Thursday, 9 January 2014

Ðại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận (Siksasamuccaya)
Niệm Xứ
Phẩm Thứ 13. Phần 2
Luận rằng:
Ở đây lược nói về thọ niệm xứ. Thứ đến làm rõ tâm niệm xứ. Như kinh Bảo Tích nói rằng: "Phật bảo: Nầy Ca Diếp đối với tâm nầy, hoặc sanh ái lạc, hoặc khởi ghê chán: hoặc nhiều nhiễm trước. Ở nơi ba loại kia, làm sao biết hết được. Nếu quá khứ đã diệt rồi, hiện tại chưa dừng, và vị lai chưa đến. Không trong, không ngoài, chẳng có khoảng giữa. Tất cả chẳng thể được. Lại nữa tâm chẳng thể thấy bằng màu sắc, chẳng thể khoa trương, chẳng thể đối trị, chẳng quán, chẳng chiếu, vô trụ, vô trước, mà tâm là tất cả. Như Lai thường không có chỗ thấy, trừ việc có thể quán sát. Không riêng cảnh giới, chỉ có pháp tưởng còn đối đãi. Nầy Ca Diếp! Tâm như huyễn, thay đổi chẳng thật. Do chỗ chấp thủ mà nhiều loại được sanh. Tâm như hư không vì các phiền não và tùy phiền não khách trần tụ hội. Tâm như dòng sông, chảy xiết sanh diệt chẳng ở yên; tâm như đèn sáng là nhân duyên sanh khởi; tâm như điện chớp tích tắc trong khoảng sát na; tâm như bạn ác có thế tạo các khổ; tâm như người đi câu cá, khổ vui đều tưởng đến; tâm như ủy mị làm chỗ não hại não phiền; tâm nầy như dạ xoa bòn rút các tinh khí; tâm như cuồng tặc,cướp đi các thiện căn; tâm như ánh đèn thường tỏa ra màu sắc; tâm như tiếng trống trận khi nghe phải chiến đấu; tâm như nô tỳ tham lam nơi mùi vị; tâm như rùa biển gặp chỗ được nương tựa; tâm như heo con, sống giữa đồ bất tịnh mà tưởng như hương thơm.

Phật bảo Nầy Ca Diếp! Kẻ cầu tâm rõ chẳng thể được. Do chẳng thể được nên chẳng có thể được. Ở trong các thời quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả chẳng thể được, tất có thể ra khỏi ba cõi; có và không".
Lại nữa kinh Bảo Kế chép rằng: "Tâm chẳng ở bên ngoài cho nên chẳng thể thấy, ở trong uẩn, xứ, giới cũng chẳng thể thấy. Như thế sự tìm cầu cũng chẳng thể thấy. Do duyên gì mỗi mỗi được khởi lên, nghĩa là tâm duyên vào việc nầy. Vì sao nói tâm chẳng thể thấy? Nên biết tâm như con dao lợi hại có thể tự giết mình. Lại nữa tâm cũng giống như móng tay tự cắt móng tay. Nên có thể nói tâm chẳng thấy cũng như vậy. Cho đến như người đi xa dù thân thể di chuyển nhẹ nhàng nhưng không thể bị gió làm bệnh, cho đến ngoại cảnh chẳng thể chướng ngại.
Nầy Thiện nam tử! Như có người nơi sáu xứ của cảnh giới nầy, mà tự mình và tha nhân bị trói buộc. Tâm chẳng ái trước, thân chẳng tán loạn. Tức trong thiền định, tâm tánh trụ một cảnh được vô chướng ngại. Đây là tâm niệm xứ".
Lại nữa kinh Vô Tận Ý chép rằng: "Đối với pháp tương ưng hành tu tập trang nghiêm, tâm đối với Pháp tánh chẳng diệt mất. Thế nào là trang nghiêm nơi Pháp tánh, mà tâm cũng giống như sự huyễn hóa, nếu tự xả tất cả sở hữu có thể hồi hướng đến Pháp tánh của tâm. Đây là nghiêm tịnh các Phật quốc. Pháp niệm xứ là: Như kia nói Bồ Tát nơi Pháp chẳng quán pháp hành, pháp vô có thể quán được vậy. Nếu không phải Phật Pháp chẳng phải là Bồ Tát đạo, tức tất cả pháp đều chẳng lìa ở đây. Hiểu rõ điều ấy rồi, được đại bi Tam Ma Địa. Đối với tất cả pháp chẳng có phiền não, chẳng không phiền não, được tam luân vô tưởng. Vì sao vậy? Vì rõ các pháp tướng và các pháp tánh chẳng có hai tướng. Đây là các phiền não tánh chẳng tích tụ, tánh không tham, tánh không sân và tánh không si. Nếu có thể ngộ được điều nầy tức là Bồ Đề vậy. Rõ biết tánh phiền não tức là tánh Bồ Đề. Đây là pháp niệm xứ".
Lại nữa kinh Bảo Kế chép rằng: "Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát đối với Pháp quán pháp niệm xứ, nếu pháp khởi tức là sanh, pháp mất tức là diệt, nghĩa là nơi Pháp, lúc ấy ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, Trưởng giả, Sĩ phu, Bổ đặc già la (Hữu tình chúng sanh), ý sanh trẻ con, rồi sanh lão tử... Ở tập tức là tập trung những việc làm, nếu chẳng tập tức là chưa tập trung những việc làm. Nếu thiện và bất thiện, lại chẳng động đến việc làm. Cũng không ít Pháp không có nhân duyên mà được sanh khởi, cho đến đối với Pháp xứ sâu xa nhỏ nhiệm, chẳng rời tất cả trí tâm của Bồ Tát".
Như Kinh Đại Hý Lạc chép: "Ở đây vì có hành, tuy do tâm tạo tác giống như một cái bình vô thường tan hoại. Hành như cái thành không có gì cả bởi mưa làm hư hoại. Đất bùn chẳng kiên cố dần dần do sự cọ sát mà diệt. Lại như bờ sông chứa đầy cát mà thành, tự tánh yếu đuối vì nước xoi mòn. Hành giống như gió thổi tắt ánh sáng cho nên sanh ra diệt, chẳng ở lại. Hành cũng giống như nước đọng có thể giữ lại. Hành cũng giống như trái chuối, không thật. Lại như nắm tay đưa vào hư không để dọa người ngu. Cho đến hoặc cỏ rác v.v... tạo nên con rùa, nương vào nơi ngói gạch, có thể bị thay đổi, chưa gặp có một tác dụng. Tất cả các phần hỗ tương nương vào tụ tập mà thay đổi. Đây trước sau đều chẳng có thể được. Như người cầm lửa ở hai tay và cây rung động nín thở, lửa chẳng được phát sanh. Các duyên hoặc lìa khỏi lửa, tùy theo mạnh yếu mà diệt. Ở nơi hành như thế có ấn tượng và chỗ ấn tượng. Nếu tự mình và kẻ khác có thể ra khỏi chỗ đoạn thường và việc làm. Như biết người đi buôn vào trong con đường hiểm nạn, rồi được thông suốt".
Luận rằng: Do vô minh, ái và phiền não nghiệp duyên vào chỗ huân tập để thành uẩn, xứ, giới. Ở trong nghĩa tối cao, tất cả đều chẳng thể được.
Tự Tánh Thanh Tịnh (Atmabhavaparisuddhih Paricchedas Caturdasah)
Phẩm thứ 14. Phần 1

Luận rằng:
Nói về niệm xứ rồi, thứ đến nói về nhập giải Bổ Đặc Già La (hữu tình chúng sanh), quyết định thành tựu tương ưng với tánh không, đoạn lìa căn bản nầy; trừ phiền não và chẳng tập hạnh. Lại nữa như kinh Như Lai Bí Mật chép: "Phật bảo: Nầy Tịch Huệ! Giống như có cây tên là Bát La Xa. Nếu chặt gốc đi tức tất cả cành lá đều bị khô hoại. Nầy Tịch Huệ! Ở đây lại cũng như vậy, nếu đoạn lìa thân kiến tức có thể trừ diệt được tất cả phiền não".
Luận rằng:
Phân biệt tánh Không có vô số hình tướng. Như kinh Nguyệt Đăng có kệ rằng:

Nếu ai tin lời dạy Như Lai
Giới Phật luôn luôn được tỏ bày
Nên nhớ nữ nhân phải xa lìa
Biết Pháp thường thường vốn không sai

Nhổ sạch tất cả mũi tên khổ
Ban cho y dược để an bài
Trở thành Lưỡng Túc ngay hiện tại
Biết tự tánh pháp thường không hai

Như tứ chi vốn trong thân mệnh
Gậy gộc đánh nhầm vẫn không sao
Lực nhẫn tuyệt vời như trăng sáng
Biết tự tánh pháp chẳng khác nào

Giả sử trăm lần vào ác đạo
Thường được huân tu sắc tướng lành
Lại hay có được ngũ thần thông
Chư Phật an trụ độ chúng sanh
Kinh Bát Nhã (Phagavati) nói: "Lại nữa Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát muốn thành tựu thân Phật với ba mươi hai (32) tướng đại trượng phu và tám mươi (80) vẻ đẹp. Đối với tất cả chúng sanh nên nhớ nghĩ đến tâm Bồ Đề chẳng làm cho tổn hoại. Đối với Bồ Tát hạnh được chỗ không quên mất. Lìa ác tri thức cùng những việc sai trái. Gần gũi với chư Phật, Bồ Tát cùng với những thiện tri thức v.v...và hàng phục những thiên ma, thanh tịnh các nghiệp chướng. Đối với tất cả các pháp đều không trở ngại nên học Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát phát mỗi một niệm như thế nơi tâm, tất có thể qua khỏi đông phương hằng hà sa thế giới, đến tất cả các phương khác để học Bát Nhã Ba La Mật Đa. Lại nữa Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát giả sử ở mười phương cõi Phật, sẽ học Bát Nhã Ba La Mật Đa lại cũng nói như thế. Cho đến rộng hơn như các pháp vô ngã. Diệt trừ nghiệp chướng ràng buộc tức thấy được tự tánh của các pháp không diệt".
Như kinh Phụ Tử hợp tập nói rằng: "Phật bảo: Nầy Đại Vương! Đây là sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý nương chỗ nhỏ nhặt. Đây là vì duyên mà sanh. Thế nào gọi là sáu giới? Đó là địa giới, thuỷ giới, hoả giới, phong giới, không giới và thức giới. Thế nào là sáu xúc xứ, nghĩa là nhãn xúc xứ, thấy ở nơi sắc, nhĩ xúc xứ được nghe nơi âm thanh, tỷ xúc xứ có thể ngửi mùi hương, thiệt xúc xứ có thể nếm được mùi vị, thân xúc xứ gần gũi cảm giác được sự sờ mó, ý xúc xứ tức biết được nơi pháp. Thế nào là 18 ý nương vào chỗ nhỏ nhiệm? Nghĩa là mắt thấy sắc rồi sanh khoái thích, sanh ưu não, sanh giữ hay bỏ. Đây là sáu căn mỗi mỗi duyên vào chỗ khoái thích ấy và ba loại nên có tên là 18 ý ở chỗ nhỏ nhiệm.
Nầy Đại Vương! Thế nào là nội địa giới? Nghĩa là nơi nội thân sanh ra như tóc, lông, móng tay, răng v.v...Nếu ở nội địa giới chẳng sanh, lại chẳng có dịp tức chẳng huân tập những việc làm. Nầy Đại Vương! Nếu ở người nữ mà nơi nội thân như thế suy nghĩ, rồi sanh ái lạc. Do hai loại hòa hợp sanh ra yết la lam (kalaia – tinh cha, huyết mẹ) Lại nữa như tư duy ở sự tương tợ hòa hợp mà được sanh ra, chẳng có nơi chốn. Nếu hai người nữ chẳng có nơi chốn, cũng chẳng có sanh. Nếu tư duy mà sanh ra được, lại chẳng phải chỗ nầy. Tự tánh vô thật, phi tương ưng vậy. Thế nào nói đây là tánh kiên cố?
Nầy Đại Vương! Tánh kiên cố tương tợ mà thành lập. Cứu cánh của thân nầy bị đốt cháy tan ra hoại diệt. Rồi khoảng giữa không gian đó là chỗ quy hướng về. Tánh cứng rắn ấy từ đây mà đến. Lại chẳng phải từ phương thượng hạ mà đến. Nầy Đại Vương! Đây là nội địa giới như thế nên biết".
Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận
Hết quyển thứ 17.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.10/1/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment