Wednesday, 6 March 2013

Từ Nepal đến Ấn Độ (Phần 1) Tin ảnh

Cách đây hơn 2600 năm, kinh thành Ca Tì La Vệ là Nơi đức Phật sinh ra. Trải qua hàng thế kỷ, miền đất Phật hiền hòa ngày càng tốt đẹp hơn. Các quốc gia trên khắp thế giới đến đây xây chùa mang thông điệp hòa bình của họ đến đất Phật và thể hiện lòng tôn kính.
Để đến Nepal thì máy bay phải bay ngang dãy Himalaya như thế này ạ.

Từ Nepal đến Ấn Độ. - Tin180.com (Ảnh 1)

Từ Nepal đến Ấn Độ. - Tin180.com (Ảnh 2)
Làng Pokhara nhìn từ trên cao
Từ Nepal đến Ấn Độ. - Tin180.com (Ảnh 3)


Vùng khảo cổ kinh thành Ca Tì La Vệ
Từ sáng sớm đã có rất nhiều du khách đến vườn Lâm Tỳ Ny, nơi đức Phật sinh ra. Các nhà sư Tây Tạng mặc áo cà sa đỏ thực hiện nghi lễ bên cây bồ đề cạnh hồ nước được cho là nơi hoàng hậu Maya đã tắm trước khi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa. Một nhà sư Thái Lan ngồi giảng cho các đệ tử của mình dưới tán cây nơi được xem là nơi hoàng hậu Maya với lên hái một cành hoa trước khi lâm bôn. Hàng trăm nhà sư và du khách khác đứng xem tảng đá vua A Dục đánh dấu chỗ hoàng hậu lâm bồn.
Theo Đại Đường Tây Quốc Ký, đường Huyền Trang đi thỉnh kinh đến đây ghi lại rằng vương quốc vua Tịnh Phạn khoảng 1880km vuông.
Vào năm 563 trước công nguyên, hoàng hậu Maya Devi rời kinh thành khoảng 25 cây số, tại vườn Lâm Tỳ Ni, bà đã hạ sinh hoàng tử Tất Đạt Đa. Theo truyền thuyết thì sau khi hạ sinh, hoàng tử đứng dậy đi 7 bước, mỗi bước đi nở một hoa sen, một tay chỉ lên trời, một tay hướng xuống đất và nói rằng thiên địa không người nào sánh bằng ta.
Sau 300 năm khi Phật sinh ra, một vị vua sùng đạo là A Dục (Asoka) cho đặt trụ đá cao ghi lại sự tích ra đời của Phật Thích Ca. Rồi khoảng 1.000 năm sau vào thế kỷ thứ năm nhà sư Pháp Hiển rồi tiếp theo sau đó là nhà sư Huyền Trang đã đến địa điểm này và nhìn thấy trụ bia và viên đá của vua A Dục còn tồn tại.
Nhưng sau đó thì chiến tranh, rồi sự tàn phá của giặc, vườn Lâm Tỳ Ni hoang tàn, trụ bia và viên đá bị ngã đổ và chôn vùi xuống lòng đất mãi đến thế kỷ thứ 19 mới được giới khảo cổ khai quật lên và dựng lại như.
Nhà sư Việt Nam Thích Huyền Diệu năm 1969 đã đến hành hương kể lại rằng: Lần đầu tiên, khi đặt chân đến đây, ông thật sự bàng hoàng. Cảnh quan vùng đất thật điêu tàn, chung quanh trụ đá thánh tích kỷ niệm nơi Đức Phật sinh bị người dân phóng uế bừa bãi. Ông buồn rầu đi quanh và khấn nguyện xin được nhìn thấy thánh địa phát triển trước khi nhắm mắt từ giã cõi đời.
Kể từ đó, đi bất cứ nơi nào trên thế giới để thuyết giảng kinh Phật cũng như các môn học khác ông đều nhắc lại tâm nguyện này.
Năm 1993 khi ông đang quyên góp xây chùa Việt Nam Phật Quốc tự tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ thì người ta mời ông qua Nêpal yết kiến nhà vua để nhận đất xây chùa gần vườn Lâm Tỳ Ni như nguyện ước của ông.
Nhà vua cho phi công chở ông bay trên vùng trời Lâm Tỳ Ni để chọn đất. Ông nhận 2 mẫu đất và quyết tâm ở lại đó xây chùa dù lúc đó trong túi ông chỉ còn vỏn vẹn 60 đô la.
Ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại thánh địa Lâm Tỳ Ni ra đời, mở đầu cho hàng loạt các ngôi chùa quốc tế khác lần lượt mọc lên. Vương Quốc Thái Lan xây một ngôi chùa toàn một màu trắng tinh khiết tuyệt đẹp, Trung Quốc thì một ngôi chùa hùng vĩ theo mô típ Thiếu Lâm tự, Nhật Bản xây đại tháp hòa bình cùng với một thư viện và viện bảo tàng mang tầm vóc quốc tế, Hàn Quốc thì có cả một chương trình quy mô nhằm xây dựng một tu viện to lớn với chánh điện chứa tới 4.000 người. Rồi chùa của Bangladesh, Tây Tạng, Butan, Tích Lan, Mông Cổ… và cả của Đức, Pháp nữa.
Cây bồ đề khổng lồ được xem là nơi Phật ngồi tu, người ta ước đoan tuổi cây này trên 2600 năm. Phật tử khắp nơi trên thế giới đã chiết các nhánh cây từ cây này đem về trồng ở kắp nơi trên thế giới.
Ngôi chùa Thế Giới Hòa Bình do Nhật xây.

Chùa Campuchia
Cảnh thanh bình gần Lâm Tỳ Ni
Những lá cờ cầu nguyện dưới ánh sáng chiều
Một ngôi chùa của Campuchia tại đất phật
Chùa của Hàn Quốc
Chùa Trung Quốc
Vườn Lâm Tì Ny do Malaysia xây
Thành Ca Tì La Vệ được dựng lại theo gốc xưa
Hiện có khoảng 22 ngôi chùa đã và đang mọc lên. Những ngôi chùa này tuy được cấp đất và khởi công sau Việt Nam Phật Quốc tự của thầy Huyền Diệu đã hoàn thành trước và quy mô hoành tráng hơn.
Nhờ vậy mà Lâm Tỳ Ni ngày nay càng lúc càng trở nên hưng vượng đến mức không ngờ, ngay cả quốc vương Birendra của Nêpal khi còn sống cũng đã kinh ngạc trước sự phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ của vùng thánh địa này .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.6/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment