Chuyện về vị thiền sư lừng danh của Thiền tông Hàn Quốc
Thiền sư Tri Nột |
Từ trước tới nay, Tri Nột thiền sư vẫn được coi là nhân vật có ảnh
hưởng lớn nhất trong lịch sử Thiền tông Hàn Quốc. Trong cuộc đời tu hành
kéo dài hơn 50 năm của mình, Tri Nột đã để lại cho Thiền Tông xứ sở này
hai thành tựu cực kỳ quan trọng. Một là chấm dứt tình trạng khủng hoảng
của thiền Tông Hàn Quốc. Hai là lập nên tông phái Tào Khê với tư tưởng
và giáo lý riêng, tạo nên sự phát triển thịnh vượng của Thiền tông Hàn
Quốc thời kỳ sau đó…
1. Tri Nột vốn mang họ Trịnh, hiệu là Mục ngưu tử (kẻ chăn trâu).
Ông sinh năm 1158 trong một gia đình giàu có và cũng là con một trong
gia đình. Vào thời bấy giờ, xuất gia đi tu trở thành con đường tiến thân
với nhiều người.
Các tăng đoàn cũng vì thế mà đặt ra hệ thống khảo thí riêng rất quy
mô và nghiêm ngặt. Muốn con mình có địa vị cao trong xã hội sau này,
cha mẹ của Tri Nột đã quyết định để đứa con trai duy nhất của mình xuất
gia làm hòa thượng vào năm 1166. Năm đó Tri Nột mới lên 6 tuổi.
Cậu bé họ Trịnh lúc bấy giờ không biết và cũng chẳng hiểu nổi định
hướng của cha mẹ dành cho mình là gì. Có điều, dù mới lên 8 tuổi, song
Tri Nột lại thực sự thích thú với những lối sống và các sách kinh điển
nhà Phật.
Thế rồi, chẳng biết từ lúc nào, cậu thiếu gia con nhà giàu họ Trịnh
đã bị cuốn vào thế giới đầy màu sắc của Phật giáo. Khi còn là một sa di
nhỏ tuổi sống trên chùa, Tri Nột ngày ngày tụng kinh, niệm Phật và tìm
hiểu các kinh điển của Phật giáo Thiền tông.
Năm 1182, ở tuổi 25, như rất nhiều các hòa thượng khác, Tri Nột
tham gia khoa thi do tăng đoàn tổ chức. Với trí thông minh sẵn có và
công sức miệt mài tu học trong suốt nhiều năm, Tri Nột đã trúng tuyển
một cách dễ dàng, chính thức trở thành một hòa thượng. Tám năm sau đó,
Tri Nột lại miệt mài với những kinh điển Phật giáo khi ông được phân đến
tu học ở chùa Thanh Nguyên ở Xương Bình.
Trong thời gian này, Tri Nột đã được đọc rất nhiều kinh sách cũng
như trước tác quý đến từ Ấn Độ và Trung Quốc - những quốc gia Phật giáo
mà đặc biệt là Thiền Tông phát triển rất thịnh vượng. Những sách mà Tri
Nột đọc được gồm có “Lục Tổ đàn kinh”, “Đại Tạng Kinh”, “Tân Hoa Nghiêm
Kinh luận”,… đều là những trước tác Thiền tông có ảnh hưởng rất lớn tới
tư tưởng của Tri Nột sau này.
Người ta nói rằng, trong suốt cả cuộc đời mình, thiền sư Tri Nột
không có một người thầy lớn nào và cũng không trải qua kinh nghiệm chứng
ngộ như là kết quả theo lối gọi riêng là “tâm truyền tâm” giữa thầy và
đệ tử vốn là truyền thống của Thiền tông. Tất cả kinh nghiệm chứng ngộ
của Tri Nột thiền sư đều đến từ sự tham cứu từ những đoạn kinh.
Trong lần cuối cùng, sư chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ sự giải
thích về mối quan hệ giữa Thiền và Giáo do Lý Thông Huyền - bậc thầy của
Tông Hoa Nghiêm trình bày trong cuốn “Tân Hoa Nghiêm Kinh luận”. Nói
theo cách nói hiện đại, thì có thể cho rằng, Tri Nột thiền sư là bậc
thầy về khả năng tự học. Chỉ dựa vào những luận giải của mình về những
cuốn sách kinh điển, ông tự hình thành cho mình một hệ thống lý luận
riêng.
Lý luận thiền pháp của Tri Nột có điểm đột phá so với thời kỳ trước
đó. Đó là, Tri Nột cho rằng tất cả các chúng sinh và Phật về bản chất
không có gì khác biệt, đều có cái gọi là “chân tâm”.
Chỉ có điều, chúng sinh không ngộ ra cái tâm ấy, không thể trừ bỏ
tất cả những phiền não quanh mình để đạt tới sự giác ngộ, còn Phật thì
ngược lại, dứt bỏ được những ham muốn và phiền não. Vì vậy, con đường tu
hành duy nhất không phải là cầu cạnh ở bên ngoài mà phải tu hành cho
chính bản thân mình, dứt bỏ được những phiền não trần tục, thấy được
chân tâm.
Một trong những lý luận quan trọng khác của thiền phái Tào Khê của
Tri Nột chính là chủ trương dung hòa hai trường phái lớn của Thiền tông
Trung Quốc, đó là tiệm ngộ và đốn ngộ. Bắc Tông thì chủ trương tiệm ngộ,
cho rằng để đạt được giác ngộ, con người cần có thời gian tu hành, nhất
là thời gian ngồi thiền và tham đọc các kinh điển.
Trong khi đó, chủ trương của Nam Tông thì ngược lại, cho rằng, sự
giác ngộ không nhất thiết phải qua quá trình tu học tuần tự. Bất cứ ai,
bất cứ lúc nào, miễn rằng thấy được Phật tính thì người đó có thể giác
ngộ. Sự chia rẽ của Bắc và Nam Tông ngày càng lớn đặc biệt là trong cách
giải thích của các đệ tử sau này.
Tuy nhiên, Tri Nột không theo trường phái đốn ngộ hay tiệm ngộ mà
cho rằng một người tu hành muốn đạt đến sự giác ngộ thực sự buộc phải sử
dụng cả phương pháp đốn ngộ và tiệm ngộ. Tri Nột cho rằng khi một người
đốn ngộ, anh ta vẫn chưa thể dứt bỏ hoàn toàn những phiền não của thế
tục.
Do vậy, sau khi đã đốn ngộ rồi thì buộc phải tu hành theo phương
pháp tiệm ngộ để cắt đứt hoàn toàn những ham muốn và phiền não của thế
tục mới có thể trở thành Phật được. Quan điểm của Tri Nột được gọi là
“Đốn ngộ tiệm tu” (sau khi đốn ngộ thì tu tiệm ngộ).
Thiền sư Tri Nột
2. Tám năm tu học khắp các chùa, Tri Nột cũng nhận thấy rằng hệ
thống tăng đoàn ở Cao Li đang lâm vào tình trạng khủng hoảng một cách
trầm trọng. Có nghĩa là về mặt hình tướng bên ngoài cũng như giáo lý bên
trong, hệ thống tăng đoàn đang gặp phải những bế tắc không thể giải
quyết được.
Sự tham nhũng đã lan tới tăng đoàn dù cửa Phật là nơi được coi là
xa lánh thế tục, đoạn tuyệt với thất tình lục dục. Những cuộc thi tuyển
để lựa chọn và công nhận tư cách các hòa thượng nay trở thành nơi người
ta dùng để buôn bán trao đổi con đường tiến thân. Trước tình cảnh đó, dù
không phải là một đại sư đức cao vọng trọng lúc bấy giờ nhưng Tri Nột
vẫn quyết tâm thay đổi, khôi phục lại sự thịnh vượng và trong sạch của
Thiền Tông ở Cao Li.
Tri Nột đã tìm mọi cách để tổ chức một cuộc vận động mới trong
Thiền tông Cao Li nhằm lập nên một cộng đồng hành trì có giới luật,
chuyên thanh tịnh tâm ý, tu hành ở sâu trong rừng núi. Sau một thời gian
vận động, Tri Nột đã cùng với những người đồng chí hướng với mình thành
lập Định Huệ xã ở Cư Tổ tự ở núi Công Sơn, đồng thời tuyên bố trước tác
“Khuyên tu Định huệ kết xã văn”.
Sau đó, Tri Nột cho dời Định Huệ xã về chùa Tùng Quảng được xây
dựng trên một ngọn núi cùng tên để cùng bạn bè tu hành đàm đạo, đồng
thời bắt đầu thu nhận học trò và giảng giải kinh sách, thành lập một
tông phái riêng.
Tới năm 1205, Tri Nột đổi tên chùa là “Tào Khê Sơn Tu Thiền xã”.
Tào Khê là nơi mà Lục Tổ Huệ Năng - một thiền sư nổi tiếng của Trung
Quốc - sống và truyền bá đạo thiền. Chính vì vậy, thiền phái của Tri Nột
lập ra còn được gọi là Tào Khê tông.
Trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi thành lập, Thiền phái Tào
Khê tạo nên sức ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với các tín đồ Phật giáo ở
bán đảo Triều Tiên. Nhiều tông phái du nhập từ Trung Quốc như Tông Tào
Động khi tới truyền bá giáo lý của mình đã phải mượn danh nghĩa của Tông
Tào Khê mới có thể phát triển được.
Cho tới tận hiện tại, Tông Tào Khê do Tri Nột lập ra vẫn là một
tông phái lớn nhất trong Thiền tông ở cả Hàn Quốc và cả Bắc Triều Tiên
trong số 18 tông phái Phật giáo có mặt trên bán đảo này.
Những giáo lý thiền pháp của Tri Nột vẫn được gìn giữ và trở thành
pháp môn chính của Thiền tông Hàn Quốc hiện tại. Có thể nói rằng, sự
phát triển của thiền phái Tào Khê nói riêng và thiền tông nói chung có
một phần đóng góp rất lớn của thiền sư Tri Nột.
Năm năm sau khi rời về chùa Tùng Quảng, năm 1210, thiền sư Tri Nột
viên tịch, hưởng thọ 53 tuổi. Mặc dù cuộc đời ông không có bất cứ người
thầy lớn nào chỉ dạy, tuy nhiên, Tri Nột lại là người thầy lớn của rất
nhiều đại sự Phật giáo các thế hệ sau này - những người đóng vai trò
quan trọng trong việc truyền bá và tiếp tục chú giải các tác phẩm của
ông.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH,MHDT.6/4/2012.
Trên đường tìm đạo mục đích để tỉnh thức giác ngộ thì kinh sách, đạo sư… là những thiện tri thức không thể thiếu. Với lòng thành tâm muốn quý bạn cùng tiến trên đường Đạo, tôi xin được trân trọng giới thiệu trang web phapdonngo.com. Các bạn có thể vào Paltalk ( z Phap Don Ngo z ) để tiếp xúc trực tiếp với một người kiến tánh ( sư huynh Quang Liêm )
ReplyDelete