Tại sao ta đi tìm an vui bằng hành thiền mà cứ giáp mặt hoài với sự đau, sự khổ ? Đó là vì xưa nay ta đã lầm lạc chấp thân này là tôi, là ta nên chăm chút nuông chiều nó, luôn sợ đau đớn, sợ thay đổi, sợ vô thường, không dám buông bỏ nó.
Trong thân, tâm này chỉ có sự thay đổi và khổ. Khổ do bị áp chế liên tục bởi thay đổi. Nếu kinh nghiệm như vậy là ta đã thấy đúng, tu đúng. Thấy cái nào khác ngoài hai cái đó là tu tập sai pháp hành thiền quán. Thấy tiên, thấy trời, thấy Phật, thấy cảnh đẹp núi non là kết quả của những loại thiền định khác chuyên về sự an lạc, vắng lặng, đưa đến tiên cảnh, đi đến cõi người. Nếu theo nó, chấp nó ta trở lại già, đau, chết.
Phải kinh nghiệm được vô thường qua thân tứ đại này. Phải kinh nghiệm cái chết của thân, tâm trong từng giây phút hành thiền. Đất, nước, gió, lửa đến dạy chúng ta về bản chất thiên nhiên của chúng. Tư tưởng, suy nghĩ, cảm giác đến rồi đi, đừng bám níu chúng. Bằng chánh niệm, hãy để chúng đến rồi đi… Khi không còn chấp chúng là ta, là của ta, ta mới có được cái quý giá khác không ai lấy được. Đó là trí tuệ, là giải thoát.
Vậy ta phải kinh nghiệm già, đau, chết từng sát-na một để có được sự giải thoát trong từng khoảnh khắc. Đó là công việc, là nhiệm vụ của người Phật tử có chánh kiến, chánh tư duy, có duyên lành biết được cái thật, cái giả, thấy rõ được tục đế cũng như chân đế. Chính vì vậy, Đức Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ “Khổ cần phải được thấy”. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).NIEM PHAT DUONG KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.17/2/2014.TAM THANH.BACH LIEN HOA.
No comments:
Post a Comment