Saturday 31 May 2014

KINH MƯỜI THIỆN NGHIỆP .

Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
Lúc ấy Đức Thế Tôn nói với chúa tể Đại dương, rằng hết thảy chúng sinh do tâm tư tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, vì vậy mà có sự luân chuyển trong mọi nẻo đường.
Chúa tể Đại dương, ông thấy chăng bao nhiêu thân hình màu sắc và chủng loại khác nhau trong đại hội và trong biển cả này? Mọi sự khác nhau như vậy toàn do tâm tạo ra thân nghiệp khẩu nghiệp ý nghiệp hoặc lành hoặc dữ mà thành ra.thien dinh 1 KINH MƯỜI THIỆN NGHIỆP
Nhưng tâm thì không có hình sắc để có thể nhận thấy. Nó chỉ do các pháp không thật tập hợp lại mà phát khởi ra, hoàn toàn không có chủ thể: không phải bản ngã và sở hữu của bản ngã. Dẫu rằng tùy nghiệp mà biểu hiện khác nhau, nhưng thật sự trong đó không có cái chủ thể tạo tác. Do vậy, các pháp toàn là không thể tư duy mô tả, thực chất giống như huyễn ảo. Người có trí tuệ biết như vậy thì hãy tu tập thiện nghiệp. Từ thiện nghiệp này mà có ra thân thể thì toàn bộ đẹp đẽ, ai nhìn cũng không chán.
Chúa tể Đại dương, ông hãy nhìn thân thể của Như Lai. Thân thể này do hàng trăm hàng ngàn hàng ức thiện nghiệp sinh ra, nên tướng hảo trang nghiêm, ánh sáng rực rỡ, khuất mờ cả đại hội, đến nỗi ánh sáng của vô số Đại tự tại và Đại phạn vương cũng không rõ ra được. Ai chiêm ngưỡng thân thể ấy của Như Lai cũng đều lóa mắt. Ông lại nhìn hình sắc trang nghiêm và trong sáng của các vị đại sĩ. Tất cả toàn do tu tập thiện nghiệp mà có. Rồi kia nữa, những vị uy thế lớn lao của tám bộ loại cũng do thiện nghiệp mà ra. [Ông lại quan sát] thân hình và sắc tướng xấu xí, lớn có nhỏ có, của bao loại chúng sinh trong đại dương này, toàn do đủ loại tư tuởng của tâm họ làm ra các ác nghiệp nơi thân miệng ý, tùy ác nghiệp ấy mà ai cũng tự nhận lấy kết quả.
[Quan sát thấy như thế rồi], ông nên tu học [nguyên lý nhân quả] như vậy, lại làm cho chúng sinh cũng thấu triệt nguyên lý nhân quả ấy, cùng nhau tu tập thiện nghiệp. Đối với nguyên lý nhân quả, ông hãy có quan điểm chính xác, không hề dao động - không rơi vào loại quan điểm mất hẳn hay rơi vào loại quan điểm thường còn. Nên đối với các ruộng phước, các người cũng biết vui vẻ tôn kính, cung phụng, và do vậy mà các người cũng sẽ được nhân loại và chư thiên tôn kính, cung phụng.
Chúa tể Đại Dương, [do những điều Như Lai đã nói trên đây mà] ông nên biết bồ tát có một cách có năng lực cắt đứt mọi khổ não trong các đường dữ. Một cách ấy là gì, là ngày đêm thường xuyên nhớ nghĩ và chiêm nghiệm về thiện nghiệp, làm cho thiện nghiệp tăng lên trong mỗi ý nghĩ, không cho tơ tóc ác nghiệp nào xen vào. Như vậy là có năng lực làm cho ác nghiệp đứt hẳn, thiện nghiệp tròn đầy, thường được thân gần các đức Phật đà, các vị bồ tát, các bậc thánh giả.
Nhưng thiện nghiệp [là gì,] là cái mà thân thể nhân loại và thân thể chư thiên, tuệ giác thanh văn, tuệ giác độc giác và tuệ giác Phật đà, tất cả đều do cái ấy làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi cái ấy là thiện nghiệp. Thiện nghiệp này chính là mười thiện nghiệp. Mười thiện nghiệp là những gì, là [thân thì] từ bỏ vĩnh viễn sự làm sát sinh, sự làm trộm cướp và sự làm tà hạnh; [miệng thì từ bỏ vĩnh viễn] sự nói dối trá, sự nói ly gián, sự nói thô ác và sự nói thêu dệt; [ý thì từ bỏ vĩnh viễn] sự nghĩ tham dục, sự nghĩ giận dữ và sự nghĩ tà kiến.
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm sát sinh thì thực hiện mười sự hết bất an. Mười sự ấy là gì? Một là ban cho các loại chúng sinh sự không sợ hãi. Hai là thường sinh tâm từ bi rộng lớn đối với các loại chúng sinh. Ba là cắt đứt vĩnh viễn mọi thói quen giận dữ. Bốn là cơ thể thường không bệnh tật. Năm là sống lâu. Sáu là thường được sự giữ gìn của những kẻ không phải loài người. Bảy là thường không ác mộng, ngủ hay thức đều yên vui. Tám là hết cả mọi sự thù oán, thù oán tự giải tỏa. Chín là không có sự sợ hãi về đường dữ. Mười là sinh mạng kết thúc thì sinh lên chư thiên. Đó là mười sự [(hết bất an]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm sát sinh và mười sự hết bất an] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự sống lâu tự do theo ý muốn" của Phật.
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm trộm cướp thì thực hiện mười sự đáng tin cậy. Mười sự ấy là gì? Một là tài sản dồn đầy, vua xấu, giặc cướp, nước lớn, lửa dữ và con hư không thể hủy diệt. Hai là lắm người thương mến. Ba là không ai lừa gạt. Bốn là chỗ nào cũng tán dương. Năm là không sợ tổn hại. Sáu là tiếng tốt lan tràn. Bảy là ở giữa công chúng không hề khiếp sợ. Tám là tài sản, sống lâu, tướng tốt, sức khỏe, yên vui và hùng biện đều toàn hảo, không khiếm khuyết. Chín là thường sẵn lòng cho người. Mười là sinh mạng kết thúc thì sinh lên chư thiên. Đó là mười sự [đáng tin cậy]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm trộm cướp và mười sự đáng tin cậy] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "tuệ giác vĩ đại và trong sáng" [của Phật].
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự làm tà hạnh thì thực hiện bốn sự người trí khen. Bốn sự ấy là gì? Một là các giác quan thuần hóa. Hai là rời hẳn sự náo động. Ba là đời ai cũng ca tụng. Bốn là vợ [chồng] không thể bị xâm phạm. Đó là bốn sự [người trí khen]. Nếu biết [đem sự từ bỏ làm tà hạnh và bốn sự người trí khen] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "cái tướng đại trượng phu nam căn ẩn mật" của Phật.
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói dối trá thì thực hiện tám sự chư thiên khen. Tám sự ấy là gì? Một là miệng thường sạch sẽ với mùi thơm của hoa sen. Hai là được người đời tin phục. Ba là nói là có chứng cứ, nhân loại và chư thiên đều kính mến. Bốn là thường đem lời tiếng khả ái mà an ủi mọi người. Năm là được ý thích siêu việt, thân miệng ý đều trong sáng. Sáu là nói thì không lầm lỡ, lòng thường vui vẻ. Bảy là nói năng trang trọng, nhân loại và chư thiên đều phụng hành. Tám là trí tuệ siêu việt, không ai chế ngự được. Đó là tám sự [chư thiên khen]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói dối trá và tám sự chư thiên khen] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "lời nói chân thận" của Phật.
Chúa tể đại dương, từ bỏ sự nói ly gián thì thực hiện năm sự không thể hỏng. Năm sự ấy là gì? Một là được thân thể không thể hỏng, vì sự không ai hại được. Hai là được thân thuộc không thể hỏng, vì không ai phá được. Ba là được tín tâm không thể hỏng, vì thuận với thiện nghiệp cũ. Bốn là được pháp hạnh không thể hỏng, vì sự tu vững chắc. Năm là được thiện hữu không thể hỏng, vì không hề lừa dối. Đó là năm sự [không thể hỏng]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói ly gián và năm sự không thể hỏng] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "thân thuộc chánh tánh, ma quân ngoại đạo không thể làm cho nát rã" [của Phật].
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói thô ác thì thực hiện tám sự nói trong sáng. Tám sự ấy là gì? Một là nói chừng mực. Hai là nói hữu ích. Ba là nói hợp lý. Bốn là nói hay ho. Năm là nói thì tiếp nhận được. Sáu là nói thì được tin theo. Bảy là nói không chê được. Tám là nói ai cũng thích. Đó là tám sự [nói trong sáng]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói thô ác và tám sự nói trong sáng] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được toàn hảo "âm thanh Phạn thiên" của Phật.
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nói thêu dệt thì thực hiện ba sự rất quyết định. Ba sự ấy là gì? Một là quyết định được sự thương mến của người có trí. Hai là quyết định có thể đem trí tuệ mà giải đáp đúng như sự thật về mọi câu hỏi. Ba là quyết định uy đức hơn hết đối với nhân loại và chư thiên, không có giả tạo. Đó là ba sự [rất quyết định]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nói thêu dệt và ba sự rất quyết định] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự thọ ký toàn không vô hiệu" của Phật.
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ tham dục thì thực hiện năm sự rất tự do. Năm sự ấy là gì? Một là thân miệng ý tự do, vì các quan năng đủ cả. Hai là tài sản tự do, vì những kẻ oán thù không thể chiếm đoạt. Ba là phước đức tự do, vì tùy ý muốn gì thì tài vật cũng có đủ cả. Bốn là ngôi vua tự do, vì những vật quý, lạ và đẹp, đều được phụng hiến. Năm là tài vật có được hơn cả trăm lần mong ước, vì xưa kia đã không keo lẫn. Đó là năm sự [rất tự do]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ tham dục và năm sự rất tự do] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "sự cao nhất ba cõi, ai cũng tôn kính hiến cúng" [của Phật].
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ giận dữ thì thực hiện tám sự làm đẹp dạ. Tám sự ấy là gì? Một là không có tính làm hại. Hai là không tính giận dữ. Ba là không có tính kiện cáo. Bốn là được tính ôn hòa chất trực. Năm là được tính từ bi của các bậc hiền thánh. Sáu là được tính thường đem lại lợi ích và yên vui cho chúng sinh. Bảy là thân hình và sắc tướng đều đẹp đẽ, trang nghiêm, mọi người ai cũng tôn kính. Tám là vì từ hòa ẩn nhẫn nên mau chóng sinh lên thế giới Phạn thiên. Đó là tám sự [làm đẹp dạ]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ giận dữ và tám sự làm đẹp dạ] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "cái tâm không chướng ngại nên ai nhìn cũng không chán" [của Phật].
Chúa tể Đại dương, từ bỏ sự nghĩ tà kiến thì thực hiện mười sự thành quả tốt. Mười sự ấy là gì? Một là được ý thích chân thiện, đồng bạn chân thiện. Hai là tin tưởng sâu xa vào nhân quả, nên thà chết chứ không làm ác nghiệp. Ba là chỉ quy y Phật, không theo vị trời nào khác hay những vị đồng đẳng với vị trời ấy. Bốn là tâm lý ngay thẳng, quan điểm chính xác, rời hẳn tất cả mạng lưới thắc mắc về lý số tốt xấu. Năm là thường sinh trong nhân loại và chư thiên, không còn trở lại đường dữ. Sáu là vô lượng phước đức và tuệ giác dần dần thêm và hơn lên. Bảy là vĩnh viễn tách rời đường đi tà ngụy, chỉ đi theo đường đi thánh chánh. Tám là không nổi dậy sự thân kiến, xả bỏ các thứ ác nghiệp. Chín là đứng vững trong sự thấy biết không chướng ngại. Mười là không rơi vào các tai nạn. Đó là mười sự [thành quả tốt]. Nếu biết [đem sự từ bỏ nghĩ tà kiến và mười sự thành quả tốt] hồi hướng về tuệ giác vô thượng thì về sau, khi thành Phật, sẽ được "mau chóng thực hiện tất cả thành quả của Phật", [trong đó có sự] hoàn thành thần thông tư tại [của Ngài].
Bấy giờ Đức Thế Tôn lại dạy chúa tể Đại dương, rằng vị bồ tát nào y theo mười thiện nghiệp này, khi hành bồ tát hạnh, có thể từ bỏ sự làm sát sinh mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, sống lâu chứ không chết yểu, không bị những kẻ oán thù làm cho thương tổn tai hại. Từ bỏ sự làm trộm cướp mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, hơn hết tất cả, không ai sánh bằng, đủ mọi năng lực tập họp đầy đủ kho tàng chánh pháp của chư Phật. Từ bỏ sự làm tà hạnh mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, gia đình trinh bạch, thuận hòa, [cha] mẹ, vợ [chồng] và con cái, không ai có thể nhìn họ bằng tâm lý dâm dục. Từ bỏ sự nói dối trá mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, không bị mọi sự phỉ báng, chấp trì chánh pháp, làm gì cũng chắc chắn hiệu quả y như nguyện ước. Từ bỏ sự nói ly gián mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, thân thuộc hòa thuận, ý thích đồng nhất, không bao giờ mâu thuẩn tương tranh. Từ bỏ sự nói thô ác mà bố thì, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, tập thể nào cũng vui vẻ quy ngưỡng, nói ra điều gì cũng được tin tưởng, tiếp nhận, không ai chống cự. Từ bỏ sự nói thêu dệt mà bố thì, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, nói không uổng lời, ai cũng kính trọng tiếp nhận, có thể tài tình cắt đứt mọi sự nghi hoặc. Từ bỏ sự nghĩ tham dục mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, có gì cũng đem biếu tặng, tin hiểu vững chắc, có đại uy lực. Từ bỏ sự nghĩ giận dữ mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, mau chóng tự thành tâm trí không chướng ngại, mọi bộ phận thân thể đều trang nghiêm, tốt đẹp, ai thấy cũng kính cũng mến. Từ bỏ sự nghĩ tà kiến mà bố thí, thì thường giàu tài sản bảo vật mà không ai chiếm đoạt được, thường xuyên sinh vào gia đình chánh kiến và chánh tín, gặp Phật nghe Pháp cúng Tăng, không bao giờ quên mất tâm nguyện mong cầu đại bồ đề. Như thế đó là những sự lợi ích lớn lao mà bồ tát đạt được khi hành bồ tát hạnh, làm mười thiện nghiệp mà trang hoàng bằng thí độ. Ấy vậy, chúa tể Đại dương lấy phần chính yếu mà nói, làm mười thiện nghiệp mà trang hoàng bằng giới độ thì có năng lực phát sinh tất cả lợi ích chân thật trong Phật Pháp, đầy đủ chí nguyện vĩ đại; mà trang hoàng bằng nhẫn độ thì được ngữ âm toàn hảo của Phật, lại đủ mọi tướng tốt, vẻ đẹp; mà trang hoàng bằng tiến độ thì có năng lực hủy diệt sự thù nghịch của ma quân, nhập vào kho tàng chánh pháp của Phật; mà trang hoàng bằng định độ thì phát sinh được niệm, tuệ, tàm quí, khinh an; mà trang hoàng tuệ độ thì hủy diệt được mọi thứ quan điểm sai lầm của sự phân biệt.
[Lại nữa, cũng lấy phần chính yếu mà nói, làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng từ vô lượng tâm, thì đối với chúng sinh không hề nổi dậy mọi sự quấy rối, tác hại; mà trang hoàng bằng bi vô lượng tâm thì thương xót chúng sinh đến nỗi không bao giờ chán họ, bỏ họ; mà trang hoàng bằng hỷ vô lượng tâm thì thấy ai có thiện nghiệp lòng mình không ghét không ganh; mà trang hoàng bằng xả vô lượng tâm, thì đối với cảnh ngộ thuận lòng hay cảnh ngộ trái ý không có tâm lý ưa thích hay tâm lý tức bực. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng bốn nhiếp pháp, thì thường xuyên cần cù giáo hóa hết thảy chúng sinh. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng bốn niệm xứ thì khéo léo thực tập sự quán sát theo bốn niệm xứ ấy; mà trang hoàng bằng bốn chánh cần thì diệt trừ được hết mọi thứ ác nghiệp, làm thành được hết mọi thứ thiện nghiệp; mà trang hoàng bằng bốn thần túc thì làm cho cơ thể và tâm thần luôn luôn thư thái, thích thú; mà trang hoàng bằng năm căn thì thâm tín vững chắc, siêng năng thuần túy, không xen biếng nhác, không có lúc nào mê mờ, vọng động, tĩnh lặng thuần hóa, cắt đứt mọi sự phiền não; mà trang hoàng bằng năm lực thì mọi thứ thù nghịch diệt hết, không ai có thể phá hoại; mà trang hoàng bằng bảy giác chi thì thường khéo giác ngộ tất cả các pháp; mà trang hoàng bằng tám chánh đạo thì trí tuệ chính xác hiển hiện thường xuyên như ở trước mắt. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng sự Chỉ thì có năng lực trừ khử mọi thứ kiết sử; mà trang hoàng bằng sự Quán thì có năng lực biết một cách đúng như sự thật về thực chất của các pháp. [Làm mười thiện nghiệp] mà trang hoàng bằng phương tiện thì mau chóng hoàn thành đầy đủ cái vui hữu vi và cái vui vô vi.
Chúa tể Đại dương, ông nên biết mười thiện nghiệp này đến nỗi có năng lực làm cho mười đại năng lực, bốn sự không sợ, mười tám sự đặc biệt, tất cả thành quả của Phật [mà đại loại là như vậy], đều được hoàn thành đầy đủ. Do vậy, các người phải siêng năng mà tu học [mười thiện nghiệp ấy].
Chúa tể Đại dương, tất cả thành thị làng xóm đều nương tựa địa cầu mà đứng vững, tất cả cây cỏ rừng rú cũng nương tựa điạ cầu mà sinh trưởng. Mười thiện nghiệp cũng là như vậy, tất cả thân thể của nhân loại và thân thể của chư thiên đều do mười thiện nghiệp mà đứng vững, tất cả tuệ giác của thanh văn, tuệ giác của độc giác, hạnh nguyện của bồ tát, tất cả thành quả của Phật đà, toàn do địa cầu mười thiện nghiệp mà được hoàn thành.
Đức Thế Tôn tuyên thuyết kinh này hoàn tất thì chúa tể Đại dương, và cả đại hội bao gồm chư thiên, tu la, và các chúng đồng đẳng, thuộc phạm vi thế gian, ai cũng đại hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH..GIAC TAM.

ĐỨC PHẬT CÓ THUYẾT PHÁP HAY KHÔNG THUYẾT PHÁP .

Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" (2), cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "Chân Đế" và "Tục Đế".

Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.

Cũng vì thế mà Ngài Long Thọ Bồ tát nói rằng: "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..." (1)

Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, là giác tánh, là chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các Ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" (2), cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

Thật vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chư Tổ, sở dĩ có sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm. Cái Tâm bị bao vây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên đảo, bởi tham nhiễm các pháp có không. Ngài Sogyal Rinpoche, một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong một cái bình mà "khoảng không trong bình cũng giống như khoảng không bên ngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn... Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác..." (3)

Vì tâm sinh diệt của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp "có không" nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, "giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát ... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác..." (4).

Cũng chính vì chân lý tuyệt đối này rất khó hiểu, khó nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng lời nói, như trong Kinh Pháp Hoa, Phật dùng bảy thí dụ, trong đó có hai thí dụ là cái nhà lửa và câu chuyện đứa con cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều Kinh khác như Bách Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, ... Các thí dụ Ngài nói trong Kinh dùng phương thức ngụ ngôn, hàm chứa những ý nghĩa thâm thúy, ám thị lý tuyệt đối mà chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếp mà giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái tư tưởng tương đối, cái có hình, có tướng trong thế giới nhị nguyên.

Chư Tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nói cho chúng ta biết được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý Ngài chỉ dùng những câu chuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để làm thí dụ mà thôi. Rằng con rùa từ dưới nước bò lên mặt đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh con cá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa bao giờ rời khỏi nước, không thể tưởng tượng nổi lại có một môi trường có thể sống được mà không có nước, không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói chuyện viển vông hoang đường, không có trong thực tế. (5)

Cảnh giới tuyệt đối, chân tâm, giác tánh, chân như, mà Phật đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết được. Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình: "Đạo Phật cao siêu quá, không có trong thực tế". Nhưng chính đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.

Kinh Kim Cang là Kinh liễu nghĩa, nói về cốt tủy của đạo Phật, về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói. Những lời Phật dạy trong Kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhân kiên cố của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến chấp nào và Ngài cũng tuyên bố luôn là Ngài không thuyết pháp: "- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: "Ta có nói pháp". Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? - Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của ta nói. Tu Bồ Đề! Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp." (6) Có nghĩa là Phật không nói về cái chân lý tuyệt đối, về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vì chân lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối thế tục để biểu thị. Ngài chỉ dùng ngôn ngữ thế gian tức chân lý thế tục để chỉ bảo chúng sinh, mà ngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.

Đến đây, chúng ta trở lại bài kệ của Bồ Tát Long Thọ đã nêu trên phần mở đầu. Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật. Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằng đem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho là Đức Phật nói "Không nói pháp Tương Đối" là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng Kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật. Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối. Nếu chúng ta không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi Kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bản thể chân tâm tuyệt đối.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Thực tập quán chiếu để tâm an lạc và hạnh phúc .


Hằng ngày trong cuộc sống, mỗi người luôn tìm kiếm hạnh phúc riêng cho bản thân mình. Có người thì thích sống trong nhung lụa, lầu đài gác tía, xe hơi, máy móc…


Nhiều người ao ước hạnh phúc có một mái ấm gia đình, có nhiều bạn bè, nhiều niềm vui… Có người tìm kiếm hạnh phúc trong tiền tài, danh vọng, sắc đẹp. Tất cả những hạnh phúc kể trên chỉ là hạnh phúc bên ngoài mà chúng ta lại quên đi việc  tìm hạnh phúc ở ngay trong tâm mình, cứ mãi sống buông trôi theo dòng đời mà quên tìm sự an lạc của tâm hồn. Cũng như trong Kinh Pháp Hoa có gã cùng tử có viên châu (Phật tính) trong chéo áo (tâm) dong ruổi đi xin đói khổ không lấy minh châu ra dùng. Đến khi người bạn chỉ trong chéo áo có minh châu mới tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài thoát khỏi đói khổ. Mỗi ngày các bạn hãy để tâm trong một khoảnh khắc nào đó rồi nhìn lại chính mình, các bạn sẽ thấy thật sự an lạc. Hãy thử dừng chân dong ruổi thế sự mà lắng tâm tập quán mọi việc!
Bước đi giữa chốn hồng trần,
Tiền tài, danh vọng phù vân ở đời
Ví như sóng biển ngoài khơi
Hôn vào bãi cát hợp rồi lại tan.
Bao năm mỏi gối lang thang,
Nay dừng chân bước nhẹ nhàng an vui.
1. Quán chiếu về sinh tử    
Trong vũ trụ này tất cả hữu tình chúng sinh, và tất cả loài vật đều có một cảm giác như nhau: tham sống, sợ chết. Có những người vì muốn bảo vệ hạnh phúc của mình đã giết người cướp của, lường gạt, tạo những nghiệp ác sai lầm, đê hèn, mất đi nhân bản của con người và sống giống như bản năng đời sống của súc vật. Súc vật là những chúng sinh bậc thấp kém về trí tuệ hiểu biết, sát hại đồng loại để bảo vệ sự sống của nó. Còn con người là chúng sinh bậc cao có tình thức, có trí tuệ biết hổ thẹn, biết liêm xỉ. Thế tại sao hằng ngày phải đi cướp bóc, giết người để nuôi bản thân mình?

Giết người cướp của đốt xác: Ảnh sưu tầm

Đó là nghiệp ác: giết người đền mạng, trộm cướp phải tù đày. Sau khi mạng chung phải trả báo, đọa địa ngục vô gián. Giết người cướp của nuôi sống bản thân mình một đời. Nhưng đánh đổi lại mất đi thân người ngàn đời ngàn kiếp, giam hãm trong địa ngục, trôi lăn trong sinh tử luân hồi, chịu nhiều cực hình đau khổ. Một khi đã đánh mất thân người rồi thì khó mà tìm lại được “một kiếp không tu muôn kiếp khổ, một đời vô Đạo vạn đời sầu”. Thà sống nghèo khổ một kiếp tâm trong sạch, cố gắng tu để chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Sự sinh tử giữa đời này và đời sau giống như chuyện thay áo, chúng ta cố gắng hướng thiện tu tập thì kiếp sau chúng ta bỏ chiếc áo cũ và khoác cho mình một chiếc áo mới.
Những người sống tạo nghiệp ác chẳng những khổ đời này, mà phải chịu khổ trong ngàn kiếp về sau. Cuộc sống của kẻ cướp giật luôn tâm luôn nằm trong sự âu lo, trốn tránh, và đau khổ nhất là sự dằn vặt của lương tâm. Cuộc đời sinh ra ai chẳng muốn giàu sang phú quý, sống trong nhung lụa, ngọc ngà. Nhưng do kiếp trước chúng ta sống tạo ác nghiệp, keo kiệt, ích kỷ…không biết bố thí, cúng dường, trang trải tình thương thì kiếp này phải lãnh nhận quả báo nghèo khổ, đau thương - một lẽ đương nhiên!
Còn những người giàu sang dù sống trong nhung lụa, tiện nghi đầy đủ nhưng không biết tu nhân tích phước, sống chỉ biết ôm lấy của thì khi vô thường tử thần đến dẫn đi thì không có gì làm hành trang cho kiếp sau. Kiếp sau sinh làm người bần cùng đau khổ. Bởi vậy, khi bạn giàu có nên trang trải tình thương giúp đỡ nhiều người trong hoạn nạn để tạo xây phước thiện. Bạn hãy quán chiếu xem, có ai giàu mà sống trường sinh bất tử không? Chết có đem của cải theo được không? Khi đến cũng hai bàn tay trắng, khi đi cũng trắng hai tay! Thế mà trong cuộc sống, cứ mãi bươn chải theo vật chất bên ngoài mà quên tu thì thật là nguy. Dẫu biết rằng tiền bạc vật chất là tiện nghi mưu sinh giúp chúng ta duy trì mạng sống. Nhưng nếu chúng ta biết dừng, biết đủ thì tâm sẽ luôn an lạc.
Mỗi buổi sáng các bạn thức dậy mở mắt ra, các bạn thấy mình còn sống. Bạn hãy mỉm nụ cười và hạnh phúc với chính bản thân mình bởi mình còn may mắn được sống trên cõi đời này, may mắn và hạnh phúc hơn biết bao người hiện đã nằm dưới nấm mồ hoang huyệt lạnh.
Cuộc đời, “cờ thế” cuộc chơi
Rất là nan giải như đời khổ đau!
Tình trường thắt nút u sầu
Bậc tu tuệ giác gỡ mau ra liền.
Đời người bể khổ triền miên
Sinh Ly tử biệt về miền hư vô.
Ảnh sưu tầm 

Khi bạn thấy một người chết hãy thầm tri ân người đã cho mình bài học nhắc nhở sự vô thường, một ngày nào đó sẽ đến phiên mình. Có những người luôn sống cố chấp bảo thủ cho rằng mạng người sống lâu 100 tuổi, 60 năm cuộc đời. Cho nên bây giờ cứ tha hồ hưởng thụ và đó là một quan niệm hết sức sai lầm! Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương đức Phật dạy mạng người sống trong hơi thở: một hơi thở ra không nhận một hơi thở vào là chấm dứt mạng sống đời người. Thời gian vô thường quả thật ngắn ngủi nhưng ngắn hay dài đều đó không quan trọng. Dù thời gian chỉ một giờ chúng ta sống đúng nhân bản, đạo đức, hành thiện không tạo ác. Sống trong chánh niệm tỉnh giác, thì dù cho vô thường đến chúng ta vẫn thản nhiên tự tại ra đi. Ngược lại nếu sống 100 năm mà sống một cách vô dụng, vô ý nghĩa, mất nhân bản đạo đức làm người, sống luôn tạo nghiệp ác, sống phi nhân nghĩa. Thì dù thân xác còn sống nhưng cái tâm con người đã chết mất rồi! Chẳng ai khác mà tự bạn đã giết chết Phật tâm của bạn, sống thiếu trách nhiệm với việc làm người của chính mình. Chính các bạn tự hủy hoại cuộc sống hạnh phúc tương lai, cho nên trong từng sát na chúng ta hãy sống trong chánh niệm.
2. Quán chiếu về vật chất.
Trong cuộc sống ai cũng muốn giàu sang phú quý nhưng không phải muốn là được mà phải phụ thuộc vào nhân quả. Chúng ta gieo nhân bố thí cúng dường thì mới được quả sang giàu. Hơn nữa nếu kiếp sống hiện tại chúng ta giàu sang phú quý mà Tâm luôn dong ruổi đi tìm vật chất bên ngoài, Tâm không biết đủ thì vẫn mãi là khổ đau. Khi ở nhà cấp bốn ao ước lên nhà hai tầng, khi có nhà hai tầng ao ước có ngôi nhà ba tầng, bốn tầng…khi có điện thoại Nokia ao ước có điện thoại Iphone để bon chen với thiên hạ. Bởi thế dong ruổi tìm cầu cho được, khi không có thì buồn phiền, thậm chí sinh ra trộm cướp có tiền mua cho bằng được. Nếu chúng ta biết quán chiếu, khi có nhà cấp 4 thì hãy an vui với những gì mình có, mình còn hạnh phúc và may mắn hơn những người hiện giờ sống vô gia cư, sống lang thang ở gầm cầu, nhà ga…nằm lây lất đầy đường. Chúng ta có điện thoại Nokia để gọi là phương tiện sinh hoạt, làm ăn. Trong khi biết bao người sống cả đời không có tiền mua nổi chiếc điện thoại. Khi chúng ta có chén cơm ăn với mắm muối, rau canh, chúng ta ăn trong sự an lạc và nghĩ rằng mình còn hạnh phúc, may mắn, có phước hơn bao người đang đói khổ, không có miếng cơm, manh áo, đi lượm nhặt, cầu xin giữa đường.

Hằng ngày chúng ta quán chiếu như thế sẽ giúp tâm tham của chúng ta ngừng lại. Khi tâm biết đủ thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn thì bao nhiêu vẫn không đủ. Người biết đủ là người có hạnh phúc, không bao giờ cảm thấy mình thiếu thốn. Người sống không biết đủ dù nằm trên chăn ấm nệm êm, phú quý sung túc thì vẫn cảm thấy thiếu và mệt mỏi. Vì mãi lo chạy theo sự thỏa mãn ham muốn của bản thân mình.
3 Quán về tình thương:
Trong cuộc sống rất nhiều người rơi vào trường hợp này. Nhiều người luôn luôn cảm thấy lúc nào cũng cô đơn đau khổ. Lúc còn nhỏ, khi ấy Mẹ mắc phải cơn bệnh nan y qua đời, tôi tuyệt vọng, chán nản và cảm thấy đời mình không còn ý nghĩa gì nữa. Vô thường đã cướp đi một người Mẹ thân yêu nhất của tôi. Mặc dù trong thế gian này còn nhiều tình thương khác như tình Cha con, tình Thầy trò, tình huynh đệ, tình bạn bè. Nhưng không sao bù đắp tình thương của người Mẹ. Khi tôi dần lớn lên và có sự hiểu biết, nhìn những trẻ em mồ côi không Cha, không Mẹ, đời sống bất hạnh lang thang xin ăn đầu đường ngõ hẻm làm tôi nghĩ rằng thực ra mình còn hạnh phúc may mắn hơn những em mồ côi, cơ nhỡ đáng thương kia.



Bây giờ mình còn có Cha, Có Thầy Tổ, có Phật tử, anh em, huynh đệ...có những người để yêu thương, chia sẻ. Tôi đã nhận ra rằng trong cơ thể tôi, máu thịt và sự sống cũng từ người Mẹ mà có. Máu chảy tuần hoàn lưu thông trong tim tôi cũng chính là máu của Mẹ, sự sống của tôi cũng chính là sự sống của Mẹ. Quán chiếu được như vậy giúp cho tôi đứng vững vàng và sống thật tốt, sống có ý nghĩa cho mình và cho tha nhân. Người Mẹ ở phương xa bao giờ cũng mong muốn đứa con mình sống hạnh phúc an vui, không muốn con mình mãi sống trong đau khổ tuyệt vọng. Nếu những ai đã mất Mẹ thì hãy sống vững vàng và làm nhiều điều lợi ích cho bản thân mình, sống an lạc giữa kiếp sống giả tạm này, và làm nhiều việc thiện để hồi hướng công đức đó đến cho Mẹ. Khi mình còn sống và sống có ý nghĩa thì người Mẹ mãi mãi bên chúng ta.
Trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ sợ cô đơn, sợ mọi người không thương mình. Hằng ngày bạn hãy mở trái tim của bạn ra bằng lòng từ, bằng sự thương người, nuôi dưỡng cho trái tim Từ bi thì không bao giờ còn nỗi sợ sống trong cô đơn, lẻ loi. Ví như một bông hoa nở tươi đẹp thì ong bướm sẽ tự nhiên bay đến. Nếu chúng ta sống với một trái tim khô khan, ích kỷ, sống bo bo, chỉ biết riêng mình thì chắc chắn rằng một ngày nào đó bạn sẽ sống trong cô đơn và cảm thấy sự thiếu thốn tình thương. Hằng ngày chúng ta hãy quán tất cả chúng sinh trong sáu đường là Cha Mẹ, là Anh chị em, là họ hàng thân thiết trong nhiều đời, nhiều kiếp. Chúng ta hãy mở rộng tình thương ra ngoài phạm vi của gia đình bà con. Phật giáo quan niệm rằng “Tất cả chúng sinh đắp đổi nhau làm thân bằng quyến thuộc” có như thế chúng ta mới có một trái tim từ bi rộng lớn vô lượng, vô phân biệt. Bấy giờ chúng ta mới có cuộc sống đích thật ngập tràn tình thương.
4 Quán về lục căn:

Mỗi sáng sớm khi chúng ta thức dậy rửa mặt xong thường hay soi gương. Bạn rất vui khi bạn đầy đủ lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), bạn mỉm cười bạn thật sự hạnh phúc và may mắn đầy đủ phước duyên sinh làm người có tướng hảo xinh đẹp. Bởi kiếp trước đã biết tu nghiệp thiện lạy Phật và hay tán thán người khác nên kiếp này có được tướng hảo xinh đẹp vậy thì bạn hãy tinh tấn tu tập nghiệp thiện, tinh tấn lạy Phật, niệm Phật. Cũng có nhiều người đứng trước gương soi nhìn thấy khuôn mặt mình xấu xí thì sinh tâm buồn, mặc cảm với bạn bè. Nhưng tại sao bạn không quán tưởng xem mình còn hạnh phúc hơn những người bi tàn tật, điếc câm ngọng, mù, què…?

Ảnh sưu tầm internet
Nếu mình biết hiện tại cái quả mình thọ nhận không tốt cố gắng tu hành chuyển nghiệp tạo nhân tốt để kiếp sau được tướng hảo. Nếu ai đó rơi vào trường hợp này hãy vui vẻ chấp nhận và nỗ lực tu hành lạy Phật thì chắc chắn kiếp sau bạn sẽ được tướng hảo xinh đẹp vì Phật có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp. Giữa kiếp này và kiếp sau như là một sự thay đổi áo: hôm nay mình biết mình đang mặc chiếc áo cũ xấu, thì mình cố gắng làm ăn có tiền để mua chiếc áo mới đẹp đẽ để bỏ đi chiếc áo cũ. Bạn đừng bao giờ chán nản và mặc cảm, đẹp xấu quan trọng bản chất tâm hồn không phải ở sắc đẹp. Sắc đẹp nào cũng phai tàn với vô thường thời gian.
Ảnh sưu tầm internet

Một hoa hậu hôm nay chính là bà lão 80 tuổi sau này: da nhăn, mắt mù, tai điếc...lưng khòm. Chẳng có gì làm hãnh diện cả!
Ảnh sưu tầm internet

Quan trọng là trong cuộc sống chúng ta sống như thế nào? Có làm việc gì lợi ích cho mình và cho tha nhân hay không? Nét đẹp trong tâm hồn là cái đẹp nhất, quý nhất của mỗi con người, chúng ta phải ra sức trau dồi cho bản tâm, điều đó mới thực sự quan trọng.
Những vấn đề trên nói thì rất dễ nhưng rất khó để làm được. Tuy nhiên, chúng ta là hành giả tu tập cần cố gắng thực hành để tìm an lạc ở nơi tâm. Hãy luôn tập quán chiếu lại mọi việc, thực hành chánh định, chuẩn bị hành trang và bồi đắp công đức cho con đường tìm về nơi giải thoát, dứt khỏi luân hồi khổ đau.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1.6.2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Mình cần niệm Phật nhiều hay nên nghe pháp nhiều ?





  Tu này  nó có nhiều giai đoạn lắm , khi mới biết đạo vô tu thì rất nhiều người phát tâm rất là mạnh mẽ , tu rất nhiều , nghe pháp củng rất nhiều , nhưng tu 1 thời gian tự nhiên  tâm nó biến dạng , nó đâm ra nhàm chán , rồi nhiều lúc bị đổ nghiệp nhiều qúa nên hoảng hồn khg dám tu luôn  :)  Cho nên đôi lúc mình rất lộn xộn , nhiều lúc confused  khg biết nên niệm Phật nhiều hay nên nghe thuyết pháp nhiều trong ngày nữa ? Gọi hỏi mấy ông Sư Phụ thì mới được SP   giải  thích rõ ràng cho mình hiểu .

  SP bảo khi mới biết tu thì mình cần nghe pháp nhiều cho hiểu rõ , giống như là mình muốn lái xe tới 1 điểm nào đó , thì mình phải biết đường đi , con đường đó bao xa , qua bao nhiêu cái exit mới tới , đường đó có nhiều ổ gà khg ? nếu nhiều ổ gà qúa thì mình lựa đường khác bằng phẳng hơn mà đi .... cũng giống như tu 1 thời gian , tự nhiên confused qúa thì cũng giống như chạy tới cái exit đó , mình khg biết có nên quẹo vô hay là chạy thẳng luôn mới tới được cái điểm mà mình muốn đi , thì cũng giống như là nghe pháp vậy , nghe để hiểu cho rõ ràng cách thức tu như thế nào , khi mình nắm rành rẽ bản đồ trong tay rồi thì nên chú trọng vào tu . Như là mình có toa thuốc trong tay hay là cái công thức nấu ăn , nếu mình mỗi ngày cứ ngồi đọc đọc hoài mà khg chịu đi hốt thuốc uống thì đâu có hết bệnh , hay là ngồi đọc công thức nấu ăn hoài mà khg chịu làm món bánh đó thì đâu có ra cái bánh nào , cho nên phải lao vào làm và nấu thì mới có bánh mà ăn ..... cũng giống như nghe Kinh của Phật , của Tổ , nghe hoài và nhiều lúc nhái lại lời của Phật của Tổ , chứ đâu phải là những lời chân thật tự giác ngộ của mình , mỗi ngày cứ nhái nhái , nói nói , rồi khg có công phu tu tập thì tới khi đụng chuyện , vẫn chứng nào tật đó , tham sân si cũng còn y chang , nhiều lúc còn nhiều hơn là lúc chưa biết tu ...hihi....

    Mình nghe ông Sư Phụ kể mà nghe sợ qúa , SP nói có Thầy bạn đồng tu với SP có 1 thời gian tu tập thấy an lạc qúa , và dễ chịu qúa cho nên 1 hôm Thầy đó qùy trước đại chúng và phát nguyện là : Thầy nguyện sẽ trả nghiệp hết ngay bây giờ , cho dù Thầy có bị bất cứ cái gì xảy ra thì tâm Thầy vẫn khg bị động , Thầy nguyện sẽ trả hết nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp ngay bây giờ ......mới phát nguyện trước chánh điện , trước tất cả đại chúng thì tự nhiên ngày mai Thầy ấy bị bệnh liệt cả người luôn , khg nhúc nhích được . Rồi cũng lạ 1 cái là tự nhiên hồi xưa khi Thầy bị bệnh thì có rất nhiều huynh đệ tu chung lo cho Thầy , nhưng bây giờ tự nhiên khiến gì khg ai lo cho Thầy ấy cả , Thầy bị bệnh rất là lâu , riết rồi Thầy bị tủi thân qúa cho nên có 1 ngày Thầy chịu khg nổi nữa Thầy quyết định tự tử chết .....nhưng trước khi chết Thầy tìm đến ông SP của mình để từ giả , nhưng cũng kín miệng là khg nói ra ý định tự tử của Thầy , nhưng ông SP của mình cũng nghi , vì tự nhiên 2 giờ sáng mà đi lại nói chuyện giống như là Thầy ấy muốn đi đâu xa thật xa ấy . Thế là ông SP của mình theo điều tra hỏi riết thì cuối cùng Thầy cũng nói thật là Thầy buồn qúa muốn đi tự tử chết .....Wow bởi vậy nghiệp lực rất mạnh đó , con người mình bị chi phối bởi nghiệp nhiều lắm ..... Mình mới hỏi tới : rồi sao nữa SP , sau đó thì sao ?  ....SP bảo : Thầy khuyên Thầy ấy qúa chừng chứ sao , khuyên tới sáng luôn ổng mới bỏ ý định đi tự tử ....Wow , nghe thấy sợ qúa ..... bởi vậy SP bảo mình đừng có phát nguyện lung tung nghen , phải biết tự lượng sức mình , nhiều lúc mình nghĩ mình làm nổi nhưng thật sự là mình vác khg nổi cục đá to đùng đó .....mình thấy làm gì phải biết rất rõ sức mình tới đâu , you have to know exactly what are you doing , còn khg cứ mơ mơ màng màng là chết liền đó .....don't ever mess around với NGHIỆP .

  Cho nên khi mà mình nghe Pháp , nhấm là đủ hiểu rồi , biết đi đường nào rồi thì nên vận công tu tập , mình thì hạp với pháp môn niệm Phật , cứ đi đứng nằm ngồi gì niệm riết , niệm mãi , cho dù bị nghiệp đổ nhiều cũng phải ráng cắn răng mà chịu trận , vì trả nghiệp bây giờ thì khi xả báo thân này mình khỏi bị đọa địa ngục ...hihi... muốn quỵt nợ chạy mà chạy hoài khg thoát , lưới trời tuy thưa nhưng mình trốn hoài vẫn khg trốn được , cho nên ráng cắn răng mà trả cho nó xong ...hic...Chúc các bạn mỗi ngày có nhiều câu niệm Phật nhé  :) .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

 
  
Dùng phương pháp lễ lạy để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời trước ( trích trong Liên Trì cảnh sách.





1.Nhẫn nhụcTu pháp nhẫn nhục là quá trình thẳng tắt để thành tựu đạo nghiệp. Vì thế, trong Lục độ, đặc biệt có hạnh nhẫn nhục. Đời người thành tựu được tất cả là biết nương vào đức tính nhẫn nhục. Kim Cang Cang đặc biệt đề cập đến” được thành tựu hạnh nhẫn nhục”. Kim Cang Cang cho chúng ta thấy, đức thế Tôn quá khứ về trước 500 đời là tiên tu hạnh nhẫn nhục. vả lại, khi đối diện với việc Ca-lợi Vương cắt đứt thân thể Ngài; khi Tứ chi và các khớp xương liên tiếp bị cắt rời ra nhưng Ngài vẫn có thể nhẫn nhục không sinh tâm sân hận, do lúc đó, Ngài thấy không có tướng ngã, nhân, chúng sinh hay thọ giả. Về sau được Phật Nhiên Đăng thọ ký cho thành Phật. Vì thế, công đức nhẫn nhục không thể nghĩ bàn. Người học Phật nên tu hạnh nhẫn nhục, tôn Phật Thích Ca làm Thầy. Dùng hạnh nhẫn nhục để thành tựu đạo nghiệp.
2. Quán chiếu chính mình
Luôn đối diện với thói quen xấu cùng với nhiều chướng ngại từ vô thuỷ kiếp đến nay. Cho nên trong sự tu hành, chúng ta luôn luôn hoặc thỉnh thoảng phạm phải sai lầm; có khi nổi giận hay xích mích, gây gổ với người đời. Lúc này, chúng ta cần phải quán chiếu lại chính mình. Dùng tâm từ bi để đối đãi tất cả thế gian. Dùng tâm nhẫn nhục để đón nhận những hành động tàn bạo xảy đến với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày
3. Xả
Các kinh như Kim Cang, kinh Tâm chỉ dạy chúng ta một chữ “xả”. Cần phải xả bỏ, buông xuống tất cả, những cảm giác không chấp trước cũng không còn. Đây mới chính là chân thật xả bỏ, chân thật buông xuống, chân thật không chấp trước.
4. Sám hối
Cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tạo bốn tội; sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Không những chỉ trong lời nói, hành động, cử chỉ, thậm chí đến cả khởi tâm động niệm không biết đã phạm bao nhiêu tội lỗi. Vì thế, kinh Địa Tạng nói rằng:”Chúng sinh trong cõi Nam Diêm-phù-đề, khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp tội lỗi”. Lại còn nói rằng:” Nghiệp lớn có thể ngang bằng núi Tu-di, có thể rộng lớn như biển, hay làm chướng Thánh đạo”. Đã biết ta và người có đầy đủ nghiệp chướng phàm phu, vậy chúng ta mỗi ngày cần phải sám hối. Dùng sức mạnh sám hối để tiêu trừ cho sạch nghiệp chướng nhiều như cát sông Hằng mà chúng ta đã tạo ra.
5. Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối
Tội từ tâm khởi, phải đem tâm sám hối. Sám hối nhất định phải từ chỗ sâu kín trong tâm, thành thật phát tâm hổ thẹn. Sám hối lỗi lầm của mình xong thề không tái phạm. Đây mới là chân chánh như pháp sám hối.
6. Lễ lạy 88 vị Phật
Phương pháp sám hối hay nhất chính là lễ lạy 88 vị Phật . Dùng phương pháp lễ lạy này để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời trước. trong lúc lạy Phật sám hối, vì đã có thệ nguyện của Chư Phật nên có thể giúp chúng ta tiêu trừ tội lỗi, tẩy trừ bốn trọng tội và Ngũ nghịch.
7. Lễ Phật sám hối
Trong quá trình lễ Phật sám hối, thân lễ Phật, miệng niệm Phật, ý tưởng đến Phật, nên ba nghiệp thân, khẩu, ý, thanh tịnh, sẽ được chư Phật theo ý bổn nguyện mà thêm sức ra bị. Như đây sám hối, tội lỗi tiêu trừ không thể nghĩ bàn, công đức đạt được cũng không thể nghĩ bàn.
8. Răn nhắc và thúc giục
Tâm học Phật ban đầu của mỗi người đều rất đơn thuần, chỉ nghĩ đến việc lợi mình, lợi người và thực hành hạnh Bồ-tát, nghĩ sẽ chứng quả thành Phật độ khắp chúng sinh. Nhưng trong quá trình tu hành, phần đông người đi lệch đường mà không tưj biết; hoặc bị tiêm nhiễm tiếng tăm và lợi dưỡng cùng với tâm tham lam vinh dự hão huyền dấy khởi. Tâm đã chẳng thanh tịnh lại quên mất việc lớn sinh tử của chính mình, trọn ngày chỉ tất bật chạy tới, chạy lui cho việc công ích bên ngoài. Kết quả làm được công đức, chỉ thành phước báu nhơn thiên, vẫn ở trong lục đạo luân hồi thọ khổ.
9. Chớ quên tâm ban đầu
Trong quá trình học Phật, cần phải không quên tâm ban đầu. Giữ gìn tâm niệm thanh tịnh học Phật ban đầu, phải luôn ấp ủ và gìn giữ tâm trạng cảnh giác. Như kiểu cách người gìn giữ trật tự phải luôn để ý hành vi và ý định của chính mình có xao lãng với công việc hay không? Việc làm có dính mắc vào danh lợi hay không? Hay chỉ theo duyên bên ngoài mà không cần tự tỉnh? Hoặc chỉ cầu phước báu nhân thiên mà không cầu vãng sinh Tây Phương? Vừa có mảy may màu sắc danh lợi, phải lập tức sám hối tu sửa. Hơi có trái với tâm tốt lành ban đầu, lập tức hổ thẹn sửa lỗi. Như vậy mới không uổng một đời học Phật, không đến nỗi đi lạc vào đường tà.
10. Nội công và ngoại công
Phần nội công và ngoại công của người học Phật cần phải song song và được coi trọng. Nội công chấp trì danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Một câu Nam mô A-di-đà Phật đến chết giữ không quên. Khi đi đứng, nằm ngồi luôn nhớ niệm. Ngoại công là Lục độ vạn hạnh, đoạn ác tu thiện, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh và giúp đỡ mọi người. Nội công là chính, ngoại công là phụ. Nội công là chủ, ngoại công là kẻ tuỳ tùng. Tiếc cho người đời chỉ trọng ngoại công mà quên nội công, bỏ gốc theo ngọn, ngu si điên đảo thật đáng tiếc lắm vậy!.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Bài học nghệ thuật thành công trong cuộc sống .
 


803223e9738c430d93891c6a3051f057
"Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống của bạn cả!
Vì đơn giản...
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và...Người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm. "
“Đừng hứa khi đang ... vui
“Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
“Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
“Đừng cười khi người khác ... không vui”
« Cái gì « mua được bằng tiền, cái đó rẻ ». »
« Ba năm học nói », « một đời học cách lắng nghe ».
« Chặng đường ngàn dặm luôn « bắt đầu bằng 1 bước đi ». »HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

Nguồn gốc an cư kiết hạ .

Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập. Đức Phật vốn là người tự mình đạt tới giác ngộ giải thoát, sau đó, đã  vì lòng từ mà trao truyền trí tuệ của Ngài cho muôn loài. Vì không có ý định xây dựng một tôn giáo để đóng vai giáo chủ, Đức Phật hoàn toàn không có thiên kiến chủ quan trong việc thiết lập nghi thức sinh hoạt, chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của Tăng đoàn mà ấn định luật cho Tăng chúng. Rất nhiều trường hợp, chính cộng đồng chấp nhận Tăng đoàn của Đức Phật đã có những đóng góp cho việc xây dựng truyền thống sinh hoạt của Tăng đoàn. Truyên thống an cư là một minh chứng cụ thể nhất.
Dưới thời Đức Phật, không khí truy cầu chân lý ở Ấn Độ hết sức nhiệt náo. Nhiều giáo đoàn rao giảng các luận thuyết khác nhau về sự hình thành vũ trụ, về bản chất của cuộc sống… Nhiều người từ bỏ đời sống gia đình tham gia sinh hoạt cúa các giáo đoàn, sống cuộc sống khổ hạnh hay truy lạc tùy theo niềm tin của mình với mong ước thực hiện chân lý giải thoát. Họ đi khắp xứ Ấn Độ để truyền giáo và thu phục tín đồ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, họ có thể quy tụ lại với nhau ở một số trú xứ nhất định hoặc giải tán chờ đến lúc tập họp lại. Mặt khác, trong thời gian liên kết với các giáo đoàn loại này, vị tu sĩ vẫn có những liên hệ với gia đình. Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn khác. Tỳ-kheo thuộc Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn sống theo hạnh viễn ly, lấy trung đạo làm phương trâm, thực hiện việc khất thực để duy trì thọ mạng, tài sản chỉ có ba y một bát, buổi sáng vào làng khất thực, trước giờ ngọ tìm chổ thọ thực, thời gian còn lại thực hành quán niệm hay thiền định để hiều rõ lời Phật dạy và chứng đạt chân lý. Cuối cùng, các Tỳ-kheo nghỉ chân dưới một gốc cây có tán lá, một tảng đá, hay một hang động, gần nơi có nước, không quá xa làng mạc, ở chỗ tránh được rủi ro về ác thú, cướp bóc… Đặc biệt, các Tỳ-kheo không được ở quá ba đêm tại cùng một chổ. Đây là biện pháp nhằm triệt để tiêu diệt tâm sở hữu, vì ngay cả chỗ nghỉ chân giữa nơi khoáng dã cũng không phải là “gốc cây, tảng đá, hay hang động của tôi” để có thể củng cố quan niệm ngã sở. Như thế, trong giai đoạn đầu, Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn không có trú xứ nhất định. Vào mùa mưa, các Tỳ kheo cũng vào làng mạc khất thực và điều này có nhiều bất tiện. Mùa mưa là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc, trời mưa làm nước tràn ngập mặt đất ảnh hưởng đến hang ổ của các loài bò sát, côn trùng. Khi đi lại trong mùa mưa, các Tỳ-kheo làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, có thể dẫm dạp lên côn trùng hay bò sát nhỏ mà không biết, lại có thể vì các loài nọc độc tấn công; ngoài ra thói quen ngủ nơi khoáng dã của các Tỳ-kheo không thực hiện được. So sánh với việc an trú trong mùa mưa của các giáo đoàn khác, dân chúng chỉ trích việc đi lại trong mùa mưa của Tăng đoàn Đức Phật. Công nhận sự chỉ trích đó là chính đáng, Đức Phật thiết lập quy định cho các Tỳ-kheo được tìm chổ trú ngụ trong ba tháng mùa mưa. Điều khác biệt với những giáo đoàn khác nằm ở chổ, đệ tử Phật an cư ba tháng không chỉ để tránh đi lại trong mùa mưa, mà còn tận dụng thời gian ở yên một chổ để thực hiện việc tu học và giáo hóa một cách tích cực.
Thực ra, từ chổ hằng ngày các Tỳ-kheo đi chung với nhau theo từng nhóm nhỏ vài ba người vào làng mạc khất thực trong buổi sáng rồi đến trước giờ ngọ tìm một chổ nghỉ ngơi, thọ thực, kinh hành, thiền định, quán tưởng, tu học… đến chổ tập trung một số khá đông Tỳ-kheo vào một nơi sống chung với nhau trong suốt ba tháng mùa mưa, đáng lẽ đã đòi hỏi Tăng đoàn của Đức Phật phải có sự chuẩn bị và đặt ra cho Tăng đoàn rất nhiều việc phải giải quyết. Tuy nhiên, Tăng đoàn của Đức Phật đã có những cơ duyên thuận lợi. Vào năm thứ ba kể từ khi Đức Phật chứng đạo, Tăng đoàn đã quy tụ cả ngàn Tỳ-kheo. Bấy giờ Đức Phật và chúng đệ tử đi lên phía Bắc đến xứ Ma-kiệt-đà trú ở một ngọn đồi ngoài thành Vương Xá. Sự xuất hiện của một đoàn Ty-kheo đông đảo sinh hoạt có quy củ đã khiến Tăng đoàn giành được sự ngưỡng mộ của dân chúng. Tiếng tăm của Tăng đoàn đã vang đến tai vị vương chủ xứ Ma-kiệt-đà là vua Tần-bà-sa-la. Vị vua này đã từng gặp Đức Phật khi Ngài còn tu khổ hạnh. Biết người tu khổ hạnh đó chính là thái tử Tất-đạt-đa dòng Thích-ca ở thành Ca-tỳ-la-vệ. Nhà vua thỉnh Đức PHật cùng Tăng đoàn vào thành nhận sự cúng dường và được nghe Đức Phật thuyết pháp. Hoàn toàn kính phục và mến mộ trí tuệ và uy đức của Phật, nhà vua Tần-bà-sa-la xin quy y và dâng cúng khu rừng trúc làm trú xứ cho Tăng đoàn. Nhà vua cho xây tịnh xá và cung cấp đầy đủ tiện nghi để Đức Phật và chúng Tỳ-kheo có nơi an trú, nơi đó gọi là tịnh xá Trúc Lâm. Khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch năm ấy ( lịch Ấn Độ gọi là tháng Vesakha). Đức Phật và chúng Tỳ-kheo đã thực hiện mùa an cư đầu tiên của Tăng đoàn tại đó.
Sau mùa an cư này, Đức Phật cùng chúng đệ tử vượt sông Hằng trở lại thành Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ vua Tịnh Phạn là phụ thân của Đức Phật cùng toàn thể hoàng gia đều xin quy y với Phật làm đệ tử tại gia ; ngoài ra một số lớn các vị hoàng tử đã xin gia nhập giáo đoàn. Khi rời Ca-tỳ-la-vệ với ý dịnh trở lại an cư tại thành Vương Xá thì Tăng đoàn của Đức Phật được một vị trưởng giả là Cấp-đô-độc  mời thỉnh về thành Xá-vệ thuộc xứ Câu-tac-la để an cư tại tịnh xá Kỳ viên được xây dựng trên ngôi vườn của thái tử Kỳ Đà mà ông đã mua được với cái giá “tấc đất, tấc vàng”.
Lịch sử ghi nhận sau mỗi mùa an cư đều có các vị Tỳ-kheo chứng đắc thánh quả. Qua các mùa an cư đó, quy tắc về việc tổ chức an cư đã được ấn định thật tỉ mỉ. Do Tăng đoàn đã phát triển đến hàng ngàn người, Đức Phật cho phép các Tỳ-kheo tụ tập thành từng nhóm với quy mô thích hợp. Tự xây dựng lều làm nơi cư ngụ trong mùa mưa. Ở một khu đất rộng rãi, các lều làm bằng vật liệu nhẹ có thể được dựng thành từng dãy và có thể dựng thành gác cao hai hay ba tầng, có phòng rộng làm chỗ hội họp. Mỗi trú xứ có một phạm vi được ấn định bởi các đường ranh gọi là cương giới. trong phạm vi đó các Tỳ-kheo sinh hoạt tập thể suốt ba tháng theo các quy định nghiêm ngặt. Một tập được công nhận là Tăng- già phải hội đủ bốn vị Tỳ-kheo, trong đó phải có vị đã từng dự an cư trong các mùa mưa trước làm thượng thủ. Tăng-già không hạn định số lượng tối đa. Khi Đức Phật đã chấp nhận phát triển Ni giới, các quy định về an cư cho Tỳ-kheo Ni cũng được quy định thật chặt chẽ. Với những quy định về an cư, từng bước Tăng đoàn của Đức Phật trở thành một giáo đoàn có đời sống định cư, thực sự thể hiện tinh thần nhập thế thông qua việc giáo hóa hàng bạch y trong thời gian tu tập miên mật suốt ba tháng tại một nơi cố định.
Trải qua hơn 2.500 năm truyền bá và phát triển truyền thống an cư mùa mưa của Tăng đoàn Phật giáo vẫn được duy trì. Tuổi đạo của một vị tu sĩ được tính theo số mùa an cư mà vị ấy đã tham dự. Trong mùa an cư, chẳng những chư Tăng Ni có điều kiện thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức, tăng trưởng Giới Tịnh Tuệ, xứng đáng làm ruộng phước cho hàng Phật tử tại gia, mà chính những người Phật tử tại gia cũng có điều kiện thực hiện vai trò “ cận sự”. Trong lúc chuẩn bị mùa an cư, Phật tử cúng dường các phẩm vật cần thiết giúp chư Tăng Ni tu tập suốt ba tháng. Trong quá trình an cư của chư Tăng Ni, Phật tử thường xuyên lui tới tham học, giúp đở việc tổ chức sinh hoạt của chư Tăng Ni, nhờ đó tạo được công đức thiết thực trong hành trình tu học. Nhiệt tâm của hàng Phật tử tại gia góp thêm một động lực khiến chư Tăng Ni tinh cần trau giồi giới đức. Sự tinh cần của chư Tăng Ni củng cố tín tâm của hàng Phật tử tại gia. Khi hiểu rõ ý nghĩa của truyền thống an cư, một mùa an cư được tổ chức và thực hiện chu đáo thực sự sẽ mang lại lợi lạc cho mọi người con Phật, dù xuất gia hay tại gia.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.