Người xuất gia đối với cha mẹ đẻ
Người xuất gia đối với cha mẹ đẻ.
Người xuất gia
khi đã vào chùa tu tập đạo pháp thì phải cắt bỏ luyến ái, gia đình quyến
thuộc. Vì lẽ đó mà cách ứng xử và mối quan hệ với cha mẹ đẻ phải khác
so với người con thế tục.
Không phải lễ lạy cha mẹ
Theo giáo lý đạo Phật, trong ba ý nghĩa
cao quý của người xuất gia (xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và xuất
tam giới gia) thì xuất thế tục gia, thoát ly căn nhà thế tục là bước
đầu tiên. Đó không chỉ là bước ngoặt quan trọng làm cơ sở cho đời sống
phạm hạnh mà còn để người tu hành nỗ lực đoạn trừ tham ái.
Cũng như người thường, người xuất gia
luôn coi việc sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cao như núi. Tuy nhiên, sự
đền đáp công ơn với cha mẹ của người xuất gia không như người thế tục
mà dùng đạo hạnh để cảm hoá cha mẹ hướng thiện, quy kính Tam Bảo.
Đồng thời phát huy đạo lực để tiếp dẫn,
cầu nguyện cho cha mẹ siêu thoát khi cha mẹ mất. Vì thế, khi đã xuống
tóc đi tu, người xuất gia mặc dù vẫn kính trọng và báo ơn cha mẹ nhưng
không phải lễ lạy nữa.
Mặt khác, trong đạo pháp thì cha mẹ vẫn
thuộc hàng đệ tử tại gia, chỉ gìn giữ ngũ giới, xét về giới đức thì kém
người xuất gia. Hơn nữa, cha mẹ luôn phải kính lễ và nương theo Tam Bảo
để tu học. Do vậy, cha mẹ có con xuất gia thì phải xem con mình là một
vị Tăng, hành xử phải theo Pháp như Chư vị Tăng khác.
“Người xuất gia vẫn tận hiếu với cha mẹ
nhưng không lễ bái vì tuân thủ phép tắc của Tăng bảo, giữ nghiêm giới
luật, đồng thời việc lễ lạy ấy sẽ tổn giảm phước đức của chính cha mẹ
mình” – Đại Đức Thích Pháp Bảo (Thiền viện Vạn Hạnh – TPHCM) chia sẻ.
Vì vậy, để tôn trọng Chính pháp và để
tránh sự tổn phước cho cha mẹ, người xuất gia tuyệt đối không lễ lạy, dù
song thân hiện còn hay đã khuất.
… nhưng không phải là người bất hiếu
“Trước khi làm lễ thế phát xuất gia
(xuống tóc – PV), người con đã lạy cha mẹ ba lạy. Ba cái lạy đó đã nói
lên lòng biết ơn cha mẹ, đồng thời để trả hiếu đáp đền lại công ơn dưỡng
dục của cha mẹ” – Sư cô Từ Vân (Hà Nội) cho hay.
Người xuất gia, tuy hình hài là do cha
mẹ sinh ra nhưng huệ mạng là do giới luật của Phật làm tăng trưởng. Vì
thế, sau khi thọ giới, người xuất gia phải gìn giữ một cách rất nghiêm
ngặt.
Hơn nữa, sự báo hiếu của người xuất gia
không phải chỉ có hình thức lễ lạy bề ngoài như người thế tục mà họ
thường đem những lời Phật dạy để nhắc cha mẹ thức tỉnh mà lo tu hành để
được an vui giải thoát. Đó mới thật sự là báo ân cho cha mẹ.
Cũng theo Sư cô Từ Vân thì người xuất
gia không nặng phần ái ngữ và vật chất như người thế tục. Sự biểu hiện
tình thương của người xuất gia đối với gia đình có phần khác hơn người
đời. Bởi người đời còn có sự luyến ái rất sâu nặng.
Nhưng người xuất gia thì vượt lên trên
thứ tình cảm hệ lụy thường tình đó. Vì người xuất gia là của chúng sinh
nên họ thể hiện tình thương chan hòa đồng đẳng. Về sự báo hiếu với cha
mẹ của người xuất gia, họ không đặt nặng về phần vật chất mà coi trọng
về phần tinh thần.
Hướng cha mẹ vào con đường tu niệm để
được giải thoát. Tuy nhiên, đối với cha mẹ già yếu hay bị ốm thì người
xuất gia cũng phải có bổn phận chăm sóc phụng dưỡng.
Hiện nay, ở nhiều chùa đã có nhiều người
xuất gia, khi thấy cha hoặc mẹ già yếu đau ốm mà không có người thân
chăm sóc thì đích thân vị xuất gia phải lo lắng, phụng dưỡng cha mẹ tùy
vào khả năng của mình.
Mặc dù người xuất gia luôn phải theo
pháp của Tăng Bảo nhưng với họ vẫn phải hiếu kính và đáp trả ân nghĩa
sinh thành của cha mẹ.
“Chúng ta báo đáp công ơn cha mẹ một đời
là báo đáp ân sâu trong nhiều kiếp. Độ cha mẹ một đời là báo đáp ân sâu
cho cha mẹ trong nhiều đời” – lời Phật dạy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH,MHDT.3/4/2012.
No comments:
Post a Comment