Sunday 30 September 2012

Kinh Trì Trai

Phật nói Kinh Bát Quan Trai (12)

Nguồn: Cư-sĩ: Kim-Thanh dịch chữ Phạm ra chữ Hán, Thích-Tâm-Châu dịch Hán ra chữ Việt
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Thế-Tôn ở trong vườn cây của ông Kỳ Đà và ông Cấp-Cô-Độc, nước Xá-Vệ.
Bấy giờ đức Thế-Tôn bảo các vị Tỳ-Khưu: Nay ta sẽ nói về giới-pháp quan-trai của bậc Thánh-Nhân, vậy các vị nên nghe cho kỹ, nên nghe cho kỹ và nên suy-nghĩ khéo về vấn-đề ấy. Nay ta sẽ nói, các vị Tỳ-Khưu bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, chúng con xin theo đúng như thế! Khi ấy, các vị Tỳ-Khưu kia liền theo đức Phật, tín-thụ lời giáo-hóa của Ngài.
Đức Thế-Tôn dạy: Các vị Tỳ-Khưu, có thiện-nam, thiện-nữ nào, muốn biết tám giới-pháp quan-trai của bậc Thánh-nhân, các vị liền dạy cho người ấy, nên nói lời sau này:
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ (hết đời) không sát-sinh, cũng không dạy người ta sát-sinh, không có tâm oán-hận; thường mang lòng thẹn-hổ, có tâm từ-bi, thương hết thảy chúng-sinh. Con tên là... tên hiệu là...được giáo-giới của bậc A-La-Hán, từ ngày nay về sau, theo ý muốn con, con không làm việc sát-sinh. Và, con không có tâm oán-hận, thường mang lòng thẹn-hổ, có tâm từ-bi, thương hết thảy chúng-sinh.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không làm việc trộm-cắp; hay làm việc bố-thí, cũng không dạy người ta làm việc trộm cắp, thường ưa vui ở nơi nhàn-tĩnh. Như thế, con tên là... tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán, theo ý muốn con, con không làm việc trộm-cắp và thường mang lòng huệ-thí, ưa vui ở nơi nhàn-tĩnh.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không tập những hạnh bất-tịnh; thường tu Phạm-hạnh, trong-sạch không nhơ, mà tự vui thú như đạo. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán, từ nay về sau, con không làm việc dâm-dật và được trong-sạch không nhơ.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ, không nói dối, thường làm theo đạo chân-thực, rất tôn rất quý, như các bậc tôn-trưởng được đời tôn quý. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán kia, từ nay về sau, con không nói dối, cũng không dạy người ta, khiến người ta tập nói dối và sẽ làm theo đạo chân-thực, như bậc tôn-trưởng ở đời, không làm việc nói dối.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ không uống rượu. Như thế, tên con là..., tên hiệu là..., từ nay về sau, theo ý muốn con cũng không uống rượu và cũng không dạy người ta, khiến người ta uống rượu.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ không phạm trai và ăn tùy thời. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, theo ý muốn con, cũng không phạm trai và cũng không dạy người ta khiến người ta phạm trai cùng ăn tùy thời.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không ngồi trên giường cao, đẹp. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, con không ngồi trên giường cao, đẹp và cũng không dạy người ta, khiến người ta ngồi.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ, không tập ca, vũ, hí-nhạc, cũng không vận đồ văn-sức (phục sức văn vẻ) cùng hương xông, xoa mình. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, không tập ca, vũ, hí-nhạc, cũng không vận đồ văn-sức, cùng hương xông, xoa mình.
Như thế, là tu-hành tám giới-pháp quan-trai của Thánh-nhân.
Đối với công-đức trong tám giới-pháp quan trai ấy không sao có hạn-lượng được. Nói rằng có ngần ấy phúc, ngần ấy công đức, ngần ấy phúc-báo, như thế mà có rất nhiều phúc, không kể xiết được.
Các vị Tỳ-Khưu, ví như năm dòng nước lớn cũng đều cùng ở một nơi, như: Hằng-Già, Dao-Bà-Nô, Tân-Đầu-Hà, Chi-Da, Bà-Đề-Ma-Khí (13), những dòng nước kia chảy đi, không thể hạn lượng nơi chốn được. Nói rằng có ngần ấy nước, có ngần ấy bình nước nhưng còn có đến nghìn bình, trăm nghìn bình nước ngần ấy nữa... Như thế phúc trong tám giới-pháp quan trai của Thánh-nhân, không thể cân lường được. Nói có ngần ấy phúc, ngần ấy công đức, ngần ấy quả-báo, mà phúc lớn ấy không thể kể xiết được.
Bấy giờ các vị Tỳ-Khưu nghe đức Phật nói rồi, hoan hỷ phụng-hành.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/10/2012.)

Dược Vương Như Lai - Vị Y Vương Chữa Trị Những Căn Bệnh Thân và Tâm

Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ. Thông thường, “chúng sinh” là chỉ cho bất cứ sinh thể nào cảm nhận được cảm giác (có cảm thọ) – dễ chịu, khó chịu và trung tính.


Như thế, chúng ta là những chúng sinh, và các loài sinh vật khác cũng là những chúng sinh; nhưng nhà cửa và cây cỏ thì không phải là chúng sinh bởi vì chúng không có cảm giác. Có hai loại chúng sinh: hàm thức và giác ngộ. Một chúng sinh hàm thức, hay là một sinh thể đang sống, là chúng sinh mà tâm của nó đang bị bóng tối vô minh bao phủ. Một chúng sinh giác ngộ là một chúng sinh đã hoàn toàn thoát khỏi bóng tối của vô minh.
Cũng như các loài hàm thức có nhiều khía cạnh sai biệt, các vị đã giác ngộ cũng thế. Các vị đã giác ngộ biến hóa ra vô số hình thức sai khác để lợi lạc muôn loài sinh linh. Có khi họ xuất hiện dưới dạng những thiên thần, có khi như loài người, đôi khi lại như những loài phi nhân. Có khi họ xuất hiện như những vị Tỳ kheo, có khi lại như những vị ngoại đạo sư, có khi như một người điên hoặc xấu ác, và thậm chí có khi như những vật thể vô tri giác. Các hóa thân của những đấng giác ngộ biến mãn khắp các thế giới, nhưng vì tâm chúng ta bị bao phủ bởi vô minh nên chúng ta không nhận ra được. Chúng ta không thể bảo rằng ai đó hay cái gì đó là hóa thân của một vị Phật.
Đức Phật Dược sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố - tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.
Một thuở nọ, đức Thế Tôn đang trú tại thành Tỳ-xá-li với 36 ngàn vị Đệ tử Bồ tát. Lúc bấy giờ, ngài Văn thù hiện thân là một vị đệ tử ở địa vị tu Bồ tát đạo. Với lòng từ bi của mình, bồ tát Văn thù nhận thấy rằng, trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, và chúng sinh ở thế giới này sẽ rất khó tu học giáo pháp thanh tịnh cũng như chứng đạt các loại trí huệ thanh tịnh. Ngài hiểu rằng sẽ rất khó khăn cho những chúng sinh này để điều phục được tâm, và như thế, họ sẽ thuận theo tâm tánh mà làm các việc xấu ác như giết hại, trộm cắp, chấp thủ tà kiến. Kết quả là họ sẽ nhận lấy những bệnh tật khủng khiếp và những nỗi đau tinh thần không sao chịu nổi. Thế gian sẽ tràn ngập chướng ngại, hiểm nguy và nghịch duyên. Cảm thấy những khổ đau này khó có thể chịu nối, Văn thù bạch Phật:
Trong tương lai, khi giáo pháp của ngài và sự tu tập các thiện pháp khác suy giảm; khi nhân loại trong thế giới này cạn kiệt về tinh thần; khi sự tham ái, sân hận và si mê của chúng mạnh mẽ và khó chế ngự đến độ chúng phải hứng chịu những khổ đau liên tục về mặt vật lý cũng như tâm lý, những nỗi sợ hãi, những mối nguy hại, và đặc biệt là nhiều bệnh tật không thể trị liệu; ai sẽ là người làm cho chúng vơi đi những đau khổ này và bảo vệ chúng khỏi những nguy hại? Ai sẽ giúp đỡ chúng chiến thắng ba thứ độc tố tinh thần?
Để trả lời cho câu hỏi của bồ tát Văn thù, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng chủ yếu trình bày những giáo huấn về đức Phật Dược sư (Sutra of Eight Thousand Verses Principally Revealing the Instructions on Medicine Buddha). Nhiều chúng sinh đã nghe được giáo pháp này. Ngoài ra còn có ba mươi sáu ngàn Đệ tử Bồ tát thế gian, hàng triệu Đệ tử Bồ tát khác từ nhiều cõi Tịnh độ cùng với những chúng sinh từ các cõi khác như Rồng, 12 đại tướng Dạ-xoa. Trước hội chúng gồm các vị Đệ tử, đức Phật giảng giải những gì liên quan đến đức Phật Dược sư - những phẩm hạnh siêu tuyệt của ngài, tịnh độ của ngài, và làm thế nào, trong tương lai, bằng việc tín phụng đức Phật này và chỉ cần nghe danh hiệu của ngài mà chúng sinh có thể khỏi được những bệnh tật trầm kha về tâm hồn và thể xác, đặc biệt là căn bệnh si mê. Ngài cũng dạy làm cách nào để tương thông với đức Phật này, lợi ích của sự tín phụng ngài, và làm sao để thực hành những giáo huấn của đức Phật Dược sư.
Trong khi đức Phật giảng giải nghĩa lý này, bằng tha tâm thông, bồ tát Văn thù đã nhận thấy nhiều người và trời trong thính chúng đang khởi lên những nghi hoặc, hoang mang đối với lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, ngài lại rời chỗ ngồi đứng lên cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng, đảnh lễ dưới chân ba lần, xong rồi quỳ gối trái xuống đất theo truyền thống và thưa với đức Phật:
Để trừ mối nghi hoặc trong tâm của các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ đức Phật kia tồn tại như thế nào, ngài đang hiện diện ở đâu và công hạnh của ngài như thế nào.
Đức Phật liền nhập vào đại định, từ ngực ngài hóa hiện vô số tia sáng mời bảy đức Phật Dược sư đến thành Tỳ-xá-li để mọi người có thể nhìn thấy. Đức Dược sư đã đến với hai vị đại đệ tử - nhật quang và nguyệt quang – cùng với hội chúng đông đảo gồm hàng ngàn vị đệ tử khác nữa. Sáu đức Phật Dược sư còn lại cũng đến cùng với hội chúng của mình. Mọi người khi ấy nhìn thấy rõ ràng bảy đức Phật Dược sư cùng với hội chúng của các ngài, mối nghi ngờ của họ lập tức tan biến. Đức Thế Tôn giới thiệu từng đức Phật, như nói: “Đây là đức Phật Dược sư. Ngài đến từ cõi Tịnh độ phía đông có tên gọi là Lưu ly. Cõi nước của đức Phật này là bản tánh của trí tuệ với ánh sáng của ngọc lưu ly. Toàn mặt đất của cõi ấy được trang nghiêm bởi ánh sáng của vị Phật này”, và những lời tương tự như vậy.
Thế rồi, đức Phật dạy về cách thức tụng thần chú cho chính bản thân và người khác, cho người bệnh và người sắp chết…và cách thức thực hành nhiều nghi thức chữa trị khác. Mọi người hoan hỉ và phát khởi đức tin bất hoại. Nghe xong bài pháp này, bảy triệu thần Dạ-xoa đã đạt được chánh kiến đối với chân lý cao tột và phát nguyện hộ trì những ai tin nhận pháp môn tu tập của đức Phật Dược sư. Mười hai đại thần tướng Dạ-xoa đã được thọ ký quả vị Chánh giác, và đã được liệt vào số 51 thiên thần trong mạn đà la của đức Phật Dược sư.
Thực hành theo đức Phật Dược sư là một pháp môn rất hiệu nghiệm để trị liệu cho bản thân và những người khác, và để chiến thắng những căn bệnh trong tâm như tham trước, sân hận và si mê. Nếu chúng ta tín phụng đức Phật Dược sư với đức tin thanh tịnh thì nhất định chúng ta sẽ nhận được hạnh phúc từ những thành tựu này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).MHDT.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/9/2012.THICH NU CHAN TANH.
Bánh xe Luân hồi là một biểu tượng thường được nhắc đến và đã trở thành một quan niệm phổ biến trong dân gian, đôi khi nó xuất hiện dưới cái tên Bánh xe Sinh hóa hay Bánh xe Sinh tử. Vậy Bánh xe Luân hồi có ý nghĩa như thế nào trong nhà Phật?


Trước hết, Bánh xe Luân hồi diễn tả sự luân hồi của chúng sinh trong các nẻo đường sanh tử, đồng thời, nó biểu thị nét tinh túy của giáo lý Phật-đà, đó là giáo lý Tứ Diệu đế và 12 Nhân duyên. Tứ Diệu đế là Bốn Sự thật vi diệu, thâm sâu, đó là: 1-Cuộc đời này tràn đầy khổ đau; 2-Khổ đau ấy có nguyên nhân của nó, đó là tham ái, si mê…, 3-Trạng thái dập tắt những nguyên nhân của khổ đau ấy; 4-Con đường dẫn đến sự dập tắt ấy. 12 Nhân duyên là quá trình vận hành của toàn thể thế gian bao gồm cả hữu tình và vô tình.
Nói về lịch sử của Bánh xe Luân hồi, nó vốn không phải là một biểu tượng được hình thành trong thời đại đức Phật dù rằng đức Phật giảng về 12 nhân duyên rất nhiều lần và cặn kẽ. 12 nhân duyên được ví với hình bánh xe được tìm thấy trong các bộ luận giải về sau như luận Thanh tịnh đạo chẳng hạn. Ban đầu, hình ảnh Bánh xe này xuất hiện ở Nam Ấn, nhưng sau đó được các nhà truyền giáo đưa đến Bắc Ấn (tương truyền là ngài Long Thọ), và phát triển thịnh hành ở đó, đặc biệt là ở Kashmir. Ngày nay, hình ảnh Bánh xe Luân hồi chỉ còn phổ biến ở Tây tạng, đây cũng chính là nơi mà nghệ thuật vẽ Bánh xe Luân hồi phát triển nhất.
Chúng ta cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa Bánh xe Luân hồi (Bhavacakra) và Bánh xe Chánh pháp (Pháp luân, Dharmacakra). Bánh xe Chánh pháp là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển vận Chánh pháp (đem Chánh pháp chuyển vận vào đời) mà cụ thể là để chỉ cho sự kiện đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại vườn Nai. Sự kiện thuyết giảng ấy được gọi là sự kiện Chuyển pháp luân, bài kinh đầu tiên ấy được gọi là bài pháp Chuyển pháp luân. Biểu tượng Bánh xe pháp là một hình tròn như bánh xe có nhiều căm, đó chính là biểu tượng đã được vua A Dục khắc lên trụ đá, và ngày nay nó được in trên lá cờ của nước Ấn Độ. Để thuận tiện, Bánh xe Pháp có khi được biểu tượng bởi hình một bánh xe có 8 chiếc căm tượng trưng cho Bát chánh đạo.
Không như Bánh xe Chánh pháp, Bánh xe Luân hồi là một mô hình phức tạp mô tả mối quan hệ nhân quả của 12 nhân duyên. Nó nói lên rằng con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải nhận lấy kết quả tùy theo nghiệp nhân đã tạo. 12 nhân duyên kết thành một vòng tròn theo hai chiều ngược xuôi, con người trải qua 12 giai đoạn theo hai chiều ấy để rồi tái sinh vào cảnh giới vui sướng hoặc đau khổ trong lục đạo (6 cảnh giới). Tuy nhiên, mô hình ấy không chỉ miêu tả cảnh giới luân hồi mà còn khuyến cáo và hướng dẫn con người thoát ra ngoài 6 cảnh giới ấy để tiến đến cảnh giới giải thoát (Niết-bàn).
Thoạt nhìn vào, ta thấy Bánh xe Luân hồi đang bị một con quỷ dữ ôm lấy trong bộ nanh vuốt sắc nhọn của nó. Điều đó nói lên bản chất mong manh, vô thường của cuộc đời. Con người luôn luôn bị cái vô thường rình rập, vị Thần Chết luôn luôn giám sát mọi hoạt động để chờ cơ hội lấy đi mạng sống của họ.
Bức tranh luân hồi khởi đầu tại vòng tròn thứ nhất ở chính trung tâm. Ở đó có 3 con vật cắn đuôi nhau theo một vòng tròn, đó chính là tam độc: một con lợn đen tượng trưng cho sự ngu tối, một con rắn xanh tượng trưng cho lòng ganh ghét và thù hận, và một con gà trống tượng trưng cho sự tham lam và thèm khát. Đó là 3 loại nọc độc tạo nên trạng thái đen tối của cuộc đời. Chúng sinh bị 3 độc tố đó lôi kéo nên phải tái sinh vào các cảnh giới khổ đau.
Có hai con đường Đen và Trắng được minh họa bởi một vòng tròn nửa đen nửa trắng vây quanh 3 con vật chính giữa. Trên con đường Trắng, các vị Thánh đang hướng lên chỉ cho đời sống đức hạnh dẫn đến các cảnh giới an vui. Trên con đường Đen, những người độc ác với dây thòng lọng trong tay đang kéo nhau đi xuống những nơi thấp kém một cách tàn nhẫn.
Những kẻ ngu tối và tội ác kia sẽ bị dẫn vào vòng sinh hóa khổ đau bởi mối quan hệ nhân quả của 12 nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục xứ, xúc, thọ,ái, thủ, hữu, sinh và lão tử. Vòng sinh hóa ấy được miêu tả bởi 12 hình ảnh ở vòng tròn ngoài cùng. Ý nghĩa của 12 hình ảnh đó như sau:
1. Hình 1: Cuộc sống hiện tại của chúng ta có nguồn gốc sâu xa của nó, đó là Vô minh - sự mù quáng và mê mờ không nhận rõ bản chất của cuộc sống. Hình ảnh khởi đầu cho vòng tròn bên ngoài này vẽ hình một người già đui mù đang chống gậy để chỉ cho trạng thái Vô minh đó.
2. Hình 2: Một người thợ gốm với những chiếc bình do ông ta đã làm ra, nó chỉ cho Hành – xung động sống mù quáng. Người thợ gốm đã làm ra những chiếc bình cũng giống như chúng ta đã tạo ra nghiệp tái sinh.
3. Hình 3: Một con vượn đang chuyền từ cành cây này sang cành cây khác tượng trưng cho Thức – là trạng thái tâm thức vọng động chạy theo cảnh vật bên ngoài.
4. Hình 4: là hình ảnh những người chèo thuyền tượng trưng cho sự kết hợp của Danh-Sắc. Thuyền và người không tách rời nhau cũng như Danh và Sắc kết hợp lại tạo thành con người. Chiếc thuyền là Sắc, phần thân thể; người là Danh, chỉ phần tinh thần; có 2 hoặc 4 người trên thuyền để chỉ cho Thọ, Tưởng hoặc Thọ, Tưởng, Hành và Thức (những yếu tố tinh thần của ngũ uẩn).
5. Hình 5: một căn nhà trống với 5 cửa sổ và một cửa chính tượng trưng cho Lục Xứ - 6 giác quan. Con người nhận thức thế giới thông qua 6 giác quan cũng như ngọn gió đi qua các cửa để vào căn nhà.
6. Hình 6: Một đôi trai gái quấn lấy nhau để chỉ cho Xúc, đó là sự tiếp xúc giữa 6 quan năng và 6 trần cảnh (thế giới bên ngoài).
7. Hình 7: Một người bị mũi tên đâm vào mắt để chỉ cho Thọ, là yếu tố tri giác do Xúc đem lại. Thọ tuy có 3 loại là vui sướng, khổ đau và trung tính thế nhưng chúng chỉ đem lại kết quả phiền não, cho nên mới có hình ảnh đau đớn như thế.
8. Hình 8: Hình ảnh một người phụ nữ mời rượu một người đàn ông, nó chỉ cho nỗi khát vọng của con người, tức là Ái.
9. Hình 9: Một người hái trái chỉ cho Thủ, là sự chấp thủ và nỗ lực làm thỏa mãn khát ái.
10. Hình 10: Một người phụ nữ và đứa con, đó là Hữu, là sự trở thành hay là trạng thái hình thành sinh thể để chuẩn bị cho sự tái sinh.
11. Hình 11: Một người đàn bà đang lúc sinh con trong tư thế đau đớn, đó là Sinh – sự sinh ra.
12. Hình 12: Hình một người khiêng xác chết đi mai táng để chỉ cho Lão Tử, trạng thái tất yếu của đời sống.
Chúng sinh thuận theo mối quan hệ nhân duyên, tùy theo nghiệp đã làm mà tái sinh vào 6 cảnh giới gọi là Lục Đạo để nhận lấy quả báo. Sáu cảnh giới ấy được miêu tả bởi 6 khu vực bên trong vòng tròn 12 nhân duyên, gồm có cảnh giới của các vị Trời, của các vị thần A-tu-la, của con người, của súc sinh, của ngạ quỷ và địa ngục.
1. Khu vực phía trên cùng là cảnh giới của các loài chúng sinh Trời. Đó tuy là cảnh giới sung sướng nhất trong vòng luân hồi nhưng vẫn không tránh khỏi quy luật sinh diệt. Trong đó có hình một vị Phật cầm cây đàn để chỉ cho sự hóa độ của chư Phật, các ngài luôn luôn xuất hiện và nhắc nhở cho họ biết về sự vô thường không chắc thật của thế giới họ đang sống, khuyên họ không được kiêu mạn và phóng túng, có như vậy thì sự an vui mới được dài lâu.
2. Phần kề dưới phía bên phải là cảnh giới của A-tu-la, là cảnh giới của những vị thần mải mê trong chiến tranh với các loài Trời vì lòng ganh tị và căm thù, nỗi khổ đau của họ là những cuộc chến tranh dai dẳng không bao giờ chấm dứt. Ở đó có một vị Phật xuất hiện với thanh kiếm trên tay để giáo hóa loài chúng sinh này.
3. Phần bên trái là cảnh giới loài người đang chịu những nỗi đau khổ do ngã chấp, si mê… đem lại, chúng được sinh ra và chết đi trong tâm trạng khổ đau ấy. Đức Phật xuất hiện ở đây với chiếc bình bát trên tay để dạy con người tu dưỡng phước đức, hầu mong giải thoát.
4. Phần dưới bên trái là cảnh giới của súc sinh, nơi đầy dẫy những nỗi khổ do áp bức và ăn nuốt lẫn nhau. Đức Phật xuất hiện với cuốn kinh cầm trên tay để giáo hóa chúng.
5. Phần dưới bên phải là cảnh giới của loài ngạ quỷ đang chịu nỗi đói khát triền miên với những cái bụng to lớn mà cổ thì nhỏ xíu. Đức Phật xuất hiện với chiếc bình quý đựng thực phẩm đang làm dịu bớt nỗi khổ đau của chúng.
6. Phần dưới cùng là cảnh giới của địa ngục, nơi những cực hình đang diễn ra để trừng phạt những ác nghiệp được hình thành từ đời trước. Đời sống địa ngục không phải là đời sống vĩnh viễn, sau khi hết nghiệp địa ngục thì sẽ tái sinh vào những cảnh giới khác. Ở đây, đức Phật xuất hiện với ngọn lửa trên tay với ý nghĩa mang ánh sáng và hy vọng đến chốn tối tăm nhất này.
Cũng cần nói thêm, ban đầu bánh xe chỉ có 5 vùng bên trong (không có cảnh giới của A-tu-la), nhưng sau khi du nhập vào Bắc Ấn, nó được Je Tsong-khapa (1357-1419), nhà cải cách tôn giáo đồng thời là người sáng lập trường phái Gelugpa (Những Bậc Đức Hạnh, tức Hoàng Giáo Tây Tạng, mà Ngài Dalai Lama là người đứng đầu) thêm phần thứ sáu và từ đó ở Tây tạng tồn tại hai loại Bánh xe Luân hồi.
Bên ngoài vòng tròn có hình ảnh một vị Bồ-tát và một vị Phật, vị Bồ-tát tượng trưng cho con đường thực hành hạnh Bồ-tát, còn vị Phật là tượng trưng cho quả vị Niết-bàn có thể đạt được nhờ vào thực hành con đường ấy.
Như vậy, bằng những hình ảnh tượng trưng, Bánh xe Luân hồi đã mô tả được toàn cảnh sự vận động của Pháp giới. Cuộc đời đau khổ tuy chịu sự ràng buộc của nghiệp duyên mà cứ luân chuyển, thế nhưng bằng những nỗ lực tu tập theo Chánh pháp, vòng luân chuyển ấy cũng có thể bị phá vỡ để con người có thể đạt đến những cảnh giới an vui giải thoát không còn hệ lụy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/9/2012.
Bánh xe Luân hồi (Wheel of Life)

Bánh xe luân hồi diễn tả sự xoay vòng (luân hồi) của chúng sinh (trong đó có con người – humans) trong các nẻo đường sinh tử và được mô phỏng thành hình vẽ trong các truyền thống Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Có thể có nhiều cách thức biểu thị tranh vẽ khác nhau, nhưng tất cả đều có những điểm chung căn bản sau đây: giải thích mọi hiện tượng sinh tử trong thế giới này là do sự tác động qua lại lẫn nhau của nhiều yếu tố, không có cái gì tự sinh và tự diệt. Kiểu như “năng lượng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”.

[Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ]
 Hình vẽ một bánh xe luân hồi tiêu biểu theo truyền thống Phật giáo Tây tạng
 Bánh xe luân hồi là vòng tròn bên trong, bên ngoài chính là Diêm Vương (Lord of Death, viết tắt của từ Diệm Ma Pháp Vương – vị vua chấp pháp của Địa Ngục) hiện thân với hình thù một con quỷ dữ ôm trọn và xoay chuyển Bánh xe luân hồi trong bộ nanh vuốt sắc nhọn của mình. Điều này biểu thị bản chất mong manh, vô thường của cuộc đời, con người luôn luôn bị cái vô thường rình rập (kiểu như một chiều đẹp giời chạy Harley Davidson trên xa lộ Hà Nội được em ngồi sau chổng phao câu tình tứ ôm eo ếch, sẵn có chút hơi men trong người nên đầu óc lăn tăn mơ mộng một đời đầy trăng sao, thì bất ngờ “Rầm” một phát - hun phải cột điện, thấy toàn cả “trăng sao” thật. Và kết quả cuối cùng: người ta nói đi gặp Diêm Vương ấy ! , và vị Thần Chết luôn giám sát mọi hoạt động như chỉ chờ cơ hội để lấy đi mạng sống của họ.

Bánh xe luân hồi có 4 lớp, tính từ trung tâm ra ngoài:

Lớp thứ nhất: Tam độc THAM SÂN SI (three poisons)
 Trung tâm của bánh xe với hình ảnh của ba con vật cắn đuôi nhau theo một vòng tròn: một con lợn, một con rắn và một con chim. Con lợn tượng trưng cho sự ngu tối và không hiểu biết (SI, ignorance), mặc dù con lợn nhiều khi còn khôn ngoan hơn một số loài động vật khác. Thật ra so sánh này xuất phát từ quan niệm của người Ấn Độ cho rằng lợn là một trong số loài động vật “ngu” nhất, bởi vì chúng có thể ngủ ở nơi dơ bẩn nhất và có thể ăn bất cứ thứ gì đưa tới miệng chúng. Tương tự, con rắn tượng trưng cho lòng ganh ghét và thù hận (SÂN, aversion/anger), bởi vì nó dễ dàng bị kích động và sẵn sàng tặng cho bất cứ ai một nhát cắn “êm ái”. Con chim tượng trưng cho sự tham lam và thèm khát (THAM, attachment / desire), trong một số ấn bản ở phương tây (Western) người ta chú thích là con gà trống (cock), nhưng như thế thật ra là không chính xác. Tham, sân, si hay còn gọi là TAM ĐỘC (three poisons), có nghĩa là ba loại độc tính làm cho tâm thức con người bị u tối, nên phải tái sinh vào các cảnh giới khổ đau.

[Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ]
 Hai vòng trung tâm của Bánh xe sinh tử
 Lớp thứ hai: THIỆN NGHIỆP VÀ ÁC NGHIỆP (positive and negative actions)
Hình vẽ trong lớp này cho thấy có hai con đường ĐEN và TRẮNG, được minh họa bởi một vòng tròn nửa đen nửa trắng vây quanh 3 con vật chính giữa, tượng trưng cho hành động xấu (ÁC NGHIỆP, negative actions) và tốt (THIỆN NGHIỆP, positive actions), hay còn được gọi chung là NGHIỆP (karma) do TAM ĐỘC thúc đẩy tạo ra.
 - Một nửa vòng tròn màu trắng tượng trưng cho thiện nghiệp (positive or virtuous actions): những hành động giúp cho chúng sinh có thể tái sinh vào các cảnh giới có đời sống cao (higher realms) như: Cõi Trời (Thiên, Gods), Cõi Người (Nhân, humans) và Cõi “Bán” Thiên (Atula, demi-Gods) (kiểu như nửa Thần nửa Quỷ).
 - Một nửa vòng tròn màu đen tượng trưng cho ác nghiệp (negative or non-virtuous actions): những hành động làm cho chúng sinh bị tái sinh vào các cảnh giới có đời sống thấp (lower realms) như: súc sinh (animals), quỷ đói (Ngạ quỷ, hungry ghosts) và địa ngục (hell-beings).
 Nhìn tổng thể bức tranh Wheel of Life, để ý ở cuối nửa vòng tròn trắng có một làn khói mờ bay ra khỏi bức tranh càng ngày càng lớn dần với dòng người đi lên Cõi Phật. Điều này ám chỉ hành động thiện nghiệp và sự tu tập đúng chánh pháp để giác ngộ về lâu dài có thể đưa chúng sinh thành Phật.

[Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ]
 Sáu cảnh giới của chúng sinh trong vòng sinh tử
 Lớp thứ ba: SÁU NẺO LUÂN HỒI (Lục độ luân hồi, Six Realms of Samsara)

Để dễ hình dung quan sát bánh xe luân hồi, các bạn nhìn theo chiều kim đồng hồ, tại vị trí chính giữa (tương đương với số 12 của kim đồng hồ) nơi mà Diêm Vương đang dùng hàm răng ngậm chặt bánh xe.

Lớp này khai triển một cách chi tiết hơn về các cảnh giới mà chúng sinh có thể tái sanh vào qua những hành động thiện hay ác nghiệp, thay vì biểu diễn một cách đơn giản bằng hai nửa vòng tròn ĐEN TRẮNG như ở lớp thứ hai.

1) Khu vực phía trên cùng là cảnh giới của các loài chúng sinh ở CÕI TRỜI (Thiên, Gods), có tính chất tự cao và kiêu căng (pride). Đó tuy là cảnh giới sung sướng nhất trong vòng luân hồi nhưng vẫn không tránh khỏi quy luật sinh tử. Trong đó có hình một vị Phật cầm cây đàn với ẩn ý rằng: sự vui thú ở cõi trời cũng như tiếng đàn, tuy rất hay nhưng không bền lâu, do đó chúng sanh ở cõi Trời không được kiêu mạn và phóng túng, có như vậy thì sự an vui mới được dài lâu.

2) Phần dưới kề bên phải là cảnh giới LOÀI NGƯỜI (human beings), có tính chất thèm khát, nhiều ước vọng (desire),… nguyên nhân sâu xa là do TAM ĐỘC. Chính những thèm khác và ước vọng (về tiền tài, danh vọng, ăn uống, sắc dục,...) này làm cho con người phải chịu những nỗi đau khổ vì không toại nguyện, có những con người được sinh ra và chết đi trong tâm trạng khổ đau ấy. Đức Phật xuất hiện ở đây với chiếc bình bát trên tayđể dạy con người: tiền tài, danh vọng không đem lại sự an vui, lợi ích lâu dài, mà đôi khi còn cản trở sự tu tập. Làm một người hành khất giản dị, có đủ cái ăn để sống, có thời gian để tu tập, có trí tuệ để thấu hiểu triết lý của Như Lai sẽ đem lại hạnh phúc lâu bền hơn là cứ mãi lặn lội kiếm tìm những tiền tài danh vọng ấy.

3) Phần tiếp theo bên phải là cảnh giới của loài QUỶ ĐÓI (ngạ quỷ, hungry ghosts or pretas), có tính chất ki bo, bủn xỉn (miserliness) với hình vẽ là những con quỷ có hình thú quái dị, bụng thì to phình còn cổ thì bé xíu đang chịu nỗi đói khát triền miên. Đức Phật xuất hiện với chiếc bình quý đựng thực phẩmđang làm dịu bớt nỗi khổ đau của chúng, đồng thời giáo hóa cho loài quỷ biết rằng: thực phẩm ăn được này chỉ đem lại sự no đủ trong chốt lát, chỉ có “thực phẩm cam lồ” hay “thức ăn chánh pháp” (tu tập theo giáo pháp Phật đà) mới là loại thực phẩm tuyệt diệu đem đến no đủ cho nhiều kiếp (tức là đem đến sự giải thoát cho chúng).

4) Phần dưới cùng là cảnh giới của ĐỊA NGỤC (hell beings), có tính chất nóng giận (anger), nơi những cực hình đang diễn ra để trừng phạt những ác nghiệp được hình thành từ đời trước. Đời sống địa ngục không phải là vĩnh viễn, sau khi hết nghiệp địa ngục thì sẽ tái sinh vào những cảnh giới khác. Ở đây, đức Phật xuất hiện với ngọn lửa trên tay với ý nghĩa mang ánh sáng và hy vọng đến chốn tăm tối nhất này, cũng có nghĩa chỉ có ngọn lửa trí tuệ mới là thứ ánh sáng chân thật nhất có thể phá vỡ bóng tối vô minh (không nhận thức được thiện, ác nghiệp) giúp cho chúng sinh trong địa ngục được siêu thoát.

5) Phần tiếp theo cảnh giới của SÚC SINH (animals) gồm: heo, bò, trâu, ngựa, gà, vịt, chiên (cừu),… có tính chất ngu dại và đần độn (stupidity), một cảnh giới đầy dẫy những nỗi khổ do áp bức và ăn nuốt lẫn nhau để sinh tồn. Đức Phật xuất hiện với cuốn kinh cầm trên tay hàm ý: dẫu đời này không thể thấu hiểu lẽ thiện ác của cuộc đời, nhưng kết thúc sinh mạng này và nương nhờ vào giáo pháp của Như Lai sẽ giúp cho chúng thoát được cảnh khổ của loài súc sinh !

6) Phần kề dưới phía bên trái là cảnh giới của ATULA (có thể hiểu như nửa Thần nửa Quỷ, demi-Gods), có tính chất ghen tị (jealousy), là cảnh giới của những vị thần mải mê trong chiến tranh với các loài Trời vì lòng ganh tị và căm thù, nỗi khổ đau của họ là những cuộc chến tranh dai dẳng không bao giờ chấm dứt. Nhìn kỹ Bánh xe luân hồi ta thấy ở đường biên ngăn cách giữa Atula và cõi Trời có những mũi tên nhỏ bắn lên và bắn xuống biểu thị cho sự chiến tranh của hai loài này. Ở đó có một vị Phật xuất hiện với thanh kiếm trên tay với hàm ý: chiến tranh không bao giờ đem đến sự an vui về lâu dài, buông kiếm xuống và tu tập theo giáo pháp Như Lai mới là giải pháp tối hậu nhất cho sự an vui lâu dài.

LỚP THỨ TƯ NGOÀI CÙNG: 12 NHÂN TỐ NỐI KẾT SINH TỬ (THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, Twelve links of interdependent origination)

Vòng ngoài cùng của Wheel of Life biểu thị 12 nhân tố là nguyên nhân nối kết chúng sinh cứ phải trôi lăn trong cảnh giới sinh tử là: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục xứ, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh và Lão tử.

1) Hình 1 (Vô Minh, Ignorance): Cuộc sống hiện tại của chúng ta có nguồn gốc sâu xa của nó, đó là Vô minh - sự mù quáng và mê mờ không nhận rõ bản chất của hành động tốt xấu, giống như người mù đi trên đường đời. Hình ảnh khởi đầu cho vòng tròn bên ngoài này biểu thị sự VÔ MINH bằng hình vẽ một người già đui mù đang chống gậy đi trên đường.
 2) Hình 2 (Hành, Formation): Một người thợ gốm với những chiếc bình do ông ta đã làm ra, nó chỉ cho Hành – một hình ảnh biểu thị hành động tạo tác (nghiệp) có thể là thiện hoặc ác. Người thợ gốm dùng tay nặn đất sét (hành động tạo nghiệp – nguyên nhân) để tạo ra chiếc bình (kết quả).

3) Hình 3 (Thức, Consciousness): Tâm thức của con người vọng động ham muốn (khi thì muốn thành tỉ phú, khi thì muốn có ghệ đẹp,…rồi khi thì muốn làm ăn trộm) như hình ảnh một con khỉ luôn chuyền từ cành này qua cành khác, tiểu biểu của dạng này trong văn học như là con khỉ TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH ấy. Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân có câu “tâm viên, ý mã” (tâm như con vượn lúc ở cành cây này, thoáng cái đã sang cành khác; ý như con Ngọ (ngựa) không cương chạy hết bờ này lại đến bờ khác).

4) Hình 4 (Danh sắc, Name-and-form): là hình ảnh những người chèo thuyền tượng trưng cho sự kết hợp của Danh-Sắc, nói cách khác là sự tương tác giữa Ý THỨC và CẢNH SẮC cuộc đời, kiểu như thấy tiền thì ham, thấy gái đẹp thì mê, thấy hải sản ngon thì khoái,... Thuyền và người không tách rời nhau cũng như Danh và Sắc kết hợp lại tạo thành con người. Chiếc thuyền là Sắc – phần cảnh sắc; người là Danh - chỉ phần ý thức; con sông biểu thị cho dòng sinh tử. Bởi vì nếu chỉ có sự kết hợp tầm thường giữa DANH và SẮC như trên, thì cũng giống như con người luôn bồng bềnh trong dòng sinh tử, bất cứ lúc nào cũng có thể rơi xuống (chìm thuyền). Có 2 hoặc 4 người trên thuyền để chỉ cho Thọ, Tưởng hoặc Thọ, Tưởng, Hành và Thức là những yếu tố ràng buộc biểu thị tính chất đau khổ và mong manh của cuộc đời.

5) Hình 5 (Lục xứ, six ayatanas): một căn nhà trống với 5 cửa sổ và một cửa chính tượng trưng cho Lục Xứ - 6 giác quan (Nhãn – mắt, Nhĩ – tai, Tỉ - mũi, Thiệt - lưỡi, Thân – cơ thể, Ý – khả năng suy nghĩ). Con người nhận thức thế giới thông qua 6 giác quan cũng như ngọn gió (biểu thị cho Lục trần – 6 trần cảnh; đối tác bên ngoài của con người) đi qua các cửa để vào căn nhà (cơ thể).

6) Hình 6 (Xúc, Contact): Một đôi trai gái đang ghẹo hay quấn lấy nhau để chỉ cho Xúc, đó là sự tiếp xúc giữa 6 giác quan và 6 trần cảnh (thế giới bên ngoài). Hiểu ngắn gọn 6 trần cảnh: như mắt thích nhìn gái đẹp (Sắc), tai thích nghe mấy em khen đẹp giai, phong độ hào hoa (Thanh), mũi thích ngửi nước hoa của bồ (Hương), Lưỡi thích ăn hải sản (Vị), Cơ thể thích được phe kẹp tóc mát xa (Xúc) và Ý thì cứ luôn gợn lên những ham muốn điên cuồng nhiều thứ (Pháp).

7) Hình 7 (Thọ, Sensation): Một người bị mũi tên đâm vào mắt để chỉ cho Thọ, là yếu tố tri giác do Xúc đem lại. Nói một cách nôm na những cảm giác khoái lạc cuộc đời có bản chất sâu xa là gây đau khổ vì tính chất mong manh không bền của nó (một khi đối tác bên ngoài không còn tốt đẹp nữa, kiểu như ghệ đi yêu thằng khác, tiền thì bị ăn trộm, giờ phải ăn cơm thừa canh cặn,…) Thọ tuy có 3 loại là vui sướng, khổ đau và trung tính, thế nhưng chung cuộc thì chúng chỉ đem lại kết quả phiền não, cho nên mới có hình ảnh đau đớn như thế.

8) Hình 8 (Ái, Crayving): Hình ảnh một người phụ nữ mời rượu một người đàn ông, nó chỉ cho nỗi khát vọng của con người, tức là Ái. Khái niệm “tình yêu” cũng là một dạng trạng thái của Ái. Ham muốn, khát vọng của con người cũng như ly rượu và người đàn ông. Có kẻ thích thành nghiện, có kẻ không thích thì chẳng sao. Nhưng dù thích hay không thích thì ly rượu vẫn như một mối nguy họa tiềm tàng, bất cứ lúc nào cũng có thể nhấn chìm người đàn ông (nhất là rượu ấy được các em chân dài mời: đàn ông có mà chết).

9) Hình 9 (Thủ, Grasping): Một người hái trái cây (giống như “trái cấm” ấy) chỉ cho Thủ, là sự chấp thủ và nỗ lực làm thỏa mãn khát ái. Cũng như kẻ luôn đói khát (Ái) thì phải tìm cách thỏa mãn cho mình là phải “ăn” (hái trái cấm để ăn), hành động này nói lên sự cố bám víu những ham muốn tầm thường của cuộc đời (gọi là chấp thủ, kiểu như ghệ đã bỏ ta đi rồi, nhưng vẫn có chèo kéo, còn không thì kiếm … ghệ khác) để thỏa mãn cơn đói khát, dục vọng trong tâm hồn.

10) Hình 10 (Hữu, Becoming): Một người phụ nữ và đứa con, đó là Hữu, là biểu tượng cho sự trở thành hay là trạng thái hình thành sinh thể để chuẩn bị cho sự tái sinh.

11) Hình 11 (Sinh, Rebirth): Một người đàn bà đang lúc sinh con trong tư thế đau đớn, đó là Sinh – sự sinh ra. Hơn ai hết phụ nữ thấu hiểu nổi khổ về đau đớn trong khi sinh đẻ. Có trường hợp người ta đảo thứ tự vị trí 10 và 11 này. Tức là Sinh (đẻ hài nhi) xong mới tới Hữu (niềm vui sướng khi “hài nhi” là con của mình).

12) Hình 12 (Lão tử, Old age and death): Hình một người khiêng xác chết đi mai táng để chỉ cho Lão (già yếu) Tử (chết đi), trạng thái tất yếu của đời sống. Ai rồi cũng phải chết, điều này không ai chối cãi. Nếu mình nhớ không lầm vua Tự Đức có một câu thơ rất hay để nói về tính bọt bèo của phú quý, và chuyện sinh tử:

Khôn dại cùng chung ba tất đất
 Giàu sang chưa chín một nồi kê !
 Tại sao gọi là Bánh xe sinh tử? Vì 12 nhân tố này tương tác qua lại lẫn nhau đại ý: do Vô minh --> Hành --> Thức --> Danh sắc --> Lục xứ --> Xúc --> Thọ --> Ái --> Thủ --> Hữu --> Sinh --> Lão tử (--> Vô Minh, ...). Chính điều này khiến cho chúng sinh bị vướng mắc vào nó cứ luân chuyển triền miên trong 6 cõi mà không dứt ra được.

Để ý phía trên cùng bên phải của bức tranh có hình Đức Phật đưa tay chỉ vào Mặt trăng. Điều này ám chỉ cái gì? Sự giác ngộ cũng như ánh trăng kia, luôn tỏa ánh sáng trong trẻo, dịu dàng xuống trần gian, còn bàn tay chỉ mặt trăng ám chỉ cho kinh điển giáo lý của Đức Phật. Kinh điển chỉ là phương pháp dạy cho chúng sinh noi theo để đạt được giác ngộ (thành Phật) chứ kinh điển không phải là cứu cánh cuối cùng để chúng ta bám víu vào. Nói một cách khác dễ hiểu là Kinh điển như chiếc bè đưa con người ra khỏi dòng sông sinh tử (~ Wheel of Life) để bước lên bờ giải thoát, lên bờ rồi thì bỏ thuyền lại (chứ chẳng lẽ vác theo trên lưng, nặng chết . Điều đó cho thấy tuy con người phần nhiều ngập chìm trong sinh tử, nhưng không có nghĩa là không thoát ra được. Sẽ thoát được và đứng ngoài vòng sinh tử một cách tùy nghi như chư Phật và Bồ tát, tất nhiên việc này đối với hàng chúng sinh phàm phu thì thật khó, bằng cách thấu hiểu bản chất vận hành của bánh xe sinh tử này kết hợp với đường hướng tu tập đúng chánh pháp. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được.

Kết luận: có hai vấn đề đáng lưu ý ở đây

Thứ nhất, Một cách khách quan nhận định khi so sánh các triết lý khác về phương thức lý giải đời sống các loài chúng sinh nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại rồi vị lai, có lẽ Đức Phật là người đưa ra được lời giải thích sát thực, có logic nhất. Ngài phân tích từ những ham muốn vi tế nhất của con người, để rồi từ đó lý giải sự luân chuyển của đời sống sinh tử. Một điều rõ ràng mang tính nhân bản mà ta có thể thấy trong giáo lý Phật đà này: bằng việc giải thích sự vận hành của Vòng xoay sinh tử, Đức Phật gián tiếp cho chúng ta thấy rằng: mọi loài điều bình đẳng trong vòng sinh tử. Vì thế cho nên Phật giáo chủ trương tính TỪ BI tôn trọng sự sống của mọi loài, vì một con heo, bò, gà, chiên (cừu),… cũng là một chúng sinh đang chịu nghiệp trong sinh tử.

Thứ hai, Qua việc giải thích sự xoay chuyển bánh xe sinh tử, Đức Phật cũng cho ta thấy Ngài đề cao con người (humans). Tất cả 6 cảnh giới trong sinh tử, có thể hiểu có 3 cảnh khổ (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh) và ba cảnh giới vui (Thiên, Nhân, Atula), có một điều lưu ý là thọ mạng các cảnh giới khác nhau: bốn cảnh giới (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Thiên, Atula) thọ mạng rất dài, nhưng không có nghĩa là không kết thúc. Vui sướng hay đau khổ quá lâu dài đều là nhân tố cản trở sự tu tập (sướng qua mà tu làm gì, chịu khổ lâu quá không biết bao giờ mới yên thân tu tập được[Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ][Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ][Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ]), Còn cảnh giới của Súc sinh, thọ mạng ngắn, nhưng tính chất ngu tối nên khó tu tập. Chỉ có con người thọ mạng ngắn, nhưng có trí tuệ dẫn đường thì nhanh giải thoát hơn các loài khác. Thế nên không phải ngẫu nhiên đạo Phật coi trọng thân thể con người hơn Thiên giới (kể cả Thiên Đàng của Jesus, vì nơi đó không có sự bình đẳng: có một ông Vua ngồi trên ngai, và một đám chiên lẫn quẫn bò bên dưới vĩnh viễn không biết vui sướng kiểu gì, cùng lắm đây cũng là một dạng trường thọ thiên mà thui [Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ][Chỉ thành viên mới nhìn thấy links. ]) và gọi “thân người quý báu”. Trong vòng luân hồi, được sinh làm người được xem là hiếm hoi và là cơ hội quý báu để giác ngộ.
 Xin kết thúc bài viết bằng một bài thơ ngắn:

Hãy khởi hành, bỏ lại phía sau cuộc đi vô định.
 Hãy gom tâm chăm chú vào Giáo Huấn của Đức Phật.
 Làm như Ngài, bậc Lãnh Đạo, như voi chúa Nàlàgiri vững bước như thế nào
 Hãy làm như thế ấy, và hãy chiến thắng Tử Thần.
 Người nào, trong Giáo Pháp và Giới Luật, đi con đường của mình,
 Luôn luôn giác tỉnh, luôn luôn kiên trì cố gắng.
 Người ấy có thể chấm dứt đau khổ ở đây,
 Và bỏ lại sau lưng bánh xe của vòng sanh tử luân hồi.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/9/2012.

Saturday 29 September 2012

Kinh Tứ Thập Nhị Chương


Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
(Đời Hậu Hán, các vị Ca-diếp Ma-đằng và Pháp Lan cùng dịch)
BÀI TỰA KINH

Đức Thế Tôn khi thành đạo rồi, tự nghĩ rằng: "Lìa bỏ ái dục, được lẽ tịch tĩnh, ấy là hay hơn hết." Ngài trụ nơi đại thiền định, hàng phục các ma chướng.
Ngài ở nơi vườn Lộc gần thành Ba-la-nại mà chuyển bánh xe Pháp, thuyết Tứ diệu đế, độ cho nhóm ông Kiều-trần-như năm người đều đắc đạo.
Có những tỳ-kheo thưa hỏi chỗ nghi của mình, Phật nhân đó chỉ dạy làm cho mọi người đều được khai ngộ. Thảy đều chấp tay cung kính, vâng thuận theo lời dạy của Phật.

CHƯƠNG THỨ NHẤT
XUẤT GIA CHỨNG QUẢ

Phật dạy: "Từ giã người thân, lìa bỏ gia đình, thấu biết lẽ tâm, đạt tới nguồn cội hiểu pháp vô vi, đó gọi là sa-môn. Vị sa-môn thường giữ trọn hai trăm năm mươi giới, mọi hành vi thảy đều thanh tịnh, làm theo Bốn chân lý, thành A-la-hán. Vị A-la-hán có thể bay trên không trung, hiện hóa các phép thần thông, đời sống dài trọn kiếp. Vị ấy ở đâu thì cảm động cả đất trời.
Quả vị thấp hơn là A-na-hàm. Vị A-na-hàm, khi mạng chung sanh lên từng trời thứ mười chín rồi chứng quả A-la-hán.
Quả vị thấp hơn là Tư-đà-hàm. Vị Tư-đà-hàm còn một lần sanh lên cõi trời và một lần trở lại cõi người, rồi chứng quả A-la-hán.
Quả vị thấp hơn nữa là Tu-đà-hoàn. Vị Tu-đà-hoàn còn bảy lần chết, bảy lần sanh mới chứng quả A-la-hán.
"Khi người ta đoạn tuyệt ái dục rồi [thì ái dục đó] ví như tay chân bị chặt đứt, chẳng còn dùng được nữa."

CHƯƠNG THỨ HAI
TRỪ DỤC DỨT TÌNH

Phật dạy: "Vị sa-môn xuất gia cắt đứt tình dục, lìa bỏ luyến ái, thấu hiểu tận nguồn tâm, đạt lý thâm diệu của Phật, rõ pháp vô vi, trong không có chỗ chứng đắc, ngoài không có chỗ mong cầu, tâm chẳng trói buộc vào đạo, cũng chẳng tạo thêm nghiệp quả, không chỗ niệm tưởng, không tạo tác, chẳng tu chẳng chứng, chẳng trải qua các quả vị, tự nhiên cao tới tột bực. Đó gọi là đạo."

CHƯƠNG THỨ BA
DỨT BỎ THAM ÁI

Phật dạy: "Người cạo bỏ râu tóc làm sa-môn, lãnh thọ giáo pháp, lìa bỏ tài sản thế gian, khất thực vừa đủ ăn. Mỗi ngày chỉ ăn một lần, dưới cội cây chỉ nghỉ một đêm, tránh không lặp lại. Ấy là vì biết rằng lòng luyến ái và ham muốn làm cho người ta ngu tối."

CHƯƠNG THỨ TƯ
PHÂN RÕ LÀNH DỮ

Phật dạy: "Chúng sanh có mười việc gọi là lành, lại cũng có mười việc gọi là dữ. Những gì là mười? Ba việc do thân tạo ra là: sát sanh, trộm cắp, dâm dục. Bốn việc do miệng tạo ra là: nói hai lưỡi, nói ác, nói dối, nói thêu dệt. Ba việc do ý tạo ra là: ganh ghét, sân hận, ngu si. Làm mười việc ấy chẳng thuận theo Thánh đạo, nên gọi là dữ. Nếu dừng được mười việc dữ ấy, thì gọi là mười việc lành."

CHƯƠNG THỨ NĂM
CHUYỂN NẶNG THÀNH NHẸ

Phật dạy: "Người ta có những sự lầm lỗi mà chẳng biết tự hối, dứt bỏ ngay đi, thì tội lỗi tích tụ nơi thân mình, như nước đổ về biển, mỗi ngày lại càng thêm sâu rộng. Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành, thì tội tự tiêu diệt; như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm."

CHƯƠNG THỨ SÁU
NHỊN KẺ ÁC KHÔNG GIẬN

Phật dạy: "Kẻ ác nghe việc lành cho nên đến quấy rối. Chư tỳ-kheo, hãy lặng yên nhịn chịu đừng giận trách chi. Kẻ ấy làm điều dữ là tự chuốc lấy sự dữ cho mình."

CHƯƠNG THỨ BẢY
LÀM ÁC GẶP ÁC

Phật dạy: "Có người nghe Phật giữ đạo, hết sức nhân từ, vì thế mà đến mắng chửi. Phật lặng thinh chẳng đáp. Chờ khi người ấy mắng xong, Phật hỏi rằng: Ông mang lễ vật tặng người, nếu người chẳng nhận thì lễ vật ấy có trở về với ông chăng?
"Đáp rằng: Có.
"Phật nói: Nay ông đến mắng ta, ta chẳng nhận, tức là tự ông mang lấy họa về cho chính mình. Cũng như tiếng dội ứng với âm thanh, bóng theo với hình, chẳng hề lìa nhau. Phải thận trọng chớ nên làm điều hung dữ."

CHƯƠNG THỨ TÁM
TỰ LÀM XẤU MÌNH

Phật dạy: "Kẻ hung dữ hại người hiền, cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước miếng. Nước miếng ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống mình. Lại như kẻ ngược chiều gió mà tung bụi. Bụi ấy chẳng đến người khác, lại bám lấy mình. Nên chẳng thể làm hại người hiền lành được, mà tai họa sẽ trở lại cho kẻ hung ác."

CHƯƠNG THỨ CHÍN
VỀ NGUỒN HIỂU ĐẠO

Phật dạy: "Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng."

CHƯƠNG THƯ MƯỜI
TÁN TRỢ ĐƯỢC PHƯỚC

Phật dạy: "Thấy hạnh bố thí của người khác, đem lòng hoan hỷ mà tán trợ thì được phước rất lớn."
Một vị sa-môn thưa hỏi Phật rằng: "Phước ấy có hết chăng?"
Phật dạy: "Tỷ như lửa từ một cây đuốc, hàng trăm ngàn người đều đến mồi ra để nấu ăn hay soi sáng, cây đuốc kia vẫn còn như cũ. Phước đức ấy cũng như vậy đó."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT
ĐÃI CƠM KHÁC BIỆT

Phật dạy: "Bố thí cơm ăn cho trăm kẻ ác, chẳng bằng bố thí cơm ăn cho một người thiện.
"Thí cho ngàn người thiện, chẳng bằng thí cho một người giữ năm giới cấm.
"Thí cho vạn người giữ năm giới cấm, chẳng bằng cúng dường một vị Tu-đà-hoàn.
"Cúng dường trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, chẳng bằng cúng dường một vị Tư-đà-hàm.
"Cúng dường ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, chẳng bằng cúng dường một vị A-na-hàm.
"Cúng dường một ức vị A-na-hàm, chẳng bằng cúng dường một vị A-la-hán.
"Cúng dường mười ức vị A-la-hán, chẳng bằng cúng dường một vị Phật Bích-chi.
"Cúng dường trăm ức vị Phật Bích-chi, chẳng bằng cúng dường một vị Phật ba đời.
Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời, chẳng bằng cúng dường một người Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI
KHÓ NHỌC NÊN GẮNG TU

Phật dạy: "Người ta có hai mươi sự khó làm, khó được:
1. Nghèo khổ mà làm được việc bố thí là khó.
2. Giàu sang quyền quý mà học được đạo là khó.
3. Dám bỏ mạng sống đi vào chỗ chết là khó.
4. Được thấy kinh Phật là khó.
5. Sanh ra lúc có Phật ra đời là khó.
6. Tự chế sự ham muốn sắc dục là khó.
7. Thấy vật tốt đẹp mà chẳng mong cầu là khó.
8. Bị nhục mà không giận là khó.
9. Có thế lực mà không ỷ cậy là khó.
10. Gặp việc mà lấy tâm vô tư ứng xử là khó.
11. Học rộng mà vẫn tham khảo nhiều là khó.
12. Trừ diệt tánh ngã mạn là khó.
13. Chẳng khinh người chưa học là khó.
14. Giữ tâm bình đẳng là khó.
15. Chẳng nói những chuyện thị phi là khó.
16. Gặp thiện tri thức là khó.
17. Thấy tánh học đạo là khó.
18. Theo hóa độ người khác là khó.
19. Thấy cảnh mà chẳng động tâm là khó.
20. Khéo hiểu phương tiện là khó.
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA
HỎI VỀ TÚC MẠNG

Một vị sa-môn thưa hỏi Phật: "Nhờ nhân duyên gì có thể được biết túc mạng, hiểu thấu lẽ đạo?"
Phật dạy: "Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo. Như lau chùi tấm gương sạch hết những chỗ dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong. Nếu dứt bỏ tình dục và sự mong cầu, tất nhiên biết được túc mạng."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN
HỎI ĐIỀU TỐT LÀNH

Một vị sa-môn thưa hỏi Phật: "Điều chi là lành? Điều chi lớn nhất?"
Phật dạy: "Tu theo đạo, giữ lấy sự chân thật, đó là điều lành. Tâm ý phù hợp với đạo, đó gọi là lớn."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM
SỨC MẠNH VÀ SỰ SÁNG

Một vị sa-môn thưa hỏi Phật: "Thế nào là có nhiều sức mạnh? Thế nào là sáng suốt nhất?"
Phật dạy: "Nhẫn nhục là có nhiều sức mạnh, vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được yên lành, khỏe mạnh. Người nhẫn không làm điều hung dữ, tất nhiên được người khác tôn trọng.
"Tâm dứt hết cấu nhiễm, trong sạch không chút uế trược, ấy là sáng suốt nhất. Từ thuở chưa có trời đất đến nay, khắp nơi trong mười phương, không có điều chi là chẳng thấy, chẳng biết, chẳng nghe, thành tựu Nhất thiết trí. Như vậy có thể gọi là sáng suốt."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU
BỎ LUYẾN ÁI ĐƯỢC ĐẠO

Phật dạy: "Người ta ôm ấp lấy sự luyến ái và tham dục nên chẳng thấy được đạo. Ví như nước lóng trong, nay lấy tay quậy lên, mọi người đến đó chẳng ai nhìn thấy được hình chiếu của họ dưới nước. Người ta để cho sự luyến ái và tham dục làm xáo trộn, uế trược trong lòng dấy lên, nên chẳng thấy được Đạo. Sa-môn các ông nên xả bỏ sự luyến ái và tham dục. Ái dục đã trừ hết, có thể thấy được Đạo."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY
SÁNG ĐẾN TỐI ĐI

Phật dạy: "Phàm kẻ hiểu được đạo cũng như người cầm đuốc đi vào nhà tối. Sự tối liền mất đi, chỉ còn sự sáng. Người học đạo hiểu ra chân lý thì ngu si tối tăm phải dứt, chỉ còn lại trí tuệ sáng suốt mà thôi."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM
NGHĨ TƯỞNG LẼ KHÔNG

Phật dạy: "Giáo pháp của ta niệm tưởng cái ý vô niệm, thực hành cái hạnh vô hành, nói ra cái điều vô ngôn, tu tập nơi chỗ không tu. Ai hiểu được thì gần đạo, ai mê muội thì xa đạo. Chỗ nói năng dứt hết, sự vật cũng chẳng trói buộc được. Chỉ sai lệch đôi chút thì phút chốc đã mất ngay."

CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN
QUÁN SÁT CHÂN GIẢ

Phật dạy: "Quán xét trời đất, nghĩ nhớ lẽ vô thường. Quán xét thế giới, nghĩ nhớ lẽ vô thường. Quán xét linh giác thấy đó là Bồ-đề. Chỗ thấy biết như vậy có thể mau được đắc đạo."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI
NGÃ VỐN LÀ KHÔNG

Phật dạy: "Nên nghĩ đến bốn chất lớn ở trong thân, mỗi chất tự nó đều có tên, rốt cuộc không chất nào là ta cả. Cái ta đã không có, chỉ như huyễn hóa thôi."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI MỐT
THAM DANH MẤT GỐC

Phật dạy: "Người ta thuận theo tình dục, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa. Tham danh theo thế tục mà chẳng chịu học đạo, chỉ uổng công phu, nhọc hình hài. Cũng như đốt hương, tuy nghe được mùi hương, mà hương đã cháy tàn rồi. Kìa ngọn lửa hại thân đang chực sẵn phía sau ta đó."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI HAI
TÀI SẮC CHUỐC SỰ KHỔ

Phật dạy: "Của cải và sắc dục đến mà người mà chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải bị cái hại đứt lưỡi."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BA
VỢ CON TRÓI BUỘC

Phật dạy: "Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa. Chỗ tham luyến đối với sắc đẹp, đâu có ngại phải bôn ba? Dầu có sa vào miệng cọp cũng cam tâm chịu. Tự mình chìm đắm xuống chỗ bùn lầy, nên gọi là phàm phu. Qua được cửa ấy là bậc La-hán xuất trần.

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BỐN
SẮC DỤC CHE LẤP ĐẠO

Phật dạy: "Trong các thứ ham muốn, ái luyến, không gì sâu nặng bằng sắc đẹp. Sắc đẹp gây ra sự ham muốn chẳng có gì bằng. May là chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có đến hai thứ như vậy, thì khắp nơi không còn ai có thể theo đạo được nữa."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI LĂM
LỬA DỤC THIÊU THÂN
Phật dạy: "Người say mê ái dục giống như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị họa cháy tay."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI SÁU
THIÊN MA QUẤY RỐI PHẬT

Một vị thiên ma mang cô gái rất đẹp đến dâng cho Phật, muốn phá hoại ý chí của Phật. Phật nói: "Này cái túi da đựng những món dơ, ông đến đây mà làm gì? Đi đi. Ta không dùng đến." Thiên ma càng thêm kính phục, nhân đó thưa hỏi về lẽ đạo. Phật giảng thuyết cho nghe, [vị ấy] liền đắc quả Tu-đà-hoàn.

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BẢY
KHÔNG VƯỚNG MẮC

Phật dạy: "Người cầu đạo như cây gỗ thả dưới nước, theo dòng trôi đi. Nếu chẳng vướng ở hai bờ, chẳng bị người ta lấy mất, chẳng bị quỉ thần ngăn trở, chẳng bị chỗ nước xoáy cuốn vào, lại cũng chẳng mục nát, thì ta nói chắc rằng cây ấy sẽ trôi ra biển. Người học đạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà ác quấy rối, lại tinh tấn theo lẽ vô vi, thì ta nói chắc rằng người ấy thế nào cũng đắc đạo."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI TÁM
CHỚ BUÔNG THẢ TÂM Ý

Phật dạy: "Chớ tin nơi tâm ý, tâm ý không thể tin cậy được. Thận trọng chớ gần gũi sắc dục, gần gũi sắc dục tất sanh tai họa. Đắc quả A-la-hán rồi, mới có thể tin cậy nơi tâm ý."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI CHÍN
CHÁNH QUÁN TRỪ SẮC DỤC

Phật dạy: "Thận trọng chớ ngắm nhìn đàn bà, cũng đừng nói năng tiếp xúc. Nếu cần nói chuyện, nên giữ tâm chân chánh mà suy nghĩ rằng: Ta là sa-môn, ở đời ác trược phải như hoa sen, chẳng vấy bùn nhơ. Đối với phụ nữ già cả, hãy tưởng như mẹ mình; đối với phụ nữ lớn tuổi hơn, tưởng như chị gái; hoặc nhỏ tuổi hơn thì tưởng như em gái; nhỏ tuổi hơn nhiều thì tưởng như con gái của mình. Tưởng như thế rồi sanh tâm muốn độ thoát họ, dập tắt mọi ý nghĩ xấu."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI
LÌA XA LỬA DỤC

Phật dạy: "Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần thì phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI MỐT
TĨNH TÂM TRỪ DỤC

Có người kia lòng dâm dục chẳng dứt, muốn tự tay cắt bỏ dương vật. Phật dạy người ấy rằng: "Nếu cắt bỏ dương vật, chẳng bằng lo dứt đoạn tâm. Vì tâm như người cai quản, nếu người cai quản dừng, thì những kẻ tùy tùng cũng phải dừng. Tà tâm chẳng dứt, cắt bỏ dương vật có ích gì?"
Phật vì người ấy mà thuyết kệ rằng:
Dục sanh ra từ ý,
Ý do tư tưởng sanh.
Ý, tưởng đều tịch tĩnh,
Không sắc, không hành dâm.
Phật nói: "Bài kệ ấy do Phật Ca-diếp thuyết."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI HAI
TRỪ NGÃ KHÔNG CÒN SỢ

Phật dạy: "Người ta vì ái dục sanh ra lo nghĩ, vì lo nghĩ sanh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?"

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BA
TRÍ SÁNG PHÁ TÀ MA

Phật dạy: "Người cầu đạo tỷ như một người chiến đấu chống muôn người. Mặc áo giáp lên đường, hoặc có ý khiếp sợ, hoặc nửa đường thối lui, hoặc đánh nhau mà chết, hoặc chiến thắng trở về. Sa-môn học đạo nên giữ vững lòng mình, tinh tấn dũng mãnh, chẳng sợ những gì sắp tới, phá diệt chúng ma mà chứng đắc đạo quả."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BỐN
TRUNG ĐẠO

Một vị sa-môn ban đêm tụng kinh Di giáo của Phật Ca-diếp. Tiếng tụng nghe buồn bã và gấp rút, trong lòng hối tiếc, muốn thối chí. Phật hỏi: "Khi còn ở nhà, ông đã từng làm gì?
Đáp rằng: "Con thích khảy đàn."
Phật hỏi: "Dây chùng quá thì sao?"
Đáp rằng: "Chẳng kêu."
"Dây căng quá thì thế nào?"
Đáp rằng: "Mất tiếng."
"Chẳng chùng, chẳng căng, giữ mức vừa phải thì thế nào?"
Đáp rằng: "Các âm đều vang lên đủ."
Phật dạy: "Sa-môn học đạo cũng giống như vậy. Nếu tâm được điều hòa vừa phải, thì có thể đắc đạo. Đối với đạo nếu tâm mạnh mẽ thái quá tất thân phải mỏi mệt. Thân đã mỏi mệt, ý tất sanh buồn não. Nếu ý sanh buồn não, việc làm tất thối lui. Việc làm đã thối lui, tội lỗi tất tăng thêm nhiều. Chỉ nên thanh tịnh, an lạc thì đạo chẳng mất."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI LĂM
TRỪ CẤU NHIỄM

Phật dạy: "Như người luyện sắt, loại bỏ cặn dơ mà rèn thành đồ vật. Đồ vật ấy tất là rất tốt. Cũng vậy, người học đạo trừ bỏ những cấu nhiễm trong tâm tất sẽ được hạnh trong sạch."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI SÁU
ĐƯỢC CHỖ TỐT HƠN

Phật dạy: "Người ta lìa khỏi các đường ác, được làm người là khó.
"Được làm người, tránh thân nữ nhi được làm nam tử là khó.
"Được làm nam tử, có đủ sáu căn là khó.
"Có đủ sáu căn, được sanh nơi xứ trung tâm là khó.
"Được sanh nơi xứ trung tâm, gặp Phật ra đời là khó.
"Được gặp Phật ra đời, hiểu được lẽ đạo là khó.
"Hiểu được lẽ đạo, phát khởi lòng tin mạnh mẽ là khó.
"Đã phát khởi được lòng tin mạnh mẽ, phát tâm Bồ-đề là khó.
"Đã phát tâm Bồ-đề, đạt đến chỗ vô tu vô chứng là khó.
CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BẢY
GIỮ GIỚI GẦN ĐẠO

Phật dạy: "Đệ tử Phật tuy ở cách xa Phật nhiều ngàn dặm, nhưng luôn nhớ nghĩ đến giới luật, tất được chứng quả. Còn như kẻ kề cận bên ta, thường được thấy ta, nhưng chẳng làm theo giới luật, rốt cùng chẳng thể đắc đạo."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI TÁM
CÓ SANH CÓ DIỆT

Đức Phật hỏi một vị sa-môn: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Được vài ngày." Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo."
Phật lại hỏi một vị sa-môn khác: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Chỉ trong một bữa cơm." Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo."
Phật lại hỏi một vị sa-môn khác: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Chỉ trong hơi thở vào ra mà thôi."
Phật dạy: "Hay thay! Ông thật đã hiểu đạo."

CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI CHÍN
LỜI DẠY CHẲNG SAI

Phật dạy: "Người học đạo Phật, đối với những lời Phật dạy, đều nên tin nhận. Giống như khi ăn mật, phía trong và phía ngoài đều là vị ngọt. Kinh điển của ta cũng như vậy đó."

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI
LỄ BÁI DO NƠI TÂM

Phật dạy: "Sa-môn đi quanh cung kính, đừng như con trâu kéo cối xay, thân tuy đi quanh, mà tâm chẳng tùy theo. Nếu tâm đã cung kính, cũng chẳng cần việc đi quanh như thế."

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI MỐT
LÒNG NGAY TRỪ DỤC

Phật dạy: "Người học đạo ví như con trâu chở nặng đi giữa bùn sâu. Đành rằng nó mỏi mệt hết sức, song phải chú tâm chẳng dám nhìn qua hai bên. Đến chừng ra khỏi bùn lầy, mới có thể tươi tỉnh nghỉ ngơi. Sa-môn nên quán tưởng tình dục còn nguy hiểm hơn cả bùn lầy, hãy đem lòng ngay thẳng mà nghĩ nhớ đến đạo, mới có thể thoát được các điều khổ."

CHƯƠNG THỨ BỐN MƯƠI HAI
BIẾT ĐỜI LÀ HUYỄN

Phật dạy: "Ta xem ngôi vị vua chúa như bụi qua kẽ hở, xem của báu vàng ngọc cũng như ngói sạn, xem y phục gấm vóc như mảnh lụa rách, xem cõi đại thiên thế giới như một trái táo, xem nước hồ A-nậu như dầu thoa chân.
"Ta xem cửa phương tiện đặt ra như của báu biến hóa mà có, xem Vô thượng thừa như vàng lụa trong giấc mộng, xem đạo Phật như đóa hoa trước mắt, xem thiền định như cây trụ chống đỡ núi Tu-di, xem Niết-bàn như thức dậy sau giấc ngủ đêm, xem sự thấy biết đúng sai cũng như sáu con rồng lượn múa, xem lẽ bình đẳng như địa vị chân thật duy nhất, xem việc hành hóa đạo lý như cây cối bốn mùa.

Các vị đại tỳ-kheo nghe Phật thuyết kinh này xong, thảy đều vui vẻ phụng hành.

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/10/2012).

ÂN ĐỨC MẸ HIỀN.THICH NU CHAN TANH,CON THANH TAM GOI DEN ME YEU DAU CUA CHAN TANH.CON CHUC ME SONG LAU CHAM TUOI ,CO GANG TU HANH.( NIEM PHAT.NAM MO A DI DA PHAT).CON CAM ON ME CHO CON CAI THAN TU DAI DA TAM NAY DE TU HANH,CUU DO CHUNG SANH RA BE KHO.A DI DA PHAT.


ÂN ĐỨC MẸ HIỀN
ÂN ĐỨC MẸ HIỀN
ÂN ĐỨC MẸ HIỀN

Nắng mưa tai biến bất thần,
Mẹ hiền lỡ bước, bước lần dặm xa.
Sông hằng gượng bế con qua,
Gió to sóng cả lập lòa hoàng hôn.
Mẹ hiền run rẩy cô đơn,
Tử thần đe dọa nguồn cơn nát lòng.
Thương con ôm xiết tay vòng,
Chịu chung ách nạn, nước sông nhận chìm.
Ôi ! từ tâm mẹ vô biên
Từ tâm vô lượng mẹ hiền , hiền ơi !.
Thiện căn rung động đất trời
Vãng sanh mẹ vãng lên nơi chin tầng…
Báo thân bậc Đại Phạm Vương,
Thế nên Phật đã tuyên dương đức này;
Ân đức mẹ sánh tày đại Địa
Tượng bào thai trăm trịa thân con,
Ân đức mẹ năng sanh vượt ải,
Vượt cạn ôi! Tê tái một mình.
Đức năng chính ngần xinh tay mẹ,
Vuốt ve con uốn nắn tay chân.
Ân đức mẹ ân cần dưỡng dục,
Trãi bốn mùa chu tất dưỡng nuôi.
Ân đức mẹ cao vời trí giả,
Khơi tuệ tâm cao cả rạng ngời.
Trang nghiêm quá diệu vời ân đức,
Ngọc châu ngời ân đức điểm trang.
Ân đức mẹ dịu dàng an ẩn,
Trao chút lòng từ mẫn vô biên.
Ân đức mẹ dịu hiền giáo thọ,
Phương tiện tùy nơi chổ bảo ban.
Ân đức mẹ trân cam giáo giới,
Ngăn ngừa con tội lỗi xa lìa.
Phó gia nghiệp đức kia máu lệ,
Cơ ngơi mình quyết để cho con.
Mười ân đức mẹ chon von,
Mười ân đức mẹ vuông tròn phật tiên.
{« Thi hóa phẩm Tâm Địa Quán »}
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/10/2012).

HOA HỒNG THẮM ĐẠO.


HOA HỒNG THẮM ĐẠO
HOA HỒNG THẮM ĐẠO
Hoa hồng thắm đạo
( Xin cùng nguyện cầu cha mẹ chúng ta đều được an lạc trong mọi cõi)
1
"Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mọt, như đường mía lau"
Mẹ cha ân nghĩa rộng sâu !
1
Làm sao phụng dưỡng đáp đền song thân?
Công ơn núi biển sanh thành
Dưỡng nuôi dạy dỗ nghĩa ân bằng trời
1
Bông hồng rạng rỡ xin mời..
Cài bên ngực trái.. ai ơi mẹ còn
Mẹ cha gấc đỏ càng son
Khuya thăm trưa viếng ngọt ngon dẻo bùi
Mây trôi phiêu lãng ngậm ngùi
1
Buồn thương mấy độ trăng vơi lệ nhòa
Con quì bên hội pháp tòa
Nâng bông hồng trắng.. hương hoa lễ rằm
1
Mừng ngày Tự Tứ trong năm
Vu lan tháng bảy trăng rằm sáng soi
Lòng con kính gởi non đoài
Mười phương chư Phật hiển oai thương tình
Nguyện cùng chư vị Thánh linh
Mục Kiền Liên Bồ Tát.. thấu tình chúng sinh
1
Chấp tay quì nguyện anh linh
Mẹ cha nhiều kiếp giác tình viên thông
Đèn hoa ai thả bên sông!
Phóng sanh đêm hội sáng lòng uyên nguyên!
1
Chấp tay con nguyện hương thiền
Mẹ cha niệm Phật huệ viên đủ đầy
Áo lam mẹ hiền nương mây
1
Cùng cha dự hội.. ngộ đầy pháp chơn
Gió xao cành phướn chập chờn
Như linh cha mẹ nhận ơn Phật Đà
Hồng danh rộn ràng niệm ca
1
Tử sinh thanh tịnh.. bửu tòa thênh thang
Con quì bên cánh áo vàng
Trăng phơi màu đạo thu ngàn mênh mang
Mâm xôi nếp dẽo rộn ràng
1
Cùng hoa hồng thắm đạo tràng chúng sanh.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/10/2012.)

NGƯỜI PHẬT TỬ TU ĐIỀU GÌ?


NGƯỜI PHẬT TỬ TU ĐIỀU GÌ?
NGƯỜI PHẬT TỬ TU ĐIỀU GÌ?
Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần trả lời câu hỏi tại sao chúng ta trở thành Phật tử?
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc? Việc giữ giới có khó không? Làm sao để giữ giới tốt mà không cảm thấy đó là những điều bắt buộc quá khó hay không thiết thực? Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta phải trở về với những điểm thiết thực cần thảo luận để làm rõ vấn đề. Đó là mục đích tu Phật và động cơ tu hành.
Với vấn đề mục đích tu hành, chúng ta phải biết vì sao chúng ta muốn tu tập. Có nhiều động cơ khác nhau dẫn người ta đến đạo phật, mỗi người có một hoàn cảnh, một duyên nghiệp khác nhau khiến chúng ta tìm đến đạo phật. Đạo là gì? Là con đường hay cách sống để có được một đời sống tốt đẹp, an toàn và hạnh phúc hơn. Giác ngộ chính là thấy ra bản chất của cuộc sống vốn tiềm ẩn một cái gì đó không ổn định và không đem đến sự thỏa mãn tuyệt đối. Sự không thỏa mãn này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ thô tới tế. Ở những nước kém phát triển, điều này dễ nhận thấy, nạn nhân mãn, thiếu hụt lương thực, đói, khát, nóng, lạnh, thiên tai, chết chóc, chiến tranh ở nhiều cấp độ khác nhau. Đó là những tồn tại dễ thấy nhất của khổ.
Ở những nước đang phát triển, sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sự thay đổi, phải nâng cao trình độ nhận thức và nghiệp vụ không ngừng gây lên căng thẳng, chán nản, bực bội, thất vọng, nghi ngờ và ganh tỵ, thậm chí phẫn uất; chúng đều là những hình thức khác của khổ (dukka) mà người phải đối mặt hàng ngày. Ở những nước đã phát triển, điều kiện vật chất tương đối hoàn hảo, chiến tranh thiên tai cũng xảy ra đâu đó không gần họ, phải chăng khổ không còn? Lúc này con người phải đối mặt với những vấn đề khác, là vấn đề bên trong, ngay trên thân thể chúng ta hay trong tâm hồn mỗi người, trong các mối quan hệ giữa những cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội.
Không ai chọn được cha mẹ, quê hương, đất nước mà mình đã sinh ra, đây là một sự thật. Không ai chọn được chiều cao, dáng vẻ, đường nét trên thân thể và gương mặt mình. Ai cũng muốn mình xinh đẹp hơn, khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, đáng yêu hơn và khi đã có rồi, chúng ta muốn chúng tồn tại mãi mãi, nhưng có ai không phải trải qua già, bệnh và chết? Đây là một sự thật mà không ai tránh khỏi, cho dù người đó sống ở bất cứ đâu trên thế giới này.
Tình cảm của chúng ta luôn thay đổi, khiến ta phải phấp phỏm lo sợ không biết những gì mà chúng ta đang có sẽ đi về đâu. Khi mất đi những gì mà ta cho là “của ta”, chúng ta thất vọng, đau khổ, và thậm chí tuyệt vọng. Tình cảm còn thay đổi nhanh hơn cả thời tiết. Như vậy sự không thỏa mãn tồn tại ở khắp mọi nơi, dưới nhiều hình thức và cấp độ, tuy nhiên, nhận ra nó hay không, và khi nhận ra nó rồi, chúng ta chấp nhận nó như một sự thật trong đời sống hay tìm cách trốn tránh, che đậy cho nó bằng nhiều thứ khác để có được cảm giác an toàn giả tạo?
Để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta cần phải biết nguyên nhân của chúng, điều giác ngộ cần thiết phải có để loại trừ nguyên nhân của khổ. Có những vấn đề chúng ta có thể thay đổi được, hay tác động khiến nó phải thay đổi. Nhưng cũng có những thứ chúng ta không thể thay đổi được, và điều tốt nhất là chính chúng ta phải thay đổi để phù hợp hơn với hoàn cảnh sống 1.300 năm trước, Santideva, một nhà sư ở Ấn Độ đã thốt lên: “Làm sao ta có thể có đủ thảm da để che trọn mặt đất. Nhưng chỉ với đôi dép này ta có thể bảo vệ đôi chân mình khỏi trầy xước” (trên đường đời đầy chông gai). Đây chính là trí tuệ biết chấp nhận và hóa giải những khúc mắc trong cuộc sống.
Khác với những tôn giáo tin vào Thượng đế, Đức phật nói rằng không có một nguyên nhân đầu tiên và duy nhất cho mọi hiện tượng. Mỗi cái đều là nhân cho một cái khác, và chính nó cũng chỉ là quả của một chuỗi các tiến trình nhân - duyên khác nhau. Như vậy nhân cũng là quả và quả cũng là nhân. Sau đây là một đoạn trích dẫn trong Trường Bộ Kinh, câu hỏi của Thiên chủ Sakka liên quan đến vấn đề mà chúng ta đang thảo luận hôm nay. Cuộc đối thoại giữa Đức Phật và vị thiên chủ diễn ra như sau:
Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:
- Bạch Thế Tôn, do trói buộc gì (vì nguyên nhân nào), các loài Thiên, Nhân, Asurà, NàGà, Càn Thát Bà. Đây là cách phân loại chúng sinh trong cõi dục giới: loài người và trời (chư thiên) thuộc vè cảnh vui; loài Asura (A Tu la) là một dạng chúng sinh có thần lực hơn con người nhưng lại không tỏa sáng như chư thiên vì tâm họ thường bị sân hận chi phối; loài Nâga thuộc về súc sinh dạng lớn (như rồng, rắn, thần, voi…) và có chút ít thần lực; loài Ganthabba (Càn thát bà) cũng thuộc về dạng quỷ thần (như Asura và Nâga) biết bay và hưởng thụ mùi hương như thức ăn. Và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: “Không thù hận, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù”. Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch và với ác ý, họ lại sống với nhau trong hận thù?
Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:
- Do đố (ganh tỵ) và tham (keo bẩn), các loài Thiên, Nhân, Asurà, Nàgà, Càn Thát Bà và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: “Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không thù hận”. Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.
Đó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiên Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con diệt tận, do dự của con tiêu tan.
Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn, đố kỵ, tham lam, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sinh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có thì đố kỵ, tham lam có? Cái gì không có, thì tật đố kỵ, tham lam không có?
- Này Thiên chủ, đố kỵ và tham lam do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét làm chúng sinh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có thì đố kị, tham lam có; ưa ghét không có thì đố kị, tham lam không có.
- Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sinh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có thì ưa ghét có? Cái gì không có thì ưa ghét không có?
- Này Thiên chủ, ưa ghét do tham cầu làm nhân duyên, do tham cầu làm tập khởi, tham cầu khiến chúng sinh khởi, tham cầu khiến chúng hiện hữu. Tham cầu có thì ưa ghét có; tham cầu không có thì ưa ghét không có.
- Bạch Thế Tôn, nhưng tham cầu do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến tham cầu sinh khởi, cái gì khiến tham cầu hiện hữu? Cái gì có thì tham cầu có? Cái gì không có thì tham cầu không có?
- Này Thiên chủ, tham cầu do suy nghĩ làm nhân duyên, do suy nghĩ làm tập khởi; suy nghĩ khiến tham cầu hiện hữu. Suy nghĩ có thì tham cầu có; suy nghĩ không có thì tham cầu không có.
- Bạch thế Tôn, suy nghĩ lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến suy nghĩ sinh khởi, cái gì khiến suy nghĩ hiện hữu? Cái gì có thì suy nghĩ có? Cái gì không có thì suy nghĩ không có?
- Này Thiên chủ, suy nghĩ lấy các loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tưởng hý luận khiến suy nghĩ sinh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến suy nghĩ hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có thì suy nghĩ có. Do các loại vọng tưởng hý luận không có thì suy nghĩ không có”. (DN.21)
Cuộc đối thoại này cho thấy Thiên chủ là một vị trời rất có trí tuệ, luôn muốn tìm hiểu vấn đề một cách rốt ráo. Vì như một vị lãnh đạo các chư thiên (năng lực thiện chủ đạo trong mỗi người hay trong vũ trụ), vị thiên chủ này muốn giải quyết vấn đề một cách có ý thức và có hệ thống, đúng phương pháp dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của vấn đề và các mối quan liên hệ tương quan tương tức. Đây là phương pháp trực diện để giải quyết vấn đề rất Phật giáo: quan tâm một cách sáng suốt và khách quan nhìn nhận để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, sự quan tâm đúng đắn này phải có nền tảng từ tình yêu thương không phân biệt và không thiên vị. Điều này là điểm khác biệt giữa sự tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm thuộc về tâm linh và tôn giáo với khoa học và kỹ thuật. Đoạn kinh trên cũng cho thấy khái niệm về thiên thần và Thiên chủ (không phải Thượng Đế như quan niệm của người Thiên chúa hay người Hồi giáo, Hindu giáo) trong đạo phật nhưng rất khác với tôn giáo khác.
Câu hỏi của Thiên chủ Sakka phản ánh một vấn đề rất thực tế trong thế giới này: tại sao mọi người muốn hòa bình, yên ổn, hạnh phúc nhưng họ lại tự làm khổ mình và làm khổ người bằng cách gây bất đồng, bất ổn và chiến tranh? Câu trả lời của Đức Phật chỉ ra nguyên nhân là các phiền não nghiệp chướng của chúng sinh bắt đầu từ sự ích kỷ và thủ chấp. Chúng ta hãy trở lại với chuỗi nhân duyên tạo ra cái thế giới bất ổn này, nó như sau: ganh tỵ- ích kỷ có nguyên nhân trong ưa-ghét, cái này lại bắt nguồn từ tham cầu, và tham cầu lại đến từ suy nghĩ có nền tảng là vọng tưởng hý luận. Vọng tưởng hý luận chính là nhận thức sai lầm; khi các dữ liệu là không chính xác, suy nghĩ dựa trên những dữ liệu đó là tà tư duy (micchâ sakappa = vitakka) và các tà tư duy đó dẫn đến ưa-ghét dựa trên sự suy xét cảm tính chủ quan của cá nhân, và nó tạo ra đố kỵ và ích kỷ điều dẫn đến hiềm thù, xung đột và chiến tranh. Khi tham cầu được thỏa mãn, con người sinh tham (ưa thích), và từ tham này khiến họ ích kỷ muốn những gì vừa đạt được chỉ thuộc về mình, không muốn chia sẻ; khi tham cầu bị từ chối, người ta nổi sân hận (ghét) và ganh tỵ đối với những ai đang có cái mà mình mong muốn. Và như vậy, trong vô minh, chúng sinh mong cầu hạnh phúc và an ổn nhưng lại tự tạo ra đau khổ và bất ổn trong xã hội do chúng thiếu hiểu biết về chính mình và không biết rằng những gì đang diễn ra là mang tính nhân quả, không có một Thượng đế hay Sa tăng nào sau đó. Câu trả lời của Đức Phật đưa chúng ta về với sự thực đang diễn ra xung quanh chúng ta, về bản chất của con người nói riêng và về các hiện tượng của đời sống nói chung trong mối tương quan nhân quả.
Trong đời sống hàng ngày cũng vậy, mọi sự việc xảy ra đều có nguyên nhân và tạo duyên cho một hay nhiều sự việc khác. Sinh ra ở đâu và như thế nào cũng có nguyên nhân và duyên nghiệp của nó. Xinh đẹp hay xấu xí, khỏe mạnh hay yếu đuối, thông minh hay tầm thường, thành đạt hay không thành đạt… tất cả đều có những nguyên nhân sâu xa mà Phật giáo gọi là Nghiệp (kamma) và quả của nghiệp (kamma-vipâka).
Vậy, nghiệp là gì? Theo nghĩa đen, nghiệp chính là hành động. Hành động hay biểu hiện qua 3 cửa là: thân, khẩu và ý. Về phương diện đạo đức, nghiệp lại được chia ra 3 loại: thiện, bất thiện và trung tính, nghĩa là không thiện cũng không ác. Về phương diện triết học, nghiệp chính là ý chí (cetanâ) hay động lực (sa#cetanâ) sau mỗi hành động. Trong mối quan hệ tương tác nhân quả trong thời gian, nghiệp lại được đề cập đến như hiện nghiệp, quá khứ và quả báo trong tương lai. Nghiệp cũng được nói đến dưới một số thuật ngữ khác như cận tử nghiệp, thường nghiệp, đoạn nghiệp, chướng nghiệp…Đây là một vấn đề khá rộng lớn, mà bài viết này không đi sâu vào giải thích tất cả các khía cạnh mang tính triết lý của chữ nghiệp. Tuy nhiên, theo sự phân tích tâm lý ở đoạn kinh trên, chúng ta cũng đã có được một cái nhìn khá thực tế về vấn đề nghiệp quả.
1
Thả hoa trong ngày lễ Vu Lan
Hành động như thế nào thì gọi là thiện, và hành động như thế nào thì gọi là ác, điều này liên quan đến quan niệm thiện - ác vốn được hình thành và tồn tại cùng với sự hình thành và tồn tại của xã hội loài người. Quan niệm thiện - ác vốn thay đổi theo thời gian cũng có những điểm dị biệt tùy theo xã hội, cộng đồng hay tôn giáo. Trong đạo Phật, thực hành 5 giới cấm là tránh làm ác, tu Thập thiện làm lành, vun bồi phước đức, như bố thí, giữ giới, tu thiền…
Đoạn đối thoại sau đây giữa Đức Phật và một nhóm Bà la môn ở Ấn Độ vào hơn 2.500 năm trước được ghi lại trong Trung Bộ Kinh nói về nghiệp trong ý nghĩa phổ biến nhất của nghiệp. Câu hỏi liên quan đến một vấn đề mà các Bà la môn trưởng giả đang quan tâm về sự sai biệt của các chúng sinh trong thế giới. Và câu trả lời của Đức Phật là những lời giải thích dùng khái niệm nghiệp - quả, vốn là một niềm tin rất thịnh hành ở Ấn Độ, nhưng cách phân tích của Đức Phật cho thấy một sự lý giải mới, khác với niềm tin thông thường của đại chúng.
- Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào nơi tốt đẹp, Thiên giới, đời này?
- Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chính đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, có một số loại hữu tình, sau khi thân mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chính đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào thiện thú, thiên giới, đời này.
- Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!
- Như vậy các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Thế Tôn nói như sau:
- Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chính đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chính đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chính đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sinh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chính đạo (10 ác nghiệp qua 3 thân, 4 qua khẩu và 3 qua ý hành)
Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chính đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chính đạo? Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ có người từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và loài hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở… Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chính đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chính đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”, nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”; nếu không biết người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân vị kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sinh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chính pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chính đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chính đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không bị oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!” Người ấy có chính kiến, không có tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sinh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chính thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chính đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chính đạo, này các Gia chủ, ở đây, một sồ loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào nơi tốt đẹp, nhân gian hay thiên giới.
Này các Gia chủ, nếu một vi hành đúng pháp, đúng chính đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sinh vào đại phú gia Bà-la-môn… đại phú gia, vương tộc Sát - đế - lị” Sự kiện nảy xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sinh vào đại phú gia, vương tộc Sát – đế –lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy, là vị hành đúng pháp, đúng chính đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vi hành đúng pháp, đúng chính đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi than hoại mạng chung, tôi được sinh vào đại phú gia Bà-la-môn…đại phú gia gia chủ!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sinh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vi ấy là vị hành đúng pháp, đúng chính đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chính đạo, mong ước: “Ôi mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sinh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương, với chư thiên cõi trời Ba mươi ba, với chư thiên Dạ ma, với chư thiên Đâu-suất-đà, với chư thiên Hóa lạc, với chư thiên Tha hóa tự tại, với chư thiên Phạm chúng, với chư thiên Quang thiên, với chư thiên Thiểu Quang thiên, với chư thiên Vô lượng quang thiên, với chư thiên Quang âm thiên, với chư thiên Tịnh thiên, với chư thiên Thiểu tịnh thinh, với chư thiên Vô lượng tịnh thiên, với chư thiên Biến tịnh thiên, với chư thiên Quảng quả thiên, với chư thiên Vô phiền thiên, với chư thiên Vô nhiệt thiên, với chư thiên Thiện hiện thiên, vớ chư thiện Thiện kiến thiên, với chư thiên Sắc cứu kính thiên, với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên với chư thiên Thức vô biên xứ thiên, với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên, với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sinh thân hữu với chư thiên phi thưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chính đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chính đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng, với sự đoạn từ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an tú ngay trong hiện taị tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Vì sao vậy? Vì vị ấy hành đúng pháp, đúng chính đạo.
Khi nhe nói vậy, các gia chủ ở Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:
“Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chính pháp đã được Thế tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ- kheo Tăng, mogn Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!” (Saleyyasutta M41)
Như vậy, tu là chuyển nghiệp hay sửa đổi thái độ và cách hành xử trong cuộc sống.
Sự sửa đổi này bắt đầu từ chính tín (niềm tin đúng đắn) và chính kiến (hiểu biết về nhân - quả thiện ác để rồi bỏ ác làm lành, tu tâm sửa tánh). Như vậy ai cũng phải tu thì mới có hạnh phúc a lạc ngay tỏng đời này, và cũng tạo duyên cho một sự tái sinh tốt đẹp cho đời sau.
Việc tu thường bắt đắu từ một sự nhận thức hay kinh nghiệm nào đó khiến người ta phải thay đổi cách sống và cách nhìn nhận về con nguời và cuộc đời. Sự kiện nàycó thể đến từ một cú sốc nào đó trong các mối quan hệ, cũng có thể nó đến từ một sự mất mát lớn lao khiến người ta cảm thấy hụt hững trong cuộc sống khiến họ thấy khổ, nó cũng có thể là một người suy nghĩ về tính chất vô thường giả tạm của đời sống qua những gặp gỡ tiếp xúc và chiêm nghiệm. Nhưng thấy khổ và thấy vô thường giả tạm cũng chưa đủ để người ta vượt qua chúng, người ta cần phải hiểu chính mình qua các mối quan hệ và các sự kiện xẩy ra trong đời sống, và từ đó thấy ra tính vô ngã trong vạn pháp để thôi thủ chấp và tích lũy. Như vậy, đến giai đoạn cuối, tu là buông bỏ, bắt đầu từ buông bỏ tà kiến chấp thủ, buông bỏ các ác hạnh khiến mình và người đau khổ, buông bỏ các định kiến và các thói quen không lành mạnh đã được điều kiện hóa, cho đến buông bỏ cả pháp môn đã từng tu tập trong một giai đoạn nào đó trên đường giải thoát. Phải biết rằng Pháp Phật như những liều thuốc chữa bệnh cho chúng sinh, khi bệnh hết thì không cần phải uống thuốc đó nữa.
Diệu pháp là thần dược, Pháp (như dược liệu) được liệt kê là gồm 37 vị, chia ra thành 7 thang, nhưng tựu trung lại có 7 pháp gọi là bồ đề phần. Khi phật pháp được xem như một con đường sống để có hạnh phúc an lạc chân thật, thì nó lại được gọi là Bát Thánh Đạo. Và khi Pháp được miêu tả như những gì cần phải huấn luyện, học tập để có được an lạc giải thoát thì chúng ta lại phải thực hành “Giới-Định-Tuệ”. Người Phật tử tu chính là học và thực hành những pháp trên.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/10/2012.)GHPGVNTTG.