Friday 30 March 2012

Cách thức ăn, uống của nhà Tu



Thông thường việc ăn uống của người tu Phật thường ít ai đề cập đến trước, chỉ khi đã hoàn thành các bước cần thiết quan trọng, rồi sau đó mới đề cập đến, tiện đây cũng xin nêu ra.
Đã tu theo Phật thì việc gì của Phật làm ta cố gắng làm theo:
- Tức là ngày ăn 2 buổi cơm chay, ngày xưa Đức Phật chỉ ăn 1 buổi Ngọ chay thôi, nhưng ta thì tạm hai buổi đó là buổi sáng và buổi trưa, không nên ăn vào buổi chiều và buổi tối. Bởi vì sao ? vì có rất nhiều cái bất lợi, đệ xin được nêu ra đây cho các huynh, muội nghe thử !
Các buổi ăn giống nhau:
+ Ăn sáng - Chư thiên ăn vào buổi sáng
+ Ăn Trưa - Đức Phật ăn vào buổi ngọ trưa
+ Ăn chiều - Súc sinh ăn vào buổi chiều
+ Ăn tối - Ngã quỹ ăn vào buổi tối
Cho nên ta không ăn chiều và tối, (cái này hơi khó làm, nhưng cố gắng sẽ làm được).
Người ăn sáng và trưa (không ăn chiều và tối) sẽ được:
Những món lợi ích sau:
+ Không gây hồn trầm, dễ đạt định tâm vào buổi công phu chiều-tối;
+ Không chiêu cảm các loài súc sinh và ngạ quỹ;
+Quán xét thấy các loài ngạ quỹ thường bị đói khác, ta nay vì lòng từ bi nên không ăn tối (vì ăn tối khiến chúng đau khổ,oán hận ta);
+ Quán xét tất cả các chúng sinh vì sự ăn là trên hết, một trong năm món Dục, cấu xé lẫn nhau vì miếng ăn, nuôi lớn cái Ngã cũng gì nó, nên ta không ăn chiều và tối;
+Về kinh tế cũng ít tốn kém hơn, Không bị phiền phức tốn thời gian, phải lo bận rộn đến việc ăn uống vào buổi chiều khi ở nhà và nhất là những lúc đi xa;
+Thân ít sanh bệnh, cơ thể tiêu hóa năng lượng thức ăn rất tốt vào buổi trưa; chiều và tối khi nạp thức ăn vào các cơ quan nội tạng chúng làm việc rất yếu,(làm việc tăng ca đêm, phải trả giá đắt), sáng hôm sau vậy chúng ta mệt mỗi,huể hoải;
+Khi có tai kiếp, chiến tranh, giặc giã, loạn lạc ta khắc phục được cơn đối hành hạ ta vào lúc chiều-tối, duy trì sự sống lâu hơn người khác.
Các điều bất lợi:
+ Thường xuyên bị đã kích, không ủng hộ ngay cả những người ở trong nhà và bên ngoài, kể cả Sư phụ, Thầy của mình (cái này đệ biết);
+ Khó làm, phải nói là rất khó khi phải vượt qua cơn sốt ruột, sự thèm ăn từ vô lượng kiếp;
+ Phải khéo léo lắm mới duy trì được lâu và khi đã trải qua đúng một năm thì coi như sự ăn Ngọ của ta thành công;
Cái này đệ kinh nghiệm được và cho đến bây giờ đệ đã thành công. Xin hoản hỉ nêu ra.
Còn uống nước không phải đợi đến khi khác mới uống, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay cái nóng rất thất thường nên thường xuyên uống nước rất nhiều mỗi ngày, rất có lợi cho thể, cơ thể khỏe mạnh mới tu tập tốt được.
Nam Mô A Di Đà Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).31/3/2012.MHDT.SYDNEY,AUSTRALIA.

Thursday 29 March 2012

Giới Luật nhìn theo Phật Giáo Tây Tạng - Chương 1: Biệt Giải Thoát
Chỉ mục bài viết
Giới Luật nhìn theo Phật Giáo Tây Tạng - Chương 1: Biệt Giải Thoát
Chương 2: Giới Luật và Giới Tướng
Chương 3: Biệt Giải Thoát Giới
Chương 4: Karma và sự Tích Tập Công Đức
Chương 5: Các Pratimoksa Ngoài, Trong, và Bí Mật
Chương 6: Chín phương diện của 1 bậc thánh
Tất cả các trang
Chương 1
Biệt Giải Thoát


Đức Phật thuyết 3 loại giáo pháp. Giáo pháp thứ nhất thuộc về giáo lý Tứ Diệu Đế được Ngài thuyết giảng tại Ba La Nại (Sarnath), Ấn Độ và trở thành cơ sở nền tảng cho trường phái Thượng Tọa Bộ (Theravadin). Giáo pháp thứ hai thuộc hệ Tính Không được Ngài thuyết tại Linh Thứu (Rajagriha) và trở thành cơ sở cho Đại Thừa Phật giáo. Giáo pháp thứ ba thuộc hệ Kim Cương Thừa (vajrayana) được Phật nói ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Ba La Đề Mộc Xoa (pratimoksa) (Thực ra có đến tám loại giới ba la đề mộc xoa (pratimoksa). Các tu sĩ mới thọ giới cụ túc là thọ tỳ khưu (bhiksu) giới, và bên ni là thọ tỳ khưu ni (bhiksuni) giới, khoảng trên mấy trăm giới. Kế đến là giới cho các tăng mới xuất gia (sramanera) và các ni mới xuất gia (sramanerika) và các ni trong giai đoạn "tu học" (siksamana). Kế đến là năm giới dành cho các cư sĩ nam (upasaka) và các cư sĩ nữ (upasika). Và sau cùng hết là giới vào các ngày trai (upavasatha) mà bất cứ ai cũng thọ được) hiện vẫn đang được thực hành tại các xứ Miến Điện, Tích Lan và Thái Lan. Ở Đại Hàn và Trung Hoa nơi mà giáo lý Đại Thừa hoàn toàn chiếm ưu thế trên phương diện tu tập, thì ba la đề mộc xoa c?ng được thực hành, song bồ đề tâm giới vẫn là điểm được nhấn mạnh h?n. Ở Tây Tạng cả ba cấp bực giới luật đều được thực hành : Ba la đề mộc xoa, Bồ đề tâm (bodhicitta) và Luật nghi của Kim cương thừa (vajrayana).
Bên ngoài nhìn vào, vấn đề giới luật đối với tăng ni Tây Tạng có vẻ hơi bị thả lỏng. Các tu sĩ thuộc thượng tọa bộ hay đại thừa đôi khi cho rằng tu sĩ Tây Tạng quá thả lỏng đến mức như họ không còn giữ giới nữa. Đìều này không đúng. Ở Ấn Độ, người tu có thể đi khất thực vào buổi sáng và trở về vào buổi trưa. Nhưng ở Tây Tạng không có các thành phố lớn và các làng mạc Tây Tạng lại cách xa và rải rác. Thế nên nếu các tu sĩ lên đường đi khất thực vào bốn giờ sáng, thì phải tận đến chiều tối họ mới trở về đến và do đó không thể tu tập và học hỏi gì được nữa. Vì vậy, các bậc pandita và siddha Tây Tạng trong quá khứ đã quyết định thay vì bỏ cả ngày ra để đi khất thực, thì tốt hơn là để cho các tăng ni dành thì giờ ấy mà tu học. Thế nên tu sĩ Tây Tạng không đi khất thực.
Tu sĩ Tây Tạng cũng ăn sau giờ ngọ mà đối với một số người, thì như thế cũng là phạm giới (trong các Kinh Điển đức Phật đặc biệt tuyên thuyết rằng tăng ni không được ăn các đồ ăn cứng sau giờ ngọ). Song điều này cũng có lý do của nó. Ở Ấn Độ, chư tăng đi khất thực vào buổi sáng, trở về vào buổi trưa và thiền định vào buổi chiều. Khất thực cả sáng lẫn chiều là không đúng. Bởi vì đồ ăn của tăng sĩ hoàn toàn dựa vào khất thực, nên đức Phật cấm tăng ni ăn vào buổi chiều. Tuy thế, ở Tây Tạng tăng chúng không đi khất thực nên có thể ăn vào buổi xế trưa hay là buổi chiều nếu họ vẫn còn đói để họ tu học được tinh tiến hơn. Tuy nhiên, suốt thời gian sám hối mỗi tháng hai lần và suốt thời gian an cư mùa mưa, thì đúng là phải đừng ăn chiều để tưởng nhớ đến những giáo huấn của đức Phật.
Tu sĩ Tây Tạng còn ăn thịt trong khi tu sĩ Trung Hoa thì không ăn. Song ngay cả tu sĩ của Thượng Tọa Bộ cũng ăn thịt lại cũng vì khi họ đi khất thực, họ phải nhận bất cứ đồ ăn nào mà thí chủ thí cho, dù đó là thịt, cá hay rau. Bởi vì người tu có thể phải nhận thịt trong khi khất thực, nên đức Phật trong Giới Kinh (Vinaya sutra) không cấm việc ăn thịt. Tu sĩ Trung Hoa không ăn thịt song họ lại ăn đồ biển. Họ không ăn thịt bởi không ăn thịt thì hàng trăm con trùng có thể có trong thịt ấy sẽ được cứu thoát. Cũng giống vậy, ở Tây Tạng chỉ có những thịt thuộc về những con vật to lớn mới được ăn. Thế nên, chẳng hạn như, thịt của một con yak (trâu) đủ cho một vị tăng dùng trong một năm. Lại nữa, ăn rau cỏ, người ta có thể giết nhiều hữu tình hơn là ăn một con yak trong công việc trồng trọt các loại hoa mầu. Vì thế các pandita và các siddha của Tây Tạng quyết định rằng thà ăn một con yak vẫn tốt hơn là giết quá nhiều sinh vật nhỏ và như thế vẫn giữ được giới một cách thích đáng. Bằng cách chỉ ăn loài vật lớn, thì không những Ba la đề mộc xoa giới, mà cả Bồ đề tâm giới (Bồ đề tâm giới sẽ giải thích cặn kẽ ở phần sau là tâm nguyện cứu giúp tất cả hữu tình đạt đến giác ngộ) và Kim cương thừa giới (Kim cương giới cũng sẽ được giải thích chi tiết hơn trong các đoạn sau là trì giữ tất cả các tâm nguyện và thực hành) cũng đều giữ được. Tôi cũng tin rằng mình nên ngưng không ăn thịt các loại thú nhỏ nữa mà chỉ ăn thịt các con thú lớn thôi. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa rằng tu sĩ Tây Tạng là những người trì giới toàn hảo.
Tu sĩ Tây tạng đắp y màu nâu sẵm trong khi tu sĩ Thượng Tọa Bộ mặc màu vàng và tu sĩ Trung Hoa mặc màu đen. Đức Phật chế các tu sĩ thọ cụ mặc các y đỏ, vàng hay xanh lơ với màu nâu sẵm không được đức Phật cho phép. Thế nên các tu sĩ Phật giáo đại thừa và Thượng Tọa Bộ không dùng y màu nâu sẵm. Tuy nhiên, các pandita và các siddha Tây Tạng bác bỏ màu xanh lơ bởi vì đó là màu của cư sĩ mặc và chọn lấy màu nâu sẵm thế vào. (Theo Khenpo Kartha, màu nâu sẵm hầu như không sẵn có ở Ấn Độ, thế nên rất đắt giá đối với việc y áo của một tu sĩ. Cũng theo Khenpo Kartha màu nâu sẵm lại có rất nhiều ở Tây Tạng và vì thế không hề đắt và dễ có được.)
Vào thời đức Phật, các tu sĩ ở Ấn Độ không mặc kiểu áo ngoài như các tu sĩ Tây Tạng hiện đang mặc và để trần phần thân trên. Khi các pandita Ấn Độ đến Tây Tạng, các ngài thấy nơi đây quá lạnh nên họ phải suốt ngày đắp các chăn mền dùng khi ngồi. Thế nên kiểu áo ngoài được cóp pi theo đó và sau đó kiểu áo được thay đổi để biểu tượng cho sáu Ba la mật (paramita). Rồi kiểu áo này trở thành đồng phục của tu sĩ Tây Tạng.
Giờ đây chúng ta ở đất Mỹ, và các tăng ni thọ cụ túc đang đông đảo dần. Tôi tin rằng trong xã hội hiện đại, đi ra ngoài khất thực không thích hợp nữa, nhưng ăn uống theo lề lối của tu sĩ Tây Tạng sẽ thích hợp hơn, như ăn đồ ăn vào chiều tối.
Hỏi : Rinpoche, ở phương Tây, chúng tôi thường có quan niệm rằng một con vật như con chó hay con bò thì quý hơn là một con sâu hay con kiến.
Rinpoche : Theo truyền thống Phật giáo, bất cứ gì có sự sống là có cảm giác. Thế nên chẳng có gì khác biệt dù đó là vật nhỏ hay lớn. Tuy nhiên, giết một con người bị coi là một nghiệp rất ác, bởi vì con người có thể đạt đến một cứu cánh cao cả hơn và có ích lợi cho những hữu tình khác. Song không có gì khác biệt giữa chó, sâu và bò.
Hỏi : Một trong những mâu thuẫn mà chúng tôi gặp phải đối với các bạn bè không phải Phật giáo, đó là họ nói rằng chúng ta không giết nhưng chúng ta ăn thịt. Chúng tôi trả lời phải, nhưng đó là qua đến "tay thứ ba" rồi. Nhưng nói thế vẫn không giúp họ hiểu nổi. Ngài có thể nói đôi chút về việc thịt mà đã qua đến "ba tay" rồi chăng ?
Rinpoche : Đức Phật chế định rằng chúng ta có thể ăn thịt nếu chúng ta tránh khỏi ba trường hợp ý thức như sau, rằng (a) mình không trực tiếp giết con vật ấy để ăn, (b) mình không bảo người khác giết con vật ấy cho mình ăn, và (c) con vật ấy hoàn toàn không phải là bị người khác giết để cho mình ăn. Nếu chúng ta không hề ở trong ba trường hợp nhận thức như vậy, thì thịt ấy ăn được.
Hỏi : Ở vùng này có nhiều người đánh cá vốn dân địa phương, họ đánh cá để sinh sống và đưa cá lại cho chúng tôi, có khi do chúng tôi đặt mà cũng có khi như quà cáp cho chúng tôi. Tôi không biết làm sao để đả thông được các trường hợp này.
Rinpoche : Đừng có nói, "Làm ơn đem cá lại cho tôi" nữa. Nhưng nếu họ đem cá đến để biếu tặng, thì điều đó đâu có sao.
Hỏi : Chúng ta có nên mua cá ở ngoài bến hay không ?
Rinpoche : Được, vì lúc ấy mình mua một con cá chết mà. Khi cá đã chết rồi, thì hoặc mình mua hay họ tặng mình, cũng giống nhau thôi.
Hỏi : Nếu mọi người không ai mua cá nữa, họ sẽ không giết cá nữa.
Rinpoche : Cho dù Phật tử chúng ta không ăn cá nữa, thì vẫn có khối người khác vẫn cứ ăn cá.
Hỏi : Nhưng với giới không sát thì sao ?
Rinpoche : Ăn thịt và giữ giới không sát hoàn toàn khác hẳn nhau bởi vì chúng ta không tự tay giết cá, chúng ta mua nó từ nơi người khác. Nếu chúng ta ngưng không giết thú vật để ăn nữa, thì đó là một việc làm ích lợi cho loài vật. Tuy nhiên, nếu có một con vật đã bị giết rồi, thì không ăn nó cũng chẳng giúp gì cho con vật chết ấy và thịt ấy sẽ thối rữa mà thôi.
Hỏi : Nhưng nó vẫn luôn đưa đến ý nghĩ rằng con vật sẽ bị giết. Thực ra, đó là hành động ác được đưa sang cho người khác để mình được thanh tịnh. Nếu chúng ta là một bodhisattva tốt, chúng ta nên chính mình nhận lãnh lấy thay vì là đưa sang cho người khác.
Rinpoche : Chúng ta phải gánh chịu lấy karma của chính mình. Điều quan trọng nhất là ngăn chặn mình đừng làm các ác nghiệp. Điều càng tốt nữa là mình khuyên người khác đừng làm ác. Nhưng phần nhiều đều tùy thuộc vào cá nhân. Chẳng hạn, tôi có lần đã phạm một lỗi lầm giống vậy. Tôi thấy có màng lưới nhện trong phòng tắm và nghĩ rằng con nhện sẽ giết nhiều loại côn trùng khác. Thế nên tôi lấy ngón tay gỡ màng nhện đi để con nhện khỏi có được đồ ăn. Đúng ra ý của tôi là bào vệ cho các côn trùng nhỏ mà con nhện sẽ giết để ăn, nhưng ngược lại con nhện lại bị tổn hại vì nó không có được đồ ăn và thành chết đói.
Hỏi : Chogyam Trungpa Rinpoche đề nghị rằng chúng tôi hãy cố là những người ăn chay đúng nghĩa ở Gampo Abbey này, có nghĩa là chúng tôi cần phải có một khu vườn. Thế nên chúng tôi phải giết sâu bọ nếu chúng tôi muốn có được cà rốt cùng tỏi và khoai tây.
Rinpoche : Điều quan trọng nhất là ý định trong tâm. Vì chúng ta có ý định trong tâm là không giết hại hữu tình, nên dù chúng ta có đào đất trồng rau, thì điều ấy cũng không có hại gì. Điều quan trọng theo như Vinaya là không cố ý giết.
Hỏi : Giả như ở Boulder, Colorado có một ngàn Phật tử và mỗi người mỗi tuần ăn một con gà: thì con số sẽ là 52.000 con gà trong một năm. Và vì mọi thứ đều được điện toán hóa, các nhà sản xuất biết ngay là họ sẽ phải nuôi thêm 52.000 con gà vì họ biết là người ta sẽ ăn chúng. Nếu người Phật tử không ăn gà, họ sẽ không nuôi số gà ấy.
Rinpoche : Nếu hôm nay ta mua khoảng tám trăm con cá ở chợ, ngày mai sẽ có tám trăm con cá mới được thế vào. Hành động nào cũng là karma của họ, không phải của chúng ta. Nhưng từ quan điểm của riêng của mình thì có thể có cái nền tảng ấy, nhưng không hề cố ý hay có ý định trong tâm như thế. Như thế mình có thể có ý ăn thịt, nhưng mình không hề có ý giết con vật. Bởi vì cả bốn duyên sát đều không hội đủ, nên đó không phải là phạm giới.
Hỏi : Còn như cái ý định thiết thực cố cản người không sát thì sao ? Nếu 1.000 người Phật tử không ăn gà nữa, thì họ sẽ thực sự có được cơ hội để cản những người nuôi gà khỏi phải giết. Họ không kiếm ra tiền, nên họ không giết chúng làm chi.
Rinpoche : Ở cõi này chúng ta không thể bảo kẻ khác đừng giết. Chẳng hạn, trong các đại dương biết bao loại cá nhỏ bị cá lớn giết hại? Điều quan trọng với chính chúng ta là đừng giết, và bằng cách đó chúng ta có thể ngưng sát sinh. Nhưng không thể bảo người khác được.
Hỏi : Tại Gampo Abbey mọi người thọ năm giới mỗi ngày. Nếu như chúng ta thọ giới không sát này theo như nghi thức trong khi biết rằng lát nữa trong ngày ấy chúng ta sẽ nhấn một cái xẻng vào rất nhiều con sâu hoặc bất cứ con gì. Vậy thì có khác gì chăng nếu tâm nguyện của chúng ta ở đây chỉ là để có được đồ ăn ? Và có khác gì chăng nếu như giới ấy được thọ nhận hay không nhận theo như nghi thức ?
Rinpoche : Rất nên thọ nhận lấy giới này ngay dù chúng ta có thể giết côn trùng trong lúc làm việc. Bởi vì do chúng ta có ý định trong tâm là không giết chúng, thế nên chúng ta sẽ không hề giết một cách cố ý.
Hỏi : Chúng ta thường hay phải quyết định rằng trường hợp nào có lợi hơn. Trong xã hội hiện đại người ta thường quyết định giết một số thú vật để đưa lại những lợi ích lớn hơn, chẳng hạn, sự chặn đứng bệnh sốt rét mà vốn do muỗi truyền đi. Cách thức duy nhất để chặn đứng căn bệnh sốt rét này là giết muỗi.
Rinpoche : Tôi cho rằng nếu chúng ta có một tâm nguyện thanh tịnh vì lợi ích cho những người khác thì có giết côn trùng cũng không sao. Nếu chúng ta do tham danh tham tiền mà đi giết muỗi với tâm ý ấy, thì, dĩ nhiên, đó là điều ác.

Bồ Tát Quán Thế Âm - Thích Đức Trí


Bồ Tát Quán Thế Âm


Thích Đức Trí
1- Bồ Tát Quán Thế Âm
2- Bổn nguyện Quán Thế Âm.
3- Bồ Tát Quán Thế Âm và ý nghĩa vãng sanh
4- Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong ta
5- Vận dụng tu học


1- Bồ Tát Quán Thế Âm

Chúng ta nhận thức được rằng, chỉ từ bi vô ngã vị tha mới gội sạch những nổi sầu hận và khổ đau. Chỉ có năng lực đó mới giải hóa hết bao nỗi oan khiên trong lòng nhân loại và pháp giới chúng sanh. Trong muôn vạn tình thương, chỉ có tình thương vô phân biệt, vô điều kiện mới đem đến sự an lành tuyệt đối cho mọi người, tình thương ấy có trong Bồ tát Quán Thế Âm. Trong vụ trụ mênh mong vô cùng tận với muôn ngàn ánh sáng, nhưng chỉ có ánh sáng phát ra từ Chân Tâm là kì diệu nhất. Ánh sáng ấy có trong pháp thân thanh tịnh của Bồ Tát Quán Thế âm. Trong khắp pháp giới chúng sanh với vô lượng thứ âm thanh, những âm thanh phát ra từ cảnh tai nạn khổ đau là được Bồ tát Quán sát thấu triệt để ứng thân hóa độ.
Quán Thế Âm Bồ Tát nguyên tiếng Phạn là Avalokiteśvara, ngài Trúc Pháp Hộ dịch là Quang Thế Âm. Đời Diêu Tần, Ngài Cưu Ma La Thập dịch là Quán Thế Âm. Đời Đường, Ngài Huyền Trang Pháp sư dịch là Quán Tự Tại. Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều kinh điển Đại Thừa Phật Giáo nhắc đến. Công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm là thị hiện để hộ trì cho Đức Phật Thích Ca truyền bá đạo giải thoát, cứu khổ chúng sinh và khuyến phát công hạnh Bồ Tát hướng đến quả vị viên mãn. Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho bản nguyện từ bi của chư Phật. Ngài ứng hiện muôn ngàn thân tướng sai khác khắp mười phương cỏi nước để giáo hóa chúng sanh. Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán là chủ thể quán sát âm thanh để làm Phật sự, Thế Âm là đối tượng chúng sanh ở trong đời được cứu độ. Bồ Tát là bậc luôn thực hành đạo giải thoát, thức tỉnh chúng sanh lìa xa khổ nạn trong đường sanh tử. Chủ thể quán sát và đối tượng quán sát không hai, thể nhập pháp tánh bình đẳng, phát nguyện độ sanh mà thành tựu Đại Bi Tâm, đó là công hạnh chính yếu của Bồ Tát Quán Thế Âm.

2- Bổn nguyện Quán Thế Âm

Trong đời, đôi lúc có những người giúp đỡ gì cho ai đều có ý muốn người khác phải mang ơn và sau này phải trả ơn cho họ. Bồ Tát không như thế, bất cứ ai trong cơn hoạn nạn kêu đến danh hiệu Ngài thì Ngài lập tức giúp đỡ mà không kèm theo một điều kiện nào hết. Đó chính là bổn nguyện cao đẹp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn chép rằng: “Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán sát rõ biết, đều đưọc giải thoát.” Vì sao Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được thoát vô số nạn khổ, đó là do oai lực của Bồ Tát. Hoặc như Kinh Phổ Môn giải thích là do “Do sức Niệm Quán Thế Âm”. Những ai có lòng thành chí niệm thì có sự cảm ứng, vấn đề này lý trí phàm tình khó nghĩ bàn được.
Nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ Tát thì tâm chúng ta thanh tịnh. Vì niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì dứt trừ mọi vọng niệm ô nhiễm, tiêu trừ tội chướng. Nếu chuyên Tâm Niệm dần dần thành tựu chánh định và phát sanh tuệ giải thoát. Kinh Phật thuyết Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm Thần Chú có chép rằng: “Nếu có người nam người nữ nào, cho đến tất cả chúng sanh ngày đêm chuyên cần xưng danh hiệu tôi đều đạt đến ngôi vị bất thối, hiện tại xa rời tất cả khổ nạn, tất cả chướng ngại, tất cả sợ hãi và ba nghiệp tội được tiêu trừ.”
Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của một Vị Phật quá khứ, thì thần lực của Quán Thế Âm là thần lực của Phật. Ngài không những cứu giúp những chúng sanh đang lâm nạn mà còn khuyến phát các hành giả tu đạo hướng đến ngôi vị bất thối. Đức Phật khuyên tất cả chúng sanh cho đến các hàng Thánh Giả luôn hết lòng cung kính công đức và bổn nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà la Ni có dạy rằng: “Vị Bồ Tát này tên là Quán Tự Tại, vô lượng kiếp quá khứ, đã đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, đại bi nguyện lực, vì muốn phát khởi tất cả các hạnh Bồ Tát, làm an lạc thuần thục các chúng sanh mà hiện thân Bồ Tát. Này hết thảy chúng sanh, chư đại Bồ Tát, Phạm Vương, Đế Thích, Long Thần đều nên cung kính, chớ có khinh mạn.”
Tán dương hạnh nguyện của Quán Thế Âm là sống với tâm hồn vô ngã vị tha, là thể hiện tiếng nói hòa bình, tiếng nói yêu thương trong lòng nhân loại. Đó là một phương pháp tu hữu hiệu được lợi ích và an lạc trong đời hiện tại và tương lai. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Phật Thích Ca tán thán đức Quán Thế Âm rằng: “Nếu có hàng Trời, Rồng, hoặc người Nam, người Nữ, hoặc Thần, hoặc Quỷ, cho đến tất cả chúng sanh trong lục đạo, nghe tên của Ông (Bồ Tát Quan Thế Âm) mà sanh lòng ngưỡng mộ tán thán thì ở nơi đạo vô thượng không còn bị thối chuyển, thường sanh ở chốn trời người, sống đời tịnh lạc, khi nhân quả thành thục, gặp Phật thọ kí.”
Kinh Pháp Hoa hay Kinh Lăng Nghiêm đều nói Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân với ba mươi hai thân tướng để cứu độ chúng sanh. Chúng ta phải hiểu rằng Bồ Tát Quán Thế Âm chính là Chánh Pháp Minh Như Lai quá khứ đã chứng nhập pháp thân thanh tịnh, thành tựu nguyện lực đại bi, tự tại hóa hiện vô biên thân tướng. Bồ Tát ứng theo căn cơ chúng sanh mà thị hiện vào các cỏi nước để giải thoát chúng sanh.

3- Bồ Tát Quan Thế Âm và ý nghĩa vãng sanh

Chúng sanh từ vô thỉ kiếp đam mê dục lạc, nghiệp chướng sâu dày nên chìm đắm trong biển khổ sanh tử. Do niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cầu tiêu trừ tai chướng và hoạn nạn trong đời sống, để đầy đủ nhân duyên tu tập đạo giải thoát. Đức Quan Âm và Đức Đại Thế Chí là hai vị đại Bồ Tát hộ trì Phật A Di Đà tiếp dẫn thập phương chúng sanh nguyện vãng sanh Tây Phương. Do đó mà phần lớn người tu Tịnh Độ rất tín ngưỡng về “Tây Phương Tam Thánh”, tức là Phật A Di Đà, Quan Âm và Thế Chí.
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có dạy rằng: “Nếu có người thường ý niệm danh hiệu Bồ Tát về sau sẽ xa lìa cảnh khổ luân hồi: Sanh, già, bệnh, chết. Giống như con thiên nga vương tùy theo gió mà bay đi, sớm sanh về Tây Phương Cực lạc, nghe diệu Pháp của vô lượng chư Phật. Người này vĩnh viễn không còn thọ luân hồi khổ, không còn tham, sân, si. Không còn nạn đói khổ, không có sanh già bệnh chết. Không còn thọ khổ do sanh ở bào thai, nương nơi oai lực Pháp, hóa sanh từ liên hoa ở cảnh Tịnh Độ”.
Bồ Tát Quán Thế Âm do vô lượng kiếp huân tu hạnh từ bi, thành tựu vô lượng Tam Muội. Chứng lục căn viên thông, giác chiếu khắp mười phương cỏi nước, thuyết thần chú vô ngại để giải trừ khổ nạn chúng sanh trong Tam Giới. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni có chép rằng: “Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: “Tôi có Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, nay muốn nói để tất cả chúng sanh được an lạc, đắc trường thọ, thịnh vượng, diệt trừ tất cả tội chướng, tăng trưởng tất cả thiện pháp, mau chóng đầy đủ mọi sự mong cầu”. Tâm chú là xuất phát từ tự tánh âm thanh thanh tịnh của Phật và Bồ Tát nói ra để giúp chúng sanh tẩy trừ tội chướng và phiền não. Nếu y Pháp mà thọ trì kinh chú dễ thành tựu phúc đức và trí tuệ. Đối người tu Mật Tông, hay Tịnh Độ Tông thường có thọ trì Kinh Chú, để tiếp nhận năng lực gia bị của Phật Bồ Tát, vững vàng tu đạo giác ngộ.

4- Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong ta

Chúng ta không nhứt thiết phải đi đến những thánh tích như ở núi Phổ Đà Lạc Ca tại xứ Ấn Độ, ở Nam Hải Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang Trung Hoa, hay những nơi khác chiêm bái Quan Âm mới có sự cảm ứng. Vì Bồ Tát thị hiện khắp mười phương cỏi nước, không riêng ở một quốc gia hay một xứ sở nào. Chúng ta sùng kính Bồ Tát Quán Thế Âm, không quên nhiệm vụ là phát huy phẩm hạnh từ bi của Bồ Tát ngay trong cuộc sống hiện thực. Khi Tâm chúng ta có tình thương rộng lớn, biết giúp đỡ và rung cảm trước nỗi đau của kẻ khác thì đã có hình ảnh Bồ Tát trong lòng mình.
Nếu chỉ niệm danh hiệu Bồ Tát để cầu sự giúp đỡ cho chúng ta thỏa mãn tham vọng ích kỉ thì không có linh ứng gì cả. Vì sự cầu nguyện hay xưng niệm đó chỉ nuôi lớn ý chí hướng ngoại, mang yếu tố Thần Linh ban phúc giáng họa, không phù hợp với bản nguyện đại bi của Bồ Tát. Dù bất cứ ở đâu, nếu chúng ta có lòng thành kính, thực hành chánh pháp, thì ở đó có Bồ Tát Quán Thế Âm bên ta và trong ta. Chúng ta xưng danh hiệu Quán Thế Âm thì chắc chắn giải thoát mọi khổ nạn. Niệm như thế nào? Theo Kinh dạy cách niệm là:“Nhất Tâm xưng danh hiệu Quán Thế Âm”. Nhứt Tâm có nghĩa là xa lìa tất cả phiền não và vọng tưởng điên đảo. Về sự mà nói là có lòng chí thành mà xưng niệm lẽ tất nhiên cảm ứng sự gia hộ của Bồ Tát. Nhưng còn ý nghĩa khác là Lý Nhất Tâm, tức nhận thức rằng: Tâm chúng sanh và tâm Bồ Tát vốn vô sai biệt, nhất tâm là đạt đến cảnh giới vô ngã, chứng đắc thật trí.
Bồ Tát đem hạnh phúc cho mọi người, xây dựng và phát huy đạo giải thoát ở thế gian. Vì chư Phật hay chư vị Bồ Tát không muốn chúng ta phải làm chúng sanh mãi, thường dạy rằng chúng ta có khả năng làm Phật và làm Bồ Tát. Các Ngài luôn khuyên chúng ta nên siêng tu tập thiện pháp ngay trong cuộc đời này để sống an lạc. Niệm Bồ Tát là để chuyển hóa tâm chúng ta có đầy đủ đức tính từ bi như Bồ Tát.

5- Vận dụng tu học

Cái bất hạnh lớn nhất của con người là không có chánh kiến đối với Phật Pháp nên chịu khổ đau sanh tử luân hồi. Nếu biết tu tập đúng đắn là điều hạnh phúc rất lớn của đời người. Có chánh kiến là quán chiếu tính chất vô thường của đời sống và mọi hiện tượng. Có chánh kiến là thấy được khổ đau và phương pháp giải hóa khổ đau. Hạnh phúc cá nhân và mọi người liên quan mật thiết với nhau. Con người với cộng đồng xã hội là một mối quan hệ tổng thể. Một người hiểu biết xây dựng hạnh phúc cho mình là tôn trọng hạnh phúc kẻ khác. Khi chúng ta ghét bỏ người khác tức là chính chúng ta đã ghét bỏ bản thân mình. Chất liệu của hạnh phúc con người là Từ Bi và Trí Tuệ, nói giản dị là tình thương và hiểu biết.
Phẩm hạnh Bồ tát Quán Thế Âm là tình thương và đức tính nhẫn nại, biết lắng nghe và chia sẽ nỗi đau cuộc đời. Con người đôi lúc do vì giận dữ và bảo thủ mà quên đi cuộc sống người khác. Do đó, họ không quán xét bản thân, có thói quen lên án và chỉ trích, thậm chí có thể là người thân hoặc ân nhân của họ. Hiện tượng đó làm con người mất khả năng yêu thương vốn có trong lòng. Lòng tham và giận thúc đẩy hành động si mê, nó hủy hoại đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng nhân loại.
Thực tế, con người khổ đau không hẳn vì nguyên nhân thiếu thốn vật chất mà do thiếu tình thương và sự hiểu biết. Do mất chánh kiến đối về nguyên lý nhân quả, con người quên đi đạo lý, sống bằng ý thức vọng động chi phối.
Bồ Tát Quán Thế Âm do biết thực hành Văn – Tư – Tu mà chứng được Nhĩ Căn Viên Thông, đạt được hạnh phúc chân thật. Văn tức là khả năng tiếp nhận mọi lĩnh vực âm thanh. Tư là khả năng thẩm sát mọi giá trị thông tin đó trên tinh thần khách quan. Tu là thực tập trọn vẹn tình thương và sự hiểu biết, xây dựng hạnh phúc giải thoát. Phương pháp lắng nghe của Bồ Tát Quán Âm là biết hướng vào nội tâm. Đó gọi là “Phản Văn Văn Tự Tánh”, tức là xoay cái nghe trở lại từ bản tâm sáng suốt. Chúng ta tiếp xúc mọi âm thanh với tâm phân biệt, nên tỏ thái độ nắm bắt và ghét bỏ. Bồ Tát từ cách biết lắng nghe mà làm chủ được ý thức, chuyển thức thành trí. Từ đó mọi hoạt dụng sáu căn Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý trong thân tâm đều thông dong tự tại. Bồ Tát có niềm vui giải thoát mới có đầy đủ năng lực giúp chúng sanh thoát khổ. Nếu chúng ta vận dụng được phương pháp ấy thì đời sống không bị phiền não chi phối. Dù bất cứ lúc nào và ở đâu cũng sống với tâm sáng suốt nên được an lạc. Đem năng lực đó giúp đời bớt khổ, đó là tu học theo hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm.NAM MO QUAN THE AM BO TAT.( 3 LAN ).30/3/2012.MHDT.SYDNEY AUSTRALIA.

Kinh Lăng Nghiêm

Cách... xem:Từ điển
Cách... xem:Từ điển
Kinh Lăng Nghiêm (sa. Śūraṃgama-samādhi-sūtra; zh. 大佛頂首楞嚴經 Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh), hoặc Lăng Nghiêm Kinh (楞嚴經), đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh Lăng Nghiêm rất được những người "hợp nhất tam giáo" (三教一源 Tam Giáo Nhất Nguyên) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.
Kinh Lăng Nghiêm dần dần được các tổ Thiền Tông đặc biệt quan tâm, trong đó có các ngài Trường Thủy Tử Duệ (長水子鋭 - đời Tống), Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清 - đời Minh) và Tuyên Hoá (宣化; 1918-1995) đã góp nhiều công sức phổ biến và giảng giải.

Mục lục

[giấu]

[Sửa] Tên đầy đủ

Tên trọn vẹn của kinh là Đại Phật Đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經), tạm dịch:
"Kinh Đại Phật Đỉnh, chứng ngộ trọn vẹn do tu hành nguyên nhân bí mật của các Như Lai, nền móng của vạn hạnh của tất cả các Bồ Tát"
Bộ Kinh gồm 10 quyển. (Taisho Tripitaka Nº 945)
Một Kinh khác có tên tương tự, Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh (首楞嚴三昧經), gồm 2 quyển, do E. Lamotte dịch. (T. 642).

[Sửa] Nguồn gốc

Theo truyền thống, Kinh Lăng Nghiêm được sư người Ấn Độ tên Bát Lạt Mật Đế (般羅蜜帝) và 2 vị phụ tá dịch năm 705 tại chùa Chế Chỉ (制止寺) ở Quảng Đông, dưới sự bảo trợ của Phòng Dung (房融), một quan lại của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vừa bị giáng chức xuống hàng quan địa phương tại quê mình. Có người cho là kinh do Phòng Dung viết lại với một lối hành văn cổ điển lưu loát khác hẳn các bản dịch khác. Phẩm chất văn chương, sự thiếu nổi danh của những người dịch, những bình luận về các bực thầy giả hiệu, và sự ưa chuộng trong những người "hợp nhất tam giáo" là nguyên nhân của nhiều sự cáo buộc kinh là ngụy tác.
Vi lý do này, kinh suýt bị thiêu hủy ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 và luôn luôn được giữ như của riêng tư ở Nhật. Mặc dầu thế, cộng đồng Phật giáo Trung Hoa và nhiều chuyên gia thời hiện đại như Ron Epsein của Đại học San Francisco và La Hương Lâm (羅香林) của Đại học Hồng Kông, xem Kinh Lăng Nghiêm là một bản dịch tốt đẹp từ tài liệu tiếng Phạn và không phải là một sáng tác của Trung Hoa.

[Sửa] Truyền thuyết

Truyền thuyết cho là Kinh Lăng Nghiêm do ngài Long Thọ tìm được, từ đó được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, và việc đem kinh này ra khỏi Ấn Độ là phạm pháp.
Từ triều đại nhà Tùy, vị sáng lập Thiên Thai tông, Trí Nghĩ (智顗), đã có nghe đến Kinh Lăng Nghiêm và mỗi ngày quay về hướng Tây tụng niệm cầu cho Kinh đến được Trung Hoa.
Sau một lần thử đem ra khỏi Ấn Độ không kết quả, Bát Lạt Mật Đế quyết định dấu Kinh trong cánh tay của mình, Kinh được bao bọc trong lụa và sáp. Khi đến Quảng Đông, ngài lấy Kinh ra từ chỗ dấu, do đó Kinh còn có biệt danh là Kinh Tẩm Máu, (血漬經 Huyết Tí Kinh).
Sau khi hướng dẫn dịch xong, Bát Lạt Mật Đế trở về xứ nhận trách nhiệm tội lén đem Kinh ra ngoài và giải tội cho người canh phòng biên giới bị bắt giữ vì trách nhiệm lây.
Khi được Phòng Dung dâng lên Võ Tắc Thiên, Kinh không được phổ biến ngay vì mới đó có một vụ tai tiếng về giả mạo kinh.
Thiền sư Thần Tú (神秀) tìm thấy Kinh khi cư ngụ trong hoàng cung.
Truyền thống Phật giáo Trung Hoa theo "thiên niên"? cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là kinh cuối cùng được tìm ra và sẽ bị phá hủy trước tiên khi gần đến thời kỳ của Phật Di-lặc.

[Sửa] Nội dung

Theo Ron Epstein, ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Mật tôngDu-già hành tông (瑜伽行宗), một tên khác của Duy thức tông (唯識宗), trong Kinh Lăng Nghiêm. Một trong những chủ đề được khai triển là tính vô hiệu của Pháp (sự giảng dạy) riêng lẻ mà không có "định tam muội" đạt được nhờ thiền định. Sự quan trọng của việc giữ giới cũng được nhấn mạnh không kém. Hai chủ đề nầy được đề cập trong đọan mở đầu qua các điều không may của A-nan-đà.
A nan đà đã biết nằm lòng giáo lý của đức Phật nhưng không hành thiền. Là nạn nhân của một nghiệp xấu dẫn đưa A-nan-đà gặp một kỹ nữ, A-nan-đà được cứu thoát nhờ một thần chú do đức Phật đọc.
Kinh cũng khai triển sự phân biệt giữa ý thức phân biệt và chân tâm phổ cập (chứng ngộ trọn vẹn như trong tựa) hiện diện không phân biệt trong tất cả các pháp.
Kinh có những chỉ dẫn cụ thể liên quan đến thiền định, miêu tả 57 giai đọan đến cảnh giới Bồ Tát, giải thích rõ ràng về nghiệp và tái sinh, cũng như sự trình bày 50 "tâm giới" ma quỷ mà người tu tập có thể gặp phải trên con đường tâm linh.
Theo Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh (triều đại nhà Minh), Kinh Lăng Nghiêm chỉ có thể được thông hiểu gián tiếp qua tri giác trung thực nhờ tu tập "Du già hiện sự", bằng cách loại trừ mọi dấu vết của sự phân biệt có ý thức.
Ở Trung Hoa, Kinh Lăng Nghiêm có một vị trí cũng quan trọng như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa NghiêmKinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Người ta sẵn lòng nhấn mạnh đến sự tương ứng của nội dung Kinh với nhiều văn bản khác trong Kinh tạng. Trên một bình diện thiết thực, đoạn cuối của Kinh mô tả 50 (10 cho mỗi uẩn) "tâm giới" ma quỷ cản trở tiến bộ tâm linh. Đoạn này cũng như những chú giải liên quan đến Chú Lăng Nghiêm rất được nhiều người ưa đọc.
Thiền sư Tuyên Hoá (1918-1995), một trong những vị đại sư đề xướng Kinh Lăng Nghiêm, cũng nêu ra trước giá trị của Kinh giúp báo động về các vị thầy không chân chính.

[Sửa] Trong kinh Lăng Nghiêm

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo A Nan: “Lục đạo chúng sanh trong các thế giới, nếu không có tâm sát hại thì không phải trôi theo sanh tử tương tục. Ông tu Tam muội, cầu ra khỏi trần lao, nếu không dứt tâm sát thì trần lao khó ra khỏi. Dù có nhiều trí tuệ và thiền định hiện tiền, nhưng tâm sát sanh không dứt, ắt phải lạc vào Ma đạo.”

[Sửa] Diễn-nhã-đạt-đa

sự tích trong kinh Lăng Nghiêm. Một buổi sáng chàng Diễn nhã đạt đa cầm gương soi, nhìn trong gương thấy đầu mặt đẹp đẽ, anh úp gương xuống, không thấy đầu mặt, anh hốt hoảng ôm đầu chạy la:
Tôi mất đầu, tôi mất đầu rồi! Đó là mê hay tỉnh? Chúng ta có giống như vậy không? Chúng ta cũng như chàng Diễn-nhã-đạt-đa, khi khởi nghĩ việc này việc kia lăng xăng thì cho là tôi đang nghĩ, tôi đang tính, bất chợt lúc nào quên không nghĩ tính, khi đó nói tôi mất rồi.
Nghĩ tính chỉ là cái bóng duyên theo bóng dáng của sáu trần bên ngoài, không phải là thật, nhưng khi thấy nó, tưởng là tâm mình, đến khi mất nó tưởng như mất mình. Như chàng Diễn-nhã-đạt-đa điên là tại sao? Ôm cái thật mà chạy tìm cái giả. Tìm bóng là tìm cái giả. Chúng ta cũng thế, khi tâm không khởi niệm lăng xăng thì cái hiện tiền chân thật đầy đủ mà chúng ta lại quên, cứ cho là tôi đâu mất rồi. Đó là chúng ta chỉ biết cái bóng, cho cái bóng nghĩ lăng xăng là tôi, chớ không biết cái hiện tiền chân thật là tôi.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).30/3/2012.MHDT.

Wednesday 28 March 2012

Giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả.


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down







Giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả

Bài gửi 



Nhận được thư, khôn ngăn vui mừng, an ủi. Làm quan để hành đạo “cứu đời, dạy dân”, quan hệ ấy rất lớn. Người đời nay phần nhiều ỷ thế lực nhà quan để thâu tóm của cải, tạo tội, thật đáng than, đáng hận! Các hạ vì lòng đại Bồ Đề khéo làm quan phụ mẫu cai trị một ấp thì một ấp sanh Phật. Lại nên luôn đem nhân quả báo ứng để bảo ban, khuyên nhắc họ, lợi ích sẽ rộng lớn lắm! Bản Văn Sao của Dương Châu Tàng Kinh Viện là mộc bản (bản khắc ván), so với ấn bản lần này ít hơn một trăm bài, giá sách cũng đắt hơn nhiều. Lần này in hai vạn bộ, Thương Vụ Ấn Thư Quán nại cớ giấy chẳng dễ kiếm, chưa hề in riêng. Ý họ muốn dùng loại giấy có độ bóng để in; vì thế những sách chưa được phát hành hiện thời cũng chưa định giá được. Ngay hôm ấy, tôi đã bảo người bạn gởi cho ông mười gói, khi nhận được xin hãy thay tôi kết duyên. Đợi sau này khi định được giá cả rồi sẽ báo cho ông biết (ngày Hai Mươi Ba tháng Giêng).



227. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ tư)



Nhận được thư như gặp mặt, lời huấn từ hay tuyệt; chỉ sợ học sinh chẳng thể lãnh hội được, sẽ cô phụ lòng ông thiết tha lo lắng nhiều lắm! Chương trình đơn giản của hội Niệm Phật thích hợp căn cơ và tình hình là được rồi. Hiện thời, bất luận trong nhà trường hay Phật hội đều phải sốt sắng đề xướng nhân quả, báo ứng và giáo dục gia đình, nhưng đối với giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả báo ứng mới mong mai sau được thái bình. Nếu không, sẽ chẳng còn hy vọng gì nữa đâu! (ngày Mười Bảy tháng Mười Hai)







Ngũ Kinh, Tứ Thư vốn là sách dạy người làm lành. Người đời phần nhiều coi như sách văn chương nên “ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ!” Còn Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn v.v… trình bày trực tiếp chuyện nhân quả, báo ứng, khiến cho con người vừa đọc đến liền hiểu ngay, thật là hữu ích! Những kẻ lớn tiếng luận về Lý Tánh, chẳng đề xướng nhân quả, báo ứng, muốn được tiếng cao trỗi hơn người, nhưng chẳng biết thực chất của sự cao trỗi, lại chẳng dẫn dắt khắp hết thảy mọi người đều tuân theo đạo pháp của Ngũ Kinh, Tứ Thư. Cố nhiên Quang chẳng muốn mọi người học theo loại người như thế ấy, vì họ chỉ có thể làm kẻ tự giải thoát cho chính mình, chứ chẳng thể lợi khắp hết thảy (ngày Hai Mươi Bốn tháng Ba)



229. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ sáu)



Con người hiện thời hễ hơi thông minh liền tự đại, tự thị. Phàm phu đời Mạt muốn chứng thánh quả mà chẳng nương theo Tịnh Độ đều là cuồng vọng! Tham Thiền dẫu đạt đến địa vị “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật” thì vẫn là phàm phu, chưa phải là thánh nhân! Quang cực tầm thường, kém cỏi, thiếu học vấn, nhưng thật sự giữ được [thái độ] “chẳng bị xoay chuyển bởi ngôn ngữ, văn tự của kinh giáo, tri thức!” Nếu ông chịu tin tưởng, hãy dốc sức nơi pháp dễ thực hiện, dễ thành tựu. Nếu chẳng nghĩ là đúng thì cứ phó mặc cho ông chứng thẳng vào Thập Địa, làm bậc chân danh Nho. Ai có tâm nấy, làm sao ép buộc được? Hình chụp của Quang có gì đáng xem đâu? Sao không thường nhìn hình Phật [có phải là tốt hơn hay không?] (ngày Hai Mươi Sáu tháng Tám)

Chuyện niệm Phật đi - đứng - nằm - ngồi đều niệm được. Nếu gặp chuyện phải dùng tâm để làm thì chẳng tiện niệm. Còn việc không dùng đến trí óc thì một mặt làm việc, một mực niệm Phật, hai đằng chẳng trở ngại nhau. Lẽ đâu chăm sóc con cái chẳng thể niệm Phật được ư? Chỉ có niệm Phật một lúc lâu trước [bàn thờ] Phật là bất tiện mà thôi! Chỉ cần giữ sao cho trong tâm niệm [Phật] lâu dài, chẳng cần phải nhất định niệm trước [bàn thờ] Phật. Sáng - tối hãy nên lễ Phật, niệm theo cách Thập Niệm. Ngoài ra, tùy phần tùy sức đều có thể niệm được! Cũng nên dạy trẻ nhỏ thường niệm, bởi lẽ trẻ nhỏ không có chuyện gì, chơi giỡn suốt ngày. Nếu dạy nó niệm Phật, sẽ tiêu trừ được ác nghiệp, tăng trưởng thiện căn mà không hay không biết. Đấy là chuyện hữu ích nhất cho thân tâm, tánh mạng. Những phái tân học hiện thời phần nhiều chẳng nhìn nhận cha mẹ, hoặc còn giết hại! Lúc con vừa mới hiểu biết, liền dạy cho nó đạo lý làm người, sự lý nhân quả báo ứng, khi lớn lên nó sẽ chẳng đến nỗi bị tà thuyết lay chuyển. Nếu không, sẽ khó khăn lắm đấy! Nay gởi cho ông một gói Con Đường Quang Minh, cuối sách có bài viết nói về thói ăn thịt người ở Phi Châu, đủ biết tập quán đáng sợ thật!

Đây vốn là sách gởi kèm thêm cho một vị cư sĩ ở Hồ Nam, do gởi lầm [địa chỉ] nên bị trả lại, trở thành dư thừa. Do vậy, tôi cho gởi kèm theo những sách [tính gởi cho ông] để giúp cho việc khuyên nhủ gia quyến, dạy dỗ con trẻ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).29/3/2012.
Trong kinh Lăng Nghiêm ghi: “Ngày nay tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng”. Chúng ta phân biệt tà chánh từ nơi đâu? Hễ trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy là ma nói.
1. Không tương ứng với lợi ích.
Đây là ma nói. Hay nói cách khác những pháp học này thực sự không có lợi ích; không có lợi ích thì có tổn hại. Tổn hại những điều gì? Tôi không cần nói, các vị nghĩ thử thì sẽ thấy được.
2. Tương ứng với phi pháp.
Lời dạy hoàn toàn chống trái với giáo pháp của Đức Phật.
3. Nhất định tương ứng với phiền não.
Chúng ta tu học pháp môn của họ, chẳng những phiền não không thể tiêu trừ mà ngày càng tăng trưởng. Tăng trưởng tham, sân, si, mạn, ganh tị tăng trưởng thì càng tạo thêm tội nghiệp.
4. Tương ứng với sinh tử.
Cũng chính là nói ma không chủ trương thoát khỏi luân hồi. Họ dạy mọi người sau khi chết, sẽ nhanh chóng tái sinh làm người. Sau khi chết, chúng ta muốn làm người, có được thân người không? Không được. Lời Đức Phật dạy là chân thật. Phật nói ví dụ, con người sau khi chết, đời sau làm được lại thân người, như đất dính trong móng tay; không được làm thân người thì như đất khắp quả địa cầu. Cho nên, con người khi mất thân này, đời sau làm lại được thân người, thật là hiếm có; không phải ai cũng có thể làm được.
Những người nào được làm thân người trở lại? Trong kinh Đức Phật giảng rất nhiều. Đời này giữ năm giới, tu mười điều thiện được rất tốt thì đời sau mới được làm người. Năm giới là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Mười điều thiện: thân ba, khẩu bốn, ý ba. Ở đây tôi không cần nói tỉ mỉ, các vị tự nhớ lại. Trọn đời này, chúng ta có thể thực hành năm giới và mười điều thiện được tám mươi phần trăm thì đời sau chắn chắc không mất thân người. Nếu như không có tám mươi phần trăm này thì đời sau không có hi vọng.
Vì vậy, ma thuyết pháp thì tương ứng với sinh tử, tương ứng với sáu đường luân hồi, không dạy chúng ta ra khỏi sáu đường. Khi chúng ta tiếp xúc với tất cả chúng sinh, bạn bè thân thuộc và người quen biết cũng nên thuyết pháp cho họ, khuyên họ đoạn ác tu thiện, khuyên họ niệm Phật vãng sanh là tương ứng với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy. Nếu chúng ta nói pháp mà không tương ứng bốn nguyên tắc này thì những điều chúng ta nói là tà pháp. Điều này chúng ta phải ghi nhớ kĩ.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).29/3/2012.

THIỀN ốm đau, PATH đưa tới giác ngộ.







Shakamuni Đức Phật sử dụng 45         năm (một số nói 49) pha chế và xây dựng trên Tứ Diệu Đế. Từ của mình         vô hạn lòng từ bi, ông cho chúng ta thấy nhiều con đường tới Giác ngộ. Trực tiếp nhất là sự khôn ngoan         con đường thông qua thiền định, mặc dù chúng tôi cũng cảnh báo rằng nó không phải là dễ dàng nhất.

Thiền định là do không có         có nghĩa là một hoạt động dễ dàng như nó kích hoạt rất nhiều trở ngại và trở ngại ẩn. Họ         xuất hiện trong các hình thức trần tục như bệnh lý và phiền nhiễu dịp hiếm từ khác         các thực thể.

Vì vậy, cách hợp lý,         muốn để có được bệnh và phân tâm từ một thói quen dường như ổn định ngồi, đi bộ,         đứng và nằm xuống? Tuy nhiên, chúng ta hãy một chút thời gian trước khi đưa ra quyết định phát ban. Những         hoạt động thường xuyên được chấp nhận, họ thường xuyên và bổ ích như họ xuất hiện để được?

Đức Phật có nói         một cái gì đó để tác động này, "... nắm bắt của sự hiện diện là tòa nhà         đau khổ trong tương lai! "

Người xưa có         luôn luôn khuyên chúng ta sử dụng này bất tiện thiền định như là một kích hoạt cho nỗ lực nhiều hơn.         Họ không phải là sai! Những đau đớn của hiện tại có thể trong những trở ngại thực tế trong tương lai vừa phải ở khác         trạm trong vòng luân hồi. Những lời khuyên thông thường là: "Hãy để chúng tôi siêng năng và hoàn thành của chúng tôi         bài tập về nhà trước khi chúng ta cần phải giao cho đến được đánh dấu. "

Một chút đóng băng trên         bánh là: người ta có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhiều phiền nhiễu bằng cách xây dựng một số hình thức         kiến thức. Điều này bao gồm đọc trên các khía cạnh lý thuyết và thảo luận với dày dạn         trung gian. Là đèn giúp để chiếu sáng hành trình thông qua đường hầm "         không chắc chắn '.



Mục đích của bài viết này:

Bài tiểu luận này là công việc của một người mới,         giống như một người học việc để những người cao niên của một đội bóng đá. Các nhà văn đã chỉ đơn giản là theo sau         lời khuyên của Đức Phật, "Xác nhận sự hiểu biết của một người bằng cách nói, viết và         tranh luận. "
Đưa tư duy bằng lời nói         có lẽ là dễ nhất trong ba hoạt động. Người đọc trong tương lai được mời để tìm trong của họ         lòng từ bi đến trung bình từ ngữ nếu không phải là nội dung của bài luận. Một người chỉ có thể cải thiện         thông qua tư vấn.

Trung tâm tập trung là:         trở ngại phải đối mặt với một học viên trong quá trình thiền định. Nguyên nhân của chúng là gì,         các triệu chứng và phương pháp chữa trị.

Đọc đầu tiên, người đọc có thể         ngay cả suy nghĩ này lưu ý ngắn gọn là quá tổng quát hoặc cơ bản.
Tác giả hy vọng bạn sẽ tìm thấy         thông tin được liệt kê như là một phê phán và hướng dẫn.


Những gì thiền không phải là:

Trở lại để cơ bản:         tiếng Anh tổng quát từ 'Thiền' có một ý nghĩa khác nhau và         xây dựng trong Phật giáo. Trong việc sử dụng chung, nó chỉ hàm ý một hoạt động nhằm mục đích         đạt được một nhận thức bình tĩnh, nhẹ nhàng. Hàng triệu đô la đã thay đổi tay do này         sự hiểu lầm chung và hàng triệu người được phát ra cho lời hứa của Iddhis (huyền diệu         quyền hạn) và các đối tác Siddhis (Siêu cảm nhận trạng thái bình thường), cải thiện sức khỏe, ...

Hai cổ đại từ         được hiển thị ở đây xem xét của bạn.
Đầu tiên là Bhavana, Nó là tiếng Phạn và Pali có nguồn gốc và được tạm dịch là         'Để phát triển hoặc thay đổi một cái gì đó'. Điều đó cho chúng tôi để chuyển hóa các trạng thái bất tịnh của chúng tôi đó         của một cấp cao hơn của sự tinh khiết và sự hiểu biết. Nó được tìm thấy sẽ được sử dụng tại đầu         thuyết giảng cho các cụm từ trước đây của bộ sưu tập dispensation.sutra của Đức Phật         giảng dạy của Đức Phật.
Các từ khác là một         Tây Tạng từ, sGompa, Ngụ ý một để làm quen với một         tình hình. Hiện tượng mà là trạng thái tự nhiên của chúng tôi, sự tỉnh táo ban đầu với khái niệm này         nhị nguyên. Rất nhiều cái tên đã được sử dụng và điều này bao gồm, Sugata-garbha, Phật Tâm, vv sGompa         ngụ ý ở mỗi mức độ thực hiện, người ta có thể nhận ra trước những trở ngại và         hoạt động trên các nẻo đường có thể tránh được. Họ sau đó trở thành bài học cho tương lai         thế hệ.


Mục tiêu là:

Đức Phật nói:         "Con đường dễ dàng."
Đó là: chúng ta có thể         để lại tất cả các hiện tượng trong trạng thái tự nhiên của họ (tính không) khi họ phát sinh.
Khía cạnh khác là         cổ của mô tả, "hiện tượng Tất cả là xa hơn nữa, ở, ngoài phát sinh và hơn thế nữa         ghi thu, ghi chi và tất cả hiện hành. "
Chúng ta đang sống trong         trần tục thế giới và được bao quanh bởi một môi trường nhị nguyên. Mỗi người chúng ta bắt buộc phải làm         một cái gì đó. Có lẽ, cần phải dậy, hét to một số khẩu hiệu hoặc được nhận thấy. Điều đó         phản ứng là bình thường như chúng ta cần phải thích ứng với sự thay đổi trong thái độ này là thông qua một         sửa đổi hành vi thông thường.
Trong ngắn hạn,         mục tiêu của thiền định là để lấy lại bản chất ban đầu của chúng tôi trước khi ý tưởng của "I"         tồn tại.


Kiến thức cơ bản:
Để đi vào thích hợp         ngồi, một số điểm cơ bản phải được xóa:

  • Cơ thể (tư thế): Các             vị trí truyền thống chéo chân được khuyến khích mạnh mẽ. Điểm quan trọng nhất nằm             thẳng của lưng. Bằng cách đặt cơ thể ở trạng thái ban đầu của nó, thiền định             tự nhiên xảy ra.
  • Eye (cái nhìn): không đóng của bạn             mắt, chớp mắt hoặc nghiêng chói. Nhìn thẳng và unwaveringly trước. Kể từ khi thị lực             và chia sẻ ý thức có tính chất duy nhất, thiền định xảy ra tự nhiên.
  • Tâm trí (cách nghỉ ngơi): làm             không để cho các trạng thái tự nhiên của ví tâm thức bình thường của bạn qua các mô hình thường xuyên, hoặc nhìn vào             hoạt động tương lai của cảm xúc đáng lo ngại và không chế tạo hiện nay             conceptualising. Bằng cách nghỉ ngơi ý thức trong chế độ này tự nhiên, thiền định xảy ra             tự nhiên.


Bình tĩnh Tuân thủ là không phải là Thiền;
Chúng tôi đang nói.         chín giai đoạn của sự tiến triển trong thực hành này ban đầu, nhưng người ta phải         trước cảnh báo, những trở ngại chính của Shamatha cảm giác của niềm vui, sự mở tối và         kích động. Họ phải được khắc phục trước khi người ta thậm chí có thể chiêm ngưỡng tiến         vào rõ ràng Cái nhìn sâu sắc Thiền (Vipashyana). Xem thêm LAYA: Một định nghĩa.
Các giai đoạn và         trở ngại không phải là phổ quát cho tất cả, một số hành giả có thể chỉ 'nhảy' cụm từ tiếp theo.         Một chế độ không thể chia được gọi là "shamatha không thể tách rời từ vipashyana."
Một điểm rất quan trọng để         lưu ý là: các tôn giáo khác có hình thức riêng của họ về phân loại và phương pháp. Tuy nhiên, điều này là         nơi tương tự kết thúc. Mục tiêu của vipashyana và kiến ​​thức tìm kiếm khác.


Kinh nghiệm và trở ngại của Thiền định
Samadhi là một vị tướng         từ đó sẽ là lý tưởng để mô tả các cấp độ tiếp theo: mức độ hấp thụ của cái nhìn sâu sắc, và           thực hiện.
Ở giai đoạn này, chúng tôi         được nói với ba kinh nghiệm có thể phát sinh: Bliss, rõ ràng và không tưởng.
Không nghĩ         xảy ra khi ý thức là miễn phí từ tư duy khái niệm và có ba loại:
  • Không có tư duy tốt"-           miễn phí từ bám vào đối tượng trung gian hòa giải và thiền định;
  • Không có tư tưởng Evil"- Là           bị gián đoạn dòng chảy của tổng tư duy khái niệm và tinh tế;
  • Không có tư tưởng trung lập"-           nhận dạng của khuôn mặt tự nhiên của nhận thức là locationless.
Trong nhà nước của mình không suy nghĩ, có           là rõ ràng.
Rõ ràng là         rạng rỡ, không bị cản trở thường của nhận thức (ba loại)
"Tự phát Clarity",           nhà nước đang được miễn phí từ một đối tượng;
"Gốc rõ ràng"           không xuất hiện trong một thời gian tạm thời;
"Tự nhiên Clarity"Là           không được thực hiện bởi bất cứ ai (unfabricated).
Phúc lạc là         khác nhau từ định nghĩa từ điển thông thường và có 4 loại:
"Hạnh phúc cảm giác"-             là miễn phí từ các điều kiện bất lợi của bất hòa          "Khái niệm Bliss"-             là được tự do từ nỗi đau của các khái niệm;
"Bất nhị Bliss"- Là             được miễn phí từ bám vào việc định hình nhị nguyên;
"Vô điều kiện Bliss"             là miễn phí từ các nguyên nhân và điều kiện.
Khi ba         kinh nghiệm xuất hiện, gắn bó của họ (một trở ngại khác) được biết đến như "Khuyết tật của         Thiền"Nếu một trong những hiện không tách rời, một strays vào ba trạng thái của kiếp sống         (Vương quốc của Form, Desire, Vô Sắc).
Mặc dù,         có khái niệm về một đã tách ra từ kinh nghiệm ở trên, vẫn còn một số         tinh tế tập tin đính kèm. Chúng tôi được yêu cầu để chiêm ngưỡng những tập tin đính kèm bằng cách nếu ba tương tự:
Tháo từ Bliss như điên (hoặc           đi lạc vào Vương quốc của Desire);
Tháo từ Clarity như giấc mơ của một           con nhỏ (hoặc đi lạc vào Vương quốc của Form);
Tách ra từ tư tưởng không giống như một hành giả           đã hoàn thiện kỷ luật du già của mình (hoặc đi lạc vào Cõi Vô Sắc)
Để cắt giảm thông qua này         pitfall, sử dụng "Nine Serene Hoa Of liên tiếp Abiding."


Nguyên nhân thật đằng sau các trở ngại
Tâm trí mê muội của chúng tôi là         nguyên nhân từ cho tất cả những trở ngại trong sự tồn tại luân hồi của chúng tôi. Nó đã sinh Các         Ba chất độc Thù hận, ngu si và ham muốn. Thông qua công nhận bản chất thật sự của họ, chúng tôi         hiểu ý nghĩa thực sự của Tam Tạng và áp dụng chúng như là con đường.
5 cảm xúc         trong sáng tạo, hiệu ứng và biểu hiện của ba độc của tâm trí. Chánh niệm         khi phát sinh, một trong những phản ánh về nguyên nhân của họ. Họ xuất phát từ một yếu tố bên ngoài đó là         có sản phẩm nào trong bản chất. Bằng cách hiểu được nguyên nhân của họ và tự nhiên nghỉ ngơi trong trạng thái hỗn loạn của họ         1 hoàn thiện trí tuệ bẩm sinh năm và chuyển đổi chúng như là con đường.


Sử dụng Samadhi là con đường
Tất cả tốt Samadhis         sản xuất kinh nghiệm. Những "hương vị" prana có thể được xem như là một tiến bộ trong thực hành, nhưng         một trong những cần phải cẩn thận. Nó là hấp dẫn để bám víu vào chúng như là bản ngã. Điều này tập tin đính kèm         chỉ tạo thêm nghiệp hành động.
Một trong những phải được         hiểu tất cả kinh nghiệm chuyển tiếp hoặc tạm thời. Họ là những hiển thị của chúng tôi         nhị nguyên của tâm trí. Người học viên phải nhìn vào bản chất của nó mà không fixating và không có         tập tin đính kèm. Điều này thiết lập nền tảng cho bình minh và sự hiểu biết bản chất trống         sự tỉnh táo bất nhị.


Sử dụng thân thể ốm đau và đau là con đường
Trở ngại của         cơ thể bệnh tật và đau đớn
Padmasambhava,         guru quý, khuyên chúng ta nên sử dụng các trở ngại kinh nghiệm như bệnh tật, đau đớn,         nhức đầu, mệt mỏi căng thẳng là người giúp đỡ cho Samadhi.
Một bắt đầu bởi         sự hiểu biết tính chất chuyển tiếp của nó .... một kinh nghiệm tạm thời. Nếu không có đặt tên nó như là một         lỗi lầm hay đức hạnh, người ta chỉ đơn giản là cho phép nó tự nhiên xảy ra và được giải thoát. Nếu không có         bám nó không không phải là đất ở.
Biết tương lai của mình         nghe là bị vướng víu bởi các khái niệm trần tục, guru tư vấn về làm thế nào để xóa các         cơ thể bệnh tật và đau đớn. Tóm lại, bài học giải thích:
"Bệnh Tật         tuân thủ bên trong mặt đất tất cả, theo cách thức của các hiến pháp của các kênh và         là xu hướng thường xuyên. Nguyên nhân của nó là do nghiệp bất thiện tích lũy qua         sự thiếu hiểu biết và cái tôi bám. Nó được kích hoạt bởi những cảm xúc đáng lo ngại, khái niệm tư duy,         prana-gió, hay các thần linh và ma quỷ. Kết quả trưởng thành là 404 loại bệnh, làm nóng         do sức nóng và lạnh, đờm, đau nhức, và sưng. Trong ngắn hạn, các bệnh của coemergent         sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính gây bệnh của sự thiếu hiểu biết về khái niệm là trưởng         hoàn cảnh. "
Tóm lại, tất cả các         có năm yếu tố bệnh tật (bao gồm cả những người không liên quan đến thiền định):
Karma bất thiện là nguyên nhân;
Những cảm xúc đáng lo ngại là           trường hợp;
Khái niệm tư duy như các kết nối           liên kết,
Prana-gió như lắp ráp kết luận,
Vị thần và ma quỷ là hỗ trợ           yếu tố.
Sử dụng thiếu hiểu biết như         một ví dụ, quá trình này là:
Kể từ khi nguyên nhân là thiếu hiểu biết, nhận ra             hợp tác cấp cứu trí tuệ như là chữa bệnh.
Kể từ khi điều kiện được làm phiền             cảm xúc, giải quyết sự chú ý của bạn để ngang nhau.
Kể từ khi kết nối là khái niệm             suy nghĩ, cắt giảm thông qua các mối quan hệ của tư tưởng.
Kể từ khi hái lượm của kết luận là             gió, tập trung vào các điểm chính của gió.
Hỗ trợ trở lại là các vị thần và             quỷ: phải từ bỏ khái niệm của một con quỷ.
Bằng cách này bạn         sẽ được giải thoát khỏi tất cả các loại bệnh tật.
Tuy nhiên, việc chữa bệnh         bản chất của bệnh theo hướng dẫn của bậc thầy giác ngộ có thể vượt ra ngoài của chúng tôi         khái niệm tâm. Ông đã đi vào         giải thích các lựa chọn thay thế:
Tốt nhất để rời khỏi nó để         tự giải phóng.
Điều đó là để nói, trong sơ bộ,           không theo đuổi các bệnh tật.
Trong phần chính, không tu luyện           bệnh tật.
Trong kết luận, không dừng lại ở           cảm thấy mệt.
Thông qua đó, bạn sẽ tháo gỡ cũ           bệnh tật và vẫn không hề hấn gì bởi những cái mới.
(Sống theo lời khuyên này là           những người mà hiểu)
Transmuting Nghịch cảnh:
Coi bệnh tật với lòng biết ơn và           để cho tâm trí của bạn phải hân hoan, ăn thực phẩm gây hại cho bệnh và hành động theo những cách bất lợi           đối với nó
Cắt trực tiếp:
Quá trình này bệnh vacating là các           thuốc cắt qua.
Cân bằng:
Ít nhất, bạn sẽ không phải gánh chịu           với những suy nghĩ cảm thấy khó chịu
Cuối cùng là để chữa bệnh bởi         thiền định.
Nói chung, nghỉ ngơi           xả nên được hoàn toàn trở thành bản chất của tư tưởng không. Bạn phải gây ra tất cả           mối quan tâm xa và có thể được miễn phí từ nghi ngờ và do dự về những gì đang exorcised hoặc           hình dung. Trực quan và tâm trí của bạn nên được thống nhất. Điều quan trọng là dựa và           tập trung khi ba điểm.


Nỗi sợ hãi và Dread của các vị thần và Ác quỷ:
Sự xuất hiện của         trở ngại này là phổ quát Chúng tồn tại trong tâm trí của học viên vẫn chưa         được tiếp xúc với một cái nhìn về thực tại. Xem Mara.
Nhưng nơi nào họ         đến từ đâu?
Sự hiện diện của         lực lượng ma quỷ và nghi ngờ phát sinh từ không thể chia của prana và tâm nhị nguyên (         được nuôi dưỡng bằng tư duy khái niệm).
Đạo sư đề nghị         các phương pháp sau đây:
"Khi         trở ngại như suy nghĩ của Sợ hãi và Dread phát sinh, chúng ta phải xác định chúng một cách nhanh chóng và         mang lại cho họ vào con đường. Nếu bạn để cho họ chạy hoang dã hoặc thuộc quyền lực của họ và sẽ         sau này trưởng thành như là một trở ngại cho thực hành của bạn,
"Các         mặt đất của các lực lượng xấu xa và hiển thị huyền diệu trong tâm trí của bạn nhầm lẫn của. Có         chắc chắn không có 'thần' hay 'quỷ' bên ngoài của mình Thời điểm bạn có kinh nghiệm ác         lực lượng và hiển thị ma thuật, áp dụng các điểm quan trọng của sự hiểu biết rằng họ không         có bất kỳ sự tồn tại đúng như họ không có ở, phát sinh và ghi thu, ghi chi
"Một         bắt đầu bằng cách giả định một tư thế yoga. Giữ một cái nhìn, chúng ta nhìn vào bản sắc của mình. Ngay sau khi         suy nghĩ của chúng tôi biến thành thức rõ sản phẩm nào, chúng tôi sẽ có can đảm tự tin rằng         triệt để cắt giảm thông qua sự sợ hãi và sợ hãi. "
Chúng tôi cũng cảnh báo         rằng một tư tưởng tự đảm bảo, như, "Tôi không thể bị tổn hại bởi những trở ngại! "         và "Tôi tự hỏi nếu tôi sẽ gặp một số trở ngại"Có thể trong thực tế, tạo ra một         chào đón cho ma quỷ.




Tóm lại, là một trong những         nên cắt dòng suy nghĩ về khái niệm! Điều này bao gồm cung cấp tập hợp của bạn         như là một bữa tiệc cung cấp hoặc làm thực phẩm. Đây là cách chắc chắn để bỏ đi chấp ngã. Một đơn giản         áp dụng các điểm quan trọng và thực hành!
Một người có thể muốn thử         thực hành như thiền "từ bi yêu thương" hoặc Chod. Sau đó là một phương pháp         phát triển ở Tây Tạng bằng cách Lady Machig Ladron. Một thiết thực         có nghĩa là kết hợp kinh và giảng dạy bí truyền.
Lồng ghép kinh nghiệm Thiền vào Five đường dẫn Đế
Padmasambhava nói         Năm Đường dẫn được bao gồm trong Kinh nghiệm (Bliss, rõ ràng và           Không tưởng)         Samadhi.
Các hướng dẫn         là:
  • 1. Sau khi cắt những cạm bẫy (từ             4 Vô Sắc Hoa thanh thản - 4 cảnh Thiền ấy), một trong những thực hành thiền định hoàn hảo bởi             còn lại bình thản và một cách sống động trong sự rõ ràng này và không nghĩ trong lúc ngồi thiền             nhà nước. Trong bài thiền định nhà nước; xuất hiện phát sinh unobstructedly và như trong             đáng kể là một giấc mơ hay ảo giác huyền diệu. Bạn hiểu được bản chất nguyên nhân và             hiệu ứng, điền vào các biện pháp khen tới miệng, đạt được sức nóng của định, và do đó             hoàn thiện con đường tích lũy.
  • 2. Bằng cách thực hành này trong một thời gian dài,             bạn nhìn thấy trong thực tế, locationless và tự nhận thức, sự hiện diện tự nhiên trong chính mình.             Nhận biết khuôn mặt tự nhiên của bạn trong con đường Thấy.
  • 3. Trải qua xuất hiện, nhận thức             và tánh Không là locationless và tự nhận thức, bạn nhìn thấy trực tiếp vô điều kiện             bẩm sinh thiên nhiên. Che chướng của những cảm xúc đáng lo ngại bị phá hủy ở gốc của nó. Nhận ra             nguyên nhân và hậu quả là trống rỗng, luân hồi sinh tử không có sự tồn tại vững chắc. Các trạng thái thiền định là             thể phân từ Phật và tất cả mọi thứ trong bài thiền định phát sinh kỳ diệu             ảo tưởng. - Đường dẫn của Tham gia.
  • 4. Phát triển quen thuộc với trạng thái này và             duy trì nó ổn định, tất cả các hiện tượng trở thành bất nhị. Nhận thức được họ tự như màn hình hiển thị,             xuất hiện và tâm hòa mình là một. Khi tính không phát sinh là nguyên nhân và quả, bạn nhận ra             phụ thuộc vào nguyên. Trong trạng thái thiền định tất cả các hiện tượng locationless và             trình bày như là bản chất của nhận thức. Sự hiện diện nhẹ xuất hiện khách quan trong quá trình             trạng thái sau thiền định là con đường tu luyện.
  • 5. Duy trì điều này trong một thời gian dài,             bạn nhận ra rằng tất cả luân hồi sinh tử và niết bàn là bất nhị, vượt ra ngoài phát sinh và ghi thu, ghi chi, chưa pha trộn             và hoàn toàn hoàn hảo, locationless và tự nhận thức. Che chướng nhận thức hoàn toàn             biến mất, và tất cả mọi thứ thời điểm rất Dawns như ban đầu tỉnh táo             Mãn Giác ngộ không thể so sánh, Nhà nước của Phật, Anuttara-Samyak-Sambodhi.HET=ENGLISH TRANSLATE VIETNAMESE BY TAM THANH.28/3/2012.MHDT.NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

Đức Phật đã dạy những gì? - Chương 1: Thái độ tinh thần Phật giáo

      Trong số những nhà sáng lập các tôn giáo, đức Phật (nếu ta có thể gọi Ngài là nhà sáng lập một tôn giáo theo nghĩa thông thường của danh từ) là vị Thầy độc nhất đã không tự xưng là gì khác hơn là một con người, hoàn toàn chỉ là một con người. Những vị Giáo chủ khác thì hoặc là Thượng đế, hay Thượng đế nhập thể trong những hình thức khác nhau, hay được Thượng đế mặc khải. Ðức Phật không những chỉ là một con người, Ngài lại còn là một con người tự nhận không được một thiên khải nào từ bất cứ một vị thần linh hay một quyền năng nào khác. Ngài tuyên bố tất cả những gì Ngài thực hiện được, đạt đến được và hoàn thành được, đều hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ con người. Chỉ có con người mới có thể thành Phật. Mọi người đều mang trong mình khả năng thành Phật nếu họ muốn và nỗ lực. Ta có thể gọi đức Phật là một Con Người tuyệt luân. Ngài quá toàn thiện trong "nhân tính" của Ngài đến nỗi về sau, trong tôn giáo của đại chúng, Ngài được xem như một "Siêu nhân".
      Theo Phật giáo, hoàn cảnh con người thật tuyệt. Con người tự mình làm chủ mình, không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn có thể định đoạt số phận nó. Ðức Phật dạy:
      "Tự ta là chỗ nương tựa cho ta, còn ai khác có thể làm nơi nương tựa?" [1]
      Ngài khuyên các môn đệ hãy "nương tựa nơi chính mình," không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đở của bất cứ người nào khác[2]. Ngài giảng dạy, khuyến khích và cổ võ mỗi người tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người vốn có năng lực tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc bằng trí tuệ và nỗ lực của chính mình. Ðức Phật dạy: "Các đức Như Lai[3] giảng dạy Chánh đạo, nhưng chính các ngươi phải làm việc của mình."[4] Nếu người ta gọi đức Phật là một "đấng Cứu thế " thì cũng chỉ vì Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến giải thoát, Niết-bàn. Nhưng tự chúng ta, ta phải bước trên đường ấy.
      Chính vì nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này mà đức Phật cho các môn đệ hoàn toàn tự do. Trong kinh Mahàparinibhàna (Ðại Bát Niết-bàn), đức Phật dạy Ngài không bao giờ nghĩ mình điều khiển Tăng già (Sangha)[5] và Ngài cũng không muốn đoàn thể này tùy thuộc vào Ngài. Ngài dạy rằng trong giáo lý của Ngài, không có lý thuyết huyền bí, không có gì giấu giếm trong "nắm tay của đức Ðạo Sư" (àcariyamutthi), hay nói cách khác, Ngài không giấu gì trong tay áo cả .[6]
      Trong lịch sử các tôn giáo, người ta không thấy một tôn giáo nào khác có tự do tư tưởng như Phật giáo. Sự tự do này thật cần thiết, vì theo đức Phật, sự giải thoát của con người tùy thuộc vào chính sự trực nhận chân lý, chứ không phải vào ân huệ của một thần linh hay một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho sự quy phục.
      Một lần, đức Phật viếng thăm dân Kàlàmas ở Kesaputta một thành phố nhỏ trong vương quốc Kosala. Khi nghe đức Phật đến, những người Kàlàmas đến thăm và bạch Ngài:
      "Bạch đức Thế Tôn, có nhiều ẩn sĩ và Bà la môn đến viếng Kesaputta. Họ giảng giải và làm sáng tỏ những lý thuyết của mình, nhưng khinh miệt, lên án, bài xích lý thuyết của những người khác. Rồi có những ẩn sĩ và Bà la môn khác cũng chỉ giảng giải và làm sáng tỏ những lý thuyết của riêng họ, khinh miệt, lên án và phỉ báng những lý thuyết của những người khác. Nhưng bạch Thế Tôn, về phần chúng con, chúng con luôn luôn hoài nghi và hoang mang, không biết ai trong số những ẩn sĩ và Bà la môn khả kính ấy đã nói sự thật, ai nói quấy."
      Khi ấy đức Phật đã ban cho họ lời khuyên độc đáo như sau:
      "Hỏi dân Kàlamas, các ngươi hoài nghi, hoang mang là phải, vì vấn đề ấy rất khả nghi. Hỏi dân Kàlamas, đừng để bị lôi cuốn bởi những lời thuật lại, hay bởi truyền thuyết, hay bởi những lời đồn. Ðừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suy diễn, hay bởi những bề ngoài đáng tin, hoặc bởi lạc thú tư duy về các quan điểm, hay bởi những gì có vẻ hữu lý, hay bởi ý nghĩ: "Ðây là thầy ta." Nhưng hỏi Kàlamas, khi nào các ngươi tự mình biết một việc gì là bất thiện, sai, xấu, thì hãy dứt bỏ... và khi các ngươi tự mình biết một điều gì là thiện, tốt, thì hãy chấp nhận, đi theo."[7]
      Ðức Phật còn đi xa hơn nữa. Ngài bảo các Tỳ kheo rằng một môn đệ cần phải xét đoán ngay cả đức Như Lai (đức Phật), để có thể hoàn toàn tin chắc giá trị của vị thầy mà mình đang theo.[8]
      Theo giáo lý của đức Phật, nghi (vicikichà) là một trong năm chướng ngại (ngũ cái, nivarana)[9], năm trở ngại cho sự hiểu biết chân lý và cho sự tiến bộ tâm linh (hay cho bất cứ sự tiến bộ nào). Tuy nhiên, nghi không phải là một "tội lỗi", bởi vì trong Phật giáo không có những "tín điều". Quả thế, trong đạo Phật không có "tội lỗi" hiểu theo nghĩa "tội lỗi" trong vài tôn giáo khác. Cội rễ của mọi sự xấu xa là vô minh (Avijjà) và tà kiến (micchà ditthi). Một điều không thể chối cãi là bao lâu còn có hoài nghi, hoang mang, do dự, thì không thể nào có tiến bộ. Cũng không thể chối cãi được rằng hoài nghi không tránh được khi mà con người không hiểu rõ, thấy rõ. Nhưng để tiến xa hơn, thì tuyệt đối cần phải xa lìa hoài nghi. Muốn khỏi hoài nghi, ta cần phải thấy rõ.
      Vấn đề không phải là ta không nên hoài nghi hay nên tin tưởng. Chỉ nói rằng "tôi tin", không có nghĩa là bạn đã hiểu và thấy rõ. Khi học sinh giải một bài toán đến giai đoạn không biết làm sao để tiếp tục, thì sẽ rơi vào hoài nghi bối rối. Nếu còn hoài nghi, y không thể tiến lên, nên cần phải dứt nghi. Có nhiều cách giải quyết; nhưng không phải chỉ nói "tôi tin" hay "tôi không nghi" mà giải được bài toán. Tự buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều mình không hiểu gì hết, là một thái độ chính trị, không phải thái độ tâm linh hay trí thức.
      Ðức Phật luôn luôn bài xích hoài nghi. Cả đến khi Ngài sắp mất, vài phút trước khi lìa trần, Ngài còn nhiều lần bảo các môn đệ phải hỏi kỹ nếu còn có hoài nghi nào về Giáo lý của Ngài, để sau đừng hối tiếc vì không thể giải hết những thắc mắc. Nhưng các môn đệ đều im lặng.
      Khi ấy đức Phật dạy một lời rất cảm động: "Nếu vì kính nể Như Lai mà các con không dám hỏi điều gì, thì mỗi người hãy nói cho bạn biết" (có nghĩa là mỗi người hãy nhờ bạn hỏi giùm cho mình điều thắc mắc).[10]
      Không những sự tự do tư tưởng, mà còn sự khoan hồng của đức Phật, đã làm cho người nghiên cứu tôn giáo sử phải ngạc nhiên. Một thuở nọ ở Nàlandà, một người giàu có và lỗi lạc tên Ưu-bà-li (Upàli), một đồ đệ tại gia hữu danh của phái Ni-Kiền-tử (Nigantha - Nàtaputta) thuộc Kỳ na giáo của Jaina Mahàvìra, được chính Mahàvìra cử đến gặp đức Phật để tranh luận và bài bác vài điểm trong thuyết Nghiệp báo, bởi vì quan điểm của đức Phật về vấn đề này khác với quan điểm của Mahàvìra[11]. Trái ngược với mong đợi, Upàli sau khi tranh luận phải chấp nhận rằng những quan điểm của đức Phật là đúng và quan điểm của thầy mình sai. Bởi thế ông ta cầu xin đức Phật nhận mình làm một đệ tử tại gia (Upàsaka, Ưu-bà-tắc). Nhưng đức Phật bảo ông ta hãy suy nghĩ lại, và đừng vội vã, vì "sự xét đoán cẩn thận rất tốt cho những người lỗi lạc như ông." Khi Upàli lập lại những lời cầu xin, đức Phật khuyên ông hãy tiếp tục kính trọng và ủng hộ những vị thầy cũ của ông ta như trước[12].
      Vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, vị hoàng đế Phật tử A Dục vương của xứ Ấn Ðộ, theo gương đức tính khoan hồng và thông cảm cao quý ấy, đã kính trọng và nâng đở tất cả mọi tôn giáo khác trong đế quốc lớn rộng của ông ta. Trong một lời tuyên bố của Hoàng đế khắc trên trụ đá đến nay ta còn đọc được:
      "Người ta không nên chỉ kính trọng tôn giáo của riêng mình và bài bác những tôn giáo của kẻ khác, mà phải kính trọng tôn giáo kẻ khác vì lý do này hay lý do khác. Như thế ta có thể làm cho tôn giáo mình phát triển và giúp đở các tôn giáo khác nữa. Nếu không, tức là ta đã đào huyệt chôn chính tôn giáo của mình, và còn làm hại các tôn giáo khác. Kẻ nào chỉ kính trọng tín ngưỏng của mình và bài xích những tín ngưỏng khác, thực ra họ đã làm thế vì sùng kính tín ngưỏng của riêng mình, nghĩ rằng: "Tôi sẽ làm rạng danh tôn giáo của tôi". Nhưng trái lại, khi làm thế họ đã làm tổn thương tôn giáo mình một cách trầm trọng hơn nữa. Bởi thế sự hòa hảo là tốt đẹp: mọi người nên lắng nghe, và có thiện chí lắng nghe những lý thuyết mà người khác đề xướng."[13]
      Ở đây, ta cũng nên thêm rằng tinh thần hiểu biết cảm thông ấy ngày nay cần được áp dụng, không những chỉ trong vấn đề lý thuyết tôn giáo, mà còn ở trong những địa hạt khác nữa.
      Tinh thần khoan dung thông cảm ấy từ khởi thủy đã là một trong những lý tưởng được yêu chuộng nhất trong văn hóa và văn minh Phật giáo. Chính vì thế mà suốt trong lịch sử 2500 năm truyền giáo, Phật giáo đã Á châu, và hiện nay có trên 500 triệu tín đồ. Bạo động, dưới bất cứ hình thức nào, lý lẽ nào, cũng đều tuyệt đối trái ngược với giáo lý đức Phật.
      Người ta thường hỏi: Phật giáo là một tôn giáo hay một triết học? Gọi nó là gì, điều ấy không quan trọng, Phật giáo vẫn là Phật giáo, dù bạn dán lên đấy nhãn hiệu gì đi nữa. Nhãn hiệu là điều phụ thuộc. Ngay cả nhãn hiệu Phật giáo mà ta đặt cho Giáo lý đức Phật cũng không mấy quan hệ. Cái tên mà ta đặt cho Phật giáo là điều không thiết yếu.
      Có gì trong một danh từ?
      Hoa hồng hương ấy cho dù tên chi.
      Cũng thế, chân lý không cần nhãn hiệu, nó không là Phật giáo, Gia tô giáo, Ấn giáo, hay Hồi giáo. Chân lý không là độc quyền của ai. Những nhãn hiệu tông phái là một trở ngại cho sự hiểu biết chân lý một cách tự tại, và chúng làm phát sinh những thành kiến tai hại trong tư tưởng con người.
      Ðiều này đúng không những trong các vấn đề trí thức và tâm linh, mà còn cả trong những giao tiếp giữa người với người. Chẳng hạn, khi ta gặp một người, ta không nhìn họ như một con người, mà ta đặt cho họ một nhãn hiệu như Anh, Pháp, Ðức, Mỹ hay Do Thái, và xét người ấy với tất cả những thành kiến đi kèm với nhãn hiệu ấy trong trí ta. Nhưng người ấy có thể hoàn toàn vượt khỏi những thuộc tính mà ta gán cho họ.
      Con người vốn ưa thích những nhãn hiệu phân biệt, đến nỗi họ đặt cả những nhãn hiệu ấy lên trên những đức tính và cảm xúc mà mọi người đều có. Họ nói đến những "loại" bác ái khác nhau, chẳng hạn: Bác ái Phật giáo và Bác ái Gia tô giáo, và khinh bỉ những nhãn hiệu bác ái khác. Nhưng lòng bác ái không thể là bè phái, nó không là Chúa, Phật, Ấn hay Hồi. Tình thương của một bà mẹ đối với con không là Phật hay Chúa: đấy là tình mẹ. Những đức tính và cảm xúc của con người như tình yêu, bác ái, từ bi, khoan hồng, kiên nhẫn, tình bạn, ham muốn, thù hận, biếng trễ, ngu si, tự phụ v.v.. không cần đến những nhãn hiệu bè phái, chúng không thuộc về một tôn giáo nào cả.
      Ðối với người đi tìm chân lý, một tư tưởng do từ đâu đến là điều không quan hệ. Nguồn gốc và sự phát triển của một tư tưởng là vấn đề của học giả. Quả vậy, để hiểu sự thật, chúng ta không cần biết đến ngay cả lời dạy đến từ đức Phật hay từ một người nào khác. Ðiều thiết yếu là thấy rõ vấn đề, hiểu nó. Có một câu chuyện quan trọng trong Trung bộ kinh (Majjhima-nikàya) (kinh số 140) làm sáng tỏ điều này.
      Một hôm, đức Phật ở lại đêm trong xưởng một người thợ làm đồ gốm. Cũng trong xưởng ấy có một ẩn sĩ trẻ đến đấy trước Ngài[14]. Họ không biết nhau. Ðức Phật quan sát người ẩn sĩ và tự nhủ: "Thanh niên này có những cử chỉ đáng mến. Ta nên hỏi xem về người này." Bởi thế đức Phật hỏi người ấy: "Hỏi khất sĩ[15], nhân danh ai mà bạn đã từ bỏ gia đình? Ai là thầy của bạn? Bạn thích lý thuyết của ai?"
      Chàng thanh niên đáp: "­ bạn ơi, có ẩn sĩ Cồ đàm dòng họ Thích ca, đã từ bỏ gia đình để trở thành một ẩn sĩ. Người ta đồn rằng đấy là một vị Arahant (A-la-hán), một bậc toàn giác. Chính nhân danh con người thánh thiện ấy mà tôi đã trở thành một ẩn sĩ. Người là Thầy tôi, và tôi thích lý thuyết của người."
      - Vậy chớ con người Thánh thiện ấy, vị A-la-hán, đấng toàn giác ấy bây giờ ở đâu?
     - Ở các xứ về phương Bắc, hỏi bạn, có một đô thị gọi là Sàvatthi (Xá vệ). Chính đấy là nơi đấng Thế Tôn, vị A-la-hán, đấng Toàn giác đang ở.
      - Bạn đã có khi nào thấy vị ấy chưa, đấng Thế Tôn ấy? Nếu gặp Người, bạn có sẽ nhận ra Người hay không?
      - Tôi chưa bao giờ thấy đức Thế Tôn ấy. Nếu gặp Người, tôi cũng sẽ không làm sao nhận ra được.
      Ðức Phật nhận ra rằng chính nhân danh Ngài mà người thanh niên xa lạ này đã từ bỏ gia đình và trở thành một khất sĩ. Nhưng vẫn không để lộ tông tích. Ngài bảo:
      - Hỏi khất sĩ, tôi sẽ dạy cho bạn lý thuyết. Hãy chú ý lắng nghe. Tôi sẽ nói.
      - Ðược, bạn nói đi. Người trẻ tuổi chấp thuận.
     Khi ấy đức Phật giảng dạy cho thanh niên một bài thuyết pháp đặc sắc nhất về chân lý (mà ta sẽ trình bày những điểm tinh yếu về sau)[16].
      Chỉ sau khi nghe Ngài thuyết pháp xong, ẩn sĩ tên Pukkusàti mới nhận ra rằng người nói với mình chính là đức Phật. Anh cúi thấp mình dưới chân đức Ðạo sư, và xin lỗi Ngài vì đã không biết mà gọi Ngài là "bạn"[17]. Rồi người ấy cầu xin đức Phật truyền giới pháp và nhận mình vào đoàn thể Tăng già.
      Ðức Phật hỏi anh ta đã có y, bát sẵn sàng chưa (một bhikkhu - tỳ kheo - phải có 3 y và 1 bình bát để khất thực). Khi Pukkusàti trả lời không có, đức Phật dạy rằng những đức Như Lai (Tathàgatas) sẽ không thọ ký cho một người nào nếu họ không có sẵn y, bát. Bởi thế Pukkusàti ra đi tìm y và bát, nhưng rủi thay dọc đường anh ta bị bò húc chết[18].
      Về sau khi tin buồn ấy đến tai đức Phật, Ngài bảo môn đệ rằng Pukkusàti là một người thánh thiện đã thấy được chân lý và đã đạt đến giai đoạn gần cuối trên đường thực hiện Niết-bàn, và được tái sinh vào một cõi, ở đấy người ấy sẽ trở thành một vị A-la-hán[19] và cuối cùng chết để không bao giờ phải trở lại thế gian này.[20]
      Qua câu chuyện trên ta thấy rõ là khi Pukkusàti lắng nghe đức Phật và lãnh hội được lời dạy của Ngài, anh ta không biết người đang nói với mình là ai, hay đấy là giáo lý của ai. Anh ta tìm thấy chân lý. Nếu vị thuốc hay thì bệnh sẽ lành. Không cần thiết phải biết ai làm nên vị thuốc ấy, hay nó từ đâu lại.
      Hầu hết mọi tôn giáo đều được thiết lập trên đức tin - đúng hơn, lòng tin mù quáng - nhưng đạo Phật nhấn mạnh trên sự "thấy biết", hiểu rõ, lãnh hội, chứ không phải trên lòng tin. Trong các bản kinh văn Phật giáo có danh từ Saddhà (Skt. Sraddhà) thường được dịch là đức tin, lòng tin tưởng. Nhưng saddhà không phải là "đức tin" theo nghĩa thông thường, mà đúng hơn đấy là "tín", phát sinh do sự quyết đoán. Trong đạo Phật bình dân và cả trong cách dùng thông dụng nơi các bản kinh, ta phải công nhận danh từ "saddhà" có một phần ý nghĩa "đức tin" khi nó được giảng là sự nương theo Phật, Pháp (Dhamma) và Tăng (Sangha, đoàn thể Tăng già).
      Theo Vô Trước, triết gia vĩ đại về Phật học vào thế kỷ thứ tư, "tín" có ba phương diện:
      1) Sự tin tưởng chắc chắn và toàn vẹn về một điều gì.
      2) Niềm vui thanh thoát về những đức tính.
      3) Sự ước vọng hay mong muốn hoàn thành một mục đích theo đuổi.[21]
      Dù hiểu thế nào, đức tin theo nghĩa phần lớn các tôn giáo có rất ít liên quan với đạo Phật.[22]
     Vấn đề đức tin phát sinh khi không có sự thấy rõ - thấy với mọi ý nghĩa. Khi ta thấy rõ, vấn đề đức tin biến mất. Nếu tôi bảo bạn rằng trong nắm tay tôi có một hòn ngọc, thì vấn đề tin tưởng đặt ra vì chính bạn không thấy được viên ngọc. Nhưng nếu tôi mở nắm tay và chỉ cho bạn viên ngọc, thì chính bạn đã thấy, vấn đề tin tưởng không còn đặt ra nữa. Bởi thế trong các bản kinh xưa có câu: "Nhận biết như người ta thấy một viên ngọc trong lòng tay."
      Một môn đệ của Phật tên Musìla bảo một thầy tu khác: "Này bạn Savittha, không cần đức tin[23], lòng tin tưởng sùng bái, không cần ưa thích hay thiên vị, không cần nghe lời đồn đãi hay truyền thuyết, không cần xét đoán những lý lẽ bề ngoài, không cần lạc thú trong sự tư duy về các quan niệm, tôi biết và thấy rằng sự chấm dứt của sinh tử là Niết-bàn."[24]
      Và đức Phật đã dạy: "Hỏi các Thầy Tỳ kheo, ta nói rằng sự diệt trừ những điều xấu xa, bất tịnh là cốt để cho một người đã thấy và biết, chứ không phải để cho một người không thấy và không biết."[25]
      Vấn đề luôn luôn là biết và thấy chứ không phải là tin. Giáo lý của đức Phật được gọi là ehi-passika, mời bạn "đến để thấy", chứ không phải đến để tin.
     Trong các bản kinh văn, những từ ngữ luôn luôn được dùng để chỉ những người đã chứng ngộ chân lý là "Pháp nhãn (con mắt pháp: dhamma-cakkhu), không bụi bặm và không cáu bẩn, đã phát sinh: "Người nào đã thấy chân lý, đã nhập vào chân lý, đã vượt qua hoài nghi, người ấy không còn do dự. Với trí tuệ chân chính, người ấy thấy đúng như thật (yathà bhùtam)"[26]. Nói đến sự giác ngộ của chính Ngài, đức Phật dạy: "Con mắt đã phát sinh, trí đã phát sinh, kiến giải đã phát sinh, ánh sáng đã phát sinh"[27]. Luôn luôn đấy là sự thấy biết qua trí hay tuệ (nàna-dassana), chứ không phải là tin tưởng qua đức tin.
      Ðiểm này càng ngày càng được tán dương vào thời mà giáo lý chính thống Bà la môn bắt buộc phải tin tưởng và đương nhiên chấp nhận truyền thống và thẩm quyền của họ như chân lý độc nhất. Một ngày kia, một nhóm Bà la môn học thức lỗi lạc đến viếng đức Phật và tranh luận rất lâu với Ngài. Một người trong bọn, một thiếu niên Bà la môn mười sáu tuổi tên Kàpathika, được cả bọn xem là thông minh xuất chúng, đã hỏi đức Phật[28]:
     - Thưa đức Cồ đàm, có những bài thánh kinh xưa cũ của những người Bà la môn được truyền tụng liên tục qua những bản kinh khẩu truyền. Về những bài kinh ấy, những người Bà la môn đã có kết luận tuyệt đối này: "Chỉ có đây mới là Chân lý, và mọi điều khác đều là sai lầm." Vậy đức Cồ đàm sẽ nói gì về điều ấy?
      Ðức Phật hỏi:
      - Trong những người Bà la môn, có một người Bà la môn nào tuyên bố tự mình biết và thấy rằng "chỉ có đây mới là chân lý, mọi điều khác đều là sai lầm chăng?"
      Người thiếu niên thật thà đáp:
      - Không.
      - Thế thì, có một vị thầy nào, hay một vị thầy của những vị thầy nào trong những người Bà la môn lùi về thời đại thứ bảy, hay cả đến bất cứ một người nào trong số những tác giả đầu tiên của những kinh điển ấy, đã tuyên bố rằng ông ta biết và thấy: "Chỉ có đây mới là chân lý, mọi sự khác đều sai lầm?"
      - Không.
      - Vậy thì họ giống như một chuỗi những người mù nối đuôi nhau, người đầu tiên không thấy, người giữa cũng không thấy và người cuối cùng cũng không thấy. Như thế thì dường như trạng huống của những người Bà la môn giống như trạng huống của một chuỗi người mù.
      Rồi đức Phật cho nhóm người Bà la môn một lời khuyên vô cùng quan trọng: "Một người trí giữ gìn chân lý không nên đi đến kết luận: "Chỉ có đây mới là sự thật, và mọi điều khác đều sai lầm."
      Khi thiếu niên Bà la môn yêu cầu Ngài giải thích ý nghĩa thế nào là "giữ gìn chân lý", đức Phật dạy:
      "Một người tin tưởng một điều gì. Nếu y nói: "Ðây là lòng tin của tôi" như thế là y đã giữ gìn chừng ấy sự thật. Nhưng y không thể đi đến kết luận tuyệt đối: "Chỉ có đây mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai lầm." Nói cách khác một người có thể tin điều gì tùy ý, và có thể nói "tôi tin điều này". Như thế là y tôn trọng sự thật. Nhưng y không nên vì lòng tin ấy mà nói rằng chỉ có cái gì y tin mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai."
      Ðức Phật dạy: "Chấp trước một điều gì (một quan điểm nào) và khinh miệt những điều khác (quan điểm khác) xem là thua kém - bậc trí giả gọi đấy là một xiềng xích."[29]
      Một hôm đức Phật giảng dạy[30] cho môn đệ lý thuyết về nhân quả, và họ thưa rằng đã thấy và hiểu rõ điều ấy. Ðức Phật liền dạy:
      "Hỏi các Tỳ kheo, ngay cả quan niệm ấy, minh bạch và rõ ràng như thế, nhưng nếu các ông bám chặt vào đó, nếu các ông quý chuộng nó, nếu các ông cất giữ nó, nếu các ông ràng buộc vào với nó, thì vậy là các ông đã không hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, cốt dùng để qua sông chứ không phải để mà ôm giữ lấy."[31]
      Ở một chỗ khác, đức Phật giảng ẩn dụ danh tiếng này, trong ấy giáo lý được ví như một chiếc bè dùng để qua sông, chứ không phải để nắm giữ và mang trên lưng.
      "Hỏi các Tỳ kheo, một người đi du lịch, đến một khoảng sông rộng. Bờ bên này rất nguy hiểm, nhưng bờ bên kia thì an ổn và không có nguy nan. Không có một con thuyền nào để qua bên kia bờ sông, cũng không có một chiếc cầu nào để đi qua. Người ấy tự nhủ: "Con sông thật rộng, bờ bên này đầy hiểm nguy, nhưng bờ bên kia thì an ổn không nguy hiểm. Không có con thuyền nào để sang bên kia, cũng không có một chiếc cầu nào để qua. Bởi thế, thật sẽ rất tốt nếu ta lượm cỏ, gỗ, cành cây và lá để làm một chiếc bè, và nhờ chiếc bè đó mà qua bờ kia cho an ổn, dùng cả tay chân ta để chống chèo." Rồi hỏi các Tỳ kheo, người ấy lượm cỏ, gỗ, cây, lá mà làm một chiếc bè, và nhờ chiếc bè ấy đưa sang bờ bên kia một cách an ổn, chống chèo bằng chân tay mình. Sau khi đã vượt qua sông đến bờ kia, y nghĩ: "Chiếc bè này thật đã giúp ích cho ta rất nhiều. Nhờ nó ta đã vượt qua an ổn đến bờ sông bên này, chống chèo bằng tay chân ta. Thật đáng nên mang chiếc bè này trên đầu hay trên lưng bất kỳ ta đi đâu."
      - Các ông nghĩ thế nào hỏi các thầy Tỳ kheo? Nếu người ấy làm như thế thì hành động của y có phải là một hành động thích đáng đối với chiếc bè hay không?
      - Bạch Thế Tôn, không.
      "Vậy thì y nên làm thế nào với chiếc bè? Sau khi đã vượt qua sông và đến bờ bên kia, giả sử người ấy suy nghĩ: "Chiếc bè này thật đã có công dụng rất lớn với ta. Nhờ nó ta đã sang đến bờ sông bên này một cách an ổn, chống chèo bằng tay chân ta. Ta nên để chiếc bè này trên nước, rồi tiếp tục đi bất cứ đâu." Ấy là hành động một cách thích đáng đối với chiếc bè. Cũng thế, hỏi các Tỳ kheo, ta đã truyền dạy một giáo lý tương tự như một chiếc bè, nó cốt dùng để vượt qua, chứ không phải để mang theo, ôm giữ. Hỏi các Tỳ kheo, đã hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, thì pháp (dhamma) các ông còn phải lìa bỏ, huống nữa phi pháp (adhamma)[32] thì lại càng nên xả bỏ biết chừng nào."
      Từ ẩn dụ này ta thấy rõ rằng giáo lý của đức Phật là cốt để đưa con người đến an ổn, thanh tịnh, hạnh phúc, đạt đến Niết-bàn (Nirvàna). Toàn bộ lý thuyết đức Phật dạy đều dẫn đến cứu cánh ấy. Ngài không nói ra những điều chỉ để mà thỏa mãn tò mò tri thức. Ngài là một vị Thầy thực tiễn chỉ dạy những điều sẽ đem lại hạnh phúc an vui cho con người.
      Một lần đức Phật ở lại trong một rừng Simsapa ở thành Kosambi (gần Allanhabad). Ngài cầm một nắm lá, và hỏi các môn đệ:
      - Hỏi các thầy Tỳ kheo, các thầy nghĩ thế nào? Lá trong tay ta nhiều hơn hay lá trong rừng nhiều hơn?
      - Bạch đức Thế Tôn, lá trong tay của đấng Giác ngộ rất ít, nhưng lá trong rừng Simsapa đây quả thật nhiều hơn muôn vàn.
      - Cũng thế, hỏi các Tỳ kheo, ta chỉ dạy các ông rất ít từ những gì ta đã kiến giải được. Những gì ta không nói với các ông thì thật nhiều hơn muôn vàn. Và tại sao Như Lai đã không giảng dạy những điều ấy? Bởi vì nó không ích lợi... không đưa đến Niết-bàn. Chính vì thế mà ta đã không nói những điều ấy.[33]
      Thật là vô ích cho ta khi cố suy tưởng - như vài học giả đã cố làm một cách vô vọng - về những gì đức Phật biết nhưng không nói cho môn đệ.
      Ðức Phật không muốn bàn đến những vấn đề siêu hình không cần thiết, hoàn toàn thuộc địa hạt tư duy, phát sinh những tưởng tượng. Ngài xem chúng như một "rừng quan niệm". Dường như chính trong số những môn đệ của Phật cũng có những người không thích thái độ này của Ngài. Trường hợp một người trong số ấy là Man đồng tử (Màlunkyaputta) đã thưa hỏi 10 câu hỏi cổ điển danh tiếng về những vấn đề siêu hình và xin đức Phật trả lời.[34]
      Một ngày kia Màlunkyaputta, sau khi xuất thiền vào buổi xế, đi đến đức Phật đảnh lễ, ngồi xuống một bên và hỏi:
      - Bạch đức Thế Tôn, khi con đang ngồi thiền định một mình, ý tưởng này đã đến với con: "Có những vấn đề mà đức Thế Tôn đã không giải thích, để sang bên và loại bỏ. Ðấy là:
      1. Vũ trụ trường tồn, hay 2. không trường tồn;
      3. Vũ trụ hữu hạn, hay 4. vô hạn;
      5. Linh hồn là một với thể xác, hay 6. linh hồn khác thể xác khác.
      7. Ðức Như Lai có còn tồn tại sau khi chết, hay 8. Ngài không tồn tại sau khi chết.
      9. Ngài vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết, hay 10. Ngài vừa không tồn tại và cũng vừa không không tồn tại.
      Những vấn đề này đức Thế Tôn đã không giải thích cho ta, thái độ này không làm ta thỏa mãn. Ta không ưa thích thái độ ấy. Ta sẽ đi đến đức Thế Tôn và thưa hỏi Ngài về việc này. Nếu đức Thế Tôn không giải thích cho chúng ta, ta sẽ từ bỏ đoàn thể tăng chúng và ra đi. Nếu đức Thế Tôn biết được vũ trụ trường cửu, Ngài hãy nói thế. Nếu đức Thế Tôn không biết vũ trụ là trường cửu hay không v.v.. thì một người không biết hãy nên nói thẳng ra là: "Ta không biết, ta không thấy rõ".
      Sự trả lời của đức Phật cho Màlun-kyaputta quả có lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới hiện nay đang phung phí thời giờ quý báu vào những vấn đề siêu hình và làm bận trí mình một cách không cần thiết:
      - Này Màlunkyaputta, ta có bao giờ nói với ông: "Hãy lại đây, Màlunkyaputta, sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông hay không?"
      - Bạch Thế Tôn, không.
     - Còn ông, này Màlunkyaputta, ông có nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng Ngài và Ngài sẽ giảng giải những vấn đề ấy cho con không?"
      - Bạch Thế Tôn, không.
      - Ngay bây giờ, Màlunkyaputta, ta không nói với ông: "Hãy đến sống đời thánh thiện dưới bóng ta, ta sẽ giải thích những vấn đề ấy cho ông". Và ông cũng không nói với ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn và Ngài sẽ giải những vấn đề ấy cho con." Trong những trường hợp ấy, hỏi người điên rồ kia, ai chối từ ai?" [35]
       Hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nào nói: "Tôi sẽ không sống đời thánh thiện dưới bóng đức Thế Tôn nếu Ngài không giải thích cho tôi những vấn đề ấy" thì y có thể chết trước khi những câu hỏi được Như Lai giải đáp. Giả sử, hỏi Màlunkyaputta, một người bị trúng mũi tên độc và bạn bè bà con đưa y đến một y sĩ. Giả sử khi ấy người kia nói: "Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được ai bắn, người ấy là một người Sát đế lị (Ksatriya) hay một người Bà la môn (thuộc giai cấp tu sĩ) hay một người Phệ xá (Vaisya, giai cấp thương nông) hay một người Thủ đà la (Sùdra - thuộc giai cấp hạ tiện), tên người ấy là gì, gia đình ra sao, người ấy cao, thấp hay tầm vóc trung bình, da người ấy đen, nâu hay vàng, người ấy đến từ làng tỉnh hay đô thị nào. Ta sẽ không để rút mũi tên này ra nếu ta không biết được loại cung nào đã bắn ta, dây cung ra sao, loại mũi tên gì, làm bằng lông gì và đầu tên làm bằng chất gì." Hỏi Màlunkyaputta, người ấy sẽ chết trước khi biết được điều nào trong số những câu hỏi ấy. Cũng thế, hỏi Màlunkyaputta, nếu một người nói: "Ta sẽ không theo đời sống thánh thiện dưới bóng đức Như Lai cho đến khi Ngài giải đáp những câu hỏi như: thế giới trường tồn hay không, v.v..", người ấy sẽ chết trước khi được Như Lai giải đáp.
      Khi ấy đức Phật giải thích cho Màlun-kyaputta rằng đời sống thánh thiện không phụ thuộc vào những quan niệm ấy. Dù người ta có quan niệm thế nào về những vấn đề ấy đi nữa, thì vẫn có sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não... mà sự chấm dứt những điều ấy (nghĩa là Niết-bàn) ta nói là có thể thực hiện ngay trong cuộc sống này.
      Bởi thế, này Màlunkyaputta, hãy ghi nhớ trong tâm trí: những gì ta đã giải thích, thì coi là được giải thích và những gì ta đã không giảng giải thì xem là đã không được giảng giải. Những gì là điều ta đã không giảng giải? Thế giới trường cửu hay không v.v.. (10 quan niệm trên) ta đã không giải thích. Vì sao, hỏi Màlunkyaputta, mà ta đã không giải thích chúng? Bởi vì nó không ích lợi, không quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, không đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ Niết-bàn. Chính vì thế mà ta đã không nói cho ông về những vấn đề ấy.
      Còn những gì, hỏi Màlunkyaputta, ta đã giải thích? Ta đã giải thích khổ (dukkha), nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ[36]. Hỏi Màlunkyaputta, vì sao mà ta đã giải thích chúng? Bởi vì nó ích lợi, nó quan hệ căn bản đến đời sống thánh thiện tâm linh, nó đưa đến sự chán bỏ, sự giải thoát, sự chấm dứt khổ đau, sự an tĩnh, sự thâm nhập, sự liễu ngộ, Niết-bàn. Bởi thế ta đã giải thích chúng."[37]
      Bây giờ ta hãy xét đến Tứ diệu đế mà đức Phật bảo Màlunkyaputta rằng Ngài đã giải thích.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).28/3/2012.