Thursday, 7 November 2013

Chấp trước là gì ?

Là những gì đến với ta đầu tiên khi nội xứ ( còn gọi là lục căn) tiếp xúc với ngoại xứ ( còn gọi là lục trần)  từ khi sinh ra đến khi 18 tuổi , thông thường ta nghĩ là đúng và sử dụng nó lđể làm hành trang trên cuộc đời .Chính chấp trước là nhân tạo ra quả đau khổ và hạnh phúc sau này.
Khi chấp trước rồi sẽ biến thành bức tường  kiên cố  rồi khi tiếp xúc với lục trần sẽ gạt bỏ những gì không đủng với chấp trước và sẽ thích thú khi đúng với chấp trước.

Những gì đang hiện hửu mà mắt thấy , tai nghe chỉ là quả thôi  nhưng nhân sinh ra quả ta không biết . Chính vì vậy mà sự chấp trước khó buông xã vô cùng.

Ví dụ một người lớn lên ờ miền bắc , sẽ chấp trước ngôn ngữ, tập quán miền bắc  rất mạnh , một người lớn lên ở miền nam sẽ chấp trước ngôn ngữ , tâp quán miền nam  rất mạnh .Không có ai  sẽ bỏ cái chấp trước của mình đế theo người khác .
Tương tự một thầy tu từ nhỏ đến lớn học giáo lý bắc tông sẽ chấp trước là đúng và sẽ gat bỏ những gì không đúng vời chấp trước.Tương tự  một thầy tu nam tông sẽ chấp trước những cái gì mình hấp thu từ nhỏ là đúng nhứt.

Đối với thế gian , còn trong vòng luân hồi , chấp trước là nền tảng, căn bản sự sống và luân hồi.
Có  chấp trước mới phát sinh người là thầy giáo,bác sĩ, nông dân  v.v....Nhưng thầy tu mà chấp trước thỉ vẫn là một thầy tu không thế nào giải thoát được.

Tu là tháo bỏ mọi ràng buộc , mọi chấp trước thì mới giải thoát được .

Như bài kinh Khúc gỗ trôi trên sông ( có thể đọc hay nghe  trong  kinh tương ưng , phần nhân duyên , phẩm bốn con rắn đôc) .Đại khái  câu chuyện như sau:
Nếu  khúc gỗ tấp vào bờ bên này , hay bở bên kia, không chìm xuống đáy, không tấp vào chỗ nước cạn( đảo), không bị cuốn vào nước xoáy, không bị hư mục bên trong, không bị loài ngưởi vớt lên, không bị phi nhân vớt lên, Đức Phật hỏi các Tỳ Kheo khúc gỗ có trôi ra biển không ? 

Bạch Thế Tôn , khúc gỗ sẽ ra đến biển.

Cũng vậy một Tỳ kheo  tu mà không dính mắc vào bờ bên này tức là sáu căn , bờ bên kia tức là sáu trần , không bị chìm xuống tức là  khòng tham hỷ,không tấp vào chỗ nước cạn tức là không ngã mạn, không cuốn vào nước xoáy tức là không cuốn vào năm dục trướng dưỡng, không bị hư mục bên trong tức là không tâm không tu nhưng hình tướng tu, không bị loài người  vớt đi tức là không thân cân với cư sĩ nhiều , cư sĩ buồn mình buồn theo,cù sĩ vui mình vui, không bị phi nhân vớt đi tức la khòng tu phạm hạnh nào để mong cầu tái sinh về một cõi trời nào đó .
Chắc chắn khúc gỗ ra biển tức là Niết Bàn  , một ví dụ rất tuyệt vời giủp chúng ta thấy sẽ đi đến Niết Bàn nếu không dính mắc hay chấp trước một điều gì.

Ngày nay không ai chứng Ba Minh  là do chúng ta dính mắc như trong bài kinh khúc gỗ trôi trên sông nhưng bây giờ thêm xe hơi, điện thoại di động, ti vi , internet nữa.

Kết luận

Chấp trước bất cứ điều gì sẽ đưa chúng ta đến luân hồi sinh tử hay hạnh phúc đau khổ
Muôn không chấp trước , hằng ngày tư duy " Rõ biết đây là sinh tử, rõ biết đây là tập khời của sinh tử, rõ biết đây là diệt sinh tử, rõ biết con đường dẫn đến diệt sinh tử. "HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/11/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment