Tìm về hạnh phúc qua Pháp thiền Tứ niệm xứ. | ||
Không ai muốn đau khổ!Mọi người trên thế gian này đều muốn sống an vui, hạnh phúc, nhưng có mấy ai đạt được điều đó. Nếu không đau khổ do sanh, lão, bệnh, tử, thì cũng bất hạnh vì phải chia xa người thân yêu, chạm mặt người oán ghét, lại thêm những mong ước chẳng mấy khi thành hiện thực, tóm lại ngũ thủ uẩn hay khối thân-tâm dính mắt càng nhiều thì càng đau khổ!
Những mối khổ trên Đức Phật đã dạy, thế mà có người vì không biết hoặc biết mà không nhìn nhận, hoặc không thường xuyên quán chiếu, rõ thấu nên trở thành nạn nhân của chúng dễ dàng. Lại nữa, trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, người ta quay như chong chóng theo các công việc, gần như không có thời gian cho việc quán sát nội tại, tìm hiểu bản chất thật. Do đó, nhiều người thân đau, tâm khổ, buồn phiền, trầm cảm… lâu dài dẫn đến lao tâm, lao lực, bệnh tâm thần… và bi kịch hơn là đi đến giết hại chính mình và người khác.
Nhiều giải pháp được bàn đến và thực hành tuỳ theo căn cơ của mỗi người nhằm tránh tầm ảnh hưởng luôn chực chờ, đầy nguy hiểm của những mối khổ này. Việc quan trọng là tự thân hành giả phải tin tưởng, nổ lực không ngừng hành theo lời Phật dạy để trong kiếp sống hiện tại có thể hân hạnh hiểu được Bốn sự thật cao thượng (Tứ diệu đế), nếm được hương vị giải thoát, lúc đó mới thật vững tin nơi Tam Bảo.
Một pháp môn thiền được chính Đức Thế Tôn chỉ dạy qua Đại kinh Tứ Niệm Xứ (thuộc Trường Bộ, kinh số 22). Trong đó Ngài khẳng định việc thực hành Tứ niệm xứ là con đường đưa đến “thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn.”
Hành giả cần chánh niệm liên tục, theo dõi kỹ càng các đề mục (đối tượng) thuộc bốn xứ hoặc bốn cơ sở: thân, thọ, tâm, và pháp. Pháp thiền này cũng được gọi là Thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Minh Sát.
Ở Miến Điện, một đất nước phát triển mạnh về thiền, hành giả có thể tuỳ theo cơ duyên của mình mà trải nghiệm và cảm thấy thích hợp với trường phái nào: (i) Niệm thân: theo phương pháp của Cố HT. Mahāsi, HT. Paṇḍita, HT. Chanmyay; (ii) Niệm thọ: theo phương pháp của Thiền sư Goenka; (iii) Niệm tâm: theo Cố HT. Shwe-oo-min, Sư Tejaniya; và (iv) Niệm pháp: theo Cố HT. Mogok, Cố HT.Monle.
Việc chia theo từng trường phái trên có tính chất tương đối. Có lẽ sở hành sở đắc của các vị Tổ Thầy có chỗ khác nhau nên việc truyền thừa có phần nhấn mạnh một trong bốn xứ. Tuy vậy khi thực hành thì có nơi vẫn quan sát đủ cả bốn: thân, thọ, tâm, pháp; chẳng hạn các trường thiền theo ‘phương pháp Mahāsi’. Việc nhấn mạnh gần như chỉ trong giai đoạn đầu thiền tập.
Theo kinh điển, việc chánh niệm được thực hiện như sau: Hành giả sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, …; sống quán tâm trên tâm, …; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
Thân (kāya) ở đây không chỉ là cơ thể này mà còn là một tập hợp vật chất như hơi thở ra, hơi thở vào, các bộ phận của cơ thể… Bản chú giải cho rằng: Hành giả quán thân trên thân, chứ không quán thân trên thọ, hoặc trên tâm, hay trên pháp. Khi quán thọ, tâm, pháp, cũng tương tự như vậy. Ngoài ra, hành giả quán bất cứ đề mục gì xảy ra ngay thời điểm hiện tại chứ không quán theo thứ tự: thân, rồi đến thọ, kế đến tâm, pháp. Chẳng hạn, khi đang theo dõi hơi thở thì phóng tâm hoặc bực bội sinh khởi thì hành giả phải nhận biết trạng thái này của tâm và theo dõi kịp thời, kỹ lưỡng. Nếu không thì hành giả sẽ bị trạng thái này kéo lôi và tự đồng hoá mình với nó. Rồi thì càng phóng tâm nhiều hơn hoặc bực bội gia tăng! Lúc này, rõ ràng hành giả đã bỏ quên, không theo dõi được đề mục.
Theo Đại kinh Tứ niệm xứ, chánh niệm về thân được đề cặp chi tiết nhiều mục riêng: chánh niệm về hơi thở, oai nghi, việc đang làm, quán 32 phần thân bất tịnh, tứ đại, và quán 9 giai đoạn thi thể chết đi bị trương phồng… đến lúc tan thành xương, bụi. Về thọ: biết rõ đang thọ lạc, hay đang thọ khổ, hay bất lạc bất khổ. Về tâm: biết rõ tâm đang tham hoặc sân hoặc si hay không, tâm đang nhiếp hay tán, quảng đại hay không quảng đại, vô thượng hay không vô thượng, tâm đang định hay không định, giải thoát hay không giải thoát. Về pháp: năm chướng ngại (triền cái), năm thủ uẩn, sáu nội ngoại xứ, Bảy giác chi, Bốn sự thật cao thượng hay Tứ diệu đế.
Trên thực tế, khi vào các trường thiền Miến Điện, các thiền sư dạy hành giả chánh niệm, quán sát kỹ đề mục chính của mình ngay thời điểm hiện tại, có thể là hơi thở nơi mũi, hay rõ hơn là sự phồng xẹp ở bụng khi thiền ngồi (đối với phương pháp Mahāsi); cảm thọ (phương pháp Goenka); trạng thái tâm (phương pháp Shwe-oo-min); và Thập nhị nhân duyên (phương pháp Mogok).
Được biết phương pháp của Ngài Mahāsi cũng tuân theo những gì Đức Phật dạy, chỉ có điều đề mục phồng xẹp ở bụng được áp dụng phổ biến hơn. Lý do là vì quan sát hơi thở nơi mũi thì khó theo dõi đối với nhiều người do nó vi tế hơn là sự phồng xẹp của bụng. Tiếp cận cách thiền này, ngoài đề mục chính khi thiền ngồi ra, hành giả còn phải chú tâm quán sát kịp thời các đề mục phụ diễn ra trong quá trình theo dõi. Khi thiền đi, thì phải quán sát bước chân, cảm giác đang có trong tiến trình đi, có thể là niệm: ‘trái-phải’ khi bước chân trái, rồi chân phải lúc đi nhanh, hoặc niệm ‘dỡ-đạp’ lúc bước chầm chậm, và niệm ‘dỡ-bước-đạp’ lúc đi chậm hơn. Trong khi đi tâm đang nghĩ suy, tính toán, hoặc lo lắng, buồn phiền… bất kỳ trạng thái nào diễn ra đều phải được ghi nhận kịp thời, chính xác. Trong 2 tư thế còn lại hoặc trong các hoạt động thường nhật cũng vậy, hành giả phải hết sức chánh niệm trong từng sự chuyển đổi của thân-tâm, hay đầy đủ hơn chánh niệm thiết lập cả trên bốn xứ, gia công từ chút một thì việc quán sát sẽ ngày một tốt đẹp, chánh niệm được thiết lập vững hơn. Về lâu dài sẽ có chánh định, và cuối cùng sẽ thành tựu các yếu tố khác trong Bát Chánh Đạo.
Hành giả cũng thường phân vân là không biết mình tu tập đến lúc nào mới đạt thành chí nguyện giải thoát, hoặc biết mình có căn cơ tu thiền không, tu có kết quả không?... Bao nhiêu hoài nghi là bấy nhiêu cản trở vì Đức Phật đã dạy ‘nghi’ là một trong 5 chướng ngại của việc tu tập, hơn nữa chẳng phải Ngài đã khẳng định 7 lợi ích to lớn mà pháp thiền này đem lại sao? Đó là: đem lại sự thanh tịnh, vượt khỏi sầu, vượt khỏibi, diệt trừ khổ, diệt trừ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn.
Khi tâm thanh tịnh ta cảm thấy an vui, hạnh phúc. Tâm thanh tịnh vì không còn bợn nhơ bởi những nhiễm ô trong tâm, tức tham, sân, si, kiêu mạn, ngoan cố, man trá, đố kỵ, ích kỷ… Khi thân dơ ta biết cách tắm rửa cho sạch sẽ thì đối với tâm lại càng phải cố gắng hơn vì nó vi tế, khó thấy hơn. Ví dụ thực tế ngày nay ai sử dụng máy vi tính cũng biết rằng mình cần phải có chương trình diệt vi-rút và phải luôn cập nhật vì nếu không vi-rút sẽ phá hỏng phần chương trình chính cũng như các tiện ích khác và công việc không sao tiến hành được. Tâm ta còn phức tạp hơn một máy vi tính và các ô nhiễm nơi tâm là những vi-rút thật đáng sợ, cần phải nhận diện, loại bỏ không chỉ hàng ngày mà hàng giây phút, sát-na. Nếu không ta và người phải gánh lấy tai hoạ không lường!
Thiền Tứ niệm xứ là một phương pháp thanh lọc tâm, giúp hành giả trải qua từng thời điểm hiện tại với sự ý thức rõ ràng, chánh niệm, sáng suốt. Lo nghĩ về quá khứ hay dong ruổi theo tương lai, ta chắc chắn buông trôi hiện tại! Thiền này giúp ta sống từng giây phút mới lạ, đầy ý nghĩa, hiểu biết về từng chuyển đổi, bản chất sinh diệt của thân-tâm, tức 2 phần thiết yếu mà ta thường vào ra ‘sinh tử’ với chúng. Với chánh niệm liên tục, mạnh mẽ, ta sẽ vượt khỏi lo âu phiền muộn, vượt khỏiuất than khóc lóc, diệt trừ khó chịu nơi thân, và diệt trừ khổ sở nơi tâm. Có được điều này là do hành giả bận lo nhiệm vụ quán sát, ghi nhận bất cứ cái gì đang diễn ra nơi thân-tâm này, với thái độ khách quan, không nghĩ suy, đánh giá, chỉ trích, hoặc nắm bắt, hay chối từ thực tại... Chỉ đơn giản quán sát rõ ràng, cẩn trọng mà thôi! Hành giả quán sát những gì đang xảy ra qua sáu cửa giác quan, lúc tâm đang ở trạng thái trong sạch.Nếu hành giả không ghi nhận kịp thời các hiện tượng thân-tâmkhi chúng vừa sanh khởi, thì tâm sẽ bị ô nhiễm. Bởi lẽ, khi thấy đối tượng khả ái, tâm thường ham muốn, rồi nắm giữ; khi gặp đối tượng không khả ái, tâm không muốn, có khuynh hướng chối từ, đẩy lui, sân giận. Do tâm si đang bao phủ, ta không thấy được bản chất của các hiện tượng như thật đang là. Như vậy không phải đối tượng bên ngoài làm tâm ta tham, sân mà vì ô nhiễm này đang tồn tại trong ta, khi có dịp là nhanh chóng xuất hiện, biến ta thành nạn nhân ngoan ngoãn, tội nghiệp của chúng. Thế mà ta lại không biết! Đức Phật và chư vị Thánh A La Hán không còn ô nhiễm, tâm được trong sạch hoàn toàn, nên các Ngài tự tại trong cõi đời này.
Khi chánh niệm có mặt thì những ô nhiễm không có chỗ phát sinh, một thời điểm chỉ có 1 tâm xuất hiện rồi diệt mất. Do vậy mà hành giả cần phải luôn trao dồi chánh niệm. Kiên trì thiền tập như thế, dần dần hành giả huân tập được chánh niệm khít khao hơn, đến lúc chánh niệm trở thành ‘thói quen’ của mình, thì dường như không cố gắng gì mà chánh niệm vẫn tự có mặt trong từng giây phút hiện tại. Hành giả đang thực ‘sống’, chứ không phải đang ‘chết’ trôi! Rồi định lực sẽ mạnh hơn, trí tuệ theo từng thứ lớp hiển bày, cho đến khi hành giả liễu ngộ sự thật, chân lý, và chứng ngộ Niết Bàn, tịch tịnh an ổn.
Trong quá trình thiền tập, nếu lỡ thất niệm, hành giả phải ý thức được rằng vừa có thất niệm rồi tiếp tục chánh niệm, chứ đừng sinh tâm bực tức, nóng giận vì đó là tâm bất thiện, chỉ đơn giản tiếp tục nhớ niệm trở lại hoặc quán sát đề mục hiện tại. Khi hành thiền, hành giả dễ bị vướng vào các phản ứng, hoạt động thường có của tâm, và miên man trong đó mà không hay biết, vì đã vô tình đồng hoá mình với chúng. Thiền tập đòi hỏi hành giả phải nhận biết từng chặp sinh-diệt, biến chuyển vi tế trong tâm cũng như trong thân. Qua quá trình tu trì, hành giả sẽ hiểu được tam tướng vô thường-khổ-vô ngã của chúng, rồi tiến đến các tuệ giác cao hơn, cuối cùng là giác ngộ, giải thoát.
Thiền tập giúp ta đối diện với những thăng trầm của cuộc đời một cách dễ dàng hơn.Tâm ta bìnhổn, có định, có tuệ hay hiểu biết đúng đắn.Khi sự hiểu biết càngnhiều thì lòng từ-bi-hỷ-xả trong ta càng phát triển. Rõbản chất thân-tâm mình mới hiểu được và cảm thông người khác, thấy thương yêu mọi người, mọi loài.Vì ta có hạnh phúc, bình an nội tại ta mới có thể chia sẻ, mang đến cho kẻ khác được.
Nếu có điều kiện thì hành giả thường đến trường thiền tu tập trong một khoá tu dài hạn để thiết lập chánh niệm, chánh định cho vững vàng, giúp tuệ giác phát sinh nhanh và dễ hơn. Sau đó về lại tiếp tục công phu trong đời sống hàng ngày. Còn trường hợp công việc bận rộn không thể sắp xếp đi dự khoá thiền dài hạn tại trường thiền được, thì hành giả có thể tìm hiểu kỹ phương pháp tu, các bài giảng liên quan qua các ấn phẩm, pháp thoại của thiền sư, rồi nổ lực kiên trì hành thiền theo điều kiện của mình.
Hành giả tin tưởng, yên tâm tu trì vì giây phút nào chánh niệm có mặt thì giây phút đó tâm thiện lành sinh khởi, các tâm xấu ác, bất thiện không có cơ hội xuất hiện. Từng giây, từng phút, rồi từng giờ, từng ngày, hành giả tích lũy được nhiều công đức! Rồi theo thời gian tuệ giác tròn đầy, hành giả nếm được hương vị giải thoát vì mình không còn bị cột trói, sai sử, kéo lôi bởi các nhiễm ô trong tâm nữa. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
|
Wednesday, 7 May 2014
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment