Monday, 15 April 2013

Khai thị của Hòa Thượng Hư Vân.


HT Hư Vân
Ngài Hư Vân bảo:Ngày xưa vì việc lớn sống chết mà tìm thầy bạn, chẳng ngại leo núi cao, qua sông rộng, vượt biển bao la vất vả, bôn ba gian khổ nguy hiểm.
Chúng ta từ vô thủy bị vọng tưởng che lấp, bị trần lao (phiền muộn) trói buộc mà mất đi "bản lai diện mục" (tự tánh). Cũng như tấm gương tự nó vốn có ánh sáng, có thể soi thấy rõ đất trời, nhưng lại bị bụi dơ làm cho ô nhiễm, che lấp nên không thấy ánh sáng.
Nay muốn khôi phục ánh sáng nguyên có sẵn của nó, chỉ cần một phen cọ rửa, lau chùi công phu thì ánh sáng vốn có tự nhiên hiển lộ ra. Tâm tánh ta cũng thế, ở trên cùng chư Phật không hai, không khác, không thiếu không dư... tại sao chư Phật vốn đã thành Phật mà các ông và tôi hiện nay vẫn là phàm phu ở trong biển khổ sanh tử?
Chỉ vì tâm của chúng ta bị vọng tưởng, phiền não, bao nhiêu thói quen, bệnh tật chôn lấp đi. Thế cho nên tâm tánh này, tuy nhiên cùng với chư phật không khác, mà cũng không được thọ dụng. Nay các ông và tôi đã xuất gia, cùng làm Phật tử, ai lại chẳng mong việc minh tâm kiến tánh, phản bổn hoàn nguyên? Nếu chẳng một phen công phu quyết liệt thì không được? Người xưa muôn cay ngàn đắng (thiên tân vạn khổ) đến tham hỏi các bậc thiện tri thức, tức là muốn hiểu rõ việc của tự thân mình. Hiện nay, đã là đời mạt pháp, cách thời các bậc thánh khá xa, Phật pháp không được nhiều người tin và biết rõ. Con người phần nhiều lười biếng, cho nên sự sống chết chẳng liễu thoát.
Nay đã biết tự tâm mình cùng Phật giống nhau, nên cần phải phát tâm trường viễn, kiên cố dũng cảm, tâm tàm quý trong khoảng ngày đêm sáu thời như cắt, dũa, đẽo, buổi sáng cũng thế, buổi chiều cũng thế, gắng sức làm việc đạo, tu học đạo chớ nên bỏ qua. Thời gian đi qua rất uống phí.
Người xưa bảo: "Nhược luận đạo bổn lai dị, trừ vọng tưởng chân cá nan"(Bàn việc đạo thì vốn dễ, trừ vọng tưởng thật là khó). Đạo có nghĩa là lý, lý có nghĩa là tâm. Tâm, Phật và chúng sanh, ba cái không sai khác. Người vốn đầy đủ, mỗi mỗi hiện hành, ở thánh chẳng thêm, ở phàm chẳng bớt.
Đối với người biết được tâm mình thì đại địa không còn một tấc đất. Hết hảy thế gian, xuất thế gian như phàm phu, như thánh hiền... thảy thảy vốn là không, thì làm gì có sanh tử. Cho nên nói thành đạo vốn dễ.
Thể của tâm này tuy nhiên là diệu minh (huyền diệu, sáng láng), nhưng bị bao nhiêu thứ vọng tưởng che lấp, làm cho ánh sáng không từ đâu hiển hiện ra được. Muốn trừ vọng tưởng này liền chẳng phải dễ dàng. Vọng tưởng có hai: vọng tưởng nhẹ (khinh) và vọng tưởng thô. Lại cũng có thứ vọng tưởng hữu lậu và vọng tưởng vô lậu.
- Hữu lậu có nghĩa làm cảm được quả báo nơi cõi trời, người.- Vô lậu có nghĩa là thành Phật, làm Tổ liễu sanh thoát tử, vượt ra khỏi vòng tam giới.- Vọng tưởng thô thì cảm quả khổ trong ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.- Vọng tưởng nhẹ là mưu tính bao nhiêu thứ việc lành như niệm Phật, tham thiền, tụng kinh, trì chú, lễ bái, giới sát, phóng sanh.Vọng tưởng thô cùng với mười nghiệp ác ứng với nhau (Ý thì nổi dậy tham sân si. Miệng thì phát lời nói ác: ác khẩu, vọng ngôn, lưỡng thiệt. Thân thì sát sanh, trộm cướp, dâm dục). Đó là chỗ thân khẩu ý tạo nên mười ác nghiệp. Nghiệp nhẹ thì đưa vào đường súc sanh, vừa thì vào đường ma thương quỷ đói, nặng thì vào địa ngục.
Tóm lại, chẳng kể là vọng tưởng nặng hay nhẹ, cả thảy đều là một niệm hiện ngang trước mắt chúng ta (hiển hiện), mà mười pháp giới cũng đều là do một niệm tạo nên mà có. Chỗ bao la cả thảy đó đều là do một tâm mà tạo (nhất thiết duy tâm tạo).
Nếu đem thân phận vốn có của mình ra nói thì bổn địa phong quang của chúng ta nguyên nó không thuộc về vướng mắc một sợi tóc nào, không ô nhiễm một tí xíu bợn nhơ.
Vọng tưởng thô trước thôi thì chẳng cần nói. Ngay đến có, hoặc có một ít vọng tưởng nhẹ... thì đó cũng là cái mạng căn sống chết chưa dứt.
Hiện nay, nói trừ bỏ vọng tưởng, nghĩa là phải niệm một cách trịnh trọng một câu thoại đầu, hay niệm một danh hiệu Phật làm cục ngói gõ cửa, dùng vọng tưởng nhẹ để chế phục vọng tưởng thô, cũng như lấy thuốc độc tấn công chất độc. Vọng tưởng thô bị hàng phục rồi, còn dư lại vọng tưởng nhỏ nhẹ... sau rốt không còn.
Chúng ta ai cũng biết vọng tưởng là không tốt cũng muốn dứt trừ. Tuy nhiên biết rõ mà vẫn phạm, vẫn làm quấy nơi thói quen mà xoay chuyển. Buông bỏ nó xuống không được, là tại sao? Vì rằng từ vô thủy đến nay, thói quen un đúc sâu dầy đã thành tập quán. Như con chó ưa thích ăn phẩn một thứ vậy! Nuôi chó thường người ta cho nó ăn tử tế, nhưng khi ngửi thấy mùi phẩn thì nó vẫn muốn ăn. Đấy là một tập quán lâu đời cố thành cái tánh tự nhiên của nó. Vậy làm sao cắt đứt vọng tưởng? - Phải tu thiền thất hay tham thiền.


HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.16/4/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.NAM MO SHAKYAMUNI BUDDHA.( 3 TIMES ).

No comments:

Post a Comment