Sunday, 15 September 2013

TÍNH VĂN HỌC TRONG KINH PHÁP HOA KINH HOA NGHIÊM.
 
Pháp Hoa Và Hoa Nghiêm là hai bộ kinh lớn trong Phật giáo.Ở đây chứa đựng những giáo nghĩa thâm sâu...
TÍNH VĂN HỌC TRONG KINH PHÁP HOA KINH HOA NGHIÊM
I. Tính Văn Học Trong Kinh Pháp Hoa
          Pháp hoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lý mà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm. Trước khi thuyết kinh này, vì căn cơ của các hàng đệ tử không đồng, Ngài đã dùng phương tiện để dẫn dắt họ đến nhất thừa đạo.
Ngôn ngữ Pháp Hoa.
          Ngôn ngữ quả là bất lực trước vấn đề thực tại. Tuy nhiên như Ngài Cưu Ma La Thập nói: "bất kỳ văn tự nhi thuyết thực xướng” nghĩa là không lìa văn tự danh ngôn mà diễn bày được thực tướng của các pháp. Như vậy nghĩa là phải có một loại ngôn ngữ nào đó khả dĩ giúp con người nắm bắt được thực tại mà không bị kẹt ở ngôn ngữ, thấy rõ mặt trăng mà không chấp vào ngón tay.
Trong kinh điển của đại thừa Phật giáo ta có thể thấy ba loại ngôn ngữ.
     1.     Ngôn ngữ phủ định: là cách nói phủ định một vấn đề làm sáng tỏ cái ý được chôn kín bên trong của mỗi vấn đề, phủ định cái thế giới tuyệt đối, như kinh kim cang, bát nhã… một loại ngôn ngữ phủ định của phủ định điển hình.
2.     Ngôn ngữ trực chỉ: đây là ngôn ngữ chỉ thẳng vấn đề, ngôn ngữ này rất phổ biến trong thiền tông như kinh lăng nghiêm. Đức Phật chỉ thẳng chơn tâm cho ngài A Nan.
3.     Ngôn ngữ biểu tượng: là một cách nói không chỉ thẳng vấn đề như Kinh Lăng Già, Hoa Nghiêm, Di Đà, Pháp Hoa
Ý nghĩa đề kinh:
     Tên kinh là Saddharma Pundarika Sutra pháp sư Pháp Hộ dịch là Chánh Pháp Hoa Kinh. Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Và kinh này được phổ biến trì tụng ở các chùa và tư gia hiện nay.
     Diệu pháp tức chỉ những lời giảng dạy, những giáo lý thâm sâu vi diệu khó thể nghỉ bàn vi diệu là vì tinh thần Pháp Hoa mà hành giả thọ trì là tuỳ duyên khéo hoá độ phù hợp theo từng mọi thời kỳ, mọi từng lớp xã hội nhất là trong thời ác trược, chúng sanh căn tính vô minh dày đặc, phước mỏng, tội dày, tánh tình phức tạp. Những hành giả Pháp Hoa vẫn có thể hoà nhập vào cuộc đời để hoá độ thích hợp theo mọi căn cơ của chúng sanh. Căn cơ chúng sanh ở đây được ví như hoa sen nên gọi là liên hoa.
     Hoa sen theo truyền thống Phật giáo  là biểu tượng chân lý diệu pháp vô nhiễm. Đối với người Việt Nam, hoa sen là tượng trưng cho sự trong sạch thanh khiết của tâm hồn con người dù phải sống trong hoàn cảnh tối tăm khổ cực, tầng lớp thấp kém của xã hội. Hoa sen mọc trong bùn lầy nhơ nhớp mà không bị tanh hôi, vẫn giữ được vẽ đẹp hương thơm, thanh khiết, dân tộc ta có câu hát:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
     Câu hát tuy nêu lên hình ảnh mộc mạc, đơn sơ nhưng hàm tăng ý nghĩa sâu xa trong đời sống tâm linh của con người. Theo quan điểm nhà Phật, thân ngũ uẩn này dung chứa đầy những ô uế, bất tịnh, do đất nước gió lửa giả hợp tạo nên thân này. Nó luôn bị chi phối sai sử, bởi những nhu cầu ham muốn  nhu cầu vật chất, những khát ái thấp hèn thiêu đốt.
Con người đáng lẽ phải là chủ nhân nơi ngôi nhà chính mình, thì lại biến thành kẻ nô lệ cho thân mình.
Sống phục vụ vị kỷ bản thân, sẳn sàng tạo ác nghiệp để thoả mãn dục vọng, nhưng không bao giờ thấy đủ. Kết cục là chỉ có đau khổ chồng chất lên nhau trôi lăn mãi trong đêm dài vô minh tăm tối.
Thân ngủ uẩn còn được ví như ngủ ấm tức là năm thứ ngăn che mất tri kiến Phật trong mỗi con người chúng ta, ví như mây đen che khuất bầu trời tịnh quang. Khi nào gió thổi mây đen tan, bầu trời quang minh lại tỏa chiếu rạng rỡ. Cũng vậy, khi chúng ta tu tập chuyển thân ngũ ấm, thành ngũ phần pháp thân Phật, lúc đó tri kiến Phật trong ta tròn sáng. Như hoa sen hé nở tươi đẹp khi mọc ở trong bùn và lúc ấy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
     Ngoài ra hoa sen còn được ví như căn cơ cao thấp của chúng sanh. Đức Phật thuở xưa quan sát căn tánh chúng sanh, Ngài nhận thấy hoa sen có những hoa vượt lên khỏi mặt nước hé nụ, trổ hoa, có những hoa sen còn đang ở trong nước và củng có những hoa vừa nhú lên khỏi bùn nhơ. Tất cả những hoa sen ấy trước sau đều đồng nở các hương thanh khiết. Củng vậy trong từng chặng đường tu tập giác ngộ của chúng sanh củng có sự sai biệt như những hoa sen kia. Từ Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát tuy căn cơ sai khác nhưng ai củng có đồng tri kiến Phật và sau khi tu hành viên mãn, thì đồng thành quả vị Phật như nhau. Kinh Pháp Hoa đưa hình ảnh ẩn dụ 3 xe: xe dê, xe hươu, xe trâu, chỉ là tầng bậc quả vị tạm thời mà thôi, khi ra khỏi nhà lửa, thoát khỏi phiền não khổ đau, sau cùng đồng đạt được tri kiến Phật là chổ cứu cánh viên mãn.
     Kinh Pháp Hoa là bộ kinh bí yếu của chư Phật, chứa đựng tư tưởng liễu nghĩa của đại thừa Phật giáo. Nội dung, tư tưởng, giá trị văn học của kinh hàm tàng ý nghĩa siêu việt nên có thể xem kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh. "chúng kinh chi vương”. Khi nghiên cứu kinh Pháp Hoa giống như nghìn một viên kim cương tuỳ góc độ khác nhau mà ngọc ảnh hiện màu sắc khác nhau, nhưng màu sắc nào củng đều rực rỡ. Cũng vậy, tuỳ khả năng tư duy của mỗi người mà nhận thức cái "diệu nghĩa” của kinh khác nhau. Chính vì thế, kinh Diệu Pháp Liên Hoa xuất hiện ở Trung Quốc củng như ở Việt Nam đến nay đã hơn 2000 năm mà sức sống của kinh ngày càng phát triển và đi sâu vào lòng của mỗi dân tộc.
     Dòng lịch sử kinh Pháp Hoa đưực ví như dòng trí tuệ Phật trôi chảy miên viễn từ thời  Phật Oai Âm Vương và trước đó nữa. Bất cứ vị Phật nào tu hành bồ tát đạo để thành Phật đều phải học và tu theo kinh này. Cho nên khi chúng ta học kinh Pháp Hoa cốt yếu là để làm phát sinh hạt giống trí tuệ của chính mình và ra sức phát huy cái "diệu nghĩa” của kinh. Từ đó, hoà nhập cuộc sống của chính mình vào thế giới Pháp Hoa, sống và thực hành theo kinh để đem lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người.  
     Đạo Phật trên tinh thần đại thừa với chủ trương đem đạo vào đời, đào tạo những con người tốt có ích cho cuộc đời. Vì vậy tư tưởng Phật giáo đại thừa rất tích cực và có ích cho nhân loại. Trong thế giới văn minh ngày nay, khi phát tâm xây dựng Phật giáo, trước hết nhắm vào xây dựng con người và xã hội tốt đẹp. Do đó con đường bồ tát hạnh là con đường rất tích cực đối với xã hội. Bởi nó phù hợp với thế giới ngày nay. Xuyên suốt bộ kinh Pháp Hoa từ phẩm đầu đến phẩm cuối, Đức Phật đều đề cập đến bồ tát hạnh hay bồ tát pháp. Vì vậy kinh Pháp Hoa còn mang tựa đề
" giáo bồ tát pháp Phật sở hộ niệm kinh”.
Mở đầu kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói phẩm vô lượng nghĩa xứ ở trong trạng thái yên lặng nhưng vẫn toát lên được ba việc làm thiết thực của bồ tát đó là: đức hạnh, hiểu biết, làm lợi ích chúng hửu tình. Ban đầu Đức Phật ở trạng thái im lặng nhập vô lượng nghĩa xứ định nói kinh Pháp Hoa khiến cho bồ tát sơ tâm chuyển từ thanh văn đạo sang bồ tát đạo để dấn thân vào cuộc đời để giáo hoá chúng sanh. Hơn nữa, khi dấn thân vào cuộc đời giáo hoá chúng sanh phải đương đầu với biết bao khó khăn thử thách mà bồ tát sơ phát tâm không thể nào làm được. Do đó Đức Phật đưa ra pháp an lạc hạnh là pháp rất thực tiễn nằm trong phạm vi con người, phù hợp với con người và con người có thể thực hiện được. Khi áp dụng nó vào cuộc sống tu tập sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho mình và cho tất cả mọi người trên cuộc đời này. Nó là yếu tố tiêu chuẩn để mọi người thực hành bồ tát đạo. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.16/9/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment