Trời xế trưa, đoàn xe dừng lại ở một quán ven đường. Một người trong đoàn vừa cười vừa nói: “lại vào nhà hàng năm sao nữa rồi, bà con ơi mang theo mì li vào sắp hàng mua nước sôi….” Chúng tôi ai cũng cười, mặc dầu vừa đói vừa mệt.
Trong suốt cuộc hành trình dài khoảng tám ngàn cây số vừa qua, ngoài hai chuyến xe lửa đêm, còn lại chúng tôi đi toàn bằng xe buýt, việc di chuyển rất vất vả và mất quá nhiều thời giờ, một phần vì đường quá xấu, phần khác vì nạn kẹt xe. Khởi hành từ thị trấn Dharamsala khi trời vừa sáng mà mãi đến gần khuya mới về tới New Delhi. Điều đầu tiên, đập vào mắt tôi khi trở lại thành phố là New Delhi là bụi rác và đông người. Mặc dầu về đêm nhưng vẫn còn nhiều xe đủ loại tranh nhau trên đường phố. Thành phố ô nhiễm đến độ nhìn vào khoảng không chỉ thấy một màu mờ mờ dưới ánh đèn vàng. Không khí khó thở và ngột ngạt. Thật quả là nếu chưa đến New Delhi, chắc chắn khó mà tưởng tượng nổi một thành phố như vậy. Thành phố Sài Gòn có thể kết nghĩa anh em với New Delhi được.
Về đến khách sạn, tôi thấy mệt rã rượi cả người. Một ngày dài đã trôi qua từ lúc sáng sớm tới gần nửa đêm. Tôi thầm nghĩ là chuyến hành trình khó nhọc đi Dharamsala đã qua rồi nhưng cũng may gặp được Đức Đạt Lai Lạt Ma và được ngài ban cho những lời dạy vô cùng quý giá để mang về thực hành trong cuộc sống, làm hành trang tu tập trong đời.
Thực tình mà nói, chuyến đi Ấn Độ nhiều vất vả nhưng cũng học được nhiều điều, nhất là được nhìn lại chính mình, xem trình độ tu tập, xem tâm buông xả của mình tớiđâu khi chạm phải thực tế với những điều bất như ý từ những người bạn đạo hay từnhững tăng ni trong đoàn. Ngoài ra còn ghi nhận được nhiều cảnh đời xót xa từgần đến xa, từ khách sạn đến ngoài đường, ngoài phố. Bây giờ tất cả đã trôi qua như những giấc mơ.. Tôi thầm đọc bài kệ trong kinh Kim Cang [2], “Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điện,Ưng tác như thị quán” và ….ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
******
Sáng thức dậy thấy mọi người lục tục kéo hành lý ra quầy tiếp tân, biết là hôm nay là ngày cuối trả phòng để đi thăm bảo tàng viện và quảng trường India Gate rồiđợi đến chiều tối ra phi trường trở về Mỹ. Thế là hoàn tất chuyến hành hương ẤnĐộ, Nepal và Dharamsala với nhiều kỷ niệm khó quên. Hơn ba tuần lễ đã thoáng qua, tuy không dài, nhưng cái bóng của thời gian ấy đã ghi đậm trong tâm tôi. Tôi có duyên may được đi trên những con đường mà đấng Thế Tôn đã đi qua trong cuộc hành trình của Ngài đi tìm con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sinh. Tôi đã trở về thăm quê hương Ngài, chiêm bái Tứ động tâm, bốn thánh tích đã làm rung động trái tim nhân loại. Tôi và đoàn hành hương cũng được Đức Đạt Lai Lạt Ma trực tiếp khuyên nhủ rằng: “Đừng xem Đức Phật như một đấng tạo hóa thần linh đầy quyền năng sáng tạo, có quyền ban phước giáng họa cho muôn loài. Đừng cầu xin van lạy Ngài mà phải nỗ lực tinh tấn tự thân tu tập hàng ngày, nỗ lực phát triển tâm từ, tâm bi.” NếuĐức Phật có quyền năng thay đổi được nghiệp của chúng sinh thì Ngài không chờ được chúng sinh lễ lạy mới cứu giúp. Ngài không thể vượt qua được quy luật nhân quả, nên đã dạy chúng sinh phải tự tu đểchuyển nghiệp cho bản thân. Ngài cũng dạy chúng ta không nên quan niệm Đức Phật nơi sắc tướng bên ngoài, không nên quan niệm khi thấy được hình dung gọi là thấy Phật [3]. Phật không phải ở bên ngoài. Phật thật phải chính ở nơi bản tâm mình. Khi nào tâm mình lặng hết vọng tưởng, tâm thanh tịnh, tâm sáng suốt thì ngay đó Phật thật của mình mới hiện ra, khỏi cần tìm kiếm ở đâu xa.
Biếtơn Đức Phật thì phải hành trì lời Phật dạy: “không làm điều ác, siêng làm việc lành, tự thanh tịnh tâm.”[4] đểbước đi trên con đường giác ngộ giải thoát.
Nói tóm lại, là Phật tử ai trong chúng ta cũng ao ước có được một lần về thăm quê hương Đức Phật, nếu chúng ta có được duyên lành và sức khỏe tốt đến tận Ấn Độ chiêm ngưỡng các thánh tích, được đi trên những con đường mà xưa kia Đức Phật đã đi qua làđiều rất quý. Tuy nhiên, con đường trên mặt đất đó chỉ là hình tướng, hàng ngày có thể có cả ngàn người đi qua lại. Con đường mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta bước theo Ngài là CON ĐƯỜNG TÂM, cho nên những ai hành trì theo lời Ngài dạy, thì dù ởkhắp bốn phương trời hay chưa từng tới Ấn Độ cũng vẫn được giác ngộ giải thoát, ví dụ như chư Tổ Thiền Tông: Đức Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Lâm Tế…, hoặc Tổ Trúc Lâm của Việt Nam.
Bích Phụng
[1] Trước tên của người Sikh Ấn Độ (đối với nam giới) thường mang dòng họ Singh (last name) khi rửa tội để theo đạo Sikh. Tập tục này có từ năm 1669. Ngoài ra, một số người dùng làm tên đệm (middle name) nhằm biểu hiệu hay có liên hệ đẳng cấp cao trong xã hội ở một sốvùng lãnh thổ.
[2] Dịch nghĩa là: Tất cả các pháp hữu vi, sanh diệt / Đều như mộng huyễn, bọt,ảnh / Như sương mai, và cũng như ánh chớp / Hãy nên luôn quán chiếu như thế.
[3] Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng giai thị hưvọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là: phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các tướng, chẳng phải tướng thật, chính đó mới thấy được Như Lai. Như lai là bất sanh bất diệt, còn các tướng đều sanh diệt hư dối không thật. Phật dạy, ngoài tâm mà cầu Phật đó là ngoại đạo.
[4] Câu kệ trong Kinh Pháp Cú: “Chưác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”.
DƯỚI ĐÂY LÀ CHÙM ẢNH
Nhà hàng ăn trưa trên đường trở lại New Delhi
Phụ nữ Ấn đang gặt lúa trên cánh đồng
Phụ nữ Ấn đang làm việc nơi công trường xây cất (đàn ông đâu nhỉ)
Quang cảnh phố đêm tại Delhi
Homeless bên đường phố
Cảnh ô nhiễm trên đường phố New Delhi vào ban đêm lúc chúng tôi trở lại thành phố
Xem thêm:
● CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 1) Ngày lên Dharamsala● CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 2) Tham dự lễ kỷ niệm Ngày Đồng Khởi
● CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 3) Hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma
●CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 4) Ngày trở lại New Delhi .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
No comments:
Post a Comment