Tuesday, 8 July 2014

Thập Nhị Danh Như Lai Lễ Sám Diệt Tội - II        
4. NGHI THỨC THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI LỄ SÁM DIỆT TỘI

 (Chư Phật tử nghiêm tịnh thân tâm, quỳ, chắp tay cung kính. Chủ lễ nguyện hương.)

1- NGUYỆN HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương.

Phưởng phất khắp mười phương.

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,


Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ Giác. (1 lạy) o
2- KỲ NGUYỆN
(Rng cho vị chủ lễ)
Tư thời đệ tử chúng đẳng phúng tụng Kinh Chú, xưng tán hồng danh, tập thử công đức, nguyện thập phương thường trú Tam Bảo, Ðiều Ngự Bổn Sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT, Tiếp Dẫn Đạo Sư, A Di Ðà Phật, từ bi gia hộ cho đệ tử _________ pháp danh ________ phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, xa lìa khổ ách, tăng tiến Bồ đề, cùng tất cả chúng sanh đồng chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
ng dậy cắm hương lên lư rồi chắp tay đứng thẳng và niệm lớn)
3- TÁN THÁN PHẬT
Ðấng Pháp Vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận. (xá) o
4- QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. o
5- ÐẢNH LỄ TAM BẢO
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) o
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Ðiều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) o
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Gii, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Ðà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) o
6- TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa bén chiên đàn,
Khói bay nghi ngút muôn vàn cõi xa.
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng cho.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. (3 lần) o
7- CHÚ ÐẠI BI
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) o
Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt xa phạt xâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần) o
***
Từ bi trí huệ độ quần sanh,
Hỷ xả thần thông cứu hữu tình.
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm,
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ:
Chí tâm đảnh lễ:
1. Nam mô Ðông Phương Giải Thoát, Chủ Thế Giới Hư Không Công Ðức, Mục Tịnh Vô Cấu Vi Trần Ðẳng, Ðoan Chánh Công Đức Tướng, Quang Minh Hoa Ba Ðầu Ma Diễm, Lưu Ly Quang Sắc, Bảo Thể Hương, Tối Thượng Hương, Diệu Cúng Dường, Chủng Chủng Diệu Thái Trang Nghiêm, Ðảnh Kế Diệu Tướng, Vô Lượng Vô Biên, Nhựt Nguyệt Quang Minh, Nguyện Lực Trang Nghiêm, Biến Hóa Trang Nghiêm, Quảng Ðại Trang Nghiêm, Pháp Giới Cao Thắng VÔ NHIỄM BẢO VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
2. Nam mô Hào Tướng Thù Thắng Như Nhựt Nguyệt Quang Minh Diệm, Bo Liên Hoa Quang Sắc Thân, Kiên Như Kim Cang Tỳ Lô Giá Na Vô Chướng Ngại Nhãn, Viên Mãn Thập Phương, Phóng Quang Phổ Chiếu Nhứt Thiết Phật Sát TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
3. Nam mô Nhứt Thiết Trang Nghiêm VÔ CẤU QUANG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
4. Nam mô Nam Phương Thế Giới, BIỆN TÀI ANH LẠC TƯ NIỆM NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
5. Nam mô Tây Phương Thế Giới, VÔ CẤU NGUYỆT TRÀNG TƯỚNG VƯƠNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
6. Nam mô Bắc Phương Thế Giới, HOA TRANG NGHIÊM TÁC QUANG MINH NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
7. Nam mô Ðông Nam Phương Thế Giới, TÁC ÐĂNG MINH NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
8. Nam mô Tây Nam Phương Thế Giới, BẢO THƯỢNG TƯỚNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
9. Nam mô Tây Bắc Phương Thế Giới, VÔ ÚY QUÁN NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
10. Nam mô Ðông Bắc Phương Thế Giới, VÔ ÚY VÔ KHIẾP MAO KHỔNG BẤT THỤ DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
11. Nam mô Hạ Phương Thế Giới, SƯ TỬ PHẤN TẤN CĂN NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
12. Nam mô Thượng Phương Thế Giới, KIM QUANG OAI ÐỨC TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy) o
Chí tâm đảnh lễ:
13. Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Tiếp Dẫn Đạo Sư Pháp Giới Tạng Thân A DI ÐÀ NHƯ LAI. (1 lạy) o
(tụng)
Ðức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát!
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, phạm các tội Tứ trọng, Ngũ nghịch, Thập ác, phỉ báng Tam Bảo, hàng Tăng Ni phạm tội Tứ khí, Bát khí, người ấy tội nặng, giả sử như đem cõi Diêm Phù Ðề nầy, nghiền nát thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi là một kiếp tội, chỉ xưng lễ danh hiệu một vị PHẬT đầu tiên một lạy, thì bao nhiêu vi trần kiếp tội ấy đều được tiêu trừ. Huống chi ngày đêm đọc tụng, thọ trì nhớ niệm không quên, kẻ đó sẽ được công đức không thể nghĩ bàn.
Lại nếu xưng lễ 12 danh hiệu của chư PHẬT trên đây, trong vòng mười ngày, sám hối tất cả các tội, khuyến thỉnh chư PHẬT trụ thế và chuyển pháp luân, tùy hỷ tất cả công đức của tất cả chúng sanh, đem các căn lành mình tu, hồi hướng về giải thoát, hành trì như thế, sẽ diệt được tất cả tội, sẽ trừ được tất cả nghiệp chướng, sẽ được trang nghiêm đầy đủ Phật độ, sẽ được đầy đủ đức vô úy, đầy đủ tướng hảo, đầy đủ hạnh Bồ Tát, quyến thuộc vây quanh, đầy đủ vô lượng tam muội, đầy đủ cõi Phật trang nghiêm như ý, cho đến đầy đủ quả báu tốt đẹp, đáng ưa thích của quả Vô Thượng Bồ Đề.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu có thiện nam tử,
Cùng với thiện nữ nhơn,
ng lễ hiệu Phật trên.
Trong đời đời kiếp kiếp,
Sẽ được người yêu kính.
Tùy chỗ sanh ngôi vị,
Cao quý hơn tất cả.
Ánh sáng oai lực lớn.
Thành tu đạo Bồ Ðề. (1 lạy) o
(Lễ tụng xong quỳ đọc bài văn ngũ sám sau đây)
Ðệ tử ___ Nay vì:
Bốn ân ba cõi,
Pháp giới chúng sanh,
Chí tâm sám hối:
1. Quy mạng mười phương Phật.
Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng,
Tam Thánh cõi Cực Lạc.
Bát bộ chư Hiền Thánh.
Thy đều thấy biết con.
Ðời nầy và đời trước,
Con tạo các nghiệp ác.
Thân tâm xin phát lồ,
Chí thành cầu sám hối. (xá) o
Nguyện nhờ sức gia trì,
Chúng con đều thanh tịnh.
Do đi nguyện hôm nay,
Mình người được vô cấu. (xá) o
Ðệ tử chí tâm khuyến thỉnh:
2. Mười phương chư Phật,
Thánh, Hin ti thành đạo quả.
Con thỉnh chuyển Pháp Luân,
An vui cho chúng sanh.
Mười phương chư Phật, Thánh,
Sp muốn nhập Niết Bàn.
Nay con đầu mặt lễ, Xin trụ lâu nơi đời. (xá) o
Ðệ tử Chí tâm tùy hỷ:
3. Chư Phật trong ba đời,
Các Bồ Tát, Thanh Văn.
Bậc tu tập Tam Thừa,
Cho đến hàng phàm phu,
Có bao nhiêu phước lành.
T, Giới, Nhẫn, Tinh tấn,
Thin đnh, Tịnh Trí huệ.
Nay con đều tùy hỷ. (xá).
Ðệ tử chí tâm phát nguyện:
4. Nguyện cùng các chúng sanh,
Ðều phát lòng Bồ Đề.
Xaa các phiền não,
Trọn nên Nhất Thiết Trí.
Lại nguyện nay con tu,
Thp Nhị Danh Lễ Sám.
Tất cả các tội chướng.
Thy đều được tiêu trừ. (xá) o
Ðệ tử chí tâm hồi hướng:
5. Xin đem công đức tu,
Hạnh trì Chú, niệm Phật.
Hồi hướng khắp chúng sanh,
Bốn ân cùng ba cõi
Ðều xa lìa các khổ,
Thân tâm cùng thanh tịnh.
Sanh về cõi Cực Lạc,
Ðồng tu Bồ Tát hạnh.
Thành tu đại Bồ Đề. (1 lạy) o
***
Thập Nhị Danh Như Lai Lễ Sám Diệt Tội Chơn Ngôn
(Quý Phật tử muốn học bắt Ấn của những bài Chú khác nhau cho đúng, xin liên lạc với Chùa sẽ được chỉ, giảng rõ ràng hơn).
(Ngồi xuống bắt Ấn Chuẩn Đề, trì Chú nầy cho mau diệt tội)

Um! Sạt va pan ba tá, vis phô tá, na ha na va chi ra da, xóa ha. Um! A rô líc, xóa ha. Um! Pơ ra ma ni đa nin, xóa ha. Um! Kít ta ba va, sát tê ri đê ri hùm. Kít ta ri kít, xóa ha. Um! Sát ri da da, á ri a ra da, ma ha va ti tra da xóa ha. (7 ln) o
(Phạm âm):
Um! Sarva panbata, vis’phota, nahànã vajraya svaha. Um! Arolik svaha. Um! Pramani danin svaha. Um! Kittabhàva s’teri deri hùm. Kittare kid svaha. Um! S’riyàya a’riarayà, mahà vàti trayà svaha. (7 lần) o
***
Trì Chú Hộ Thân
(Kế đến, 2 tay bắt ấn Kim Cang quyền)

 - Um Brüm Hùm1
- Tha La Na, Tha La Na, Brüm Brüm.
(từ 15 phút cho tới 1 tiếng)
[Ghi chú:
1 Chú Hộ thân và Phương thức quán tưởng:
* Câu “Um Brüm Hùm” “Nhất tự Chuyển luân vương thần Chú” được phối hợp vào Chú “Vô lượng thọ” có công năng làm cho Chơn Ngôn nầy (nói riêng) và các Chơn Ngôn khác mau kiến hiệu và chóng thành tựu.
* Câu “Tha la na, tha la na, Brüm Brüm” câu này còn là BỊ GIÁP HỘ THÂN”, là áo giáp vô hình giúp hộ Thân, Tâm người tu không bị khảo đảo, và tăng thêm Thần lực giúp được “Minh tâm, kiến tánh và nhận thức được “Tà, Chánh” rõ ràng, v.v.
Hành giả tay bắt ấn, miệng trì Chú, dùng tâm thanh tịnh tưởng chữ RẢM màu trắng, hoặc màu đỏ (dùng để đốt...), màu xanh lá cây tươi (giúp thanh tịnh, nhẹ nhàng, trong sạch) hiện ra trước mặt, trên đầu, từ nơi chữ Rảm nầy phóng ra ánh sáng trắng, hoặc xanh, hoặc đỏ... rọi khắp thân thể, hoặc chỗ, nơi nào cần đến, v.v.
Mỗi khi trì Chú HỘ THÂN, 2 tay ta nên bắt Ấn Kim Cang Quyền (phải trì Chú thật lâu (cho đến khi hành giả cảm thấy nóng ở 2 tay), sau đó mới đem ẤN nầy in vào các nơi sau đây, dùng tâm tưởng chữ ÚM (ÁN) màu xanh, hoặc đỏ khi đóng ấn vào mỗi Huyệt, miệng phải luôn đọc 7 chữ “HÙM” liên tiếp nhau, xong đến Huyệt khác cũng đọc y như trên, tâm quán tưởng chữ ÁN hiện ra ngay Huyệt đó. Lần lượt như thế đóng Huyệt khắp người xong mới thôi. (Phải nhớ luôn để tay mặt nằm trên tay trái (khi đóng Ấn vào những chỗ (Huyệt đạo) nầy):
1. Giữa trán, đỉnh đầu (ngay xoáy tóc), xương gu sau cổ, yết hầu, chấn thủy (giữa ngực), đan điền (dưới rốn khoảng 2 phân), sau thận môn (chỗ thắt lưng).
2. (Phần dưới đây chỉ cần đóng mỗi tay cho mỗi bên): Hai bên màng tang, 2 lỗ tai, 2 bên vai (tức huyệt KiênTỉnh)
3. Bắp đùi (vế), 2 đầu gối, 2 lòng bàn chân.
 
  
                         ngoài trước                                                  sau lưng
Đây là pháp thức “trấn huyệt” (đóng huyệt lại) không cho tà ma xâm nhập vào trong “nội thân” của người tu vì các chỗ vừa kể trên là những “cửa ngõ quan yếu” nhất mà Tà Ma ưa dùng đó độn nhập vào trong người để khống chế (tâm thần), hút chân khí để sống và chiếm đoạt thân mình để có nơi (nhà) ở, dần dần mình (người đang tu hành) biến thành ra Ma, Quỷ lúc nào không hay biết. Khi chết sẽ phải bị đọa vào trong loài quỷ vậy, chớ không được vãng sanh.
Cho nên, không bao giờ để bất cứ một ai “MỞ HUYỆT” cho mình cả, phải nhớ như vậy chớ quên mà bị hại.
Sư Tổ (Đại Ninh) THÍCH THIỀN TÂM đã thấy biết trước là sau nầy đa phần các người tu và Phật tử bị Tà ma dựa, nhập vào khống chế hết cả... ít có ai được giải thoát về cõi Phật lắm. Với lòng từ bi quảng đại ấy, Ngài mới khai mở ra pháp tu “MẬT TỊNH”, soạn ra những “THẦN CHÚ” (Đàrani) (Tâm Chú của PHẬT) từ trong “MẬT TẠNG” (của Đại Tạng Kinh) hầu cứu độ các Phật tử có thiện căn (và chân thật tu hành) thoát khỏi Ma nạn, mới giữ vững được đường tu, mới bảo đảm được vãng sanh về nơi Phật quốc (Cực Lạc Tịnh Độ).
Bắt buộc phải kiêm thêm “TRÌ CHÚ” để HỘ thân và tâm không bị KHẢO ĐẢO mà lạc vào lưới của MA... lấp đi con đường giải thoát sanh tử vậy.
NIỆM PHẬT được bất tư nghì “CÔNG ĐỨC”,
TRÌ CHÚ được bất tư nghì “THẦN LỰC”
Hành giả chỉ chuyên NIỆM PHẬT mà không có TRÌ CHÚ đi kèm, cũng giống như người đang bị đủ thứ bệnh tật... mò mẫm, lê lết mà đi, không may gặp phải “GIẶC CƯỚP” (MA) ồ ạt xông đến bắt, chừng đó thì:
Không có TÂM LỰC (không biết dụng tâm), không có SỨC LỰC (để chống trả), không có TRÍ LỰC (để phân biệt chánh tà), lại không có chút THẦN LỰC (nào để đề kháng) cả. Lúc đó SỢ quá, không còn nhớ NIỆM PHẬT, á khẩu đứng tim mà chết, thần thức sẽ đi về đâu? Cực Lạc ư?!
Từ bi phải có Trí huệ đi kèm, Niệm Phật phải có Thần Chú đi kèm (hai cái nầy không thể thiếu một).
Những người mà không có chánh tâm, không chân thật tu hành cần cầu giải thoát, hoặc có cái TÂM NGHI NGỜ, PHÂN BIỆT, XẤU, ÁC v.v. thì không TRÌ CHÚ được, sẽ bị “Tẩu hỏa nhập ma” vậy. Cho nên trong thời kỳ “PHÁP diệt”, rất ít có người “dám” Trì Chú, hoặc biết dạy về Ấn Chú của PHẬT GIA cả.
Có nhiều người “SỢ” không dám Trì Chú, lại còn phỉ báng và ngăn cấm người Trì Chú nữa!
Chính Đức PHẬT cũng đã dùng THẦN CHÚ để “hàng phục Ma quân”, và cứu Đệ tử của NGÀI ra khỏi Ma nạn.
Vậy Quý THẦY đã dùng THẦN CHÚ gì để SÁI TỊNH hằng ngày, cúng VONG LINH, triệu hồn, thí thực, phóng sanh, diệt tội, vãng sanh, công phu mỗi sáng, v.v.
Hi ôi! Có được mấy người chịu TIN, chịu TRÌ CHÚ?
Hin nay, đa phần Phật tử chỉ thích tụng Kinh, niệm Phật, cầu Phước qua ngày và thích ngồi Thiền hơn là trì Chú (tức là tu theo MẬT TÔNG chân chánh của PHẬT) vậy.
Giờ chúng ta thử nhìn ra ngoài xã hội mà xem – đã có không biết bao nhiêu người đã, đang bị Tà ma khống chế, dựa, nhập... làm cho thế giới bị đảo điên hết cả. A DI ĐÀ PHẬT! Khổ thay! Khổ thay!
Bảo Đăng thành tâm mong mỏi cho mọi người Phật tử có Tâm chân thật tu hành, biết hồi tâm thức tỉnh, rồi y theo pháp môn “MẬT TỊNH” (do Cố Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM khai sáng) mà nhất dạ hành trì để bảo đảm cho bước đường “giải thoát” “vãng sanh” trong tương lai.
Mong mỏi lắm vậy thay!
Kế tiếp bắt Ấn, trì tiếp Chú ÐẠI BI. Phật tử nào trì Chú nhiều, nên phát tâm trì Chú ÐẠI BI từ 21 biến cho đến 108 biến (vào nước để uống), trì tiếng Việt hoặc tiếng Phạm âm công đức đều bằng nhau. Nếu nhất tâm và cung kính, không lâu sẽ được cảm ứng đạo giao với Bồ Tát, Phật.]
***
Lc Tự Đại Minh Chơn Ngôn
(Nếu như Chú Đại Bi quá dài, không có thì giờ để trì đến 108 biến mỗi ngày, có thể chỉ trì 21 biến thôi. Thi giờ còn lại nên chuyên tâm trì Chú này 1/2 tiếng mỗi ngày. Công năng và thần lực của Chú ngang bằng với Chú Đại Bi)
(Phạm âm): UM MA NI PADME HÙM
(Vit âm): ÁN MA NI BÁT DI HỒNG
***
Chú Đại Bi

 
1. Namo ratna trayāya
Na mô rất na tra da da,
2. Namo āriyā
Na mô a ri da,
3. Avalokite śvarāya
A va lô ki tê, soa ra da,
4. Bodhi sattvāya
Bô đi sát va da,
5. Maha sattvāya
Ma ha sát va da,
6. Mahā kārunikāya
Ma ha ka ru ni ka da,
7. OM !
Um !
8. Sarva lavati
Xa va la va ti,
9. Sudhanadasya
Xu đa na ta xi a,
10. Namo skritvā namam āryā
Na mô xơ cơ rit va na manh a ri da,
11. Avalokite śvara lantabha
A va lô ki ta soa ra lân ta pha,
12. Namo nilakantha
Na mô ni la kan tha,
13. Hrih Mahā vat svāme
Hơ ri ma ha pa ta xa mi,
14. Sarvad vata shubham
Xa vát va ta shu băm,
15. Ajeyam
A shi dum,
16. Sarva satva Namo vasatva Namo vāka
Xạt va xạt va, na mô pa xạt va, na mô ba ga,
17. Mavitāto
Ma ba tê tu,
18. Tadyathā
Tát da tha,
19. OM! Avaloka
Um, a va lô ka,
20. Lokate
Lô ka tê,
21. Krate
Ka la ti,
22. E hrih
I hi ri,
23. Mahā bodhisattva
Ma ha bô đi xát va,
24. Sarvo sarvo
Xa bô xa bô,
25. Mara Mara
Ma ra ma ra,
26. Mahi Mahi ridayam
Ma hi ma hi, ri đa dâm,
27. Guru guru ghamain
Gu ru gu ru ga men,
28. Dhuru dhuru vijayate
Đu ru đu ru vi cha da ti,
29. Mahā vijayati
Ma ha vi cha da ti,
30. Dhara dhara
Đa ra đa ra,
31. Dhirini
Đi ri ni,
32. Śvarāya
Soa ra da,
33. Cala cala
Cha la cha la,
34. Mama vimala
Ma ha vi ma la,
35. Muktele
Mút tê lê,
36. Ehi ehi
Ê hi ê hi
37. Śina śina
Si na si na,
38. Ārsam prasari
A ra xâm, ba ra xa ri,
39. Basha bhasnin
Ba sa ba sơ nin,
40. Prasaya
Pa ra xa da,
41. Hulu hulu mara
Hu lu hu lu ma ra,
42. Hulu hulu hrih
Hu lu hu lu hơ ri,
43. Sara sara
Xa ra sa ra,
44. Siri siri
Xi ri Xi ri,
45. Suru suru
Xu ru xu ru,
46. Bodhiya Bodhiya
Bô đi da, bô đi da,
47. Bodhaya bodhaya
Bô đa da, bô đa da,
48. Maitreya
Ma i trê da,
49. Narakindi
Na ra kin đi,
50. Dhrish nina
Tri sa ni na,
51. Bhayamana
Pha da ma na,
52. Svāhā
Xóa ha,
53. Siddhāya
Xi ta da,
54. Svāhā
Xóa ha,
55. Maha siddhāya
Ma ha si ta da,
56. Svāhā
Xóa ha,
57. Siddha yoge
Xi ta dô dê,
58. Śvaraya
Sóa ra da,
59. Svāhā
Xóa ha,
60. Narakindi
Na ra kin đi,
61. Svāhā
Xóa ha,
62. Pranila
Pơ ra ni la,
63. Svāhā
Xóa ha,
64. Śira simha mukhāya
Si ra sim ha mu kha da,
65. Svāhā
Xóa ha,
66. Sarva mahā asiddhaya
Xạt va ma ha a sita da,
67. Svāhā
Xóa ha,
68. Cakra asiddhāya
Sha kra a sita da,
69. Svāhā
Xóa ha,
70. Padma kastāya
Pát ma két xơ ta da,
71. Svāhā
Xóa ha,
72. Narakindi vagalāya
Na ra kin đi bà ga la ya,
73. Svāhā
Xóa ha,
74. Mavari śankharāya
Ma ba ri sanh kha ra da,
75. Svāhā
Xóa ha,
76. Namo ratna trāyāya
Nam mô rất na tra da da
77. Namo āryā
Nam mô a ri da,
78. Avalokite
A va lô ki tê,
79. Śvaraya
Soa ra da,
80. Svāhā
Xóa ha,
81. OM! Siddhyantu
Um, xi đi dan tu,
82. Mantra
Mantra,
83. Padāya
Pa ta da,
84. Svāhā
Xóa ha,
85. Brum!
Brum
***
Vô Lượng Thọ Như Lai Ðà ra ni
(Sau đây là cách kết Ấn “Vô lượng Liên Hoa”:
Hai tay chập lại, ngoại xoa, hữu áp tả. Hai ngón giữa cong lại dụm đầu vào nhau hình như cánh hoa sen).
 
Namo ratnatrayàya, Namo arya. Amitabàya. Tathagatàya. Arhate Samyaksam Buddhàya. Tadyatha. Om! Amirti Amirto nabhave, Amirta sambhave, Amirta garbhe, Amirta suddhe, Amirta siddhe, Amirta vikrànte, Amirta vikrànta gamine, Amirta gagana kìrtikare, Amirta lodo visibhati, Sarvàrtha sàdhane, Sarva macali, Saksa yucali, Svaha.
(Trì 7 đến 21 lần trở lên)
(Phiên âm):
Nam mô rát na tra da da, Nam mô a ri da. A mi ta ba da. Ta tha ga ta da. A ra ha ti Sam dắt sam bút đa da. Tát da tha. Um! A mi ri ti, A mi ri tô na pha vê, A mi ri ta sam pha vê, A mi ri ta ga bê, A mi ri ta sút tê, A mi ri ta sít tê, A mi ri ta vi ca ran tê, A mi ri ta vi ca ran ta ga mi ni, A mi ti ta ga ga na, kít ti ca ri, A mi ri ta lô đô vi si pha ti, Sạt va tha sát đà ni, Sạt va ma ca li, Sắc sa du ca li, Sóa ha.
(Trì 7 lần đến 21 lần trở lên)
(Muốn bảo đảm vãng sanh trong 9 phẩm nên trì Chú này).2
[Ghi chú:
2 Vô Lượng Thọ Đà ra ni:
Thần Chú trên là Tâm Chú của đức Vô lượng Thọ Như Lai (tức là A Di Ðà Phật). Ðà ra ni nầy, tụng một biến thì tất cả các tội:
Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác thảy đều tiêu diệt.
Tụng 3 biến, tất cả tội chướng đều được tiêu trừ.
Tụng 7 biến thì dù cho hàng thiện nam, tín nữ tại gia phạm giới căn bản, hàng tăng ni phạm tội tứ khí, bát khí và các trọng giới khác, đều trở lại được giới phẩm thanh tịnh.
Hành giả khi kết Ấn (vô lượng Liên Hoa Ấn) tụng trì Thần Chú nầy liền được A Di Ðà Như Lai phóng quang trụ nơi đỉnh đầu và được Ngài nhiếp thọ.
Tụng đến 1 vạn biến (10.000 biến), tâm Bồ Đề hiển hiện trong thân không quên mất.
Người trì niệm dần dần thể nhập vào tịnh tâm tròn sáng, trong sạch, mát mẻ như trăng thu, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung sẽ thấy đức A Di Ðà Như Lai cùng với vô lượng trăm ngàn ức chúng Bồ Tát đến vây quanh, an ủi và tiếp dẫn. Người đó liền được sanh về phẩm sen Thượng Thượng ở cõi Cực Lạc.
(Xin xem Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phẩm thứ 7 “Khuyến Phát Niệm Phật và Đọc Tụng Chân Ngôn”)]
***
PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ3
[Nếu muốn đọc nghĩa (thay vì âm, xin xem phần ghi chú]
(Quỳ chắp tay cung kính phát nguyện):
Ngã kim phổ vị, tứ ân tam hữu, cập pháp giới chúng sanh. CẦU Ư CHƯ PHẬT, NHỨT THỪA VÔ THƯỢNG, BỒ ÐỀ đạo cố, chuyên tâm trì niệm A DI ÐÀ PHẬT, vạn đức hồng danh, cầu sanh CỰC LẠC.
Duy nguyn Từ Phụ, A DI ÐÀ PHẬT từ bi gia hộ, ai lân nhiếp thọ.
(1 lạy) o
[Ghi chú:
3 Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề (nghĩa)
Nay con, nguyện khắp vì bốn ân ba cõi, cùng khắp pháp giới chúng sanh, CẦU NƠI QUẢ VỊ NHẤT THỪA VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ CỦA PHẬT, chuyên tâm trì niệm vạn đức hồng danh “A DI ÐÀ PHẬT” cầu sanh CỰC LẠC. Duy nguyện Đức Từ phụ A DI ÐÀ PHẬT từ bi gia hộ, xót thương tiếp độ.]
***
TÁN THÁN PHẬT
Thân PHẬT DI ÐÀ vàng rực rỡ,
Tuyệt vời xinh đẹp tướng trang nghiêm,
Năm Tu Di uyển chuyển ngọc hào,
Bốn biển lớn biếc xanh liên mục.
Vô biên hóa PHẬT cùng BỒ TÁT,
Hiện đầy trong ánh diệu quang minh.
Nguyện lành bốn tám độ hàm linh,
Chín phẩm sen vàng sanh CỰC LẠC. 0
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách đồng danh đồng hiệu Ðại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A DI ÐÀ PHẬT.4
(21 - 108 biến)
[4Xin xem phần ghi chú để biết rõ về xuất xứ của câu niệm Phật thượng thừa này]
(Phật tử ngồi bán dà, lần chuỗi trì niệm,hoặc tay bắt Hiệp Chưởng Ấn)

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT (1 giờ hay nhiều hơn) o
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (108 câu) o
NAM MÔ ÐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT.(10 câu) o
NAM MÔ ÐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT (10 câu) o
NAM MÔ THANH TỊNH ÐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT. (10 câu) o
[Ghi chú:
4 Câu Niệm Phật thượng thừa:
Ðể cho quý liên hữu rõ thêm về xuất xứcủa câu NIỆM PHẬT “THƯỢNG THỪA”, “THƯỢNG ÐẲNG” nầy, Bảo Đăng xin trích ra một ít lời Kinh trong quyển NIỆM PHẬT BẢO VƯƠNG dạy về cách NIỆM PHẬT đặc biệt nầy như sau:
Nhắc lại:…
Trong thời kỳ đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN còn tại thế, một ngày kia đức Bổn sư thấy có hai Ông bà già lụm cụm đang NIỆM PHẬT và lấy từng hạt lúa (thóc) để ghi số (tức là niệm Nam mô A DI ÐÀ PHẬT, cầu sanh về cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, hễ niệmmột câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT thì lấy ra một hạt lúa bỏ vào trong hũ (để nhớ số đếm).
Ðức Bổn Sư vậy thấy thế, nên Ngài mới đi đến, ngồi xuống kế bên mà dạy cho hai Ông bà già đang niệm Phật ấy rằng:
“TA có một “PHÁP” rất hay, dạy hai ngươi NIỆM PHẬT một câu thì được số hạt thóc rất nhiều, đếm không kể xiết”.
Hai Ông bà già nghe Phật nói vậy rất mừng rỡ, liền quỳ xuống, chân thành đảnh lễ Phật và cầu xin Phật từ bi chỉ dạy, vì chúng con tuổi đã quá già rồi…
Lúc ấy PHẬT THÍCH CA dạy NIỆM như thế nầy:
“NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI, TAM THẬP LỤC VẠN ỨC, NHỨT THẬP, NHỨT VẠN, CỬU THIÊN, NGŨ BÁCH, ÐỒNG DANH ÐỒNG HIỆU, ÐẠI TỪ, ÐẠI BI (TIẾP DẪN ÐẠO SƯ) A DI ÐÀ PHẬT”.
Tính ra, cứ mỗi lần “NIỆM” một câu như vậy thì được:
a. Vô số danh hiệu PHẬT A DI ÐÀ.
Cho nên:
b. Công đức (Niệm PHẬT) cũng tăng lên nhiều không sao kể xiết được. theo như bài toán sau đây:
Tam thập lục = 36
Vạn = 10.000
Ức = 100.000
(Số ức xưa có 3 loại:
▪ Số “ỨC” ít nhất là 100.000 (một trăm ngàn)
▪ Số “ỨC” trung bình là 1.000.000 (một triệu)
▪ Số “ỨC” cao nhất là 1.000.000.000 (một tỷ) Tức là: (Nay chỉ lấy số “ỨC” loại thấp nhất cho dễ tính ra con số dưới đây:
36 x 10.000 x 100.000 x 10 x 10.000 x 9500 = 34.200.000.000.000.000.000
Tính ra là: 34.200 (34 ngàn 200) Triệu Triệu Tỷ câu “NIỆM A DI ÐÀ PHẬT”.
Con số câu “NIỆM PHẬT” trên đây thuộc về loại:
THƯNG THƯỢNG THỪA, THƯỢNG THƯỢNG ÐẲNG, không thể nào tính đếm được cái “công phu, và công đức NIỆM PHẬT” nầy vậy.]
***
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH
QUÁN TỰ TẠI Bồ Tát, hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
XÁ LỢI TỬ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
XÁ LỢI TỬ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới, nải chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nải chí vô lão tử , diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần Chú, thị đại minh Chú, thị vô thượng Chú, thị vô đẳng đẳng Chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa Chú, tức thuyết Chú viết:
“YẾT ÐẾ YẾT ÐẾ, BA LA YẾT ÐẾ, BA LA TĂNG YẾT ÐẾ, BỒ ÐỀ TÁT BÀ HA”.
(3 lần) o
***
VÃNG SANH QUYẾT ÐỊNH CHƠN NGÔN
 
Tay bắt Ấn Tiếp dẫn (DI ĐÀ Ấn)
Nam mô a di đa bà dạ,
Ða tha đà đa dạ, đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần) o
PHỤC NGUYỆN
Cúi lạy 10 phương chư Phật, chư Ðại Bồ t, chư hiền Thánh Tăng, Thiên Long t Bộ, Già Lam Hộ Pháp Thiện Thần, thùy từ chứng minh gia hộ cho đệ tử tánh danh _____ Pháp danh ______ sanh _____ tuổi _____ nghiệp chướng tiêu trừ, phước lành tăng trưởng, bệnh căn thuyên giảm, bệnh nghiệp dứt trừ, sở cầu như ý, tăng tiến Bồ Đề, lâm chung chánh niệm, được vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Cập nguyện Tứ Ân, Tam hữu cùng tất cả chúng sanh trong Pháp giới hữu tình đồng thành PHẬT đạo.
SÁM THẬP PHƯƠNG
Mười phương ba đời Phật,
A Di Ðà đệ nhất.
Chín phẩm độ chúng sanh,
Oai đức không cùng cực.
Con nay đại quy y,
Sám hối ba nghiệp tội.
Phàm được bao phước thiện,
Con xin nguyện hồi hướng.
Nguyện cùng người niệm Phật,
Vãng sanh nước Cực Lạc.
Thấy Phật ngộ pháp tánh,
Phát tâm đại Bồ Đề.
Ðoạn vô biên phiền não,
Tu vô lượng pháp môn.
Thề nguyện độ chúng sanh,
Ðồng trọn thành Phật đạo.
Hư không hữu tận,
Con nguyện vô cùng.
Hư không hữu tận,
Con nguyện vô cùng
Tình lẫn vô tình,
Ðồng thành Phật đạo. (xá) o
HỒI HƯỚNG
Sám hối là hạnh tốt lành,
Bao nhiêu phước đức sẵn dành chúng sinh.
Nguyện cho tất cả hàm linh,
Sớm về cõi Tịnh nghe Kinh diệu huyền
Nguyện tiêu ba chướng não phiền,
Cầu chơn trí huệ phá xiềng vô minh.
Nguyện trừ tội chướng điêu linh,
Hạnh lành Bồ Tát thường tinh tấn làm.
Nguyện sanh cõi Tịnh siêu phàm,
Hoa sen chín phẩm sẽ làm mẹ cha.
Hoa nở thấy Phật hiện ra,
Vô sanh chứng ngộ bạn ta Thánh Hiền.
Nguyện đem công đức hiện tiền,
Hướng về khắp cả các miền gần xa.
Con và cha mẹ, ông bà,
Chúng sanh giác ngộ chan hòa pháp thân. o
TỰ TAM QUY
Tự quy y Phật:
Ðương nguyện chúng sanh,
Thể giải đại đạo,
Phát vô thượng tâm. (1 lạy) o


Tự quy y Pháp:
Ðương nguyện chúng sanh,
Thâm nhập Kinh tạng,
Trí huệ như hải. (1 lạy) o


Tự quy y Tăng:
Ðương nguyện chúng sanh,
Thống lý đại chúng,
Nhất thiết vô ngại. (1 lạy) ooo
5. Làm thế nào để biết NGHIỆP TIN KIP?
Xin kể ra đây một câu chuyện thật nói về NGHIỆP NHÂN (trong quá khứ) và NGHIỆP QUẢ (đã xảy ra trong hiện kiếp)

Đôi dòng chia sẻ của Ưu Bà Di HUỆ TRÌ gởi đến quý Phật tử hữu duyên, muốn tìm hiểu về tiền kiếp của mình.
Các bạn biết không, có những đêm dài đang ngon giấc, bất chợt tôi có cảm giác đau điếng ở chân. Trong nháy mắt, không kịp chủ động, cả thân tôi lăn nhào ngay xuống đất. Nhìn xuống, thì có khi một hoặc luôn cả hai bàn chân đã bị bẻ cong quẹo, lật nghiêng qua một bên; hai bắp chuối thì cứng đơ như khúc gỗ; các bắp thịt thì cứ vặn vẹo, đau đến thấu xương…! Cứ mỗi lần bị vọp bẻ như thế là người tôi ngã nhào ngay xuống đất, không cách nào đứng lên được.
Những lúc đó, nhìn lên đồng hồ thì thấy mới điểm canh hai hoặc canh ba, mọi người còn đang chìm sâu trong giấc ngủ vùi. Chỉ có tôi là đang nằm quằn quại dưới đất, vừa rên vì đau đớn, vừa cố dùng hết sức bình sinh để kêu cứu, nhưng không tài nào cất tiếng kêu lớn được...
Tôi đành một mình vội vàng quơ tay trong bóng tối, nếu chụp phải chai dầu xanh thì dùng để bóp chân, gặp trúng bao nước đá lạnh thì đắp lên cho đỡ nhức, đụng phải cái máy sấy tóc thì cũng có thể dùng mà trị vọp bẻ… Hễ gặp cái gì thì xài cái nấy…
Nếu ai đã từng nếm mùi bị vọp bẻ thì biết cái cảm giác đau đớn ghê sợ của nó! Riêng với tôi, cơn đau nhức càng dữ dội, thì hai chân của tôi lại càng cong quẹo hơn… Nhìn hình dáng đôi chân mình trong lúc đó mà ngay cả chính tôi, cũng không thể tin là mình lại có thể tự bẻ cong mình được như vậy! Thật là không bút mực nào có thể diễn tả được nỗi đau đớn tột cùng của tôi trong lúc đó! Chỉ có thể nói là, giống như có ai đó cầm dao cắt thịt tôi, dùng gậy đập nát chân tôi cho nhừ tử, và còn có nhiều bàn tay với móng sắc nhọn xé thịt của tôi ra từng mảnh nhỏ...!
Đau đớn quá đỗi, tôi vừa rên la, vừa quằn quại dưới đất, nước mắt chảy dài không nguôi. Tôi chợt nghĩ, định bám vào thành giường cho chặt để đứng lên, bằng không chắc chắn tôi sẽ ngã chúi xuống đất trở lại. Nhưng tôi đã đuối sức, không tài nào đứng dậy được… Cho nên, tôi chỉ còn biết rên la mà thôi!
Cơn đau nhức vô tình đó chỉ chấm dứt khi các bắp thịt từ từ trở lại vị trí cũ. Chỉ có lúc đó, tôi mới đi đứng được bình thường trở lại. Tôi hay thầm cầu xin cho mình đừng bị nữa, nhưng rất tiếc không được. Mỗi khi tôi di chuyển quá nhanh, hoặc ngồi sai vị trí quá lâu, là cơn đau chết người đó lại tiếp diễn, không buông tha cho tôi…
Có những lúc đang lái xe ngoài xa lộ thênh thang, xe cộ tấp nập với tốc độ 75-80 dặm một giờ, bỗng nhiên tôi có cảm giác như cả hai chân từ từ tê cóng lại… Phản xạ tự nhiên vội vàng bắt tôi cho xe chạy chậm lại và mở đèn báo hiệu qua làn đường để tìm cách tấp vô lề. Nhưng khổ nỗi, bàn chân phải đã không còn động đậy để đạp ga, đạp thắng gì được nữa. Một vài ngón chân đã bị cong quẹo hết qua một bên. Tôi phải cố nghiến răng chịu đau, luống cuống dùng chân trái đạp thắng, đạp ga… Và phải khó khăn lắm mới cho xe từ từ tấp được vô lề an toàn!
Đó là nếu may mắn thì chỉ bị một chân thôi, còn có thể dùng chân kia được. Còn nếu như rủi ro mà bị hết cả hai chân, thì chỉ vài phút ngắn ngủi thôi, cũng đủ để gây ra tai nạn chết người rồi…!
Còn có một điều đại khổ nữa, là mỗi lần bị vọp bẻ xong, tôi luôn bị mắc tiểu một cách trầm trọng. Nếu hối hả đi liền thì khó mà tránh khỏi cơn vọp bẻ kế tiếp...
Cứ sau mỗi lần trở chứng là cả hai chân tôi rã rời, mỏi nhừ như đã đi bộ suốt cả trăm cây số không ngừng nghỉ. Toàn thân đều như đã hoàn toàn kiệt lực, bải hoải, không còn sức để cử động được nữa. Sự đau đớn tàn nhẫn đó luôn làm cho tôi mệt đến gần như ngất đi và khan cả tiếng, không còn đủ sức để đứng lên (trừ khi có người bế xốc tôi và ôm giữ cho tôi khỏi ngã)...
Suốt hai mươi năm qua, tôi đã chai lỳ, cắn răng chịu đựng chứng vọp bẻ này... Gần đây thì nó lại chạy lên tới vùng ngực, làm tôi bị ngộp thở. Nếu ráng lấy hơi, là cả lồng ngực nhói lên như bị ai đó lấy kim đâm thẳng ngay vào tim, cổ họng như bị bít kín, không kêu ra tiếng được...! Người bạn già của tôi ngủ phòng kế bên thì vẫn đang ngon giấc, không hề hay biết việc gì đang xảy ra cho vợ mình...
Những lúc đó, tôi đành một tay ôm lấy ngực, một tay đập mạnh vào một cái gì đó để kêu cứu. Tôi tiếp tục đập ầm ầm như vậy vào bất cứ vật gì có thể phát ra tiếng động lớn… Nhưng sau cùng, vì cơn đau quá kịch liệt, quá dữ dội, nên tôi không còn chủ động được nữa… Nước mắt đã chảy dài xuống má từ hồi nào. Đầu óc tôi quay cuồng. Hơi thở đứt quãng. Cái chết như đang ở trước mặt... Lúc đó, tôi chỉ còn biết nghĩ đến Mẹ hiền QUÁN THẾ ÂM, “cầu xin Mẹ cứu con”. Tôi quỵ xuống, hay tay ôm ghì lấy ngực, cố gắng quên đi cơn đau. Năm chữ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT đang nhảy lung tung trong đầu, chữ còn chữ mất. Chợt có 2 bàn tay nhỏ bé lòn dưới lưng ẵm xốc tôi lên...
Cũng may tôi còn chút phước mỏng, được ơn trên từ bi cứu độ, nên còn ngồi đây viết lại vài dòng. Chứ nếu như gặp người lớn tuổi, sức yếu, bị chứng vọp bẻ ở ngực này sẽ dễ dàng đưa họ vào giấc ngủ ngàn thu...!
Khi tôi còn trẻ đã bị chứng vọp bẻ này, nhưng không lấy gì là trầm trọng cho lắm. Mười bữa hay nửa tháng gì đó mới bị một lần, nhưng do tuổi còn sung sức nên chịu đựng được. Đến nay, tuổi đời chồng chất nên sức lực càng yếu dần. Do vậy, chứng bệnh vọp bẻ ngày càng trở chứng, không khác gì con ngựa bất kham, lúc nào hứng là nó nổi lên ngay. Gần như không đêm nào tôi được ngủ cho trọn giấc. Một đêm mà bị vọp bẻ hai, ba lần thì chỉ còn nước thức trắng tới sáng mà thôi…
Vì thế, mỗi tối trước khi lên giường, tôi đều tu niệm và cầu nguyện cho mình được an giấc đến sáng mà không bị vọp bẻ. Chung quanh giường, tôi luôn để sẵn dầu nóng, máy sấy tóc và hộp nước đá, để mỗi khi nó lên cơn thì cứ quơ, đụng phải thứ nào là dùng thứ đó, hầu giúp đẩy lui cơn vọp bẻ...
Gia đình ít dám để tôi lái xe đi đâu xa, chỉ quanh quẩn mua sắm ở những cửa tiệm gần nhà. Nhiều khi ngồi trên xe có người lái mà cũng phải ngưng lại vài lần, để cho tôi bước xuống đi tới, đi lui, xoa bóp cho bớt cơn vọp bẻ.
Thuốc men, thì hễ ai chỉ thuốc nào là thử ngay, rồi thì dùng đủ cách xoa bóp, bấm huyệt, v.v.
Thế mà mãi đến nay, tuổi tác khá cao, tóc đã bạc theo năm tháng, thân thể ngày càng yếu gầy, mà chứng vọp bẻ cũng không chút nào thuyên giảm. Nó vẫn không buông tha. Có lẽ nó muốn hành hạ tôi cho đến chết, nó mới vui lòng chăng?
Nước mắt của tôi cũng đã tuôn trào suốt 20 năm, có lẽ đã tạo thành một dòng suối không nhỏ rồi!
Đang sống trong một nước văn minh, tân tiến như Mỹ đây, vậy mà tới giờ phút này, y học vẫn chưa có được một thứ thuốc nào có thể trị dứt hẳn chứng vọp bẻ, mà chỉ có thể giúp cho bớt xảy ra hoặc làm giảm thiểu mức độ trầm trọng mà thôi.
Chắc có lẽ BỒ TÁT thương tình, nên xui khiến gia đình tôi tìm đến Pháp Hoa Tự tại Tucson, Arizona và được quy y với Thầy Thích Hải Quang vào mùa Vu Lan năm 2009...
Từ đó, gia đình tôi thường xuyên tới chùa tu tập. Mỗi khi có khoá tu Bát Quan Trai (24 giờ) là cả nhà luôn tham dự, không để mất một khoá tu nào cả. Nhưng mỗi lần ngồi nghe giảng pháp hơi lâu, hoặc ngồi xếp bằng trì Chú, niệm Phật một hai tiếng đồng hồ, là tôi đều bị vọp bẻ, còn nếu không thì bị ngủ gục (vì suốt nhiều năm không có đêm nào mà tôi được an giấc). Cho nên, phải nói là tôi thèm ngủ hơn là thèm ăn...
Nhiều lúc ngồi nghe Cô Bảo Đăng giảng pháp mà tôi đã ngồi ngủ từ lúc nào rồi. Nói ra đây, tôi chỉ biết cúi mặt, vì cảm thấy có lỗi và thật là xấu hổ!
Do vì đã nhiều lần chứng kiến, nên sau khi hỏi sơ qua về căn bệnh nan y kiên cố của tôi, Cô Bảo Đăng có lời khuyên nhủ rằng:
“Qua kinh nghiệm nhiều năm trong đường đạo, Cô đã thấy biết rất nhiều chứng bệnh nan y, khó dứt và khó chết. Cô thấy rõ ràng là Huệ Trì đang mắc phải bệnh “NGHIỆP”.
Nếu là bệnh “tứ đại”, thì có thể dùng thuốc uống, hoặc dùng xảo thuật của y học mà trị liệu (như giải phẫu), dù cho không dứt hẳn, nhưng cũng bớt đi phần nào.
Đằng này, bệnh của Huệ Trì trị cách gì cũng không có kết quả. Như thế thì chắc chắn là bịnh NGHIỆP; mà nếu là bịnh nghiệp thì chỉ có cách là dùng “pháp Phật” mới mong cứu giải được mà thôi…”
Cô Bảo Đăng vui vẻ hỏi:
“Huệ Trì có dám để Bảo Đăng thử trị cho cô xem có hết không?”
Tôi nhìn Cô vui mừng nói:
“Thưa Cô, con đã từng thưa qua với Thầy Bổn Sư và Cô, là sau mười tám năm thành tâm tìm kiếm, ơn trên đã dẫn đường cho con đến Pháp Hoa Tự để gặp Thầy và Cô. Từ ngày gặp được hai vị Minh Sư, đường tu tập của con đã tiến khá nhiều. Con dốc lòng cầu Đạo để được vãng sanh cõi Cực Lạc, hoàn toàn thoát ly sanh tử ở ngay kiếp này.
Thầy và Cô đã dạy cho con khá nhiều, kết quả thật là rõ rệt. Ngày nay, Thầy Bổn Sư không còn hiện diện trên cõi đời nữa, Ngài đã về với Phật. Song Cô, với vai trò người kế thừa của Thầy, là người Trụ trì chính thức và cũng là Y chỉ Sư của con, thì một lời chỉ dạy của Cô thật đáng giá ngàn vàng, sao con lại không nghe!”
Cô Bảo Đăng cười, nói là:
“Bảo Đăng có một “cây roi phép” rất quý, đã cất cũng khá lâu, ít khi nào lấy ra dùng.”
Cô chỉ chỗ cho Đăng Thanh (là con gái tôi) lấy ra. Cô cầm ra, đưa cho các Phật tử xem và nói rằng:
“Bảo Đăng sẽ dùng cây roi phép để trị bệnh nghiệp cho Huệ Trì. Cây roi này lúc trước cũng đã được trì Chú vào đó suốt 108 ngày rồi. Nay Bảo Đăng sẽ gia trì thần lực vào thêm nữa, để việc chữa trị càng có kết quả tốt.”
Sau ngày rằm Hạ Ngươn 2011 vừa qua, theo thông lệ, Cô Bảo Đăng có tổ chức khoá tu Bát Quan Trai, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn chư Thiện Thần Hộ Pháp ở nhiều nơi khác (đã được Thầy Hải Quang quy y cho Họ từ những năm về trước) tụ về để thọ giới. Cô Bảo Đăng đã trì Chú vào roi, và dùng roi phép đó để trị bịnh cho tôi.
Cô dạy rằng:
“Sở dĩ Cô chọn ngày Bát Quan Trai để trị bệnh là vì ngày đó có đầy đủ chư Thiên, chư Thần, chư Hộ Pháp tề tựu, cùng tu tập với chúng ta. Do đó Thần lực của quý Ngài rất mạnh. Cô nương vào đó mà trị bệnh để giải nạn cho Huệ Trì thì sẽ rất hiệu quả.”
Thật lạ lùng thay!
Sau ba lần trị bệnh trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trước Tây Phương Tam Thánh, tất cả Giới tử đều chứng thấy, từ ngày đó đến nay (từ 12/11/2011 – 03/12/2011), tôi không còn bị vọp bẻ nữa!
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT!
Con xin thành tâm cảm tạ Tam Bảo!
***
Buổi sáng đầu tiên sau ngày được trị bệnh, tôi bấm gan, bấm bụng, vươn vai, duỗi thẳng chân, lăn qua, lăn lại...
Ô kìa! Lạ quá! Sao không thấy gì hết…?! Thích quá, tôi làm thêm một cái nữa, lâu hơn một chút… Cũng vẫn không thấy gì hết! Hay quá! Sung sướng quá! Thế rồi từ đó đến nay, sáng nào thức dậy, tôi cũng vươn vai một cái thật dài, thật là tuyệt diệu!
Các bạn có biết là, “vươn vai, thẳng tay, thẳng chân” nó khỏe làm sao không?! Nhất là sau một giấc ngủ ngon, dài tới sáng dường như gần suốt cuộc đời của tôi, chưa bao giờ tôi được ngủ yên giấc, chứ đừng nói chi đến hai chữ “ngủ ngon”.
Tôi có cảm tưởng như bao nhiêu cái mệt mỏi trên người rơi rụng xuống theo từng động tác vươn vai, duỗi thẳng tay chân... Vậy mà đã hơn hai mươi năm qua, tôi không hề dám làm những động tác bình thường này như bao nhiêu ai khác.
Nhưng…! Lại cũng chữ “Nhưng” nữa! Họa này vừa rũ áo ra đi, thì họa khác lại kéo đến… Tôi cứ tưởng rằng, căn bệnh nghiệp vọp bẻ đã được giải tỏa rồi, thì tự nhiên tôi có cảm giác như cả bên hông trái của mình đang đau lâm râm.
Lúc đầu, tôi còn tưởng mình bị trúng gió, hàn khí nhập vào các đốt xương ở bên hông. Nhưng cạo gió, giác hơi vẫn không hết. Xoa bóp cũng không bớt. Uống hết thuốc cũng không đẩy lui được cơn đau ngầm đó.
Bác sĩ gia đình cũng không định được đó là bệnh gì.
Chỗ đau lại bắt đầu gom lại thành một cục, sưng lên ở bên hông, làm cho đi đứng nằm ngồi gì cũng thấy đau đớn hết cả. Đêm nằm ngủ không được. Muốn bước xuống giường phải có người đỡ. Uống đủ loại thuốc, thậm chí đến trụ sinh 825 milligram.
Càng uống thuốc lại càng đau nhiều đến khó thở.
Chỗ bị sưng nổi lên thấy rõ. Mỗi lần bị ho, hoặc nhảy mũi, cũng làm cho đau nhói lên từng cơn. Cử động tay cũng bị đau…!
Tôi lại chờ mong cho mau tới ngày cuối tuần để lên chùa gặp Cô Bảo Đăng…
Chỉ có mấy ngày thôi, mà tôi cảm thấy thời gian dài như vô tận! Cơn đau tiếp tục hành hạ thân xác tôi một cách không nương tay. Hết bệnh chân, bệnh ngực, giờ thì tới bệnh bên hông!
Ngày dài cách mấy rồi cũng phải nhường bước cho tôi cùng gia đình lái xe trực chỉ tới chùa. Đường dài gần hai tiếng đồng hồ. Cơn đau nhói của tôi vẫn tiếp diễn không ngừng nghỉ…
Cô Bảo Đăng đã biết chuyện, nên tức tốc trị ngay cho tôi. Cô đã trì Chú vào một ly nước thật lâu, rồi dồn hết Thần lực vào bàn tay của Cô xoa dịu và rưới nước Cam lộ vào chỗ bị sưng.
Thật kỳ lạ hết sức!
Tôi cảm thấy như có một bàn tay thật ấm áp, rồi lại mát mẻ lạ thường xoa dịu tôi. Chỗ bị sưng đó từ từ xẹp xuống. Sự đau nhói dường như tan biến. Tôi dơ tay lên cao cũng không cảm thấy nhức. Đứng lên, ngồi xuống, hoặc khom mình cũng không còn thấy đau nữa. Phật pháp thật là không thể nghĩ bàn!
Tuy nhiên, Cô Bảo Đăng có dặn là:
“Đây là bệnh nghiệp, không phải là một nghiệp nhẹ, mà chính là “Ác Nghiệp”. Huệ Trì phải thận trọng, phải dốc tâm tu tập, sám hối cho thật nhiều, trì Chú Diệt Tội và nhất là phải hồi hướng công đức tu hành cho những oan gia, trái chủ đã liên quan đến ác nghiệp này, dù rằng mình không biết một cách rõ ràng sự thể đã xảy ra như thế nào trong quá khứ. Nhưng dù sao đi nữa, mình cũng đã tạo nghiệp thì mình phải làm sao cho nghiệp tan đi.
Có câu:
Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám,
Tâm nhược diệt, thời tội diệt vong.
Tội vong, tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Nghĩa là:
Tội từ tâm khởi, đem tâm sám,
Tâm ác diệt, thì tội cũng diệt.
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu,
Mới gọi là chân thật sám hối.
Huệ Trì phải luôn luôn nhớ như thế và ráng mà thành tâm, thành kính sám hối. Không được sám hối qua loa cho có lệ, mà phải hiện thực hóa lòng sám hối của mình qua hành động. Ngoài khóa tu hằng ngày, phải sám hối thêm, gia tăng Thần Chú Diệt Tội (n đến 108 biến), nhiếp thân, khẩu, ý, giữ cho thanh tịnh và trong sáng.
Và nên:
Nói ít một câu chuyện,
Nim nhiều một câu Phật.
Bớt thăm viếng, bớt giao du bên ngoài mà đóng cửa tịnh tu. Lại còn phải phát thêm lòng Từ Bi Hỷ Xả, sửa đổi tánh hư, tật xấu của chính mình, và nên cúng dường Tam Bảo, bố thí, in Kinh, đúc Tượng, làm mọi việc lành... thì sự sám hối đó mới đem lại kết quả như mình mong muốn.”
Đêm đó, tôi ngủ được yên giấc đến nửa đêm, không còn thấy đau ở bên hông nữa. Sờ lại, thấy cục u đã biến mất. Tôi mừng quá, sáng hôm sau lật đật điện thoại thông báo cho Cô Bảo Đăng hay sự nhiệm mầu của cách Cô chữa bệnh. Cô chia vui, song vẫn không quên nhắc tôi lại những điều mà Cô đã căn dặn mấy ngày trước…
Nỗi vui mừng kéo dài không được bao lâu, chỉ vỏn vẹn có hai ngày, là ngay ngực tôi, nơi chấn thủy lại bắt đầu đau. Thở mạnh cũng đau, ho cũng đau, nhảy mũi cũng đau. Thậm chí nói lớn tiếng, lấy hơi lên, vói tay lên cao để lấy cái gì, hay khiêng một cái gì… tất cả đều nhói lên đau buốt, không chịu nổi. Mỗi lần ho hay hắt xì là phải lấy tay ôm ngực, đè nó xuống để cho đỡ đau. Nếu không thì tiếng dội của cơn ho hay hắt xì sẽ khuếch tán trong lồng ngực, làm thành một cơn đau dữ dội. Đó là chưa kể toàn thân của tôi có cảm giác rêm, ê ẩm như một người mới bị một trận đòn nhừ tử vậy…
Tuy tuổi cũng khá cao, song may nhờ thường xuyên tập thể dục, giữ đúng phép vệ sinh, nên tôi gần như rất ít khi bị đau nhức khó chịu như các bạn đồng lứa tuổi. Do đó, việc đau đớn khắp thân, nhức từng lóng tay, lóng chân là việc không thường xảy ra. Nhưng nay, trước cơn “bệnh nghiệp” của mình, tôi suy nghĩ rất nhiều về những lời căn dặn của Cô Bảo Đăng...
Tôi dốc lòng tu tập hằng ngày, đem hết tâm thành sám hối, ăn năn tội nghiệp đã làm trong quá khứ, buông bỏ bớt đi những tánh xấu. Bao nhiêu công đức tu tập, trì Chú, niệm Phật, đều đem hồi hướng hết cho những ai đã bị liên lụy vào những ác nghiệp do chính tôi đã gây tạo ra, với lời cầu xin thứ tha thống thiết, và nguyện kiếp này là kiếp chót, nguyện được vãng sanh cõi Cực Lạc khi mãn kiếp.
Một đêm nọ, cũng khá khuya, sau khóa tu hằng đêm, tôi lên giường ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được, mình mẩy ê ẩm, chỗ đau nơi ngực cứ nhói lên mỗi lần thay đổi vị trí nằm. Tôi cứ ráng tiếp tục trì Chú mãi cho đến khi thiếp đi.
Bỗng nhiên, một cảnh tượng thật hãi hùng hiện ra:
Trước mắt tôi là hàng lớp người trần truồng, hai tay bị cột, hai chân bị trói. Nằm la liệt dưới đất là đàn bà, con nít. Họ cũng không mảnh vải che thân. Người nào cũng máu me đầy mình, oằn oại, đau đớn. Có người thì đang thoi thóp…
Quá hoảng sợ trước cảnh tượng hãi hùng đó, tính sắp sửa quay lưng chạy, thì lạ thay, những người này vùng đứng lên hết, chạy đến bao vây tôi. Họ đồng thanh đòi trả thù.
Tôi sợ quá, nên vội năn nỉ họ tha cho...
Nhưng họ nhất tề, đồng bảo rằng:
“Chúng tôi đâu thể tha để cho ngươi về cõi Phật dễ dàng như vậy được. Ngươi phải trả món nợ máu nầy trước đã. 300 năm về trước, ngươi làm “cai ngục” ở một bộ lạc tại Phi Châu. Ngươi đã thẳng tay tra tấn chúng tôi rất dã man. Vì quá uất hận, nên tới ngày nay chúng tôi vẫn chưa được siêu thoát, bị hành hạ không có áo quần mặc, đói, lạnh suốt bao nhiêu năm, sống trong đau khổ. Ngươi phải trả món nợ máu này. Chúng tôi sẽ không để ngươi yên thân đâu!”
Tôi chợt hiểu ra cái ác nghiệp của mình đã tạo nên trong quá khứ. Trước hết, họ làm cho tôi biết được cái cảm giác đau đớn, ê ẩm khi tôi tra tấn họ. Rồi từ từ, họ đưa tôi đến một sự đau đớn khác từ thể xác đến tinh thần, để cuối cùng phải chết trong cái đau đớn đó…
Hỡi ơi! Không ai có thể ngờ được một con người yếu đuối, trông có vẻ hiền từ, nhân ái, gần như không dám và không muốn va chạm với người, sống rất âm thầm… mà 300 năm về trước, lại là một tên cai ngục vô nhân đạo, độc ác, tra tấn người không gớm tay, không một chút thương xót…! Tội này biết lấy gì để rửa sạch đây? Người có thể đối xử với người như thế chăng? Loài cầm thú cũng còn chưa dám sánh...! Xấu hổ thay, xấu hổ thay!
Than ôi! Ai dám bảo là không có Nhân, không có Quả, không có Sanh Tử, Luân Hồi, và không có Nghiệp Báo?
Hột giống đem gieo trồng vốn đã quá xấu, thì khi cây đơm bông kết trái, khiến ai nhìn cũng phải rởn óc, lánh xa, không dám nhìn...!
Ác nghiệp mà tôi nhận lãnh ngày hôm nay, là cái quả do chính tôi đã gieo ở trong quá khứ. Thật vậy! Chính tôi đã gieo nhân, thì cũng chính tôi hái quả. Không thể nhờ ai khác hái giùm cho tôi được...
Lúc đó, tôi khóc nức nở, sợ quá vội quỳ xuống tạ tội, thưa rằng:
Con xin cúi lạy chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Hộ Pháp, thiện Thần chứng minh cho con phát lồ sám hối.
Kính thưa tất cả chư vong linh có mặt nơi đây và luôn cả những vị đã Từ, Bi, Hỷ, Xả cho tội lỗi của Huệ Trì. Tất cả những lỗi lầm mà chư vị đã vạch ra cho Huệ Trì thấy đó, Huệ Trì xin hoàn toàn nhận lỗi!
300 năm về trước, Huệ Trì sống trong ngu muội, chỉ biết ỷ thế lộng quyền, lấy sự đau đớn của kẻ khác làm trò chơi, lấy mạng người đo lường cái dũng mãnh ngu ngốc của mình, và lấy sự gục ngã, thất bại của kẻ khác làm gia tăng lòng kiêu mạn…
Ôi! Tất cả những tội đó, thật đáng phanh thây. Không có cửa ngục nào có thể xứng với những tội ác đó được! Huệ Trì không dám phản đối, và không một lời cầu xin tha thứ… Nhưng ngày nay, ở hiện kiếp này, Huệ Trì đã may mắn gặp được Phật pháp, gặp được hai vị Minh Sư. Họ đã đem hết tâm thành chuyển đạt giáo pháp của Phật, giúp Huệ Trì mở thông trí tuệ, hiểu được sự quý giá vô ngần của thân huệ mạng, hiểu được sự bình đẳng giữa Người và Người, giữa Phật và Người. Phật là đấng toàn năng, toàn bích, mà Phật cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt với đầy đủ máu đỏ luân lưu trong huyết quản. Do đó đã là con người rồi, thì cơ hội để thành Phật không còn là chuyện bất khả nữa...
Huệ Trì đã phát tâm tu giải thoát và một lòng chí thành cầu giải thoát. Trên con đường đi đến Cực Lạc Quốc, Huệ Trì đã nguyện, sẽ chỉ dẫn dìu dắt và nâng đỡ bất cứ ai cùng đi chung với mình, những ai có ý muốn đi, nhưng còn ngần ngại và những ai thành tâm muốn đi...
Huệ Trì rất có lỗi với quý vị (vong linh), Huệ Trì xin chân thành nhận lỗi.
Tuy nhiên, nếu quý vị sẵn lòng tha thứ cho Huệ Trì, khoan vội lấy mạng, thì Huệ Trì xin nguyện trước Tam Bảo chứng minh, Huệ Trì sẽ luôn luôn và mãi mãi cho đến khi tàn hơi kiệt lực, nguyện cầu cho quý vị được tiêu tan tất cả nghiệp chướng của quý vị, để quý vị được siêu thoát về một cảnh giới tốt đẹp như quý vị mong muốn. Và đồng thời bao nhiêu công đức tu hành của Huệ Trì, cũng xin trân trọng hồi hướng cho quý vị làm hành trang cho kiếp lai sinh với thật nhiều tốt đẹp.
Ngoài ra, Huệ Trì cũng sẽ vì quý vị mà in Kinh Phật, làm Phật sự, bố thí, phóng sanh, khiến cho hành trang của quý vị càng được đầy đủ. Huệ Trì rất mong mỏi quý vị cũng sẽ có được duyên lành, sanh vào nơi có Phật pháp, để có dịp tìm cầu giải thoát, dứt đường sanh tử luân hồi và ngày đoạt quả vị Phật không còn là chuyện xa vời và bất khả nữa.
Lời chân thành xuất phát tận đáy lòng, Huệ Trì đã tha thiết cầu xin, mong quý vị chấp nhận cho lời khấn hứa của Huệ Trì, để Huệ Trì sớm thực thi những lời hứa đó...”
Tôi vừa dứt lời, thì rừng người đang vây chặt tôi, từ từ tản ra và tan biến. Tôi tỉnh mộng mà mồ hôi ướt đẫm, nước mắt chan hòa ướt gối…
Tôi liền đem giấc mơ thuật lại cho Cô Bảo Đăng nghe.
Cô bảo rằng:
“Những gì Huệ Trì hứa làm thì phải gấp rút thi hành, đừng để trễ. Mình đã biết đích xác nguyên nhân “bệnh nghiệp” của mình rồi, thì cũng không khó để trị đâu”.
Cô lần lượt chỉ cho tôi cách thức tu như thế nào cho việc sám hối của mình mau chóng có kết quả, và nhất là sự hồi hướng của mình đem lại sự thành tựu như ý, lợi lạc cho người sống lẫn người chết. Cô cũng giúp cho tôi rất nhiều trong việc vừa “Tu”, vừa “Quán tưởng” để tự trị bệnh cho mình. Bên cạnh đó, Cô cũng dùng đạo lực của Cô để phụ trợ thêm cho tôi nữa.
Cô nói thêm:
“Việc chữa trị chính yếu là do mình, vì chỉ có mình mới thực sự quán tưởng được mạnh mẽ và đích xác ngay chỗ đau của mình. Còn người Thầy, chỉ là hướng dẫn cho mình ngay buổi đầu, để mình biết mà làm cho thật đúng. Chứ người Thầy không phải để cho mình phó thác bệnh tình, rồi ngồi đó há miệng mà chờ sung rụng. Nếu tu tập mà luôn luôn mang cái tư tưởng đó, thì dù cho tu hành hết kiếp nầy, cũng không tiến được. Đường về Cực Lạc cũng sẽ bị bít lối luôn, do ở sự phóng dật, biếng nhác và ỷ lại của mình!”
Quyển “Thập Nhị Danh Lễ Sám” đã được tái bản rất nhiều lần, và đã được phổ biến rộng khắp nơi trong nước, cũng như ngoài nước.
Do nhu cầu quá cao, nên lần nầy tôi cũng lại xin Cô Bảo Đăng cho phép được ấn tống quyển “Thập Nhị Danh Lễ Sám” thêm lần nữa. Vì tôi tự xét, đã mang lấy danh nghĩa là “Người”, thì không một ai thoát khỏi cảnh tạo nghiệp. Nghiệp lớn hay nghiệp nhỏ, nghiệp ít hay nghiệp nhiều, nghiệp dữ hay nghiệp hiền, tất cả cũng là nghiệp cả...
“đã mang lấy nghiệp vào thân, thì cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa”. Chỉ nên trách chính mình, sao không biết ăn năn sám hối? Mình đã có gan tạo nghiệp từ đời trước, đời nay chủ nợ đến đòi, thì mình lại rút đầu rút cổ, tìm cách trốn tránh. Liệu có trốn được không?
Sư Tổ Thích Thiền Tâm cả đời tu tập, đã nhiều công khó, tìm tòi các vị Phật có một nguyện lực mạnh mẽ để làm luật sư cho mình, giúp mình biện hộ cho các nghiệp chướng mà mình đã vô tình hay cố ý tạo ra trong quá khứ hay trong hiện kiếp. Ngoài ra, lo người tu, tâm còn quá yếu, tụng Kinh, niệm Phật không được dũng mãnh, không được nhất tâm, nên Ngài lại phải kèm theo câu Thần Chú của Phật để vừa giúp gột rửa thân tâm, vừa giúp việc tu tập mau chóng có kết quả, làm cho con đường về Cực Lạc bớt chông gai hơn... Nên Ngài đã coi trong đại tạng Kinh mà soạn ra nghi thức “Thập Nhị Danh Lễ Sám Diệt Tội” này.
Theo thiển ý, mỗi người đã là con Phật rồi, thì đều phải có một cuốn “Thập Nhị Danh Lễ Sám” bên mình, để sám hối mỗi ngày cho mau tiêu nghiệp. Một lỗi dù nhỏ như cây kim hay sợi tóc cũng vẫn là lỗi. Nhiều cây kim, nhiều cọng tóc lâu ngày gom lại, lúc đó mới thấy hiện ra thỏi sắt hay búi tóc
Than ôi! Khi ấy có ân hận thì đã quá muộn màng rồi! Nếu còn sống trên đời, e rằng thời gian còn lại vẫn chưa đủ để cho mình sám hối ăn năn. Còn nếu đã ra người thiên cổ thì còn tai hại hơn nữa, vì nghiệp tạo ra vẫn còn đó và chờ chực mình ở kiếp lai sinh…!
Nghĩ thế mà Huệ Trì tôi đã không ngần ngại xin Cô Trụ trì Bảo Đăng cho phép ấn tống quyển “Thập Nhị Danh Lễ Sám Diệt Tội”, cùng ghi ra đây “nghiệp quả kinh khủng nặng nề” của chính tôi, hầu chia xẻ với các Phật tử hữu duyên:
1. Sự hiện hữu của nghiệp lực, dù rằng nghiệp đó đã xảy ra từ 300 năm về trước.
2. Sự thực tâm hổ thẹn với cách đối xử giữa người và người. Nhờ có Phật pháp, mà ngày nay con người ngu si của 300 năm về trước đó, đã thực sự biết thế nào là trân quý cái thân huệ mạng và làm sao để cái thân huệ mạng đó được thăng hoa.
3. Sau cùng là thành tâm phát lồ sám hối về một hành động phi nhân, phi ái, kiêu mạn và hung tợn, đáng hổ thẹn thay!
Mong rằng đây là một bài học riêng cho Huệ Trì tôi và chung cho tất cả các Phật tử hữu duyên cùng học và cùng suy gẫm, cùng hướng về nội tâm của chính mình, coi xét kỹ trong đó xem có tội nghiệp nào mà mình đã bỏ quên từ lâu không để ý đến (lẽ dĩ nhiên là ở hiện kiếp), trang trọng đặt nó trước mặt, để mà thành tâm, thành dạ, sám hối, ăn năn ngày đêm.
Hành trang trở về Cực Lạc phải là hành trang đầy tư lương quý giá, chứ không phải là một mớ nghiệp lực bâng quơ không đáng giá và đầy hôi tanh!

“Sau khi biết được chuyện quá khứ rồi, ngoài việc tu hành, sám hối và làm những điều thiện ra, Huệ Trì cũng nên mua quần, áo, giầy, dép, Kinh, chuỗi để đốt cho họ, cúng thức ăn và cầu siêu cho họ 49 ngày thì mới phải. Vì suốt 300 năm qua, họ đã không áo, không quần, đói lạnh như thế, thật sự là tội nghiệp cho họ lắm! Họ làm mình như thế, thì cũng không trách họ được.
Kiếp trước mình đã tạo nghiệp ác, giờ mình biết Đạo, có được cái Đạo pháp nhiệm mầu, thì nên dùng pháp đó để xoa dịu vết thương lòng của họ. Họ sẽ vui vẻ tha thứ cho Huệ Trì ngay. Bệnh nghiệp của Huệ Trì cũng sẽ theo đó mà tan biến. Bảo Đăng sẽ giúp Huệ Trì cầu siêu, và sẽ tận tâm giúp cho họ được sanh Thiên hết.
Huệ Trì còn nhớ chuyện của Thầy không?
Một triệu vong linh của bộ lạc Navahê ở nước Mông Cổ đã bị Vua Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn sát hại. Họ đã đến chùa đòi nợ máu. Bảo Đăng cũng đã giúp Thầy cầu siêu cho họ được sanh Thiên hết rồi.
Giờ Bảo Đăng cũng sẽ giúp Huệ Trì làm y như vậy, sẽ giúp cho nghiệp quả của Huệ Trì rút ngắn càng sớm càng tốt, đừng để tới già, nằm trên giường bệnh thoi thóp, thì làm sao giải nghiệp cho được. Khi còn trẻ, còn khỏe thì nên tu tập, sám hối cho thật nhiều, làm tất cả điều thiện để hồi hướng cho oan gia, trái chủ, cho những nghiệp mà mình đã gây tạo trong tiền kiếp, thì lúc tuổi suy già sẽ bớt, hoặc không bị bịnh nghiệp hành hạ xác thân, và bị đọa lạc trong tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).
Liền sau đó, tôi đã sắm sửa tất cả áo quần, đầy đủ thức ăn, trái cây, Kinh sách, và cầu siêu cho họ trong 49 ngày, như cô Bảo Đăng đã dạy.
Nhờ có sự chỉ dẫn của Cô mà tôi càng hiểu biết và thăng tiến hơn trên đường tu tập.
Trong cái rủi có cái may. Nhân việc trị bệnh nghiệp, mà Cô đã tận tình chỉ dạy cho tôi khá nhiều trong vấn đề tu tập, và làm thế nào để biết “NGHIỆP NHÂN” trong tiền kiếp, và đối phó với “NGHIỆP QUẢ” như thế nào, khi “nghiệp lực” xảy đến với mình.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.8/7/2014.
 

No comments:

Post a Comment