Wednesday 27 March 2013

OAI NGHI VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI XUẤT GIA.


Đời người xuất gia rất thanh cao .Trong các oai nghi Đl thích nhất là ăn ngọ và không ăn phi thời .Lúc trước do không hiểu nhiều lúc đói cũng hay ăn khuya khi hiểu rồi cho dù đói cũng không dám chỉ uống nước rồi đi ngủ .Đl trích dẫn cho những ai chưa hiểu ,hy vọng qua đây các Liên Hữu đều thực hành giống Đl .Cuộc sống chung quanh ta còn rất nhiều điều mà ta chưa hiểu rõ .
Sau đây là các oai nghi và đạo đức của người xuất gia .

1.Không mở trai đàn.
2. Lợi hòa đồng phân.
3. Sống chung với côn trùng và bụi bặm.
4. Ở ẩn bên suối.
5. Tiền rơi không nhìn .
6. Không giữ vải và lương thực .
7. Không nhớ đến tiền.
8. Cửa không đóng.
9. Chân nhân không lộ tướng .
10. Mặc lá sen, ăn hạt tùng .
11. Làm bạn với chim muông.
12. Thiểu dục tri túc.
13. Ước mong biển chúng thanh tịnh .
14. Đắp một y, ăn một bữa .
15. Một mình giữ cửa chết.
16. Không ăn tối.
17. Hoá duyên trái lẽ .
18. Thầy giảng pháp.




Ở tỉnh Triết Giang, vùng Triệu Hưng, vào mùa an cư, những hành giả tham thiền, nếu mỗi tối làm cơm ăn, gọi là “phóng tam phạn” (bữa cơm thứ ba). Tương truyền, tập tục ăn bữa cơm này rất thịnh soạn, rất nhiều thức ăn, xa xỉ hơn bữa cơm ngọ. Cái tập tục hư hại này lại được truyền rất lâu dài. Thuở xưa, có một vị tiền bối đạo đức cao siêu (tức Thiền sư Pháp Huệ) nghe chúng Tăng phòng bên cạnh làm thức ăn sau giờ ngọ không ngăn được nước mắt, than thở Phật pháp thời kỳ suy đồi, cho nên, cấm người xuất gia ăn quá giờ ngọ, huống chi đêm hôm lại ăn ư? Trong giới luật có ghi: “Người đời khua chén bát ra tiếng, ngạ quỷ nghe không kềm chế được cơn đói, trong cổ tự nhiên lửa bừng cháy”. Huống chi đêm hôm mọi người đã yên nghỉ, khua động chày, máy, mâm, chén… âm thanh truyền vào tai người ta, lại chiên, rán, nấu, thổi, nướng… hương vị truyền vào mũi người ta. Không nhớ rằng đối với chúng sanh phải từ bi dạy bảo, lại phóng túng dục vọng cho thoả bụng miệng, tâm như thế có thể yên ổn ư? Hoặc hỏi: ‘Nửa đêm bụng đói phải làm sao”? Có thể ăn vài loại quả trái cây, bánh kẹo, không phải động đến nồi niêu, vật thực nấu nướng, lại có thể đỡ đói. Huống nữa, người ta giữ ngọ, từ sau buổi trưa cho đến sáng hôm sau, trong khoảng thời gian đó, ngoại trừ uống nước, không ăn một thứ gì nữa. Chúng ta buổi tối dùng mấy thứ bánh kẹo, cây trái, thuốc dưỡng sinh cho đỡ đói lại còn không biết đủ, quả là thái quá đi rồi.

Phụ:

Luật Phật chế là căn cứ lập trường của một thầy thuốc, cho rằng ăn đúng giờ ngọ là điều kiện sống khỏe mạnh và trường thọ, rất phù hợp với thực tại bây giờ. Ngày nay y học cũng đã chứng minh được điều này. Trước kia, phương pháp làm thức ăn bằng nhiệt lượng cao, nhiều tròng trắng trứng đã bị phá hủy, phương pháp làm thức ăn này chỉ là con đường dẫn đến sự béo phì, cao huyết áp, sơ cứng động mạch… những tâm bệnh, rất dễ đưa đến tử vong nhanh chóng. Ăn chay có thể tránh được những thứ tâm bệnh này và ngừa ung thư. Điều này cũng đã được chứng minh và phổ biến rồi. Bữa ngọ ăn ít, người sẽ gầy một chút, nhưng tuyệt đối không dẫn đến kém dinh dưỡng, tinh thần lại rất tốt. Đạo gia cũng có nói rằng: “Anh muốn sống lâu, trong ruột phải thanh tịnh”. Ngày nay người ăn ít sống lâu rất nhiều, như lão Hòa thượng Quảng Khâm, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, đều hơn 90 tuổi. Nhìn lại, trên từ Phật Thích Ca, dưới đến lịch đại chư vị tổ sư, không một ai không tu khổ hạnh mà được thành tựu, thậm chí có ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt lúa, đâu đâu cũng có. Mạnh Tử cũng nói: “Kẻ muốn làm việc lớn trong thiên hạ, tất trước phải nhọc gân cốt mình, đói thân thể mình, khổ tâm trí mình, làm mà không rối loạn, đây gọi là động tâm nhẫn tánh, chỗ lợi ích tăng thêm không ít”. Tài năng sửa trị việc đời còn cần phải ‘nhọc gân cốt, đói thân thể’, huống chi người xuất thế hướng đến đại đạo vô thượng, có thể ‘suốt ngày no nê’, vừa đói là ăn hay sao?

Huống nữa, “no ấm thì nghĩ chuyện dâm dục”, sẽ là chướng ngại lớn cho việc tu hành, người xuất gia không thể không biết việc đó. Lợi ích của việc ăn đúng ngọ rất lớn. Nhỏ thì có thể kéo dài tuổi thọ, thân thể kiện khương, lớn thì có thể liễu sanh thoát tử. Bởi trong Bát quan trai giới thì chính là 8 giới với một ‘trai’. Trai có nghĩa là ăn đúng ngọ. Công đức của Bát quan trai giới lớn đến mức độ nào? Người tu Tịnh độ nếu như giữ thêm 8 giới quan trai, vãng sanh tất không bị rối loạn. Niệm Phật trong một khoảnh khắc rất quan trọng. Nếu lúc lâm chung không như pháp ‘nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo’, rất dễ tuỳ theo nghiệp mà đi, rất nguy hiểm! Vạn nhất tâm rối loạn, điên đảo thì phải làm sao?

Thứ nhất, phải nhờ sự trợ niệm của đạo tràng niệm Phật, nhắc nhở chánh niệm, đánh khánh dẫn dắt, xem tượng Phật…Vì vậy, tổ chức đạo tràng ‘liên xã liên hữu’ cũng rất quan trọng, đây cũng là một phương diện phản ánh pháp môn niệm Phật của Đại thừa, nhập thế và tinh thần bình đẳng.

Thứ hai, chính là nhờ vào sự trì giới, bảo đảm có sức mạnh rất lớn. Người xem kinh Dược Sư đều coi trọng việc tiêu tai thêm thọ, đâu biết rằng lợi ích lớn nhất mà Phật Dược Sư cho chúng sanh ở cõi Ta bà này chính là vãng sanh sang thế giới Lưu Ly Tịnh độ của Ngài ở phương Đông và thế giới Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà. Trong kinh có nói như sau:

“Lại nữa, Mạn Thù Sư Lợi, nếu có bốn chúng, Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và những người có niềm tin thanh tịnh, thiện nam, tín nữ… có thể thọ trì tám phần trai giới, hoặc trải qua một năm, hoặc ba tháng, thọ trì những điều đã học, thì nhờ thiện căn này mà nguyện sanh sang thế giới Tây phương cực lạc, nghe chánh pháp đức Phật Vô Lượng Thọ nói; còn chưa được định, nếu nghe danh hiệu đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, lúc lâm chung có tám vị Bồ tát lớn: Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế Chí, Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa, Dược Vương, Dược Thượng, Di Lặc, tám vị Bồ tát này từ trên hư không mà đến, chỉ cho con đường để đến thế giới kia, từ trong hoa báu nhiều màu tự nhiên hoá sanh”.

Xem đó có thể thấy rằng, giữ giới chỉ có ba tháng thì đã có 8 vị Bồ tát lớn đến đón về Tây Phương, sự việc vô cùng tiện nghi. Lòng từ của chư Phật và Bồ tát nghĩ ra rất nhiều phương tiện cho chúng sanh, chỉ vì chúng ta không biết lợi dụng đó thôi. Cho nên, người niệm Phật nếu như chưa được nhất tâm bất loạn thì nên giữ giới, ăn đúng ngọ cho tốt!

Lợi ích của người xuất gia

Chư vị đại đức thuở xưa có nói: “Người tốt nhất chính là người xuất gia”; trong dân gian cũng có lưu truyền một câu như thế này: “Một người con xuất gia chín đời tổ tiên được sanh thiên” (nhất nhân hành đạo cửu huyền thăng). Những câu nói như vậy đều là tán thán, khen ngợi người xuất gia, nhưng chưa nói xác định rõ ràng chỗ lợi ích của người xuất gia. Suy cho cùng thì lợi ích của người xuất gia là ở chỗ nào? Thật khó nói, người xuất gia không cần phải cấy cày, không đi dệt vải mà vẫn có cơm ăn, có áo mặc, đó là lợi ích của người xuất gia sao? Hoặc giả nói, không cần phải mua nhà, không cần phải thuê phòng, nhưng vẫn có chỗ cư trú, đó là lợi ích của người xuất gia? Hoặc nói, quốc vương đại thần ủng hộ, tín đồ thí chủ cung kính, trên không bị quan lại bắt đi lính, dưới không bị thứ dân quấy nhiễu mà lại được tự nhiên vui vẻ, thanh nhàn, phóng khoáng, đó là lợi ích của người xuất gia?

Người xưa có bài kệ nói vầy:

“Hạt gạo của thí chủ

Lớn tựa núi Tu di

Nếu đạo lớn không thành

Mang lông đội sừng trả”

Lại nói: “Một ngày kia lão Diêm Vương tính toán cơm tiền với anh, xem anh lấy gì bồi thường?”. Xem đây đủ thấy, người xuất gia, trái lại nấp kín bên trong một cây đại tai họa, lại còn nói là lợi ích sao? Cái gọi là lợi ích của xuất gia chính là có thể thoát được phiền não, dập tắt vô minh, chứng được vô sanh pháp nhẫn, liễu thoát sanh tử, đây mới là việc làm tối thắng, cao quý hơn hết, trong loài trời, người. Hơn nữa, cha mẹ dòng họ cũng có thể nhờ đây mà ân triêm đức hạnh. Nếu không như lời này, dù có giàu có đến thiên vàng vạn bạc, cho đến được vinh hiển làm quốc sư cho bảy đời Hoàng đế đi nữa (như Thanh Lương quốc sư) cũng chẳng có lợi ích gì để nói! Thật tại tôi vạn phần lo sợ, sợ phạm vào lỗi lầm lớn này, đồng thời nói với các bạn đồng tu cùng nhau cảnh giác, lo sợ mà gắng tu. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment