mẹ con phải về Việt Nam, mẹ nói với ngoại là: "Dú ơi, tụi con về, dú có buồn không?" Ngoại con trả lời là: "Buồn chớ, nhưng biết làm sao bây giờ!". Mẹ con khóc và hỏi Bà hãy về cùng mọi người nhưng Bà không đồng ý; vì Bà nói phải ở đây một năm nữa cùng người con gái út, chừng nào tụi con qua đây lần nữa thì mẹ sẽ về. Mọi người chuẩn bị ra sân bay, mẹ con nhìn thấy ngoại đứng ở đằng sau cánh cửa nhìn mọi người chuẩn bị về, mẹ con đã chạy lại ôm ngoại và khóc rất nhiều, thế là tất cả mọi người đều khóc.

Vậy mà bây giờ ngoại lại nằm trên giường bệnh và trước lúc ngoại mất ngoại đã mở mắt ra, nhìn thấy đông đủ năm đứa con gái và ngoại đã mất. Lúc mẹ con về xem bài giảng của Thầy, mẹ con đã khóc, khóc rất nhiều, con cũng đã khóc vì nghĩ mẹ thật tội nghiệp vì mẹ con đã mất đi một người mẹ. Tại sao mẹ con lại bất hạnh đến như vậy, con càng thương mẹ hơn. Bên cạnh đó là những rạn nứt tình cảm chị em của mẹ con, mấy dì của con đã giận nhau chỉ còn lại một mình mẹ đứng giữa mọi người. Thường cuối tuần con mới về nhà vì phải đi học ở xa. Lúc ăn cơm con cảm thấy tâm trạng của mẹ rất buồn, con hỏi nhưng mẹ ko trả lời, đến tối mẹ con đi thắp hương con đã bắt ghế ngồi xuống và hỏi mẹ. Con mới biết dì của con và mẹ vừa mới có một mâu thuẫn và mẹ vừa khóc vừa nói với con: con cố gắng học đi nếu lỡ mai này mẹ ko còn thì cũng học vấn để nuơng tựa... Con đã khóc lúc đó con chỉ muốn sà vào lòng mẹ. Thật tình con không hiểu tại sao khi bà ngoại vừa mất thì tình cảm giữa chị em của mẹ lại trở nên như vậy. Từ hôm mẹ khóc thì mỗi tối mẹ đều vào chùa tụng kinh, con nghĩ bây giờ chỉ có đi chùa và nương nhờ cửa Phật thì có thể mẹ sẽ hết buồn. Tối hôm nay con cùng đi chùa với mẹ, khi về tới nhà mẹ con đến chỗ để hình của ngoại và nói: "Ngoại ơi con nhớ ngoại lắm!" mẹ đã hôn lên tấm hình của ngoại. Từ nhỏ mẹ con đã cho con nghe và xem rất nhiều kinh phật nhưng con thích nhất là nghe cuộn băng "Ý NGHĨA VU LAN" và bây giờ con lại rất thích nghe bài giảng “BÓNG MÂY” của Thầy Thiện Thuận, con đã nghe rất nhiều lần vậy mà không tài nào cầm được nước mắt.



Đại Đức THÍCH THIỆN THUẬN tại Botanic Garden - Chicago 2006


Có một buổi chiều khi đi học về con lại bắt bài giảng của Thầy nghe, con đã điện thoại về nhà và nói với mẹ: "Mẹ ơi mẹ có biết tại sao hôm nay con điện về nhà không? Vì bây giờ con rất nhớ mẹ..." Hình như khi nghe con nói mẹ lại khóc nên con nói: "Thôi mẹ đừng khóc, ngày mai con về nhà rồi mà". Và chiều ngày hôm sau con về nhà, con đã hôn mẹ rất nhiều, càng ngày con cảm thấy yêu mẹ hơn, yêu cha hơn và hơn hết con rất yêu gia đình này.

Con rất cám ơn Thầy, vì Thầy đã làm cho con hiểu hơn về mẹ mình. Thật lòng con cám ơn Thầy và tất cả các Thầy đã có những bài giảng rất hay.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
Nguồn Gốc Về

Màu Vàng Của Chiếc Cà Sa



"Từ nhiều thế kỷ, một kiến thức thiên bẩm rõ rệt về chất hóa học vô cơ đã cho phép các nhà sư Phật giáo sản xuất được những chiếc cà sa, tiện lợi, hợp lý có màu vàng tươi sáng rực rỡ lâu phai. Vậy thì họ đã dùng chất gì để nhuộm?" Những chiếc y vàng có màu sắc riêng biệt đặc thù của giới Tăng sĩ Phật giáo chủ yếu được làm bằng loại vải bông thô nhuộm trong một dung dịch đặc biệt lấy từ gỗ cây "Jak"- tiếng Việt Nam gọi là cây mít.


* Paramita và sự bố thí hoàn toàn:

"Jak"- một từ Sanskrit - là một loại cây rất hữu dụng. Nó là nguồn cung cấp một loại trái cây to màu xanh lá cây nhạt, vỏ sần sùi có bày bán ở khắp các chợ ở châu Á. "Jak" hay "Mít" có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tại xứ Ấn, giới tu hành còn đặt cho nó một biệt danh là cây "Paramita". Sau đó, cây này được đem trồng ở Trung Hoa và các nước Đông- Nam châu Á. Khi sang Việt Nam, do lối nói tắt của người Việt mà từ "Paramita" biến thành từ "Mít" cho tới ngày nay. Tiếng Ấn Độ, từ "Paramita" (Ba-la-mật) nghĩa là "qua bờ bên kia", và danh từ này có liên hệ đến trí tuệ Bát nhã đem lại sự giải thoát và con đường tu theo phương tiện Lục độ ba la mật để đạt đến sự giải thoát. Sở dĩ người Ấn Độ gọi cây "Jak" là cây "Paramita" vì tính chất "cung ứng hoàn toàn" hay "bố thí hoàn toàn" của cây. Người Anh không hiểu có dùng sai từ "Jak" hay không mà lại gọi trái mít là "Jackfruit"- Có lẽ để liên hệ đến "sự cung ứng hoàn toàn" họ ghép chữ Jack trong cụm từ "Jack of all trades"- người đa năng, đa dụng, việc gì cũng làm được- với từ fruit thành "Jackfruit". Do "tính chất cung ứng hoàn toàn", cây "paramita" cho bóng mát, trái sống đem luộc làm các món ăn, trái chín cho múi ngọt như mật, hạt luộc ăn như bánh "snack", mủ cây làm keo dán, lá khô làm phân, thân gỗ làm nhà, đền, chùa... Phần lõi cứng lâu năm nếu được xử lý theo kỹ thuật xưa làm các đầu xà cong vút sẽ bền nhiều thế kỷ.


* Thuốc nhuộm vàng lấy từ gỗ mít

Các nhà sư dùng gỗ những cành mít lớn băm nhỏ ra, bỏ vào nồi lớn chế nước vào hầm kỹ cho chất thuốc nhuộm màu vàng tan ra rồi chắt ra đem đun trong một nồi khác. Qui trình nhuộm y gồm 20 bước riêng biệt bao gồm vài lần nhúng vào dung dịch màu có hòa tan những tạp chất khác nhau. Những chất này tuy có nhiều tên địa phương khác nhau nhưng những tên gọi địa chất là: đá đô-lô-mi-ơ (đá vôi có ma-nhê và các-bô-nát), đất đỏ và những chất tương tự. Các nhà hóa học xác định chức năng của chúng như là chất thuốc hãm màu và những chất lọc. Hỗn hợp thuốc nhuộm như thế sẽ làm cho màu không phai sau vài lần giặt đầu tiên. Sau đó người ta dùng kỹ thuật làm mịn vải, sạch lông bằng những chất làm mềm để mình vải không làm sướt da các nhà sư mặc nó.


Theo quan điểm của Đông phương, màu vàng tượng trưng cho trí tuệ và tình thương. Nhưng đằng sau sự kiện về màu y vàng lại ẩn chứa một nền văn hóa và lịch sử phi thường. Theo quan điểm Phật giáo, việc nhuộm y là một biểu tượng mang ý nghĩa về sự phi giá trị. Màu vàng của y là màu của trí tuệ giải thoát, vượt lên trên mọi ý niệm trần tục của những màu sắc thế gian. Đó là màu của sự bất hoại để xác định cho người phàm tục biết rằng người mặc nó không gợi nên một giá trị nào về sự thu hút của trần gian. Những hình thức và nghi thức về việc đắp y là một phương thức đặc biệt để xác định hệ thống đức tin của người mặc có nguồn gốc từ những "Sramana"- những du Tăng đầu đà khổ hạnh của Ấn Độ thời xưa. Truyền thống này y cứ theo tích đức Phật Thích Ca lấy vải liệm ở khu nghĩa địa làm y phục có ý nghĩa hạn chế những ham muốn vật chất để đạt đến sự thăng hoa và bất tử của tinh thần. Nhiều khi, những mảnh vụn vải liệm được khâu lại thành một áo choàng không tay thô sơ bằng chỉ làm từ sợi gân của sống lá dừa. Mặc áo này có cảm giác như mặc áo bằng giấy nhám vậy.

Qua thời gian, khi giới Tăng sĩ dần dần trở nên định cư hẳn tại một tu viện hay tịnh xá thay cho đời sống du phương tự do, người ta định ra một màu chuẩn và những cấu trúc ráp nối các mảnh vải để xác định thứ bậc tu hành hay tông phái mà nhà sư tùy thuộc.

Ngày nay, ngoài sắc y vàng mà mọi người thấy ở khắp nơi, còn có y màu nâu đỏ chủ yếu được các nhà sư xuất thế ẩn dật mặc. Ở Thái và đặc biệt ở Cam-pu-chia các Ni cô xuất gia mặc y phục toàn trắng mà tiếng Khơ- me gọi là "Daun- chi".

Khi đức Phật chủ trương từ bỏ những ham muốn trần tục và đề xướng con đường Trung đạo, ánh đạo vàng của Ngài đã tỏa sáng như màu sắc thanh thoát cao thượng của chiếc y vàng. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
Làm sao gặp Phật ?



Qua hình tướng tìm Phật

Qua âm thanh tìm Phật

Làm vậy là sai đường

Làm sao gặp được Phật?

Trong mùa Phật Đản năm nay, nhân dịp làm lễ kỷ niệm Đức Phật Thích Ca sinh ra trên thế gian này, để cứu độ chúng sanh, hãy thử suy nghĩ: chúng ta đã từng gặp Phật chưa? Nếu chưa, chúng ta làm sao gặp Phật? Có phải đợi sau khi chết rồi, vãng sanh tây phương cực lạc, mới gặp được Phật chăng? Có phải chỉ có Phật Tử mới gặp được Phật chăng?

Hoặc có phải chăng: tất cả chúng ta có thể gặp Phật, ngay trên thế gian này, ngay trong cõi đời này, bất luận người đó là Phật Tử, hay không là Phật Tử, bất luận người đó tại gia hay xuất gia? Dường như ai ai cũng có các thắc mắc này, vậy chúng ta hãy lần lượt cùng nhau tìm cách trả lời dựa theo giáo lý của đạo Phật.

Hầu như mọi người Phật Tử đều biết lịch sử Đức Phật Thích Ca: Ngài đản sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, được gọi là Thái Tử Tất Đạt Đa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ, thuộc nước Ấn Độ bây giờ. Ngài lớn lên, cưới vợ, sinh con, cũng như bao nhiêu con người khác trên thế gian. Rồi nhân những chuyến ra khỏi hoàng cung, nhận thấy các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử, của kiếp con người, cho nên Ngài quyết tâm xuất gia tu hành, tìm đường giải thoát và thành đạo dưới cội bồ đề. Sau đó, Ngài chuyển pháp luân, thuyết pháp cứu độ chúng sanh trong 50 năm, cuối cùng nhập niết bàn ở vườn Ta La. Như vậy, Đức Phật Thích Ca đã nhập niết bàn, chúng ta đi tìm Phật ở đâu, làm sao chúng ta gặp được Phật?

Thực ra, chúng ta chẳng cần đi tìm Phật ở đâu xa, chẳng cần phải qua Ấn Độ, hay vào chùa mới gặp Phật. Phật luôn luôn ở trong cuộc đời, ngay trên thế gian này, hiện hữu khắp nơi, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên xử dụng con mắt trí tuệ, để quan sát những gì tiềm ẩn bên trong, hoặc ý nghĩa của những việc làm. Nơi các tôn tượng chư Phật, con mắt trí tuệ được tượng trưng bởi viên ngọc quí ở giữa chặn mày, luôn luôn chiếu sáng, mang ý nghĩa: tuệ đăng thường chiếu, tức là ngọn đèn trí tuệ thường chiếu sáng, còn đôi mắt thịt, luôn luôn khép lại, không duyên theo cảnh trần. Tuệ đăng thường chiếu nghĩa là con người sống luôn luôn tỉnh thức, không bị mê mờ, không bị dục lạc thế gian lôi cuốn, sống trong thế gian, nhưng không phiền lụy, cũng chẳng khổ đau. Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả mọi loài chúng sanh. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, không hạn hẹp trong trăm năm của một kiếp con người.

* * *

Trong cuộc sống hằng ngày, khi tiếp xúc giao thiệp với mọi người chung quanh, chúng ta thường nhìn người đời bằng cặp mắt thịt, trong kinh sách gọi là nhục nhãn, cho nên chỉ nhìn thấy được hình tướng bên ngoài của con người, phân biệt nam nữ, cao thấp, đẹp xấu, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, mập ốm. Chính vì con người có cái nhìn phân biệt như vậy, cho nên cảm thấy phiền não và khổ đau nhiều hơn là an lạc và hạnh phúc. Tại sao vậy?

Bởi vì, khi có cái nhìn phân biệt như vậy, con người chỉ thấy chung quanh toàn là chúng sanh, cho nên khởi tâm thương ghét, làm cho cuộc sống đảo điên, tâm trí bất an. Chẳng hạn như khi gặp người nào đẹp đẽ, hạp nhãn, hay gặp vật gì quí giá, hiếm hoi, thì sanh lòng tham lam, ưa thích ngắm nhìn, muốn chiếm hữu làm của riêng. Toại nguyện thì hả hê, thích thú, bằng không được như ý, thì sanh tâm oán thù, ghét bỏ, bực dọc, tức tối. Chẳng hạn như gặp người nghèo hèn, ít học, thì sanh tâm khinh khi, kỳ thị, rẻ rúng, còn gặp người giàu sang, học thức, thì thèm muốn, ước mơ, nịnh bợ. Chẳng hạn như gặp người mập ú thì cười, gặp người gầy ốm thì chê. Con người thường có ước mơ muốn được bình yên, nhưng tâm trí cứ chạy theo cảnh trần đời như vậy, lăng xăng lộn xộn cả ngày, suốt tháng, quanh năm, làm sao cuộc sống bình yên, an vui cho được?

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: "Ly nhứt thiết thướng, thị danh thực tướng". Nghĩa là: Khi nào lìa bỏ được tất cả các hình tướng bên ngoài, không chấp vào nhân dáng thế này thế khác, chúng ta mới có thể nhận ra thực tướng của tất cả mọi người. Thực tướng đó là gì? Thực tướng đó chính là con người chân thật của tất cả mọi người trên thế gian này. Con người chân thật đó đồng nhất, không khác, không phân biệt nam nữ, già trẻ, lớn bé, màu da, sắc tộc, quốc gia, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, giai cấp, xuất xứ, kiến thức, học lực, bằng cấp.

Mọi người đều có thực tướng đồng như nhau, chỉ vì mê ngộ không đồng, nghiệp chướng khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài có khác. Chẳng hạn như: Người tham gian thì cặp mắt láo liên, đảo điên, đảo qua, đảo lại. Người sân hận thì cặp mắt trợn trừng, tóe lửa, dữ dằn. Người si mê thì cặp mắt lờ đờ, khờ khạo.

Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, cầu an cầu siêu, cầu được bình an, cầu sang cực lạc, cầu đủ thứ chuyện, cầu cho sung sướng, biểu diễn hình tướng, không còn gì khác! Không phải như vậy! Tu theo đạo Phật là phải thúc liễm thân tâm, chuyên cần chăn trâu, con trâu tâm ý, đừng để chạy rong, ngông cuồng phá phách, giẫm đạp ruộng người, húc đàng đông xông đàng tây, từng giây từng phút.

Tu theo đạo Phật là phải tìm ra con người chân thật, hay giác ngộ thực tướng của chính mình. Thực tướng đó bất sanh bất diệt. Ngộ được thực tướng thì thoát ly sanh tử luân hồi, theo đúng lời dạy của tam thế thập phương chư Phật. Còn con người bằng xương bằng thịt, trong kinh sách gọi là tấm thân tứ đại, chỉ tồn tại hơn kém trăm năm là nhiều!

Trong khi bình thường, hai người tánh tình giống nhau, hòa đồng, nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự, không khác. Khi có biến cố xảy đến, người biết tu tâm dưỡng tánh, giữ gìn được sự bình tĩnh thản nhiên, không khởi tâm tham lam, không khởi tâm sân hận, không khởi tâm si mê. Nếu người nào hoàn toàn giữ gìn được bản tâm thanh tịnh, trong mọi hoàn cảnh trên thế gian, trước những bát phong của cuộc đời, dù được hay mất, dù khen hay chê, dù vinh hay nhục, dù sướng hay khổ, tâm tánh vẫn luôn luôn bình tĩnh thản nhiên, luôn luôn mỉm nụ cười an nhiên tự tại, người đó chính là một vị Phật.

Một vị Phật không phải từ trên trời giáng xuống, không phải từ lòng đất chui lên. Một vị Phật tùng địa dũng xuất, như trong Kinh Pháp Hoa dạy, nghĩa là từ nơi tâm địa của mỗi con người chuyển hóa mà thành, chuyển hóa từ xấu xa thành tốt đẹp, chuyển hóa từ tâm tham sân si ô nhiễm, trở về bản tâm vốn thanh tịnh. Một vị Phật thành đạo từ nơi con người biết tu tâm dưỡng tánh, đi đúng Chánh Đạo, hành đúng Chánh Pháp. Người nào chưa đạt được hoàn toàn như vậy, chính là những người đang trên bước đường tu tập, công phu được bao nhiêu, người đó được an lạc và hạnh phúc bấy nhiêu. Chứ không phải van xin cầu nguyện mà đặng đâu!

Theo truyền thuyết, khi Thái Tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị long vương đến phun nước tắm cho ngài. Một vị phun dòng nước nóng. Một vị phun dòng nước lạnh. Điều này có ý nghĩa thâm sâu như sau: cũng như Thái Tử Tất Đạt Đa, người nào trên thế gian này, chịu đựng nổi sức mạnh của hai dòng nước, kham nhẫn nổi sức nóng lạnh, tượng trưng cho những áp lực thường xuyên và sự đối nghịch của cuộc đời, chẳng hạn như: thịnh suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc, nói chung là bát phong, thì người đó chính là một vị Phật trong tương lai.

Còn đại đa số người đời, khi có biến cố xảy ra, tâm tham lam liền khởi lên, không thể dừng được, luôn luôn nghĩ đến những việc tranh giành quyền lực, lợi mình hại người, xúi người hại nhau, bất chấp thủ đoạn, thưa gửi kiện tụng, sang đoạt tài sản, chiếm hữu bản quyền, giựt hụi quịt nợ. Nếu mục tiêu là bạc triệu đô la, con người càng đối xử với nhau ghê rợn hơn, khủng khiếp hơn, chẳng còn kể quan hệ cha con, chồng vợ, bè bạn, thầy trò, anh em, thân bằng quyến thuộc gì hết, mạng sống của con người, của chính bản thân bị coi rẻ như bèo! Đồng bào, đồng bạn, đồng chí, đồng đội, đồng đạo, đồng hương, đồng nghiệp, đồng ngũ, chẳng có giá trị gì cả, chẳng có nghĩa lý gì cả. Chỉ có đồng tiền là trên hết, là vạn năng, có đủ năng lực xô đẩy, sai khiến con người vào vòng tội lỗi hết sức dễ dàng. Cửa thiên đàng khép lại, cửa địa ngục mở rộng kể từ đây!

Khi có biến cố xảy ra, dù chỉ một lời nói vô thưởng vô phạt, vô ý vô tứ, hay một cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng va chạm tự ái, tổn thương mặt mũi của con người, tâm sân hận liền khởi lên, không thể dừng được, con người liền nghĩ đến chuyện trả thù, báo oán, làm đủ mọi cách, khiến cho kẻ thù, người mình không ưa, sống không được yên, chết cũng không xong, ngả nghiêng điêu đứng, tạo dựng chuyện ác, khiến người tội oan, tiêu tan danh dự, te tua tơi tả, thì mới hả dạ, mới thỏa tấc lòng, tâm địa chúng sanh, phàm phu tục tử, sâu hiểm ác độc, của một con người. Khi tam bành lục tặc nổi cơn lên, dù có phải đại náo thiên cung, lật tung nhà người, con người cũng dám làm, không cần biết hậu quả ra sao! Bởi vậy cho nên, có nhiều người đánh mất hạnh phúc trong tầm tay, hay đánh mất người cộng tác tài năng đáng tin cậy, chỉ vì những cơn sân không kềm chế được như vậy.

Khi có biến cố xảy ra, người ta không còn hợp tác, không còn qua lại với mình, mình liền ngậm máu phun sau lưng người, không kể người cười miệng mình dơ, đâm bị thóc thọc bị gạo, bêu riếu đàm tiếu đủ điều, vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ, chứng nào tật nấy, không bao giờ chừa! Cũng do tâm si mê xui khiến, con người tin chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan, van xin thượng đế, cầu nguyện thần linh, tìm sông lội suối, nước kém vệ sinh, cho là nước thánh, trị được bá bệnh, cầu gì được nấy, cũng mang về uống, dù cho người đó, có nhiều bằng cấp, dù thấp hay cao, ở ngoài thế gian, hay trong nhà đạo!

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: "Tất cả mọi chúng sanh đều có tánh giác". Tất cả mọi người đều có tánh giác, sáng suốt đồng nhau, không khác, trong kinh sách gọi là Chân Tâm hay Phật Tánh, nhưng chỉ vì nghiệp lực khác nhau, tâm tham sân si khác nhau, cho nên bị phiền não khổ đau cũng khác nhau, hình tướng bên ngoài cũng khác nhau. Chẳng hạn như mặt trăng lúc nào cũng sáng tỏ, không khác, nhưng đêm nào có nhiều mây đen, chúng ta trông thấy mặt trăng mờ nhạt nhiều hơn. Chẳng hạn như mặt biển lúc sóng yên gió lặng, thanh bình, rộng rãi, bao la, trông xa, thấy rộng, mênh mông, bát ngát, nhưng lúc cuồng phong nổi lên, sóng to gió lớn, bầu trời đen kịt, không còn trông thấy được gì cả. Mặt trăng sáng tỏ, mặt biển thanh bình, tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh của tất cả mọi người. Đó cũng chính là con người chân thật hay Chân Tâm Phật Tánh của tất cả mọi người. Mây đen hay sóng to gió lớn, tượng trưng cho những phiền não khổ đau, che lấp từng phần, hay che khuất hoàn toàn, tâm trí con người không còn sáng suốt trọn vẹn nữa.

Như vậy, câu hỏi tìm Phật ở đâu, làm sao gặp Phật, thật là quá dễ, ai cũng có thể trả lời được. Trước hết, Phật có nghĩa là Đức Phật Thích Ca, vị Phật có thực trong lịch sử, sinh ra ở Ấn Độ, tu hành và thành đạo, cách đây hơn 2500 năm, ngay trên thế gian này, ở ngay cõi ta bà này, không phải cõi nào khác, không phải tây phương cực lạc. Đó là câu trả lời gần nhứt, đơn giản nhứt, rõ ràng nhứt. Tuy nhiên, trong kinh sách có câu: "Phật biến nhứt thiết xứ", nghĩa là Phật có ở khắp mọi nơi, Phật ở chung quanh chúng ta, nhưng chúng ta không hiểu biết, không nhận ra đó thôi. Đó là nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm của chữ "Phật". Đó là con đường thực tế, giúp đỡ cuộc đời được nhiều ánh sáng giác ngộ và giải thoát, cuộc sống được nhiều an lạc và hạnh phúc, con người được nhiều an nhiên và tự tại, giảm bớt phiền não và khổ đau.

Trong kinh sách cũng có câu: "Tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt". Nghĩa là: "Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không khác, không sai biệt". Phật và chúng sanh bổn nguyên tánh thường rỗng lặng, trong kinh sách gọi là không tịch. Tâm của người nào không chất chứa bất cứ hình ảnh của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường, hoàn toàn trống rỗng, tĩnh lặng, tâm người đó chính là tâm Phật. Chư Tổ cũng có dạy: "Phật tức Tâm, Tâm tức Phật", chính là nghĩa đó vậy.

Khi thấy người nào vào chùa, van xin cầu khẩn chư Phật ban cho điều này điều kia, chư Tổ thường dạy: Ngươi cõng Phật đi tìm Phật! Nghĩa là chư Phật đã bỏ những điều phiền não, chỉ dạy chúng ta pháp môn tu tập để giải thoát, để thành Phật, chúng ta không chịu tu học, để tự mình thoát ly phiền não khổ đau, trái lại chúng ta van xin cầu khẩn những điều phiền não, chẳng hạn như: tiền tài, danh vọng, ước gì được nấy, nhứt bổn triệu lợi, buôn may bán đắt, thi đâu đậu đó, bình yên vô sự, nhà cao cửa rộng, điều cuối cùng là: cầu vãng sanh cực lạc quốc! Cầu không được, khổ là cái chắc! Cầu bất đắc, tức khổ không sai!

Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh Phật, qua các vị chân tu thực học, giới đức tròn đầy, là điểm tựa, là chỗ quy ngưỡng, để chúng sanh tìm được sự an lạc khi gần gũi. Chúng ta có thể tìm thấy Phật ở khắp nơi trên thế gian này, chỗ nào có tình thương ngự trị, có từ bi hỷ xả hiện tiền, là có Phật ở ngay nơi đó. Bất cứ người nào, dù không là Phật Tử, dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, mà trong một khoảng thời gian nào đó, phát tâm bồ đề, khai mở Chân Tâm, thực hành hạnh lợi tha, vì người quên mình, thể hiện bốn tâm lượng rộng lớn: từ bi hỷ xả, thì ngay trong giây phút đó, người ấy đang sống với tâm Phật, như một vị Phật. Nhưng sau phút giây giác ngộ đó, người ấy trở lại cuộc sống tầm thường, thì tâm Phật lại tiềm ẩn, chờ cơ hội khác để phát huy. Phật là con người giác ngộ trọn vẹn và vĩnh viễn, lúc nào cũng tỉnh thức và sáng suốt. Chúng sanh khác Phật ở chỗ: chỉ lóe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh. Tại sao vậy? Bởi vì, con người không đủ sức vượt khỏi tam giới, không đủ sức ra khỏi căn nhà lửa, không đủ sức chống cự sức mạnh của con trâu tâm ý, nghĩa là con người bị "nghiệp thức che đậy" và thường hay "biết mà cố phạm"!

Để có cái nhìn thực tiển và có phương pháp thực hành, trong cuộc sống hằng ngày của người Phật Tử, tại gia hay xuất gia, Chư Tổ có dạy: "Chúng sanh nhìn Chư Phật như chúng sanh, cho nên phiền não khổ đau.Chư Phật nhìn chúng sanh như Chư Phật, cho nên niết bàn tự tại". Nếu hiểu biết một cách thấu đáo, một cách tường tận lời dạy này, chúng ta liền biết làm sao gặp Phật, hay tìm Phật ở đâu? Chúng ta thường hay nghĩ rằng: Phật ở tây phương cực lạc, Phật ở trong chùa, Phật ở trong kinh sách, Phật ở trong các bức tượng bằng gỗ, bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng, hay bằng tranh vẽ. Còn chung quanh toàn là chúng sanh tất cả! Chính bởi cái nhìn, cái hiểu biết, cái suy nghĩ, cái quan niệm như vậy, cho nên con người gặp nhiều phiền não khổ đau, không sao tránh khỏi, không bao giờ dứt.

Con người không biết rằng: chính mình có Chân Tâm, Phật Tánh, và mọi người chung quanh cũng y như vậy, không khác. Con người đeo cặp mắt kính chúng sanh, tức nhìn đời qua tâm vọng động, cho nên nhìn ai cũng thấy chỉ là chúng sanh, nhìn ai cũng chỉ thấy tật xấu của họ, nhìn ai cũng thấy đáng ghét, nhìn ai cũng thấy đáng đề phòng, nhìn ai cũng thấy muốn xa lánh, nhưng không bao giờ, nhìn lại chính mình, xem tốt hay xấu, cho nên gặp nhiều, phiền não khổ đau, rồi chờ khi chết, lết về tây phương, nương về cực lạc, để tìm gặp Phật, làm sao gặp được?

Còn chư Phật và những người giác ngộ, biết tu tâm dưỡng tánh, đeo cặp mắt kính thanh tịnh, nhìn đời bằng bản tâm thanh tịnh, nhìn ai ai chung quanh cũng thấy được họ có Chân Tâm, Phật Tánh, nhìn ai ai chung quanh cũng hiểu biết họ là vị Phật sẽ thành trong tương lai, gần hay xa tùy theo công phu tu tập của mỗi người, nhìn ai ai chung quanh cũng hiểu biết họ có những điều hơn mình, đáng cho mình học hỏi, nhìn ai ai chung quanh cũng thấy được con người chân thật, không phải con người hiện tướng tham đáng ghét, không phải con người hiện tướng sân dữ dằn dễ sợ, không phải con người hiện tướng si khờ khạo ngu ngơ. Cho nên chư Phật và những người giác ngộ, biết tu tâm dưỡng tánh, luôn luôn an nhiên tự tại, bình tĩnh thản nhiên, chứng được cảnh giới niết bàn hiện tiền. Chúng ta có giác ngộ, mới có cuộc sống an lạc và hạnh phúc như vậy, mới giải thoát khỏi phiền não và khổ đau. Cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời đáng sống, kể từ đây!

* * *

Tóm lại, trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai". Nghĩa là: Phàm ở trên thế gian này, tất cả những gì có hình tướng đều hư vọng, có ngày cũng phải bị hư hao, hoại diệt, kể cả những bức tượng Phật, dù làm bằng vật liệu gì đi nữa cũng vậy, kể cả tấm thân tứ đại, sau trăm năm cũng phải bỏ lại. Nếu chúng ta nhìn mọi người, không qua hình tướng bên ngoài, không phân biệt kỳ thị, không thành kiến bất công, lúc đó chúng ta sẽ nhìn thấy được Như Lai, tức là thấy được Chân Tâm Phật Tánh, của mình và của mọi người, đồng nhất không khác! Đó chính là con người chân thật, bất sanh bất diệt. Kiến Như Lai tức là ngộ đạo, tức là thoát ly sanh tử luân hồi.

Cũng trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã.

Dĩ âm thanh cầu ngã.

Thị nhơn hành tà đạo.

Bất năng kiến Như Lai”.

Nghĩa là: Nếu người nào nhìn qua sắc tướng, diện mạo, hoặc do âm thanh, mà cầu Phật, hoặc cho rằng có hình tướng như vậy, có âm thanh như vậy, mới phải là Phật, thì người đó đang đi sai đường, lạc lối, không thể nào gặp được Phật, không thể nào thấy Như Lai. Nói một cách khác, những người cứ tưởng: lạy tượng Phật nhiều, tức là hình tướng, tụng kinh Phật nhiều, tức là âm thanh, thì được gặp Phật, nằm mơ thấy Phật, những người như vậy, chẳng hiểu biết gì, đang hành tà đạo, làm sao hiểu được Như Lai? Tại sao vậy? Bởi vì, Phật hay Như Lai chỉ về tâm tánh, vô hình vô tướng, không có hình tướng có thể thấy được bằng đôi mắt thịt của con người. Bởi vậy cho nên, muốn thấy được Như Lai, muốn gặp được Phật, con người phải phát huy trí tuệ bát nhã, phải nhận ra con người chân thật, nhận ra Chân Tâm Phật Tánh của chính mình và của mọi người chung quanh chúng ta.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, và trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy: "Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền, sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc". Nghĩa là: Khi nào trong tâm con người, những niệm lăng xăng lộn xộn không còn khởi lên, chẳng hạn như niệm tham, niệm sân, niệm si, khởi lên rồi lắng xuống nên gọi là: sanh diệt, ngay lúc sanh diệt chấm dứt, không còn đó, tâm trí bình yên lặng lẽ, không xáo trộn, chẳng bất an, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, cho nên gọi là: tịch diệt hiện tiền, hay tịch diệt vi lạc, tức là cảnh giới an lạc, niết bàn tự tại, hiện ngay trước mặt. Tâm trạng bất an vì những niệm sanh diệt, gọi là tâm chúng sanh. Tâm sanh diệt diệt rồi, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, trở nên tâm không tịch, trống không và tịch tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, gọi là: bản tâm thanh tịnh hay Tâm Phật.

Như vậy muốn tìm gặp được Phật, chúng ta chỉ cần hành trì các pháp môn, dù thiền tông, tịnh độ tông, hay mật tông, tức là: thiền quán, tọa thiền, thiền hành, tứ oai nghi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, cho đến mức rốt ráo, đạt được trạng thái "nhứt tâm bất loạn". Lúc đó, chẳng những chúng ta gặp được Phật, mà chính chúng ta vừa trọn thành Phật Đạo đó vậy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).