Tuesday 22 May 2012

THẬP PHÁP GIỚI - MƯỜI THẾ GIỚI THEO PHẬT GIÁO
 
             
tueuyen

 
Thập Pháp Giới

01. Phật: Đấng Toàn Giác - Phúc Đức - Trí Huệ - Từ Bi trọn vẹn (Chân từ, bình đẳng)
02. Bồ Tát: Tu tròn lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ)
03. Duyên Giác: Rõ thấu duyên sanh - Quán 12 nhân duyên
04. Thanh Văn: Biết đời đau khổ, tâm cầu niết bàn - Tu theo Bát Chính Đạo
05. Trời: Khéo tu thập thiện, tạo phước ,cúng dường - Tu Thập Thiện Giới
06. Người: Giữ bền ngũ giới
07. A Tu La: Ngã mạn, tự cao
08. Súc Sinh: Ngu si, tà kiến
09. Ngạ Quỷ: Tâm tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ, ghét ganh
10. Địa Ngục: Tâm sân hận, tà dâm, không tin nhân quả
             
tueuyen

 


 
THẬP PHÁP GIỚI - MƯỜI THẾ GIỚI THEO PHẬT GIÁOlại chia làm:

1-Tứ thánh:Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Tứ thánh lại chia làm:
-----a-Tiểu thừa: Thinh Văn, Duyên Giác.
-----b-Đại thừa: Bồ Tát và Phật.
2-Lục phàm: Địa ngục,Ngã quỷ, Súc sinh, Người, Bán thiên, và Thiên. Lục phàm lại chia làm:
----- Dục giới
----- Sắc giới
----- Vô sắc giới
             
tueuyen


 


 


 
THẬP PHÁP GIỚI - MƯỜI THẾ GIỚI THEO PHẬT GIÁOlại chia làm:

1-Tứ thánh:Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Tứ thánh lại chia làm:

-----a-Tiểu thừa: Thinh Văn, Duyên Giác. Còn gọi là nhị thừa thánh giả. Các vị ngộ đạo tu hành đến chứng đạo giải thoát khỏi phiền não sinh tử, và hành đạo đến cuối cuộc đời rồi thể nhập niết bàn vĩnh viễn không trở lại thế gian nên còn gọi là vô sinh.

-----b-Đại thừa: Bồ Tát và Phật. Các vị Bồ Tát đại thừa cũng ngộ đạo, tu hành đến chứng đạo giải thoát khỏi phiền não sinh tử, và hành đạo nhưng nguyện đạt đến quả vị Vô thượng của Phật quả, và phát nguyện tái sinh liên tục để hóa độ chúng sinh cùng chứng đạo Chính đẳng chính giác. Mục tiêu của các vị Bồ Tát là Phật quả và độ sinh, nên có vị phát nguyện vãng sinh Cực Lạc để chứng Phật quả và độ sinh; có vị phát nguyện tái sinh tại thế gian để để tu hành và hóa độ chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi để cùng chứng đạo vô thượng.

Như lời của Thiền sư Nhất Hạnh trong Hiệu lực cầu nguyện:

"Ba điều thông thường của cầu nguyện là sức khỏe, sự thành công, và sự hài hòa. Tuy vậy đối với người xuất gia thì khác. Lời cầu nguyện đầu tiên và quan trọng nhất của người xuất gia là vượt thoát sinh tử, là thực hiện cho được sự an lạc, hạnh phúc của pháp giới bản môn ngay trong thế giới tích môn."

Mỗi giây, trí tuệ trùm pháp giới
Độ khắp mọi loài lên bất thối
Hư không, chúng sanh không cùng tận
Phiền não, nghiệp báo không cùng tận
Bốn thứ kể trên thật vô biên
Hồi hướng của con cũng như thế.


Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền

Như lời nguyện trong Hồng danh bửu sám: con nay phát nguyện không cầu Thinh văn, Duyên giác, cho đến các bậc quyền thừa Bồ tát, chỉ nương nơi tối thượng thừa phát lòng giác ngộ nguyện cùng pháp giới chúng sinh nhất thời cùng chứng đạo vô thượng chính đẳng chính giác.

Hay lời phát nguyện của Tôn giả Tịch Thiên, được Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưỡng mộ và phát nguyện theo cũng như hướng dẫn mọi người đọc lời phát nguyện khi thọ pháp của ngài:

Khi nào còn không gian
Khi nào còn chúng sinh
Con cũng nguyện xin hiện diện
Để xua tan khổ đau cho trần thế.
            
tueuyen


 


 


 
 
THẬP PHÁP GIỚI - MƯỜI THẾ GIỚI THEO PHẬT GIÁOlại chia làm:

1-Tứ thánh:Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Tứ thánh lại chia làm:
-----a-Tiểu thừa: Thinh Văn, Duyên Giác.
-----b-Đại thừa: Bồ Tát và Phật.
2-Lục phàm: Địa ngục,Ngã quỷ, Súc sinh, Người, Bán thiên, và Thiên. Lục phàm lại chia làm:
----- Dục giới
----- Sắc giới
----- Vô sắc giới



A. Vô sắc giới
(Formless World, Arūpa Loka)

31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)

B. Sắc giới
(World of Form, Rūpa Loka)

B1. Tứ thiền

27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas); Sudassā devā)
24. Thanh tịnh thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)

B2. Tam thiền

20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)

B3. Nhị thiền

17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)

B4. Sơ thiền

14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)

C. Dục giới
(World of Sense-Desires, Kama Loka)

11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā)
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)
09. Ðâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā)
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā)
07. Ðao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatiṁsa devā)
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā)
05. Loài người (Human beings; Manussā)
04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā)
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā)
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā)

                           
tueuyen


 


 


 
Ba giới, sáu đường

Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe câu "Ba giới, sáu đường luân hồi" (tam giới, lục đạo luân hồi). Ðây là một cách diễn tả quan niệm về các hình thái hiện sinh của mọi loài luân hồi trong cõi Ta-bà (Samsāra, Sa-bà). Ba giới là Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Sáu đường luân hồi là sáu loài chúng sinh:

1) chư thiên,
2) loài người,
3) loài a-tu-la,
4) loài ngạ quỷ,
5) loài thú vật,
6) loài đọa địa ngục.

Hai loài đầu tiên - chư thiên và loài người, được xem như là loài có nhiều phước báu, còn bốn loài kia chịu những cảnh đọa đày, đau đớn.

Riêng chư thiên gồm 26 loài (có sách liệt kê 27 hoặc 28 loài), ở trong ba cõi giới khác nhau: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Loài người và bốn loài đau khổ thì ở trong cõi Dục giới. Như vậy, tổng cộng là 31 loài, theo quan niệm của đạo Phật.

Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh, cõi Ta bà chia làm chín địa giới (Cửu địa): Dục địa, bốn Sắc địa do đắc bốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa jhāna), và bốn Vô sắc địa do đắc bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa jhāna) .

Tất cả các loài trong cõi Ta-bà này, kể cả chư thiên, đều phải qua cảnh sinh, trụ, hoại, diệt, và cùng chịu tám loại khổ (bát khổ), dù rằng có thể có những cường độ và thời gian khác nhau. Đôi khi chúng ta thấy có cụm từ "tam đồ, bát khổ" dùng trong các kinh sách, trong đó, "tam đồ" đồng nghĩa với "tam giới" (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Tám loại khổ đó là:

1) Sinh khổ: khổ do sinh,
2) Lão khổ: khổ do già,
3) Bệnh khổ: khổ do bệnh,
4) Tử khổ: khổ do chết,
5) Ái biệt ly khổ: khổ do xa lìa những gì ta thích,
6) Oán tăng hội khổ: khổ do nối kết với gì ta không ưa thích,
7) Cầu bất đắc khổ: khổ do không được điều ta mong cầu,
8) Ngũ ấm xí thạnh khổ: khổ do hiện hữu năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
               
tueuyen


 

 


Loài người ở trong một cảnh giới có hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sinh vào cảnh nầy, vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những Pháp cần thiết nhằm thành tựu Đạo Quả Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.

Chư thiên có mặt trong cả ba cõi giới. Có 6 loại chư thiên trong Dục giới (hạng số 6 đến 11 trong biểu đồ), trong đó kinh điển thường đề cập đến cõi trời Đao-lợi và Đâu-suất. Cõi trời Đao-lợi còn gọi là cõi trời Ba Mươi Ba vì ở đó có 33 vị trời mà ngài Đế-thích (Sakka) là thiên chủ. Chính ở nơi đây, theo truyền thuyết, Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp trong 3 tháng hạ. Cõi trời Đâu-suất là nơi lưu ngụ của những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các Pháp cần thiết để đắc Quả Phật, chờ cơ hội thích nghi để tái sinh vào cảnh người lần cuối cùng. Ngài Bồ Tát Mettaya (Di Lạc), vị Phật tương lai, hiện đang ở cảnh trời nầy, chờ ngày tái sinh vào cảnh người để thành tựu Đạo Quả Phật. Theo truyền thuyết, hoàng hậu Maya (Ma-da, Tịnh Diệu), mẹ của ngài Bồ Tát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta), sau khi chết, tái sinh vào cảnh trời Đâu-suất, và từ đó sang cung trời Đao-lợi nghe Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp.

Trên Dục giới có Sắc giới (rūpa loka), cảnh giới các vị Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của thiền-na (jhāna). Có tất cả 16 cảnh (số 12 đến 27 trong biểu đồ), tương ứng với bốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa jhāna). Trong đó, 5 cảnh giới cao nhất (số 23 đến 27) thường được gọi chung là Vô Phiền Thiên (suddavasa) hay Tịnh Cư Thiên, cảnh giới hoàn toàn tinh khiết. Đây là cảnh giới tuyệt đối riêng biệt của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anāgāmi). Chúng sinh ở trong một cảnh khác mà đắc quả Bất Lai thì tái sinh vào cảnh nầy. Tiếp tục tu tập, các vị ấy đắc quả A-la-hán và sống ở đó cho đến lúc hết tuổi thọ, nhập Đại Niết Bàn.

Cao nhất là Cõi Vô sắc giới (arūpa loka) gồm có 4 hạng chư thiên tương ứng với bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa jhāna).

*

Theo ngài Hòa thượng Narada trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp", giáo pháp của Đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dù những cảnh giới trên có thật hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với suy luận của mình. Nhưng chúng ta cũng không nên bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của con người không thể thấu hiểu tường tận.
               
tueuyen


 


 


 


DỤC TRI TIỀN THẾ NHÂN KIM SINH THỌ GIẢ THỊ
YẾU TRI LAI THẾ QUẢ KIM SINH TÁC GIẢ THỊ

Câu này quá quen thuộc, hầu hết mọi Phật tử thường nghe nói đến và ý nghĩa khá đơn giản là: muốn biết nhân đời trước thế nào thì hãy xem những gì chúng ta đang thụ hưởng và muốn biết quả đời sau thế nào thì hãy xem những gì chúng ta đang thực hiện.

Đạo Phật nói đến sáu cõi mà chúng ta đã và sẽ lưu chuyển không ngừng trong muôn kiếp nếu chúng ta không đủ khã năng để tách rời khỏi hay không có sức tự tại như những bậc Thánh. Sáu cõi ấy là:

- Thần tiên yên bình- Deva
- Thần tiên chiến tranh-Asura
- Người
- Súc sinh (thú vật)
- Ngạ quỷ (quỷ đói)
- Địa ngục

Và bốn cõi của các bậc Thánh Vô lậu là:
- Thinh văn
- Duyên giác
- Bồ tát
- Phật

Trong Thinh văn lại có bốn bậc là:
- Tu đà hoàn-Thất lai, còn qua lại cõi người bảy lần nữa.
- Tư đà hàm- Nhất lai, còn qua lại cõi người một lần nữa.
- A na hàm-Bất lai, không còn phải trở lại cõi người nữa.
- A la hớn- Vô sinh.

Câc bậc Thánh khác thì tuỳ nguyện lực, năng lực, thần lực có thể tự tại qua lại cõi sinh tử nhân gian để độ chúng sinh.
Tuỳ theo Kinh :
- Trú xứ của Phật gọi là Bửu sở hay Thường tịch quang...
- Trú xứ của Thinh văn gọi là Hoá thành hay Siêu thế giới...
- Trú xứ của Bồ tát gọi là Viên lâm...

Ngoài ra theo :
- PGNT: nhàn cảnh cho những người tạo phước nghiệp
- PGBT: các cõi Tịnh độ như:
--------Cực lạc của Phật A Di Đà
--------Diệu hỉ của Phật A Súc Bệ
--------Tịnh lưu ly của Phật Dược sư,
...

VÃNG SINH - VÔ SINH - TÁI SINH

Có thể là tạm đủ để nói về chữ SINH trong PHẬT GIÁO, nếu có thiếu xin các bác bổ xung và đính chính giùm.
---VÃNG SINH: là nói sinh về các cõi TỊNH ĐỘ.
---VÔ SINH: hay vô sinh bất diệt hay NIẾT BÀN.
---TÁI SINH: dù do nghiệp lực, hay nguyện lực cũng hướng về TAM ĐỒ, LỤC ĐẠO.

Mỗi chúng ta sẽ tự hỏi mình, và tự chọn hướng đi và chốn đến hay "một cõi đi về" cho chính mình dù là cư sĩ hay tu sĩ, để vất bỏ những vướng bận không cần thiết, để gạt bỏ những chướng duyên trên đường đi, những tranh chấp vô bổ ( nhưng không phải bỏ những tranh luận hữu ích) để tu tập gắt củ kiệu, hay hành trì miên mật khi đã thẩy:

- Hướng nào khó, hướng nào dễ.
- Hướng nào bảo đảm, hướng nào không bào đảm.
- Hướng nào hiện tại an lạc, tương lai thoát khổ luân hồi.

Nếu được vậy mỗi chúng ta sẽ biết chắc "CHÚNG TA SẼ VỀ CHỐN NÀO?"

Dù trong THANH TỊNH ĐẠO LUẬN có chia làm 3 hạng là:
---Bậc tiểu: tu để tái sinh hưởng phước báu.
---Bậc trung: tu để thoát sinh tử luân hồi.
---Bậc đại: tu vì tất cả chúng sinh.

_____________________________
                             
tueuyen


 


 


 
CHẾT - TRUNG ẤM THÂN - TÁI SINH
His Holiness the Dalai Lama






CHẾT

Qua những khổ đau của khát vọng, thù ghét và u mê, nghiệp ô nhiễm được hình thành, nó sản sinh những năng lực mạnh mẽ trong tâm trong hình thức của những khuynh hướng. Khi một đời sống chấm dứt, một người có những khuynh hướng như thế nào sẽ được sinh lại trong vòng luân hồi với một tâm linh và thân thể qua những khuynh hướng nguyên nhân này.

Một số người chết trong lúc hoàn toàn kiệt lực trong sự thúc đẩy của hành động nào đó, điều mà trong đơi sống khác,nó sẽ dựa trên nền tảng của điều này. Những người khác chết mà chưa hết thời gian thọ mạng của họ, trong tình trạng chưa đầy đủ những nhân tố của đời sống, như là thiếu thốn hay những sự cần thiết. Đấy gọi là chết yểu, hay chết trong sự tiêu phá công nghiệp, bởi sự thúc đẩy của những hành động thực hiện trong đới sống hiện tại này, nhưng những trường hợp phù hợp ngoại tại đạt được qua những hành động đạo hạnh trong đời trước đã không hiển lộ.

Một người chết với một tâm đạo đức, không đạo đức hay trung tính. Trong trường hợp đầu tiên, cái chết của một người có thể đem đến trong tâm một đối tượng đạo đức- như Tam bảo (Phật, lời Phật dạy, và cộng đồng tâm linh) hay đạo sư của người ấy, vì thế sinh ra một tâm tin thành. Người ấy có thể phát triển vô lượng tĩnh lặng yên bình, trở nên tự tại với khát dục và thù hận trước bất cứ chúng sinh nào, hay thiền định trên tính không hay phát triển từ bi. Điều này có thể được hoàn thành hoặc là xuyên qua sự nhớ lại những hành động như thế hay qua sự cảnh tỉnh của người khác. Nếu những thái độ như thế được phát triển tại thới điểm của lâm chung, một người chết với một tâm đạo đức, điều ấy sẽ được tăng cường trong kiếp tiếp theo. Thật là tốt lành để chết trong cách này.

Tuy vậy, thỉnh thoảng, nó xãy ra những thứ khác, ngay cả mặc dù không chủ tâm tìm kiếm sự khuấy động giận hờn, phiền muộn người sắp chết với sự sợ hãi, khủng hoảng, vì vậy làm họ giận hờn. Đôi khi, bạn bè hay thân nhân tập trung chung quanh giường bệnh khóc than, ai oán trong hoàn cảnh như vậy họ đã khơi dậy niềm khát ái. Dù là khát ái hay thù hận, nếu một người chết trong tâm trạng vướng mắc, tội lỗi, hoặc những việc không lành mà người ấy rất quen thuộc, điều ấy rất nguy hiểm. Một số người chết với thái độ trung tính, không có đối tượng đạo đức cũng không phát sinh khát ái hay thù hận.

Đây là ba thái độ -đạo đức, không đạo đức và trung tính- xuất hiện trong tâm vi tế khi lâm chung. Theo kinh điển, thời điểm tâm vi tế cuối cùng này cần thiết trung tính, không giống Tantra Yoga tối thượng, kinh điển không diễn tả kỷ năng để chuyển hoá tâm vi tế thành tình trạng đạo đức, chỉ là những chỉ bảo thô thiển. Tuy vậy,một hành giả Tantra đúng phẩm chất, có thể chuyển hoá tâm vi tế liên hợp với cái chết thành một nhận thức con đường đạo đức. Tại thời điểm ấy hành giả phải rất thâm sâu.
Trong bất cứ mọi trường hợp, quan kiến tâm linh trong lúc lâm chung rất quan trọng, ngay cả một hành giả thuần thục ôn hoà nếu bị quấy rầy lúc này, khát ái và thù hận hiển nhiên sẽ được phát sinh. Điều này là bởi vì tất cả chúng ta đều có những khuynh hướng đã thiết lập bởi những hành động quá khứ không đạo đức, những điều sẳn sàng bị kích động khởi dậy khi gặp những điều kiện bất lợi. Những khuynh hướng này cung cấp sự thúc đẩy cho những đời sống như súc sinh,v.v...Một cách đơn giản, chúng ta có những khuynh hướng thiết lập bởi những hành động đạo đức quá khứ, khi gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ cung cấp sự thúc đẩy cho những đời sống hạnh phúc như loài người,v.v...

Những khã năng này đã có sẳn trong liên tục tâm của chúng ta, chúng được nuôi dưỡng bởi vướng mắc chấp thủ và sự tham đắm, dẫn đến một sự tái sinh tốt hay xấu. Vì vậy, nếu khuynh hướng do nghiệp xấu được hoạt động, một đời sống như súc sinh, quỷ đói hay địa ngục sẽ là kết quả.

Một cách đơn giản, nếu một người thường cư xử sai trái khi lâm chung với một quan kiến đạo đức, người ấy chắc chắn được tái sinh trong một hoàn cảnh tốt. Vì vậy, rất quan trọng cho cả người lâm chung và những người chung quanh để tránh tạo những hoàn cảnh của khát ái hay thù hận và tốt hơn là nuôi dưỡng những tình trạng đạo đức của tâm. Chúng ta cần biết điều này.
Những ai lâm chung trong quan kiến đạo đức có nhận thức đi ngang qua một vùng tối đến vùng sáng, tự do với phiền giận và cảm thấy thoãi mái xuất hiện. Có nhiều trường hợp của những người bệnh nặng, gần với cái chết, nói năng trong trạng thái thật thoãi mái bất chấp bệnh tình của họ. Những người khác bệnh tình dù không nặng nhưng rơi vào sự sợ hải vô cùng, với hơi thở nặng nề. Những người đó cuối cùng chìm trong những tư tưởng không đạo đức, có nhận thức đi ngang qua từ vùng sáng đến vùng tối và thấy những hình trạng không dễ chịu.

Một số người nhiệt độ thân thể bị giảm do bệnh, trở nên khao khát sức nóng vì vậy làm mạnh thêm khuynh hướng cho sự tái sinh như một chúng sinh trong địa ngục nóng, ngay lúc đó họ bị tái sinh trong một nơi cực kỳ nóng. Những người khác trở nên vướng mắc trong một ao ước cảm giác mát lạnh, thí dụ, uống nước, họ củng cố thêm khuynh hướng bị sinh làm một chúng sinh trong địa ngục lạnh, vì vậy nó liên hệ với một sự tái sinh như thế. Do đó rất quan trọng để tránh những tư tưởng khao khát trong lúc lâm chung và hướng tâm trực tiếp đến những đối tượng có tác dụng tốt.

Trong đời sống hằng ngày, thái độ khát ái, thù hận, ghen tị, v.v..., những tư tưởng mà chúng ta đã quá quen thuộc, dễ dàng hiển lộ chỉ với sự khiêu khích nhỏ; nhưng những thứ mà khi chúng ta có một chút hiểu biết, thì phải có sự khiêu khích to tát, như là sự viện dẫn lý lẽ đến tranh luận, để tự chính chúng hiển lộ. Một cách đơn giản, lúc lâm chung, thái độ quen thuộc lâu dài thường ưu tiên và trực tiếp ảnh hưởng đến sự tái sinh. Cùng lý do này, những sự vướng mắc-chấp trước mạnh mẽ thì tự nó sinh khởi, từ đó một người sợ hải rằng tự người ấy đang trở nên không tồn tại (họ sợ rằng chết là hết, vì mối lo sợ ấy dẫn đến tái sinh ) . Sự chấp trước này phục vụ như sự liên kết đến trạng thái trung gian giữa những đời sống (thân trung ấm), sự ưa mến một thân hình, trong sự chuyển biến, hành động như một nguyên nhân thiết lập thân thể của sự tồn tại trung gian.

Đối với những kẽ liên hệ mạnh mẽ với những hành động không đạo đức, sức nóng trước hết rút lui ở phần trên của cơ thể và rồi mới đến những phần khác; nhưng trái lại những ngươi liên hệ mạnh mẽ với những hành động đạo đức, sức nóng trước tiên rút lui ở chân. Trong cả hai trường hợp, sức nóng cuối cùng hội tụ tại tim, nơi mà ý thức xuất ra. Những phần nhỏ đấy của nguyên nhân, kết hợp tinh dịch và máu, dẫn đến điều mà ý thức ban đầu thâm nhập và bầu thai của bà mẹ tại lúc bắt đầu của đời sống, trở thành trung tâm của trái tim; và từ thời điểm vô cùng sớm đấy của nhận thức-sau rốt khởi hành tại sự chết.


_____________________________
        
tueuyen


 


 


 

TRẠNG THÁI TRUNG GIAN (TRUNG ẤM THÂN)

Ngay lập tức sau đó, trạng thái trung gian bắt đầu- ngoại trừ những ai tái sinh trong thế giới không hình dáng-vô sắc giới cúa không gian vô tận (không vô biên xứ), nhận thức vô biên (thức vô biên xứ), vô sở hữu xứ hay tột đỉnh của vòng luân hồi (phi tưởng phi phi tưởng xứ), cho những ai kiếp sống mới bắt đầu lập tức ngay sau khi chết. Những kẽ sinh trong thế giới của khát ái và hình sắc bắt buộc phải qua một giai đoạn của trạng thái trung gian (trung ấm thân), trãi qua điều một chúng sinh có hình thể của con người như người ấy sẽ tái sinh. Chúng sinh trung ấm thân có tất cả 5 giác quan, nhưng cũng có thần thông và tính khiêm tốn kín đáo và khã năng đến ngay lập tức bất cứ nơi nào họ muốn đến. Người ấy thấy những chúng sinh trung ấm thân cùng loại với chính họ - địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhân loại, a tu la hay chư thiên, và có thể thấy bằng thần thông.

Nếu một vị trí để sinh thích hợp cho khuynh hướng của người ấy chưa tìm ra, một "cái chết nhỏ" sẽ xãy ra trong 7 ngày và người ấy sẽ sinh trong một thân trung ấm khác. Điều này có thể xãy ra tối đa sáu lần, với kết quả của thời điểm dài nhất dành cho trạng thái trung ấm là 49 ngày.
               
tueuyen


 


 


 

TÁI SINH

Điều này có nghĩa rằng những chúng sinh, ngay cả chết sau một năm, báo cáo rằng họ không tìm ra một địa điểm sinh không trong trạng thái trung ấm nhưng đã sinh như một tâm linh.

Nếu tái sinh như một con người, người ấy thấy bố và mẹ tương lai khi họ nằm chung với nhau. Nếu người ấy được sinh là nam, sự sinh này với cách nhìn khát ái với bà mẹ bao nhiêu thì ghét bỏ người bố bấy nhiêu - điều trái ngược lại với người được sinh ra là nữ. Trong sự khao khát, người ấy lao đến nơi để dấn thân trong sự giao hợp, nhưng lúc đến đấy, người ấy chỉ thấy bộ phận sinh dục của người phối ngẫu. Điều này tạo nên sự giận dữ, điều ấy khiến chấm dứt trạng thái trung ấm và tạo nên liên kết với kiếp sống mới. Người ấy đi vào bào thai của bà mẹ và bắt đầu một cuộc sống con người. Khi tinh trùng người bố và máu của người mẹ phối hợp với đời sống này hay ý thức, chúng từ từ một cách tự nhiên phát triển thành những yếu tố của con người.

Người ấy bị hấp dẫn lôi cuốn một cách khao khát đến địa điểm sinh tương lai, ngay cả nếu nó là địa ngục. Thí dụ, một người đồ tể, có thể thấy con cừu trong khoảng cách khi trong mộng, trong sự lướt tới để giết chúng, sự kiện xuất hiện nhòa nhạt đi, khiến người ấy giận dữ, ngay lúc đó trạng thái trung ấm ngừng lại và kiếp sống trong địa ngục bắt đầu. Cũng vậy, như đã nói ở trước, những kẻ bị tái sinh trong địa ngục nóng bị hấp dẫn bởi sức nóng; và trong địa ngục lạnh thì với cái mát lạnh. Trạng thái trung ấm của một người bị tái sinh trong chiều hướng xấu thì tự nó rất khủng khiếp; và cuối cùng, họ xốc tới địa điểm tái sinh và, khi sự ao ước không đạt được, họ giận dữ, ngay sau đó trạng thái trung ấm dừng lại và kiếp sống mới bắt đầu.

Sự liên kết với một kiếp sống, vì vậy, được tạo ra dưới ảnh hưởng của khát ái, thù hận, và u mê. Cho đến khi vượt thoát được những phiền não này, người ta bị trói buộc trong xiềng xích và không có tự do. Quả thực có những sự tái sinh tốt và xấu, nhưng, trong khi một người vẫn còn bị xiềng xích, người ấy phải mang gánh nặng của cả toàn bộ tâm lý và vật lý, những điều dưới sự ảnh hưởng của những hành động cấu nhiễm và phiền não. Điều này không phải được làm một lần, nhưng cứ lặp đi lặp lại không ngừng nghĩ.

Để vượt thoát khổ đau của sinh, già, bệnh, và chết; - khát ái, thù hận, và hỗn loạn phải được vượt thoát. Gốc rễ của chúng là vô minh si ám u mê -- nhận thức tồn tại, vốn gắn liền với con người và những hiện tượng khác. Thuốc men bên ngoài làm giảm bớt những khổ đau ở bề mặt, nhưng không thể chữa trị cốt lõi của vấn đề. Những sự thực hành nội tại thì hữu ích hơn -- như là dùng đến những loại thuốc giải đặc trị đối với khát ái và thù hận, nhưng sự tác dụng của chúng thì tạm thời, tuy nhiên nếu một người có phá tan màn vô minh si ám u mê -- gốc rễ của chúng -- thì tất cả những phiền não theo chúng sẽ đồng dừng lại.

Nếu vô minh si ám u mê được loại trừ, rồi thì những hành động cấu nhiễm tùy thuộc trên nó sẽ dừng lại.

Xa hơn nữa, không có vô minh, sự bám chặt (chấp trước) và những xu hướng sản sinh bởi những hành động trước đây dừng mở rộng, ngay khi vòng luân hồi của tái sinh không kiểm soát chấm dứt.

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
               
tueuyen


 


 


 
CHÚNG TA SẼ VỀ CHỐN NÀO?



"Hằng ngày chúng ta giao thiệp, lao tâm, lao lực tạo ra những hạt giống nghiệp, tạo thành năng lực của nghiệp dẫn dắt chúng ta đến kết quả hay là nghiệp nhân bị nghiệp lực (khiên dẫn nghiệp) đưa đến nghiệp quả.
Những suy nghĩ, lời nói, hành động sẽ tạo thành những nghiệp nhân; những nguyện vọng, hy vọng, thất vọng tạo thành những dấu vết nghiệp và nó sẽ thúc đẩy chúng ta đến những cõi tương ứng, và chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua những xúc tinh hay những tình cảm khi tiếp xúc hằng ngày tạo nên ngay trong đời sống hiện tại, ngay trên thân thể chúng ta, ngay tại đây: "Chúng ta nối kết với mỗi chiều kích của kinh nghiệm một cách năng động qua một trung tâm năng lực (chakra*) trong thân thể":

CÕI_________________________XÚC TÌNH CHỦ ĐẠO__________LUÂN XA
-Deva-(Thần tiên yên bình)---------Phóng dật thích thú-----------------Đỉnh đầu
-Asura-(Thần tiên chiến tranh)--------Đố kỵ------------------------------------Cổ họng
-Người-----------------------------------Ghen tỵ---------------------------------Tim
-Súc sinh (thú vật)---------------------Vô minh--------------------------------Rốn
-Ngạ quỷ (quỷ đói)---------------------Tham lam----------------------------Cơ quan sinh dục
-Địa ngục---------------------------------Thù hận------------------------------Lòng bàn chân

Tất cả chúng ta đều có những thời kỳ kinh nghiệm các cõi khác nhau: hạnh phúc của cõi thiên, cơn đau của tham muốn khi thấy cái gì cảm thấy cần phải có, sự nhục nhã của lòng kiêu mạn bị thương, những cơn đau nhói của ghen tỵ, tính địa ngục của cay đắng và thù hận, sự mờ đục và mê mờ của vô minh. Chúng ta di chuyển từ kinh nghiệm của một cõi này đến cõi khác dễ dàng và thường xuyên. Chúng ta thay đổi những chiều kích của kinh nghiệm và thế giới bên ngoài hình như cũng phải thay đổi đối với chúng ta. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cũng như thế, những chúng sanh trong những cõi khác nối kết với mọi cõi; cả hai, một con mèo và một a-tu-la bán thiên cũng kinh nghiệm giận dữ, ghen tỵ, đói khát... "

              
tueuyen


 


 


 
Phân Biệt Tình Tưởng Nhẹ Nặng:(kinh Thủ Lăng Nghiêm trang 687-9/ phần 1)

A nan, tất cả thế gian, sống chết nối nhau, sống thuận theo tập quán, chết thì đổi sang dòng khác. Khi gần mệnh chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng thời liền hiện ra; cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập khí giao xen lẫn nhau.

Thuần là tưởng thì bay lên, chắc sanh trên các cõi trời. Nếu trong tâm bay lên, gồm có phúc đức trí tuệ cùng với tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được khai ngộ, thấy tất cả tịnh độ thập phương chư Phật theo nguyện mà vãng sanh.

Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa, thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành dạ xoa, địa hành la sát, đi khắp bốn cõi trời, không bị ngăn ngại. Nếu có nguyện tốt, tâm tốt, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì cấm giới, theo người trì giới, hoặc hộ trì thần chú, theo người trì chú, hoặc hộ trì thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp toà Như lai.

Tình và tưởng cân nhau, không bay lên khônng đọa xuống, thì sinh nơi nhân gian, tưởng sáng suốt nên thông minh, tình u ám nên ngu độn.

Tình nhiều tưởng ít, đi vào các loài hoành sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh.
               
tueuyen


 


 


 

Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy luân. Sinh nơi mé hỏa luân chịu khí phần của lửa hồng, thân làm ngạ quỷ, thường bị đốt cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp, không ăn không uống.

Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa luân và giữa giao giới phong luân và hoả luân, nhẹ thì sinh vào hữu gián, nặng thì sinh vào vô gián, hai thứ địa ngục.

Thuần là tình, thì chìm sâu vào ngục a-tỳ, nếu trong tâm chìm sâu đó, lại có hủy báng đại thừa, phá cấm giới của Phật, lừa dối nói pháp để tham cầu tín thí, lạm nhận cung kính hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng thì lại còn sinh vào địa ngục a-tỳ thập phương.

Theo ác nghiệp gây ra, tuy tự chuốc lấy quả báo, nhưng trong đồng phận chung, vẫn có chỗ sẵn.

Phân Biệt Tình Tưởng Nhẹ Nặng:(kinh Thủ Lăng Nghiêm .
             
tueuyen


 


 


 

SÁU CÕI CỦA SANH TỬ LUÂN HỒI

Theo những giáo lý, có sáu cõi (loka*) của hiện hữu trong đó tất cả những chúng sanh bị mê lầm đang sống. Đó là những cõi của deva, asura, người, thú, quỷ đói và địa ngục. Một cách căn bản, những cõi ấy là sáu chiều kích của tâm thức, sáu chiều kích của kinh nghiệm có thể có được. Chúng biểu lộ trong cá nhân chúng ta như là sáu xúc tình tiêu cực, sáu phiền não : Sân, tham, vô minh, ghen ghét, kiêu mạn và phóng dật thích thú. (Phóng dật thích thú là trạng thái xúc tình khi năm xúc tình kia hiện diện trong mức độ cân bằng, hòa hợp quân bình). Tuy nhiên sáu cõi không chỉ là những phạm trù của những kinh nghiệm xúc tình mà cũng là những cõi thực có mà chúng sanh sanh ra trong đó, như chúng ta được sanh vào cõi người hay một con sư tử sanh vào cõi thú.

Sáu xúc tình tiêu cực không tạo thành một danh sách đầy đủ các phiền não, nhưng vô ích khi nói rằng tại sao không có cõi nào cho buồn bã và sợ hãi. Sợ hãi có thể xảy ra trong bất kỳ cõi nào, cũng như buồn bã hay giận dữ hay ghen tỵ hay tình thương. Dù những xúc tình tiêu cực là những kinh nghiệm cảm xúc mà chúng ta có, và là những kinh nghiệm cảm xúc đặc trưng của các cõi, chúng cũng là những chủ âm tiêu biểu cho toàn thể chiều kích của kinh nghiệm, dòng tương tục từ kinh nghiệm xúc tình cá thể đến những cõi có thực. Và những chiều kích này mỗi cái đều bao trùm những khả tính rộng lớn của kinh nghiệm, gồm cả kinh nghiệm khác nhau.

Sáu phẩm tính của tâm thức được gọi là những con đường bởi vì chúng dẫn đến nơi nào đó : chúng đưa chúng ta đến những nơi chốn để tái sanh cũng như vào những lãnh vực khác nhau của kinh nghiệm trong cuộc đời này. Khi một chúng sanh đồng hóa với một trong những xúc tình tiêu cực, hay bị chúng đánh bẫy bắt, và kết quả xảy ra. Đây là cách nghiệp tác động. Thí dụ, để được sanh làm một con người, chúng ta phải đã dấn thân mạnh mẽ vào những giới luật trong những đời trước. Ngay trong văn hóa quần chúng điều này được diễn tả trong nhận xét rằng cho đến bao giờ tình thương và sự quan tâm cho những người khác trưởng thành mà một người mới được xem là “tính người trọn vẹn.”

 
             
tueuyen


 


 


 

* Cõi Địa Ngục

Mỗi cõi có thể được nghĩ như một dòng tương tục của kinh nghiệm. Chẳng hạn cõi địa ngục tạo lập trong dãy từ kinh nghiệm xúc tình bên trong là giận dữ và thù ghét, cho đến những thái độ tính khí cắm rễ trong giận dữ như chiến đấu và chiến tranh, đến những thể chế, thành kiến và thiên chấp xây dựng trên thù ghét như quân đội, thù ghét chủng tộc, và không khoan dung, đến cõi thực trong đó chúng sanh địa ngục sống. Một cái tên cho toàn bộ chiều kích kinh nghiệm này, từ xúc tình cá nhân đến chỗ có thật, là “địa ngục.”

Nếu chúng ta sống một cuộc đời mang tính chất của những xúc tình tiêu cực thù ghét hay giận dữ, chúng ta kinh nghiệm một kết quả khác : chúng ta tái sanh vào địa ngục. Điều này xảy ra thực sự, một người có thể tái sanh trong cõi địa ngục, cũng như về mặt tâm lý. Nối kết mình với chiều kích thù hận tạo ra những kinh nghiệm mà thậm chí ngay trong đời này chúng ta gọi là “địa ngục.”

Giận dữ là xúc tình hạt giống của cõi địa ngục. Khi những dấu vết nghiệp của giận dữ biểu lộ, có nhiều diễn tả như ghét bỏ, căng thẳng, phẩn nộ, chỉ trích, tranh luận và bạo động. Khi giận dữ đánh bại chúng ta, chúng ta mất tự chủ và tỉnh giác. Khi chúng ta bị mắc vào thù hận, bạo động và giận dữ, chúng ta tham dự vào cõi địa ngục.

Trung tâm năng lực của giận dữ là trong bàn chân. Cái đối trị cho giận chỉ là tình thương trong sạch vô điều kiện, nó khởi từ vô ngã.

Theo truyền thống, những địa ngục được nói là gồm chín địa ngục nóng và chín địa ngục lạnh. Những chúng sanh sống ở đó chịu khổ vô hạn, bị hành hạ đến chết và tức thời sống lại, cứ thế trở đi trở lại mãi.

NAM MÔ CỰC LẠC GIÁO CHỦ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ THIÊN THỦ THIÊN NHẢN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

       

 

 
Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác báo chuốc lấy, đều từ sáu căn mà ra.(Phần 1)

Các ác báo từ sáu căn ra như thế nào?

Một là giao báo về thấy, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp thấy ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy lửa hồng đầy khắp 10 phương; thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô gián phát ra hai tướng: Một là thấy sáng, thì khắp thấy nhiều thứ vật dữ, sinh ra khiếp sợ vô cùng; hai là thấy tối, lặng vậy không thấy gì sinh ra hoảng hốt vô hạn. Lửa thấy như thế đốt cái nghe, thì có thể làm vạc dầu sôi, làm nước đồng chảy; đốt hơi thở, thì có thể làm khói đen, lửa đỏ; đốt cái nếm, thì có thể làm viên tròn nung đỏ, làm cơm sắt; đốt cảm xúc, thì có thể làm tro nóng, lò than; đốt tâm ý, thì có thể sinh ra sao lửa rưới khắp, làm rung động cả cõi hư không.

Hai là giao báo về nghe, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp nghe ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy sóng cuộn chìm ngập trời đất; thần thức người chết, sa xuống theo dòng vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng: Một là nghe tỏ, nghe các thứ ồn ào, tinh thần rối loạn; hai là điếc hẳn, lặng lẽ, không nghe gì, thức thần chìm lịm. Sóng nghe như thế, rót vào cái nghe, thì có thể làm trách, làm hỏi; rót vào cái thấy, thì có thể làm sấm, làm thét, làm hơi độc dữ; rót vào hơi thở, thì có thể làm mưa, làm mù, rưới các sâu độc đầy khắp thân thể; rót vào các vị, thì có thể làm mủ, làm huyết, các thứ nhơ nhớp; rót vào cảm xúc, thì có thể làm con súc, làm con quỷ, làm phân, làm nước tiểu; rót vào ý nghĩ thì có thể làm chớp, làm mưa đá, đập nát tâm thức.
        
tueuyen


 


 

 
Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác báo chuốc lấy, đều từ sáu căn mà ra.(Phần 2)

Ba là giao báo về ngửi, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp ngửi ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy hơi độc đầy dẫy xa gần; thần thức người chết, từ dưới đất trổi lên, vào ngục Vô Gián, phát hiện ra hai tướng: Một là ngửi thông, bị các hơi dữ xông tột bực, làm cho tâm rối loạn; hai là ngạt mũi, hơi thở ngạt không thông, nằm chết giấc dưới đất. Hơi ngửi như thế, xông vào hơi thở, thì có thể làm thông, làm ngạt; xông vào cái thấy, thì có thể làm lửa, làm đuốc; xông vào cái nghe, thì có thể làm chìm ngập, làm chết đuối, làm nước lớn, làm nước sôi; xông vào cái vị, thì có thể làm đói, làm ngấy; xông vào cái cảm xúc, thì có thể làm xấu, làm nát, làm núi thịt lớn có trăm ngàn con mắt, hút ăn không cùng; xông vào ý nghĩ, thì có thể làm tro, làm chướng khí, làm gạch đá bay lên đánh nát thân thể.

Bốn là giao báo về vị, chiêm cảm ác quả. Khi nghiệp vị ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy lưới sắt nung đỏ che khắp thế giới; thần thức người chết từ dưới tung lên, mắc lưới treo ngược đầu xuống, vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng: Một là nuốt vào, thì kết thành giá lạnh, làm nứt nẻ thân thể; hai là mửa ra, thì bay lên thành lửa hồng, đốt rụi xương tủy. Vị báo như thế, qua cái nếm, thì có thể làm nhận, làm chịu; qua cái thấy, thì có thể làm các thứ kim thạch đốt cháy; qua cái nghe, thì có thể làm binh khí sắc bén; qua hơi thở, thì có thể làm lồng sắt lớn che khắp cõi nước; qua cảm xúc, thì có thể làm cung, làm tên, làm nỏ, làm bắn; qua ý nghĩ, thì có thể làm sắt nóng bay, từ trên không rưới xuống.
       
tueuyen

 
Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác báo chuốc lấy, đều từ sáu căn mà ra.(Phần 3)

Năm là giao báo về xúc, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp xúc ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy núi lớn bốn mặt hợp lại, không còn đường ra; thần thức người chết thấy thành sắt lớn, rắn lửa, chó lửa, hùm sói, sư tử, ngục tốt đầu trâu, la sát đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục Vô Gián, phát ra hai tướng : Một là hợp xúc, thì núi kẹp ép mình, xương thịt nát ra máu; hai là ly xúc, thì dao gươm chạm vào mình, tim gan cắt xẻ. Xúc báo như vậy, qua cái xúc, thì có thể làm đạo, làm quán, làm sảnh, làm án; qua cái thấy, thì có thể làm đốt, làm nung; qua cái nghe, thì có thể làm đập, làm đánh làm đâm, làm bắn; qua hơi thở, thì có thể làm trùm, làm đẫy, làm tra, làm trói; qua cái nếm, thì có thể làm cày, làm kiềm, làm chém, làm chặt; qua ý nghĩ, thì có thể làm rơi, làm bay, làm nấu, làm nướng.

Sáu là giao báo về ý nghĩ, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp ý ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy gió dữ thổi nát cõi nước, thần thức người chết bị thổi lên trên không xoay rơi theo gió, sa vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng : Một là không biết, tột mê, thì hoang mang, ruổi chạy không thôi; hai là không mê, hay biết, thì khổ, bị đốt cháy không cùng, đau buốt không chịu nổi. Ý báo như thế, kết vào ý nghĩ, thì có thể làm phương, làm sở; kết vào cái thấy, thì có thể làm gương soi, làm chứng cứ; kết vào cái nghe, thì có thể làm đại hợp thạch, làm giá, làm sương, làm đất, làm mù; kết vào hơi thở, thì có thể làm xe lửa lớn, làm thuyền lửa, củi lửa; kết vào cái nếm, thì có thể làm kêu la to, làm ăn năn, làm khóc lóc; kết vào cái cảm xúc, thì có thể làm lớn, làm nhỏ, làm cho một ngày muôn lần sống, muôn lần chết, làm nghiêng, làm ngửa[1].


[1] Kinh Thủ Lăng Nghiêm,
           
tueuyen


 


 


 
*Cõi Quỷ Đói

Đôi khi những cá nhân có một sự trổi bật về một chiều kích trong sự cấu tạo của nó : nhiều tính thú vật hơn, hay nhiều tính quỷ đói hơn, hay nhiều tính chư thiên hơn. Nó trổi bật như một nét thống trị của tính cách họ, và có thể được nhận ra trong cách họ nói năng, đi đứng và trong những mối quan hệ của họ. Chúng ta có thể biết người luôn luôn hình như bị mắc vào cõi quỷ đói : họ không bao giờ thấy đủ, họ luôn luôn đói khát hơn nữa mọi thứ – thêm nữa bạn bè, môi trường, cuộc sống – nhưng chẳng bao giờ thỏa mãn.

Tham lam là xúc tình hạt giống của cõi quỷ đói (preta). Tham lam khởi lên như một cảm giác cần thiết quá độ không thể đáp ứng được. Thử thỏa mãn tham lam thì giống như khát mà uống nước muối. Khi mất mình trong tham lam chúng ta tìm kiếm bên ngoài hơn là bên trong để thỏa mãn, tuy nhiên chúng ta không bao giờ tìm thấy đủ để lấp đầy sự trống không mà chúng ta muốn trốn thoát. Cơn đói thực sự chúng ta cảm thấy là sự đói khát hiểu biết về bản tánh chân thật của chúng ta.

Tham lam phối hợp với tham muốn tình dục ; trung tâm năng lực của nó trong thân thể là luân xa phía sau bộ phận sinh dục. Rộng lượng, bố thí, sự cho đi rộng rãi cái mà những người khác cần, cởi mở nút thắt cứng cõi của tham.

Những quỷ đói theo truyền thống được hình dung là những chúng sanh với cái bụng khổng lồ, đói khát và miệng và cổ họng thì nhỏ xíu. Một số ở nơi những miền hàng trăm năm không có một ngụm nước. Những quỷ đói khác có thể tìm thấy đồ ăn và thức uống, tuy nhiên nếu lại nuốt một miếng qua miệng, thức ăn bùng cháy thành ngọn lửa trong bao tử và gây rất đau đớn. Có nhiều loại khổ đau cho quỷ đói, nhưng tất cả đều từ tính keo kiệt và chống lại sự rộng lượng của những người khác.

NAM MÔ CỰC LẠC GIÁO CHỦ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ THÁNH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ DIỆN NHIÊN VƯƠNG BỒ TÁT
---
               
tueuyen


 


 

 
(Phần 1)CÁC DƯ BÁO: Lại nữa, A Nan, các chúng sinh đó, nếu không phải gây tội chê phá luật nghi, phạm Bồ Tát giới, hủy báng Niết Bàn của Phật, mà chỉ phạm những nghiệp phức tạp khác, thì sau khi bị đốt cháy nhiều kiếp, đền tội hết rồi, thì chịu những hình quỷ.

Nếu nơi bản nhân, do tham vật mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vật thành hình gọi là Quái quỷ;

Do tham sắc mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp gió thành hình, gọi là Bạt quỷ;

Do tham dối trá mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp giống súc thành hình, gọi là Mỵ quỷ;

Do tham nóng giận mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con sâu thành hình, gọi là Cổ độc quỷ;

Do tham thù oán mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vận suy kẻ thù mà thành hình, gọi là Lệ quỷ;

Do tham ngã mạn mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp khí thành hình, gọi là Ngạ quỷ;

Do tham lừa gạt mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp u uẩn thành hình, gọi là Áp quỷ;

Do tham ái kiến mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp tinh hoa thành hình, gọi là Vọng lượng quỷ;

Do tham vu vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp linh hiển thành hình, gọi là Dịch sử quỷ;

Do tham bè phái che giấu mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con người thành hình, gọi là Truyền tống quỷ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.MHDT.23/5/2012.

No comments:

Post a Comment