THỰC HÀNH
PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
(VIPASSANĀBHĀVANĀ)
ÐỐI TƯỢNG TỨ OAI NGHI
(IRIYĀPATHAPABBA)
(IRIYĀPATHAPABBA)
Dhammarakkhita
Bhikkhu
(Tỳ Khưu Hộ Pháp)
(Tỳ Khưu Hộ Pháp)
Lưu ý:
Ðọc với phông chữ VU Times
(Viet-Pali Unicode)
|
Phần I
ÐỐI TƯỢNG TỨ
OAI NGHI
Ðối tượng tứ oai nghi
là một trong 14 đối tượng của phần thân niệm xứ, mà thân niệm xứ là một
trong tứ niệm xứ. Trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta
[1]
-
kinh Ðại tứ niệm xứ, Ðức Phật thuyết giảng
về tứ niệm xứ có 4 phần chính như sau:
1- Phần
thân niệm xứ có 14 đối tượng
1- Niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
2- Niệm tứ oai nghi chính: đi, đứng, ngồi, nằm.
3- Niệm tất cả các oai nghi phụ như: đi tới trước, đi lui sau, quay phải, quay trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,...
4- Niệm 32 thể trược trong thân: tóc, lông, móng, răng, da,...
5- Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió.
6- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, đã trải qua 1-2-3 ngày.
7- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng... cắn xé ăn thịt.
8- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt.
9- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn xương dính máu thịt rã rời...
10- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không có máu và thịt nữa.
11- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương rời rã, rải rác mọi nơi.
12- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.
13- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn một đống xương.
14- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bột xương trắng.
2- Niệm tứ oai nghi chính: đi, đứng, ngồi, nằm.
3- Niệm tất cả các oai nghi phụ như: đi tới trước, đi lui sau, quay phải, quay trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,...
4- Niệm 32 thể trược trong thân: tóc, lông, móng, răng, da,...
5- Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió.
6- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, đã trải qua 1-2-3 ngày.
7- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng... cắn xé ăn thịt.
8- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt.
9- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn xương dính máu thịt rã rời...
10- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không có máu và thịt nữa.
11- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương rời rã, rải rác mọi nơi.
12- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.
13- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn một đống xương.
14- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bột xương trắng.
Ðó là 14
đối tượng của phần thân niệm xứ thuộc về sắc pháp.
2- Phần
thọ niệm xứ có 1 đối tượng, chia 9 loại thọ
1- Thọ khổ.
2- Thọ lạc.
3- Thọ không khổ, không lạc (thọ xả).
4- Thọ khổ hợp với ngũ dục [2] .
5- Thọ lạc hợp với ngũ dục.
6- Thọ không khổ không lạc hợp với ngũ dục.
7- Thọ khổ không hợp với ngũ dục.
8- Thọ lạc không hợp với ngũ dục.
9- Thọ không khổ không lạc không hợp với ngũ dục.
2- Thọ lạc.
3- Thọ không khổ, không lạc (thọ xả).
4- Thọ khổ hợp với ngũ dục [2] .
5- Thọ lạc hợp với ngũ dục.
6- Thọ không khổ không lạc hợp với ngũ dục.
7- Thọ khổ không hợp với ngũ dục.
8- Thọ lạc không hợp với ngũ dục.
9- Thọ không khổ không lạc không hợp với ngũ dục.
Ðó là 1
đối tượng của phần thọ niệm xứ, thuộc về danh pháp.
3- Phần
tâm niệm xứ có 1 đối tượng, chia 16 loại tâm
1- Tâm tham.
2- Tâm không tham.
3- Tâm sân.
4- Tâm không sân.
5- Tâm si.
6- Tâm không si.
7- Tâm buồn ngủ.
8- Tâm phóng tâm.
9- Ðại hành tâm (sắc giới thiền tâm, vô sắc giới thiền tâm).
10- Tâm không phải đại hành tâm (dục giới tâm).
11- Tâm bậc thấp (dục giới tâm).
12- Tâm bậc cao (sắc giới tâm, vô sắc giới tâm).
13- Tâm định (tâm cận định, tâm an định).
14- Tâm không định.
15- Tâm thoát khỏi phiền não từng thời (dục giới tâm thiện).
16- Tâm không thoát khỏi phiền não.
2- Tâm không tham.
3- Tâm sân.
4- Tâm không sân.
5- Tâm si.
6- Tâm không si.
7- Tâm buồn ngủ.
8- Tâm phóng tâm.
9- Ðại hành tâm (sắc giới thiền tâm, vô sắc giới thiền tâm).
10- Tâm không phải đại hành tâm (dục giới tâm).
11- Tâm bậc thấp (dục giới tâm).
12- Tâm bậc cao (sắc giới tâm, vô sắc giới tâm).
13- Tâm định (tâm cận định, tâm an định).
14- Tâm không định.
15- Tâm thoát khỏi phiền não từng thời (dục giới tâm thiện).
16- Tâm không thoát khỏi phiền não.
Ðó là 1
đối tượng của phần tâm niệm xứ, thuộc về danh pháp.
4- Phần
pháp niệm xứ có 5 đối tượng
1- Năm pháp chướng ngại: tham dục,
sân hận, buồn chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi. Năm pháp
chướng ngại thuộc về danh pháp.
2- Ngũ uẩn chấp thủ: sắc uẩn, thọ
uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn chấp thủ. Ngũ uẩn thuộc về
sắc pháp, danh pháp.
3- 12 xứ:
- 6 xứ bên ngoài: sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp.
- 6 xứ bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
- 6 xứ bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
12 xứ thuộc về sắc pháp, danh pháp.
4- Thất giác chi: niệm giác chi,
trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỉ giác chi, tịnh giác chi, định
giác chi, xả giác chi. Thất giác chi thuộc về danh
pháp.
5- Tứ đế:
- Khổ thánh đế: Ðó là danh pháp, sắc pháp trong tam
giới.
- Tập thánh đế: Ðó là tham ái, nhân sanh Khổ thánh đế.
- Diệt thánh đế: Ðó là Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế.
- Ðạo thánh đế: Ðó là Bát chánh đạo, là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn.
- Tập thánh đế: Ðó là tham ái, nhân sanh Khổ thánh đế.
- Diệt thánh đế: Ðó là Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế.
- Ðạo thánh đế: Ðó là Bát chánh đạo, là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn.
Tứ thánh đế thuộc về danh pháp, sắc pháp,
chia làm 2 loại:
- Khổ thánh đế và Tập thánh đế thuộc danh pháp, sắc
pháp trong tam giới.
- Diệt thánh đế và Ðạo thánh đế thuộc danh pháp trong siêu tam giới.
- Diệt thánh đế và Ðạo thánh đế thuộc danh pháp trong siêu tam giới.
Trên đây
là 5 đối tượng của phần pháp niệm xứ, thuộc về danh
pháp và sắc pháp.
Trong Tứ
niệm xứ gồm có 21 đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ và cũng là
đối tượng của pháp hành thiền tuệ. Trong 21 đối tượng này, đối
tượng nào cũng có khả năng dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,
chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo, Nhập Lưu Thánh Quả; Nhất Lai Thánh Ðạo,
Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả; A-ra-hán Thánh
Ðạo, A-ra-hán Thánh Quả tùy theo 5 pháp chủ
[3]
và trí tuệ ba la mật của hành giả.
Như vậy,
đối tượng tứ oai nghi là một trong 14 đối tượng của phần thân niệm xứ.
ÐỐI TƯỢNG TỨ OAI NGHI
Trong
quyển sách nhỏ này, chỉ đề cập đến đối tượng tứ oai nghi là chính, còn
các đối tượng khác là phụ.
Ðối tượng
tứ oai nghi, Ðức Phật thuyết giảng đầy đủ như sau:
"Puna ca paraṃ bhikkhave bhikkhu.
"Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti,
"Ṭhito vā ṭhito’mhī’ti pajāønāti,
"Nisinno vā nisinno’mhī’ti pajānāti,
"Sayāno vā sayāno’mhī’ti pajānāti,
"Yathā yathā vā pana’ssa kāyo paṇihito hoti.
"Tathā tathā naṃ pajānāti...".
"Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhāvā kāye kāyānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
"Atthi kāyo"ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.
Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evampi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati". [4]
(Iriyāpathapabbaṃ niṭṭhitaṃ).
Dịch nghĩa:
Sau khi
thuyết giảng xong đối tượng "niệm hơi thở vô -- hơi thở ra", Ðức Thế Tôn
dạy chư Tỳ khưu rằng:
"Này
chư Tỳ khưu, (hay hành giả), một đối tượng khác, Tỳ khưu:
- Khi đang đi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác
biết rõ rằng: "thân đi" hoặc "sắc đi".
- Khi đang đứng, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân đứng" hoặc "sắc đứng".
- Khi đang ngồi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân ngồi" hoặc "sắc ngồi".
- Khi đang nằm, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân nằm" hoặc "sắc nằm".
- Hoặc toàn thân của hành giả đang ở trong tư thế (dáng) như thế nào, hành giả nên có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ toàn thân đang ở trong tư thế (dáng) như thế ấy...".
- Như vậy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân của mình.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân của người khác.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì toàn thân trong thân của mình; khi thì toàn thân trong thân của người khác.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sanh do nhân duyên nào sanh trong thân.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt trong thân.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ trạng thái sanh do nhân duyên nào sanh, thì trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt trong thân.
- Khi đang đứng, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân đứng" hoặc "sắc đứng".
- Khi đang ngồi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân ngồi" hoặc "sắc ngồi".
- Khi đang nằm, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: "thân nằm" hoặc "sắc nằm".
- Hoặc toàn thân của hành giả đang ở trong tư thế (dáng) như thế nào, hành giả nên có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ toàn thân đang ở trong tư thế (dáng) như thế ấy...".
- Như vậy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân của mình.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân của người khác.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì toàn thân trong thân của mình; khi thì toàn thân trong thân của người khác.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sanh do nhân duyên nào sanh trong thân.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt trong thân.
- Hoặc, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ trạng thái sanh do nhân duyên nào sanh, thì trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt trong thân.
Chánh
niệm của hành giả trực nhận rằng: "chỉ là thân mà thôi", đối tượng hiện
tại chỉ để phát triển chánh niệm, chỉ để phát triển trí tuệ tỉnh giác mà
thôi. Hành giả không có tham ái và tà kiến nương nhờ (nơi đối tượng và
chủ thể), không có chấp thủ nào (ta và của ta) trong ngũ uẩn này.
Này chư
Tỳ khưu (hay hành giả), như vậy gọi là Tỳ khưu có chánh niệm, trí tuệ
tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ biết rõ toàn thân
trong thân.
(Xong
đối tượng 4 oai nghi).
Ðoạn
kinh này có những động từ:
* Gacchāmi: Theo nghĩa thường là
"tôi đi", nhưng theo Chân nghĩa pháp là: "thân đi" hoặc
"sắc đi".
* Ṭhito’mhi: Theo nghĩa thường là: "tôi
đứng", nhưng theo Chân nghĩa pháp là: "thân đứng" hoặc
"sắc đứng".
* Nisinno’mhi: Theo nghĩa thường là: "tôi
ngồi", nhưng theo Chân nghĩa pháp là: "thân ngồi" hoặc
"sắc ngồi".
* Sayāno’mhi: Theo nghĩa thường là: "tôi
nằm", nhưng theo Chân nghĩa pháp là: "thân nằm" hoặc
"sắc nằm".
Phần
Chú giải Iriyapathapabba:
"Iti
ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati...".
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati...".
Phần Chú
giải
[5]
(Aṭṭhakathā) của đối tượng 4
oai nghi giải thích rằng:
Iti
ajjhattaṃ vā’ti evaṃ attano vā catu
iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā’ti parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena...
Ajjhattabahiddhā vā’ti kālena attano, kālena parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā’ti ādīsu pana "avijjāsamudayā rūpasamudayo"ti adinā nayena pañcahākārehi rūpakkhandhassa samudayo ca vayo ca nīharitabbo.
Tañhi sandhāya idha "samudayadhammā-nupassī vā ’ti ādi vuttaṃ.
Atthi kāyo’ti vā parassā ti ādi vuttasadisameva.
Bahiddhā vā’ti parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena...
Ajjhattabahiddhā vā’ti kālena attano, kālena parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā’ti ādīsu pana "avijjāsamudayā rūpasamudayo"ti adinā nayena pañcahākārehi rūpakkhandhassa samudayo ca vayo ca nīharitabbo.
Tañhi sandhāya idha "samudayadhammā-nupassī vā ’ti ādi vuttaṃ.
Atthi kāyo’ti vā parassā ti ādi vuttasadisameva.
Dịch
nghĩa:
* Iti ajjhattaṃ vā: hoặc Tỳ khưu (hành giả),
có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ
biết rõ thân trong thân -- 4 oai nghi bên trong của mình như vậy.
* Bahiddhā vā: hoặc Tỳ khưu (hành giả), có
chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ biết
rõ thân trong thân -- 4 oai nghi bên ngoài của người khác như vậy.
* Ajjhattabahiddhā vā: hoặc Tỳ khưu (hành
giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi trực nhận, trực giác
thấy rõ biết rõ thân trong thân -- 4 oai nghi, khi thì bên trong của
mình; khi thì bên ngoài của người khác như vậy.
* Samudayadhammānupassī vā: hoặc chánh niệm,
trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ biết rõ trạng thái sanh
do bởi 5 nhân duyên sanh của sắc pháp: vô minh, tham ái, nghiệp, vật
thực, trạng thái sanh của sắc pháp như vậy.
* Vayadhammānupassī vā: hoặc chánh niệm, trí
tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ biết rõ trạng thái diệt do
bởi 5 nhân duyên diệt của sắc pháp: vô minh, tham ái, nghiệp, vật
thực, trạng thái diệt của sắc pháp như vậy.
* Samudayavayadhammānupassī vā: hoặc chánh
niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ biết rõ khi thì trạng
thái sanh do bởi 5 nhân duyên sanh của sắc pháp;
khi thì trạng thái diệt do bởi 5 nhân duyên diệt của sắc
pháp, như vậy.
* Atthi kāyo: chỉ là thân mà thôi. Thân trong
đối tượng này là 4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp là
pháp vô ngã: không phải chúng sinh (na satto), không phải người
(na puggalo), không phải đàn bà (na itthī), không phải đàn ông (na
puriso), không phải ngã (na attā), không phải thuộc về ngã (ta) (na
attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không
phải ai (na koci), không phải của ai, v.v...
Chánh niệm trực nhận dáng đi, tư thế đi; dáng đứng,
tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm... cốt để cho
chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác được phát triển, tăng trưởng (sati
sampajaññānaṃ vuṇṇhatthāya).
* Anisito ca viharati: hành giả có
chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không có
tà kiến và tham ái nương nhờ trong dáng đi, tư thế đi;
dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm...
* Na ca kiñci loke upādīyati: tâm không còn
chấp thủ do bởi tà kiến, tham ái cho rằng: "ta, của ta"
nào trong ngũ uẩn này nữa. (Ðó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán).
Như vậy,
đối tượng tứ oai nghi trong phần niệm thân này có khả năng dẫn đến sự
chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Ðạo -- Nhập
Lưu Thánh Quả; Nhất Lai Thánh Ðạo -- Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh
Ðạo -- Bất Lai Thánh Quả; đến A-ra-hán Thánh Ðạo -- A-ra-hán Thánh Quả
trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Ý Nghĩa
Danh Từ Kāya Trong Các Pháp:
- Kāya-dvāra: Thân môn, cửa để thân lộ trình
tâm phát sanh.
- Kāya-ppasāda: Thân tịnh sắc, nơi tiếp xúc
đối tượng xúc trần để phát sanh thân thức tâm.
- Kāya-viññatti: Sự cử động của thân.
- Kāya-saṅkhāra: 1) Tác ý tạo tác nghiệp
(thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp) nơi thân môn. 2) Hơi thở vô -- hơi
thở ra.
- Kāya-duccarita: Thân hành ác, như sát sanh,
trộm cắp, tà dâm.
- Kāya-sucarita: Thân hành thiện, như không
sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Kāyaviññāṇacitta: Thân thức tâm, là tâm phát
sanh do nương nhờ thân tịnh sắc, có phận sự xúc giác với xúc trần.
- Kāya-ppassaddhi: Tịnh toàn tâm sở, có trạng
thái tổng hợp toàn tâm sở vắng lặng trong thiện pháp.
- Kāya-lahutā: Nhẹ nhàng toàn tâm sở, có trạng
thái tổng hợp toàn tâm sở nhẹ nhàng trong thiện pháp.
- Kāya-mudutā: Nhu nhuyến toàn tâm sở, có
trạng thái tổng hợp toàn tâm sở nhu nhuyến trong thiện pháp.
- Kāya-kammaññatā: Uyển chuyển toàn tâm sở, có
trạng thái tổng hợp toàn tâm sở uyển chuyển trong thiện pháp.
- Kāya-pāguññatā: Thành thạo toàn tâm sở, có
trạng thái tổng hợp toàn tâm sở thành thạo trong thiện pháp.
- Kāyujukatā: Chánh trực toàn tâm sở, có trạng
thái tổng hợp toàn tâm sở chánh trực trong thiện pháp.
- Rūpa-kāya: Sự tổng hợp toàn sắc pháp.
- Nāma-kāya: Sự tổng hợp danh pháp (tâm + tâm
sở).
- Ni-kāya: Sự tổng hợp vào thành bộ, như:
Dīghanikāya: Tổng hợp 34 bài kinh dài; Majjhimanikāya: Tổng
hợp 152 bài kinh trung,...
- Karaja-kāya: Thân sanh nhờ tứ đại, thân tứ
đại.
- Sakkāyadiṭṭhi: Ngũ uẩn tà kiến, tà kiến
nương nhờ nơi tổng hợp ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,
thức uẩn (kāya có nghĩa tổng hợp ngũ uẩn).
- Dhamma-kāya: Tổng hợp tất cả các pháp mà Ðức
Phật đã thuyết giảng, đó là Tam tạng pháp bảo được thuyết từ kim ngôn
của Ðức Phật bằng ngôn ngữ Pāḷi. V.v...
Ý Nghĩa
Danh Từ Kāya Trong Kinh Ðại Tứ Niệm xứ:
Danh từ
kāya trong kinh Ðại niệm xứ, phần niệm thân, kāya:
nghĩa là tổng hợp các thành phần ô trược như tóc, lông, móng, răng, da,
v.v... được sắp đặt theo định luật chung tự nhiên hầu như giống nhau
theo từng mỗi loại chúng sinh, gọi là kāya.
Ðịnh
nghĩa: Kucchitānaṃ āyo’ti kāyo.
[6]
Thân là
nơi nơi tổng hợp các thành phần ô trược theo định luật tự nhiên của mỗi
loại chúng sinh.
- Kāya: thân
trong phần niệm thân, theo chân nghĩa pháp (paramatthadhamma)
thuộc về sắc pháp (rūpadhammma), tổng hợp gồm có 28 sắc pháp,
có tâm nương nhờ, tâm làm chủ điều khiển mọi sinh hoạt của thân như thở
vô -- thở ra, đi, đứng, ngồi, nằm...
Thân của một người bình thường gồm có 27 sắc pháp.
- Nếu là người đàn ông, thì trừ sắc nữ tính.
- Nếu là người đàn bà, thì trừ sắc nam tính.
- Nếu là người đàn bà, thì trừ sắc nam tính.
Nếu tường hợp người nào bị mắt mù, tai điếc,..., thì
người ấy có số sắc pháp trong thân thể bị giảm theo bệnh tật khiếm
khuyết ấy.
Trong kinh Ðại niệm xứ, phần niệm thân, Ðức Phật dạy:
Idha bhikkhave bhikkhu, kāye kāyānupassī viharati
ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ...".
[7]
Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu hoặc hành giả trong Phật
giáo này, là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận,
có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ thân trong thân; để diệt
tâm tham, hài lòng và tâm sân, không hài lòng trong ngũ
uẩn chấp thủ này...
Trong đoạn kinh này có 2 danh từ kāye và
kāyānupassī đi liền với nhau, theo Chú giải dạy rằng:
- Kāyānupassī: Trí tuệ thiền tuệ thường theo
dõi thấy rõ biết rõ toàn thân, trí tuệ thiền tuệ đang thấy rõ biết rõ
toàn thân.
- Kāye: nhắc lại một lần nữa trong câu
"kāye kāyānupassī" danh từ kāya lần thứ nhì, nên hiểu rằng,
để giải thích phân biệt rõ từng mỗi đối tượng riêng biệt, không nên lẫn
lộn với đối tượng khác.
Như "kāye kāyānupassī" trí tuệ thiền tuệ
thường theo dõi thấy rõ biết rõ toàn thân trong thân;
không phải trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ thọ
"vedanānupassī" trong thân hoặc trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ
tâm, pháp "cittadhammānupassī" trong thân.
Thật ra, trí tuệ thiền tuệ chỉ thấy rõ biết rõ
toàn thân trong thân mà thôi, trí tuệ thiền tuệ không nên thấy
rõ biết rõ thọ, tâm, pháp trong thân.
Danh từ kāyānupassanāsatipaṭṭhāna: chánh niệm
vững vàng, trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi toàn thân
(sắc uẩn), nghĩa là thân là đối tượng của chánh niệm, trí
tuệ tỉnh giác thường theo dõi luôn luôn, thấy rõ biết rõ toàn thân thuộc
sắc pháp.
Ý nghĩa
danh từ kāya theo từng đối tượng:
Kāya
trong phần thân có 14 đối tượng, đối tượng
nào, danh từ kāya theo nghĩa của đối tượng ấy.
Ví dụ:
* Kāya
trong đối tượng hơi thở vô -- hơi thở ra:
- Danh từ kāya bên trong có nghĩa: "attano
vā assāsapassasa kāye kāyānupassī viharati": hoặc hành giả có chánh
niệm, trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thân trong thân --
hơi thở vô-hơi thở ra bên trong của mình.
- Danh từ kāya bên ngoài có nghĩa:
"parassa vā assāsapassasa kāye kāyānupassī viharati": hoặc hành giả
có chánh niệm, trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thân
trong thân -- hơi thở vô-hơi thở ra bên ngoài của người khác
[8]
...
* Kāya
trong đối tượng 4 oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm:
- Danh từ kāya bên trong có nghĩa: "attano
vā catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati": hoặc
hành giả có chánh niệm, trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thân
trong thân -- 4 oai nghi bên trong của mình.
- Danh từ kāya bên ngoài có nghĩa:
"parassa vā catu iriyāpathapariggahaṇhanena kāye kāyānupassī viharati":
hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ
thân trong thân -- 4 oai nghi bên ngoài của người khác
[9]
. V.v...
Kāya
trong 14 đối tượng của phần niệm thân đều có nghĩa: atthi kāyo:
thân chỉ là thân mà thôi, là sắc uẩn thuộc về sắc pháp
là pháp vô ngã: không phải chúng sinh
[10]
(na satto), không phải người (na
puggalo), không phải đàn ông (na puriso), không phải đàn bà (na itthī),
không phải ngã (na attā), không phải thuộc về ta (na attaniyaṃ), không
phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai cả (na
koci), không phải của ai cả, v.v...
Kāyānupassanā: trí
tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ toàn thân thuộc
sắc pháp; thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của sắc pháp ấy,
thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô
ngã của sắc pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế,
chứng đắc 4 Thánh Ðạo -- 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt
đoạn tuyệt mọi tham ái, mọi phiền não, mọi ác pháp không còn dư sót.
Giải
thích 4 oai nghi:
Ðối với
những chúng sinh có ngũ uẩn, thường có 4 oai nghi: oai nghi đi, oai
nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm, trong đó có một oai nghi nào
đó được hiện rõ nhiều nhất.
Bốn oai
nghi là tư thế, hình dáng bình thường tự nhiên của con người bình
thường, không bệnh tật. Con người có thể đi, đứng, ngồi, nằm; thậm chí
ngay đến các loài súc sanh cũng có thể đi, đứng, ngồi, nằm...
Ðối với
những hạng phàm nhân (không phải bậc Thánh nhân) mỗi khi đi
hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm, họ còn có
tà kiến chấp thủ ta, người, chúng sinh,... cho là: ta đi, ta
đứng, ta ngồi, ta nằm...; người đi, người đứng, người ngồi, người
nằm..., chúng sinh đi, chúng sinh đứng, chúng sinh ngồi, chúng sinh nằm,
v.v...
Ðối với
hành giả tiến hành thiền tuệ:
- Mỗi khi
đi, có chánh niệm (niệm thân) trực nhận, có trí tuệ
tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ mỗi tư thế đi, mỗi dáng đi
gọi là sắc đi thuộc sắc pháp phát sanh từ tâm, là
pháp vô ngã, không phải ta đi hoặc người đi hoặc
chúng sinh nào đi, mà sự thật chỉ có tư thế đi, dáng đi gọi
là sắc đi mà thôi.
- Cũng như
vậy, mỗi khi đứng, có chánh niệm (niệm thân) trực nhận, có
trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ mỗi tư thế đứng,
mỗi dáng đứng gọi là sắc đứng thuộc sắc pháp
phát sanh từ tâm, là pháp voâ ngã, không phải ta đứng
hoặc người đứng hoặc chúng sinh nào đứng, mà sự thật
chỉ có tư thế đứng, dáng đứng gọi là sắc đứng mà
thôi.
- Mỗi khi
ngồi, có chánh niệm (niệm thân) trực nhận, có trí tuệ
tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ mỗi tư thế ngồi, mỗi dáng
ngồi gọi là sắc ngồi thuộc sắc pháp phát sanh từ tâm,
là pháp vô ngã, không phải ta ngồi hoặc người ngồi hoặc
chúng sinh nào ngồi, mà sự thật chỉ có tư thế ngồi, dáng ngồi
gọi là sắc ngồi mà thôi.
- Mỗi khi
nằm, có chánh niệm (niệm thân) trực nhận, có trí tuệ
tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ mỗi tư thế nằm, mỗi dáng
nằm gọi là sắc nằm thuộc sắc pháp phát sanh từ tâm, là
pháp vô ngã, không phải ta nằm hoặc người nằm hoặc
chúng sinh nào nằm, mà sự thật chỉ có tư thế nằm, dáng nằm
gọi là sắc nằm mà thôi.
Ðối
Tượng Tứ Oai Nghi:
Tứ
oai nghi: oai nghi đi, oai nghi
đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm là những
oai nghi bình thường tự nhiên của mỗi chúng sinh, Ðức Phật dạy 4 oai
nghi làm đối tượng trong phần niệm thân, bởi vì, đối tượng 4 oai nghi
này là sắc pháp phát sanh từ tâm, có thể làm đối tượng của
pháp hành thiền tuệ.
Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của tà kiến
Có số
người không được gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí trong Phật giáo,
không được học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, không
hiểu biết về danh pháp, sắc pháp, là pháp vô ngã;
cho nên số người ấy, mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm không
diệt được chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ na pajahati) và
cũng không từ bỏ sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā na ugghāṭeti: ngã
tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương nhờ cho
tà kiến phát sanh thấy sai, chấp lầm rằng:
- Khi thân đi hoặc sắc đi,
thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đi cho
là "ta đi".
- Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đứng cho là "ta đứng".
- Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc ngồi cho là "ta ngồi".
- Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc nằm cho là "ta nằm",...
- Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đứng cho là "ta đứng".
- Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc ngồi cho là "ta ngồi".
- Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc nằm cho là "ta nằm",...
Khi có
sắc đi, thì tà kiến nương nhờ ở
sắc đi để thấy sai, chấp lầm rằng: "ta đi". Thật
ra, "ta đi" không có, mà chỉ có "sắc đi". Nhưng do tâm
tà kiến thấy sai chấp lầm từ "sắc đi" cho là "ta
đi". Khi tâm có tà kiến phát sanh, thì chắc chắn ắt
phải có tâm sở si (vô minh) đồng sanh làm che án,
bao trùm phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp ấy.
Ðúng theo
thực tánh của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, không có
ngã. Vậy, ngã không có thật, thì chắc chắn không
thể diệt ngã được. Sở dĩ có sự chấp ngã là
do tà kiến thấy sai, chấp lầm từ danh pháp chấp là
ngã (ta) và từ sắc pháp chấp là ngã (ta).
Tâm tà kiến có thật, nên hành giả tiến hành thiền tuệ có thể
diệt được tâm tà kiến ấy. Khi tâm tà kiến bị
diệt bằng chánh kiến thấy đúng, biết đúng theo thực tánh
của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, thì sự
chấp ngã không còn nữa.
Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của chánh kiến:
Có số
người thường gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí trong Phật giáo, được
học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, hiểu biết rõ về
danh pháp, sắc pháp, là pháp vô ngã. Họ có đức
tin trong sạch nơi Tam bảo, có giới hạnh thanh tịnh, tiến hành thiền tuệ
dùng 4 oai nghi làm đối tượng; cho nên mỗi khi đi, đứng, ngồi,
nằm diệt được sự chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ pajahati)
và từ bỏ được sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā ugghāṭeti: ngã
tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương
nhờ cho chánh kiến phát sanh thấy đúng, biết đúng rằng:
- Khi thân đi hoặc sắc đi,
thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đi,
dáng đi gọi là "sắc đi".
- Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đứng, dáng đứng gọi là "sắc đứng".
- Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi ngồi, dáng ngồi gọi là "sắc ngồi".
- Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi nằm, dáng nằm gọi là "sắc nằm"...
- Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đứng, dáng đứng gọi là "sắc đứng".
- Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi ngồi, dáng ngồi gọi là "sắc ngồi".
- Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi nằm, dáng nằm gọi là "sắc nằm"...
Chánh kiến chính là trí tuệ.
Tâm hợp với trí tuệ thiền tuệ là tâm sáng suốt thấy rõ, biết
rõ đúng theo sự thật thực tánh của danh pháp, sắc pháp.
Cho nên, tiến hành Tứ niệm xứ hay tiến hành thiền
tuệ là cốt để trở lại thấy đúng, biết đúng theo thực tánh
của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã,
không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn
bà, không phải chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia... mà sự
thật theo Chân nghĩa pháp là:
- Danh pháp nào là danh pháp ấy.
- Sắc pháp nào là sắc pháp ấy.
- Sắc pháp nào là sắc pháp ấy.
Tứ oai nghi làm đối tượng thiền tuệ như thế nào?
Ðức Phật
dạy trong kinh Ðại Tứ niệm xứ, đối tượng "tứ oai nghi" là
1 trong 14 đối tượng trong phần niệm thân. 4 oai
nghi: đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp phát sanh
từ tâm, gọi là cittajarūpa cũng thuộc về Chân nghĩa
pháp (Paramatthadhamma).
Thật vậy,
trong Chú giải kinh Ðại Tứ niệm xứ, về phần niệm thân, dạy rằng:
"Paramatthato hi dhātūnaṃ yeva gamanaṃ, dhātūnaṃ ṭhānaṃ, dhātūnaṃ
nisajjaṃ, dhātūnaṃ sayanaṃ".
[11]
Thật
vậy, xét về chân nghĩa pháp, thì "oai nghi đi" chỉ là của tứ đại,
"oai nghi đứng" chỉ là của tứ đại, "oai nghi ngồi" chỉ là
của tứ đại, "oai nghi nằm" chỉ là của tứ đại mà thôi.
Như vậy,
tứ oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp phát sanh từ tâm,
thuộc về sắc tứ đại, nên không thuộc về của người nào, của
chúng sinh nào cả.
Sắc tứ
đại, có 4 sắc pháp là:
- Sắc địa đại, chất đất.
- Sắc thủy đại, chất nước.
- Sắc hỏa đại, chất lửa.
- Sắc phong đại, chất gió.
- Sắc thủy đại, chất nước.
- Sắc hỏa đại, chất lửa.
- Sắc phong đại, chất gió.
Sắc tứ đại
này, là 4 sắc pháp căn bản chính, làm nền tảng cho 24 sắc pháp phụ thuộc
phát sanh.
Ðối tượng
4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp toàn thân,
không phải một phần nào của thân, mà trong thân của mỗi người bình
thường có đầy đủ 27 sắc pháp, gồm sắc tứ đại và 23 sắc pháp
phụ thuộc.
Do đó, gọi
là: sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm thuộc sắc pháp
phát sanh từ tâm là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.
Tâm
có thể phát sanh 4 oai nghi gọi là:
sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, và các oai nghi phụ gọi
là sắc bước tới, sắc bước lui, v.v... gồm có 32 tâm, đó là: 8
tâm tham + 2 tâm sân + 2 tâm si + 8 dục giới đại thiện tâm + 8 dục giới
đại duy tác tâm + 1 tiếu sanh tâm + 1 ý môn hướng tâm + và đặc biệt có 2
thần thông tâm.
Ví dụ:
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ tâm tham,
thì đi, đứng, ngồi, nằm... với dáng điệu khoan thai, nhẹ nhàng đáng
yêu...
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ tâm sân,
thì đi, đứng, ngồi, nằm... với dáng điệu nóng nảy, mạnh bạo...
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ tâm si,
thì đi, đứng, ngồi, nằm... với dáng điệu ngẩn ngơ, thẫn thờ, phóng
tâm...
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ dục giới
đại thiện tâm không hợp trí tuệ, thì đi, đứng, ngồi, nằm... với
dáng điệu, tư thế tự nhiên, có trí nhớ, nhưng không có trí tuệ biết rõ
thực tánh của danh pháp, sắc pháp.
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ dục giới
đại thiện tâm hợp với trí tuệ, đối với hành giả tiến hành thiền
tuệ thì đi, đứng, ngồi, nằm... với dáng điệu, tư thế tự nhiên,
có trí nhớ, có trí tuệ có thể biết rõ thực tánh
của danh pháp, sắc pháp.
- Ði, đứng, ngồi, nằm sanh từ 8 dục giới
đại duy tác tâm, tâm của bậc Thánh A-ra-hán, thì đi, đứng, ngồi,
nằm... với dáng điệu, tư thế tự nhiên, luôn luôn có trí
nhớ, khi hợp trí tuệ, khi không hợp trí tuệ, tùy theo đối tượng
v.v...
-ooOoo-
Phần Lý
Thuyết Pháp Học Tứ Oai Nghi
Hành giả
muốn tiến hành thiền tuệ, dùng tứ oai nghi làm đối tượng,
trước tiên, hành giả cần phải học hỏi, nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc bằng
trí tuệ hiểu biết đúng đắn về 4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm là
sắc pháp phát sanh từ tâm.
Hành giả
có trí tuệ sáng suốt, có chánh kiến thấy đúng hiểu đúng rằng:
- Oai nghi đi, đó là "thân đi"
hoặc "sắc đi".
- Oai nghi đứng, đó là "thân đứng" hoặc "sắc đứng".
- Oai nghi ngồi, đó là "thân ngồi" hoặc "sắc ngồi".
- Oai nghi nằm, đó là "thân nằm" hoặc "sắc nằm".
- Oai nghi đứng, đó là "thân đứng" hoặc "sắc đứng".
- Oai nghi ngồi, đó là "thân ngồi" hoặc "sắc ngồi".
- Oai nghi nằm, đó là "thân nằm" hoặc "sắc nằm".
Ðó là sự
hiểu biết theo chánh kiến thiền tuệ.
1-
Thế nào gọi là sắc đi?
Sắc
đi, chính là dáng đi, tư thế đi,
toàn thân di chuyển bước đi từng bước, một cách tự nhiên.
Cho nên,
sắc đi trong trạng thái động.
Sắc
đi thuộc về sắc pháp, làm đối tượng
của thiền tuệ, đó là: dáng đi, tư thế đi. Có vô số dáng
đi, tư thế đi đều gọi là sắc đi, nên có vô số sắc
đi.
2-
Thế nào gọi là sắc đứng?
Sắc
đứng,
chính là dáng đứng, tư thế đứng, toàn thân đứng yên
[12]
không cử động, một cách tự nhiên.
Cho nên,
sắc đứng trong trạng thái tĩnh (hiện tại
ngắn ngủi).
Sắc
đứng, thuộc về sắc pháp,
làm đối tượng của thiền tuệ, đó là: dáng đứng, tư thế đứng.
Có vô số dáng đứng, tư thế đứng đều gọi là sắc đứng, nên
có vô số sắc đứng.
3-
Thế nào gọi là sắc ngồi?
Sắc
ngồi, chính là dáng ngồi, tư thế
ngồi, toàn thân ngồi yên không cử động, một cách tự nhiên; thân phần
trên ngồi yên, thân phần dưới co theo dáng ngồi, theo tư thế ngồi; như
ngồi xếp bằng, ngồi bán già, ngồi kiết già, ngồi trên ghế dựa, ngồi trên
ghế salon,...
Cho nên,
sắc ngồi trong trạng thái tĩnh (hiện tại
ngắn ngủi).
Sắc
ngồi, thuộc về sắc pháp,
làm đối tượng của thiền tuệ, đó là: dáng ngồi, tư thế ngồi.
Có vô số dáng ngồi, tư thế ngồi đều gọi là sắc ngồi,
nên có vô số sắc ngồi.
4-
Thế nào gọi là sắc nằm?
Sắc
nằm, chính là dáng nằm, tư thế nằm,
toàn thân nằm yên không cử động, một cách tự nhiên, như nằm
nghiêng, nằm ngửa,...
Cho nên,
sắc nằm trong trạng thái tĩnh (hiện tại
ngắn ngủi).
Sắc
nằm, thuộc về sắc pháp,
làm đối tượng của thiền tuệ, đó là: dáng nằm, tư thế nằm.
Có nhiều dáng nằm, tư thế nằm đều gọi là sắc nằm, nên có
vô số sắc nằm.
Do đó,
hành giả có chánh kiến thấy đúng hiểu đúng rằng:
- Khi đi, không phải ta đi, cũng không
phải ai đi, mà sự thật chỉ là "thân đi" hoặc "sắc
đi". Ðó là dáng đi, tư thế đi.
- Khi đứng, không phải ta đứng, cũng
không phải ai đứng, mà sự thật chỉ là "thân đứng" hoặc
"sắc đứng". Ðó là dáng đứng, tư thế đứng.
- Khi ngồi, không phải ta ngồi, cũng
không phải ai ngồi, mà sự thật chỉ là "thân ngồi" hoặc
"sắc ngồi". Ðó là dáng ngồi, tư thế ngồi.
- Khi nằm, không phải ta nằm, cũng
không phải ai nằm, mà sự thật chỉ là "thân nằm" hoặc
"sắc nằm". Ðó là dáng nằm, tư thế nằm.
Nhân
duyên phát sanh:
- Danh
pháp, sắc pháp phát sanh đều do nhân duyên, nên danh pháp sắc pháp
là pháp vô ngã.
- Danh
pháp nào phát sanh, do nhân duyên của danh pháp ấy.
- Sắc
pháp nào phát sanh, do nhân duyên của sắc pháp ấy.
4 oai
nghi: đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp phát sanh từ tâm
gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm phát sanh đều do
nhân duyên của chúng.
Theo bộ
Chú giải
[13]
của bài kinh
Mahāsati-paṭṭhānasutta (kinh Ðại Tứ niệm xứ) dạy rằng:
- Không có
chúng sinh nào đi, đứng, ngồi, nằm....
- Oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm... không phải của chúng sinh nào, không phải của người nào.
- Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm phát sanh đều do nhân duyên của chúng.
1- Nhân duyên nào phát sanh sắc đi?
- Oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm... không phải của chúng sinh nào, không phải của người nào.
- Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm phát sanh đều do nhân duyên của chúng.
1- Nhân duyên nào phát sanh sắc đi?
Sắc
đi phát sanh từ tâm, qua quá trình
diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:
- Tâm nghĩ "đi".
- Do tâm nghĩ đi làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân di chuyển bước đi từng bước do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
- Do tâm nghĩ đi làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân di chuyển bước đi từng bước do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
Do đó, gọi
là "thân đi" hoặc "sắc đi" là
sắc pháp phát sanh do tâm (cittajarūpa).
2-
Nhân duyên nào phát sanh sắc đứng?
Sắc
đứng phát sanh từ tâm, qua quá trình
diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:
- Tâm nghĩ "đứng".
- Do tâm nghĩ đứng làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi dáng đứng, tư thế đứng, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
- Do tâm nghĩ đứng làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi dáng đứng, tư thế đứng, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
Do đó, gọi
là "thân đứng" hoặc "sắc đứng", là sắc
pháp phát sanh từ tâm.
3-
Nhân duyên nào phát sanh sắc ngồi?
Sắc
ngồi phát sanh từ tâm, qua quá trình
diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:
- Tâm nghĩ "ngồi".
- Do tâm nghĩ ngồi làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân ngồi: thân phần trên ngồi yên, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
- Do tâm nghĩ ngồi làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân ngồi: thân phần trên ngồi yên, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
Do đó, gọi
là "thân ngồi" hoặc "sắc ngồi", là sắc
pháp phát sanh từ tâm.
4-
Nhân duyên nào phát sanh sắc nằm?
Sắc
nằm phát sanh từ tâm, qua quá trình
diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:
- Tâm nghĩ "nằm".
- Do tâm nghĩ nằm làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân đặt nằm ngang theo mỗi dáng nằm, tư thế nằm yên, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
- Do tâm nghĩ nằm làm cho phát sanh chất gió.
- Chất gió phát sanh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động.
- Toàn thân đặt nằm ngang theo mỗi dáng nằm, tư thế nằm yên, do năng lực của chất gió phát sanh từ tâm ấy.
Do đó, gọi
là "thân nằm" hoặc "sắc nằm", là sắc
pháp phát sanh từ tâm.
Nếu trường
hợp thiếu một nhân duyên nào, thì sắc đi, sắc đứng,
sắc ngồi, sắc nằm,... không thể phát sanh được.
Ví dụ: Sở
dĩ, người bị bại liệt, dầu tâm của họ muốn đi, muốn đứng,
muốn ngồi, muốn nằm... trong tư thế này hay tư thế khác, cũng không thể
đi, đứng, ngồi, nằm... theo ý muốn của mình, như người bình thường; là
vì chất gió phát sanh từ tâm không đủ năng lực làm cho
toàn thân cử động theo ý muốn của họ.
Con người
bình thường đi, đứng, ngồi, nằm,... cử động được dễ dàng là do nhờ
năng lực của chất gió phát sanh từ tâm điều hòa được tứ đại
(đất, nước, lửa, gió).
Ví dụ: Oai
nghi đi, hay "sắc đi".
- Khi nhấc chân lên: phong đại
và hỏa đại có năng lực mạnh, còn địa đại và
thủy đại có năng lực yếu.
- Khi đạp chân xuống: địa đại và thủy đại có năng lực mạnh, còn phong đại và hỏa đại có năng lực yếu.
- Khi đạp chân xuống: địa đại và thủy đại có năng lực mạnh, còn phong đại và hỏa đại có năng lực yếu.
Bởi vậy
cho nên, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, co tay
vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,... là công việc của
tứ đại, do tâm chủ động, điều khiển.
Ðức Phật
ví "thân" này như một chiếc xe;
"tâm" này ví như người lái xe. Thật vậy, chiếc
xe chạy mau, chạy chậm, quẹo trái, quẹo phải, ngừng lại,... đều do người
lái xe điều khiển.
Cũng như
vậy, thân này đi, đứng, ngồi, nằm, bước tới, bước lui,
quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi
chân ra,... đều do tâm điều khiển, cho nên gọi là
"sắc pháp phát sanh từ tâm" (cittajarūpa).
Do đó,
sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm... được hiện hữu do
từ nhiều nhân duyên, nên là pháp vô ngã.
Phân
biệt đối tượng tứ oai nghi thuộc Paññatti - Paramattha:
Bốn oai
nghi: sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm là sắc pháp phát sanh từ tâm
(cittajarūpa) thuộc paramattha (chân nghĩa pháp).
Hành giả
tiến hành thiền tuệ dùng tứ oai nghi làm đối tượng, điều trước hết là
cần phải học hỏi, nghiên cứu rõ ràng về tứ oai nghi như thế nào thuộc về
đối tượng Paramattha (Chân nghĩa pháp), và như thế
nào thuộc về đối tượng Paññatti (Chế định pháp);
điều này tối quan trọng, bởi vì mỗi đối tượng sẽ dẫn đến mỗi kết quả
hoàn toàn khác nhau.
Tứ oai nghi thuộc về paññatti: Chế định pháp
Chế
định pháp là pháp mà con người đặt ra,
do căn cứ nơi chân nghĩa pháp, có quy ước với nhau theo mỗi nhóm
người, mỗi dân tộc được lưu truyền từ thế hệ trước cho đến thế hệ sau
nối tiếp nhau.
Pháp chế
định có 2 loại:
1-
Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.
Nếu hành giả tiến hành thiền tuệ có khái niệm
về dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế
ngồi; dáng nằm, tư thế nằm là những hình dạng khái niệm trong
tâm, thì những đối tượng ấy thuộc về atthapaññatti: ý
nghĩa, hình dạng chế định.
2-
Nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ chế định.
Nếu hành
giả tiến hành thiền tuệ căn cứ vào những khái niệm trong tâm:
- Về dáng đi, tư thế đi ấy, mà
niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc đi", "sắc đi",...
- Về dáng đứng, tư thế đứng ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc đứng", "sắc đứng"...
- Về dáng ngồi, tư thế ngồi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc ngồi", "sắc ngồi"...
- Về dáng nằm, tư thế nằm ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc nằm", "sắc nằm"...
- Về dáng đứng, tư thế đứng ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc đứng", "sắc đứng"...
- Về dáng ngồi, tư thế ngồi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc ngồi", "sắc ngồi"...
- Về dáng nằm, tư thế nằm ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: "sắc nằm", "sắc nằm"...
Thì những
đối tượng này thuộc về vijjāmāna-paññatti: danh từ, ngôn ngữ chế định
có thực tánh pháp làm nền tảng.
Hành giả
trong khi niệm tưởng trong tâm đến đối tượng sắc đi, sắc
đứng... nào, thì tâm cũng có thể an trú ở đối tượng ấy, như
đối tượng của thiền định, mà không phải tiến hành thiền định,
vì tứ oai nghi không có trong 40 đề mục thiền định; hơn nữa, sự
tiến hành thiền định chỉ có một đề mục duy nhất làm đối tượng,
nhưng ở đây mỗi lần thay đổi oai nghi là thay đổi đối tượng. Do đó, hành
giả không phải tiến hành thiền định mà cũng không
phải tiến hành thiền tuệ, bởi vì đối tượng tứ oai nghi ấy thuộc
về Chế định pháp, sẽ dẫn đến kết quả như sau:
- Không thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh
pháp, sắc pháp.
- Không thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Không thể thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp.
- Không thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp....
- Không thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Không thể thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp.
- Không thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp....
Tứ oai nghi thuộc về Paramattha: Chân nghĩa pháp
Chân
nghĩa pháp là pháp không do con người
chế định, pháp này có thực tánh hiện hữu một cách tự nhiên
của chúng, nhưng không có một ai thấy rõ biết rõ đến chúng, bởi vì
vô minh bao trùm phủ kín thực tánh pháp của
chúng. Cho đến khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài đã diệt đoạn
tuyệt được vô minh, cho nên sự thật chân nghĩa pháp hiển nhiên hiện
rõ; rồi Ngài giảng dạy cho chúng sinh hiểu biết chân nghĩa pháp.
4 oai nghi
thuộc về chân nghĩa pháp đó là:
- Dáng đi, tư thế đi thuần túy tự nhiên
[14]
.
- Dáng đứng, tư thế đứng thuần túy tự nhiên.
- Dáng ngồi, tư thế ngồi thuần túy tự nhiên.
- Dáng nằm, tư thế nằm thuần túy tự nhiên.
- Dáng đứng, tư thế đứng thuần túy tự nhiên.
- Dáng ngồi, tư thế ngồi thuần túy tự nhiên.
- Dáng nằm, tư thế nằm thuần túy tự nhiên.
Những dáng
đi, tư thế đi... này là những trạng thái diễn biến của tứ đại phát sanh
từ thiện tâm trong sạch, hoàn toàn không có phiền não chi
phối, thì những dáng đi, tư thế đi... ấy mới thật sự thuần tuý tự
nhiên được thể hiện toàn thân, hoàn toàn không qua
một khái niệm trong tâm hoặc một danh từ ngôn ngữ
nào có thể diễn tả được thực tánh của nó. Do đó, dáng đi, tư
thế đi, dáng đứng, tư thế đứng... này thuộc về paramattha: chân
nghĩa pháp.
Nếu hành
giả tiến hành thiền tuệ, có chánh niệm trực nhận,
trí tuệ tỉnh giác trực giác trực tiếp ngay đối tượng
paramattha của 4 oai nghi: "dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư
thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm", được
thể hiện toàn thân, không qua khái niệm trong tâm và
danh từ ngôn ngữ chế định, thì có thể dẫn đến kết quả như sau:
- Có thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của
danh pháp, sắc pháp.
- Có thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Có thể thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Có thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.
- Có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.
- Có thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Có thể thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.
- Có thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.
- Có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.
Như vậy,
chọn đúng đối tượng rất quan trọng, cho nên hành giả tiến hành thiền tuệ
cần phải trải qua 3 giai đoạn quan trọng:
Giai đoạn đầu tiên: Hành
giả cần phải tìm hiểu, học hỏi, phân biệt rõ tứ oai nghi như thế nào
thuộc đối tượng paññatti (chế định pháp) và tứ oai nghi như thế
nào thuộc đối tượng paramattha (chân nghĩa pháp), có trí tuệ sáng
suốt chọn đúng đối tượng 4 oai nghi thuộc chân nghĩa pháp.
Giai đoạn giữa: Khi hành giả tiến
hành thiền tuệ có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh
giác trực giác trực tiếp ngay đối tượng paramattha dáng
đi, tư thế đi; hoặc dáng đứng, tư thế đứng; hoặc dáng ngồi, tư thế ngồi;
hoặc dáng nằm, tư thế nằm... được thể hiện toàn thân,
hoàn toàn không phải khái niệm trong tâm hoặc danh
từ ngôn ngữ nào cả.
Giai đoạn cuối: Trí tuệ thiền tuệ
thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp; sự sanh, sự
diệt, của danh pháp, sắc pháp; trạng thái vô thường, trạng
thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến sự
chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh
Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
-ooOoo-
[1]
Dīghanikāya, Mahāvagga
và Majjhimanikāya, Mūlapannāsa kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
[2]
Ngũ dục: sắc dục, thanh dục, hương
dục, vị dục và xúc dục.
[3]
Năm pháp chủ: tín pháp chủ, tấn pháp
chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ.
[4]
Bộ Dīghanikāya, Mahāvagga,
Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
[5]
Majjhimanikāya, Mūl., kinh
Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[6]
Chú giải Dī. Bộ
Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[7]
Dī.
Bộ Mahāvaggapāḷi, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
[8]
Xem giải thích trong phần nhận xét về
đoạn kết.
[9]
Xem giải thích trong phần nhận xét về
đoạn kết.
[10]
Không phải chúng sinh (na satto)
nghĩa là có sắc uẩn (hoặc có ngũ uẩn), mà sắc uẩn (hoặc ngũ uẩn) ấy
không phải là chúng sinh. Bởi vì sắc uẩn (hoặc ngũ uẩn) là pháp vô
ngã.
[11]
Majjhimanikāya, Mūlapannāsa,
Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[12]
Yên: mỗi dáng đứng, tư thế đứng đối
tượng hiện tại rất ngắn ngủi.
[13]
Chú giải Dīghanikāya,
Mahāvaggaṭṭhakathā, và M. Mū aṭṭhakathā, kinh
Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.
[14]
Thuần tuý tự nhiên:
những tư thế ấy, những dáng ấy tự nhiên phát sanh từ thiện tâm trong
sạch, hoàn toàn không phải phiền não chi phối.
-ooOoo-
No comments:
Post a Comment