Friday 23 December 2011

Quy Y Tam Bảo là gì ?
Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa chữ Quy Y, Quy Y là tiếng Ấn Độ, theo nghĩa bình thường Quy Y là trở về, nương tựa, nhưng dịch như vậy không hoàn toàn diễn tả chính xác nghĩa chữ Quy Y. Nhiều người đã dịch đúng hơn, Quy Y là quy mạng, tức là đem cả thân mạng, cả cuộc đời của mình về với Tam Bảo. Có nghĩa là kể từ đây, từ lúc Quy Y Phật, ta sống vì Phật Pháp, vì đạo lý, vì lợi ích chúng sinh chứ không còn sống như cuộc sống cũ trước kia nữa. Vì vậy ý nghĩa Quy Y Tam Bảo rất lớn. Ngoài ra từ Quy Y còn có thể dùng chữ tương đương là nhập môn, trở thành đệ tử. Nhưng nói cho đúng nghĩa Quy Y là tôn thờ, tôn kính với trọn lòng tha thiết.
Tam Bảo là ba ngôi báo tức là ba điều qúy giá giữa thế gian: Phật. Pháp, Tăng.
*Quy Y Phật là gì ?
Phật là ai ? Phật được dịch nghĩa là Đấng giác ngộ. Đấng giác ngộ là ai ? Từ vô lượng kiếp xưa, Ngài cũng là người như mọi người mà kiếp cuối cùng trở thành Đức Phật còn gọi là Phật Thích Ca. Nhưng trong vô lượng kiếp, Ngài đã sống với lòng từ bi vô lượng, luôn luôn thương yêu tất cả chúng sinh và làm lợi ích cho chúng sinh không bao giờ mệt mỏi. Song song với việc sống với lòng từ bi và làm lợi ích cho chúng sinh, Ngài luôn luôn nổ lực trong việc thực hành thiền định. Hai yếu tố thiền định và lòng từ bi đã tạo thành công đức tích lũy từ kiếp này sang kiếp khác cho đến vô lượng kiếp như vậy. Và ở duyên cuối cùng, nơi quả vị chính muồi này Ngài đã trở thành một Đấng giác ngộ. Đôi khi chúng ta hiểu một cách đơn giản như vậy, nhưng thật ra sự giác ngộ này chứa đựng một giá trị tâm linh vô cùng to lớn. Chúng ta không thể dùng ngôn từ của thế gian để diễn tả cho sự giác ngộ tột cùng này. Khi vô minh hoàn toàn chấm dứt, trí tuệ bừng sáng, Ngài đủ sức mạnh thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, không một nghiệp lực nào có thể chi phối buộc Ngài phải trầm luân trở lại. Nơi sự giác ngộ này, cái chấp ngã kiên cố ngàn đời tan vỡ và biến mất, tâm Ngài phủ trùm vạn vật, trở thành chung đồng, chan hòa với tất cả chúng sinh. Cho nên ý nghĩa của sự giác ngộ này thật lớn lao vĩ đại, mà những ngôn từ bình thường của thế gian chỉ có thể gợi ý cho chúng ta chứ không thể nào diễn tả đầy đủ được. Tuy Ngài đã giác ngộ, nhưng ở thế giới loài người đã ít biết đến Ngài trừ một số ít người có duyên với Ngài . Nhưng trong mười phương cõi khác tất cả đều tôn vinh, ca ngợi, xưng tụng Ngài là Đấng chánh giác, là chỗ dựa, là bậc Thầy của tất cả chúng sinh. Ở đây chúng ta thấy rõ điều này, Đức Phật không phải là một vị thần linh từ một cõi nào đến để có thể ban phước, giáng họa, Đức Phật cũng không phải là một Thượng đế đã tạo nên tất cả. Trong đạo Phật không có khái niệm thần quyền tức là thượng đế đã tạo nên tất cả. Vì sao? Vì Đức Phật dạy rất kỹ rằng tất cả mọi điều đều do nhiều nhân duyên, do nhiều yếu tố hợp thành. Không có điều gì tự trở thành nên không hề có điều gọi là Đấng Thượng đế để có thể tạo nên tất cả. Do đó lời Đức Phật nói rất phù hợp với sự tiến bộ của khoa học. Hàng ngàn năm trôi qua, khoa học càng tiến bộ, thì lời nói của Đức Phật càng được chứng minh là đúng. Hầu hết các tôn giáo khác đều tin vào thần quyền, các tín đồ cho rằng có một đấng sáng tạo đã tạo ra tất cả, còn Đức Phật là con người không phải là Đấng sáng tạo nên không có gì cao siêu. Chúng ta không tranh cải hơn thua mà chỉ mỉm cười vì điều gọi là đấng sáng tạo thật ra chỉ là huyền thoại chứ không thể nào có thật. Vì sao ? Vì nếu có một đấng sáng tạo thì không lẻ đấng đó nỡ tạo nên sự đau khổ cho con người như: chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, và tội lỗi trong lòng con người. Và không thể có một đấng toàn năng nào tạo ra tất cả bằng một cách bất hoàn hảo, có thể nói là ác độc. Do đó chúng ta vững tin vào lý nghiệp duyên, trong đó tâm lý chúng sinh chính là khởi điểm tạo nên rất nhiều điều trong thế gian này. Và khi chúng ta Quy Y Phật nghĩa là Quy Y Đấng giác ngộ, là Đấng từ một chúng sinh, một con người trở thành tuyệt đối. Như vậy không có một Đức Phật duy nhất cho toàn thể vũ trụ mà bất cứ ai đi đúng như con đường Đức Phật dạy đều có thể chứng đạt được, đều trở thành tuyệt đối như Đức Phật. Và đây là giá trị nhân bản mà không có một triết thuyết tôn giáo nào bằng hoặc hay hơn được. Điểm giá trị cao nhất ở Đấng giác ngộ không phải là một người duy nhất mà mở rộng cho tất cả chúng sinh, cho bất cứ người nào tìm thấy được chân lý, sống hợp, sống đúng với chân lý. Nơi ý nghĩa Quy Y Phật chúng ta được dạy rằng từ đây không được tôn thờ tà thần qủy vật, nghĩa là khi đến đình miếu thờ các vị thần chúng ta không được xem như đấng mình phải kính tuyệt đối. Chúng ta chỉ cúi đầu đảnh lễ trước sự giác ngộ , trước những con người đã giác ngộ, hoặc đang đi trên con đường giác ngộ, giải thoát chứ không cúi đầu đảnh lễ một người không đi đúng con đường giải thoát, dù đó là một vị thần linh có quyền năng ban phước, giáng họa. Chúng ta không sợ hãi họ dù chúng ta vẫn kính trọng họ, nhưng chúng ta chỉ kính trọng như kính trọng mọi người trong cuộc sống này, chỉ là tôn trọng chứ không phải tôn thờ. Đó là điều chúng ta được dặn khi Quy Y Phật.
*
Quy Y Pháp là gì ?
Pháp là lòi dạy của Đức Phật. Khi chúng ta Quy Y Pháp nghĩa là từ đây chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta học hỏi những lời dạy của Ngài để lại trong kinh điển, sách sử. Từ sự chứng ngộ tuyệt đối của mình, và với trí tuệ tuyệt vời phủ trùm lên tất cả, Đức Phật đã nói lên chân lý bất di bất dịch. Và nhờ vào chân lý đó chúng ta tìm được con đường giải thoát cho chính mình, tìm được cuộc sống an ổn, hạnh phúc đúng với lẽ phải và tạo cho cuộc đời học hỏi tu hành của chúng ta thăng tiến từng giây từng phút. Do đó người đệ tử Phật phải tôn kính lời Phật dạy, tôn thờ lời Phật dạy, nhưng như thế vẫn chưa đủ ý nghĩa Quy Y Pháp mà phải hiểu rằng chúng ta đánh đổi tất cả những gì qúi báu của thế gian này như thân mạng, sự giàu sang, danh vọng, vật chất để tìm cho được Phật Pháp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ biết tôn thờ những dòng chữ mà phải làm cho những lời Phật dạy trở thành máu ăn sâu vào tim, vào óc, vào tâm khảm của mình. Trong những kiếp xưa, đã có lần Phật từ bỏ ngai vàng để đi tìm chân lý hoặc là bỏ cả thân mạng để đi nghe một lời dạy chân chính, đúng đắn. Giờ đây chúng ta phải đặt lời Phật dạy điều thiêng liêng vượt hơn cả những giá trị cao nhất của thế gian này. Pháp là những điều Đức Phật dạy về lòng vị tha biết yêu thương con người, về luật Nhân Quả, về luân hồi sanh tử là sự ràng buộc đau khổ mà chúng ta phải cố gắng vượt ra. Dù hiện giờ chúng ta có đối mặt với muôn cay ngàn đắng, khó khăn trở ngại nhưng không bao giờ thờ ơ trong việc thực hành thiền định không bao giờ từ bỏ lý tưởng giải thoát. Đó là tinh thần Quy Y Pháp, tôn thờ Pháp. Tuy nhiên, ý nghĩa về Pháp rất rộng, Pháp còn có nghĩa là lẽ phải, là chân lý, là sự thật phủ trùm nhân loại. Có một câu chuyện về Đức Phật, khi đi ngang qua khu rừng, Ngài hái một nắm lá, đưa lên hỏi các đệ tử: "Nắm lá trong tay của ta so với nắm lá trong khu rừng là nhiều hay ít ?"
Các đệ tử của Ngài đáp:
"Bạch Thế Tôn nắm lá trong tay của Đức Thế Tôn rất ít, lá trong rừng rất là nhiều."
Đức Phật nói:
"Này các Tỳ Kheo, cũng vậy, những điều ta biết như lá trong rừng và những điều ta nói như lá trong bàn tay." Nghĩa là suốt 45 năm Đức Phật thuyết Pháp mặc dù mặc dù rất nhiều nhưng chỉ là một phần rất nhỏ so với những chân vũ trụ mà Ngài biết được. Do đó chúng ta chỉ học cái mấu chốt nơi chân lý mà Đức Phật đã dạy, không bao giờ chúng ta có thể học hết từng chi tiết của Phật Pháp. Chân lý của Phật Pháp là chân lý để ngỏ, để mở chứ không phải để đóng kín lại, không phải độc quyền. Cho nên là đệ tử Phật chúng ta nương theo lời dạy của Đức Phật đồng thời cũng biết tôn trọng tính chất những lời dạy, những tư tưởng hay đẹp hợp với chân lý lẽ phải của thánh hiền khắp thế giới từ đông sang tây, từ cổ chí kim không phân biệt, có tinh thần hòa hợp cao, nếu xét là hợp lý chúng ta đều phải tôn trọng. Dù một người không phải là người trong đạo Phật nhưng nói những lời nào nghe hợp lý đúng đắn có tin thần đạo đức, hợp với chân lý thì chúng ta đều phải tôn trọng. Người theo đạo Phật là người có trái tim không biên giới, có tấm lòng rộng mở không phân biệt. Ngược lại có những quyển sách tuy được viết do nhữg người trong đạo Phật hay được ghi nhãn hiệu là đạo Phật chúng ta cũng không vội tin nếu ta xét thấy những điều đó không phù hợp với giáo lý căn bản của đạo Phật. Dù có hình thức mà thật sự trong nội dung sâu thẳm không có tính chất đdúng với đạo Phật thì chúng ta cũng khước từ. Đây là những điều Quy Y Pháp. Chúng ta không lệ thuộc vào hình thức mà chỉ qúy trọng nội dung. Từ đây chúng ta không được Quy Y tà giáo ngoại đạo nghĩa là không được tôn thờ những giáo điều hoặc lời dạy mà không đưa đến sự giải thoát, không đúng với Luật Nhân Quả, không làm thăng tiến đạo đức trong tâm hồn con người. Dù bị đe doạ, bị bắt buộc, cưỡng chế chúng ta nhất quyết không bao giờ chấp nhận, không bao giờ tin theo.
*Quy Y Tăng là gì ?

Tăng là những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình và xem tất cả chúng sinh là gia đình của mình. Đây là ý nghĩa người Tăng lý tưởng, đúng nghĩa mẫu mực. Tại sao chúng ta phải tôn kính những vị Tăng tu hành chân chính ? Vì các vị là những người dành trọn cả cuộc đòi cho đạo, họ có thời gia học và thực hành lời Phật dạy, nên những vị ấy có kinh nghiệm hơn chúng ta. Chúng ta tôn thờ Phật, tôn thờ Pháp, nhưng giáo pháp Phật mênh mông như biển cả, vời vợi như núi cao, mà vi tế sâu sắc như hang sâu, vực thẳm. Chúng ta không thể hiểu dễ dàng nếu không được nghe giải thích bởi những vị tu hành kinh nghiệm. Do đó nhờ những vị tu hành xuất gia có kinh nghiệm mà chúng ta được nghe giải thích lời Phật dạy một cách thấu đáo, những chi tiết phù hợp với tâm tính, ngôn ngữ, thời đại chúng ta đang sống và nhờ vậy chúng ta thấm nhuần được giáo Pháp của Phật. Dù chúng ta một lòng tôn thờ Phật, tôn thờ Pháp, nhưng nếu không có chư Tăng sống động giữa thế gian này thì chúng ta không thể nào đến với Phật Pháp được. Sức mạnh của đạo Phật chúng ta dựa vào đạo lý chứ không dựa vào tổ chức chặc chẽ như nhiều tôn giá khác. Vì vậy ở vào những thời đại có những bậc chân sư xuất hiện thì đạo Phật được hưng thịnh, nếu ở vào thời đại nào không có không có những bậc chân sư khai thông đạo lý thì đạo Phật lại suy tàn. Vì sức mạnh dựa trên đạo lý, mà đạo lý dựa vào những bậc xuất gia chân chính, do đó giá trị của chư Tăng, giá trị của người đem cả cuộc đời này sống với đạo, thực hành đạo là vô cùng qúi giá. Vì thế chúng ta cũng phải Quy Y Tăng và phải biết đặt lên đó lòng tôn kính vô bờ bến. Khi chúng ta đã Quy Y Tăng, ngoài Thầy bổn sư của chúng ta, chúng ta cũng phải tôn thờ Muời phương Tăng, tất cả các vị tu hành chân chính. Và khi đã Quy Y Tăng, chúng ta không được giao lưu gần gũi những bạn ác, thầy tà, nghĩa là những người có tâm hạnh không tốt, đạo đức không tốt dù họ có năng lực, uy quyền. Vì ở nơi những người này chúng ta sẽ không học được những điều tốt đẹp, sẽ không tạo thêm được công đức trên con đường tu hành của chúng ta. Chỉ khi nào đạo lực của chúng ta vững vàng, chúng ta có khả năng giáo hóa họ thì chúng ta mới đến những ngươời xấu đó để giáo hóa. Còn trong khi đang nương tựa học hỏi, chúng ta nên tránh những thầy tà, bạn ác.
Đó là ý nghĩa Quy Y Tam Bảo, PHẬT - PHÁP - TĂNG.

BY ĐIỀU NGUYỆN


* Điều 1: Phật tử phải phát nguyện tập ăn chay đần dần mỗi tháng .
Lúc đầu ăn chay 1 ngày, 2 ngày, sau đó từ từ tăng lên 4 ngày, 6 ngày...10 ngày. Khi công đức tu hành tiến bộ chúng ta cảm thấy ăn chay là một điều vui vẻ thanh khiết, và đến khi nào thấy vững lòng thì phát nguyện ăn chay trường. Việc tập ăn chay là chúng ta làm giảm bớt nghiệp sát sinh cho bản thân và cho xã hội, vì các lò sát sinh sẽ giảm thiểu việc giết mổ. Chiến tranh triền miên trên thê giới bắt nguồn từ những lò mỗ. Mỗi ngày các lò sát sinh cứ tiếp tục giết heo, giết bò. Chính những con bò, con heo bị giết hại một kiếp nào đó sẽ trở lên làm người và đi tìm những người trước kia đã giết hay ăn thịt nó. Đó chính lànguyên nhân làm cho chiến tranh nên thế giới không bao giờ chấm dứt. Nếu chúng ta phát nguyện ăn chay thực sự chúng ta đã góp cho nền hòa bình thế giới. Hơn thế nữa người nào tiền kiếp ăn chay trường đời sau cóphước tráh được nghiệp bom bay đạn lạc.

* Điều 2: Phật tử phải phát nguyện siêng năng học hiểu giáo Pháp để áp dụng tu hành.
Là đệ tử Phật. đã Quy Y Phật, Quy Y Pháp, chúng ta phải siêng năng học hỏi giáo pháp. Biết nơi nào có giảng Pháp phải đến nghe, xem những kinh sách nào có giá trị, thỉnh những băng hay về nghe, để hiểu và áp dụng được những điều tốt đẹp Phật đã dạy vào cuộc sống. Vì nếu không hiểu giáo Pháp một cách cặn kẽ, chúng ta sẽ không biết tạo cho con đường tu học của mình mỗi ngày được thăng tiến hơn. Một đạo lý tốt đẹp mà chỉ được nghe một lần, thì sự tốt đẹp đó không thể thắm sâu vào tim óc của chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta, người đệ tử Phật phải siêng năng học hỏi giáo Pháp.

* Điều 3: Phật tử phải phát nguyện công phu tu hành thật sự mỗi ngày.
Một khi đã trở thành đệ tử Phật thì không được lơ lỏng việc thực hành tu tập, không thể Quy Y rồi sao đó suốt ngày không làm gì gọi là tu hành, không lễ Phật thắp nhang, niệm Phật, ngồi thiền, như vậy không chấp nhận được. Trong đạo Phật chúng ta có những vị mỗi ngày lạy cả ngàn lạy. Khi lễ Phật với lòng tôn kính thiết tha, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và cảm xúc mạnh không gì bằng được. Cho nên Phật tử chúng ta ít ra mỗi ngày cũng phải lễ Phật 10 lạy. Ngoài ra ai có thể làm hơn được thì niệm Phật, tọa thiền phải có công phu tu hành chứ không được lơ lỏng bỏ không.


* Điều 4: phật tử phải pháp nguyện siêng năng suốt đời làm việc thiện.
Chúng ta đã Quy Y Phật thì từ đây coi cuộc đời này không phải là của mình nữa chỉ nguyện sống cho tất cả mọi người. Đây là một điều lý tưởng, điều khó thực hiện vì chúng ta có thói quen ích kỷ, chỉ sống cho mình, tìm quyền lợi cho mình. Nhưng sự ích kỷ đó làm chúng ta đau khổ mãi, vì thế chúng ta nghe lời dạy của Đức Phật biết vị kỷ là nguyên nhân của đau khổ thì chúng ta không nên nắm giữ sự vi kỷ đó. Chúng ta phải nguyện lòng suốt cuôc đời sống vị tha vì tất cả mọi người, cố gắng tìm cách giúp đở những người khốn khổ. Phật tử phải siêng năng làm việc từ thiện không bao gờ ngỉ ngơi, không bao giờ có chút thối tâm. Nếu phát được những lời nguyện chân thành sâu sắc như vậy thì công đức ỡ kiếp sau thật là vô lương, mênh mông không kể hết được.

* Điều 5: Phật tử phải Phật hóa gia đình mình.
Nếu chúng ta đã may mắn biết được Phật Pháp thì làm sao cho cả gia đình mình điều biết Phật Pháp. Chúng ta đã tin những lời Phật dạy là chân lý, chúng ta không thể hưởng những điều hay Phật dạy một mình mà nên san sẻ những điều đó cho người thân. Nhất là trẻ em còn đang tuổi thơ dễ uốn nắn, nên tập cho chúng biết lễ Phật, niệm Phật, làm việc thiện, tin vào Nhân Quả. Lớn lên cuộc sống của chúng sẽ rất tốt đẹp. Nếu chúng ta thương yêu con trẻ mà chỉ nuông chiù tức là chỉ cho hưởng phước thì sau này chúng sẽ sống vất vả. Vì lẽ đó, ngay từ nhỏ, con trẻ phải được tập, được biết cực khổ, biết làm phước, hầu sau này chúng sẽ được hạnh phúc lâu bền. Những người thân của chúng ta như anh em, cha mẹ, chưa biết đạo thì cố gắng làm cho họ biết đạo. Như vậy chúng ta Phật hóa gia đình.
*
Điều 6: Phật tử phải phát nguyện san sẻ Phật Pháp với tất cả mọi người.
Tất cả mọi người trong cuộc đời này mà chúng ta có duyên quen biết, đều tìm cách cho người ta biết Phật Pháp. Những người có thiện căn nhiều chỉ cần đưa một quyển sách đạo, một dĩa kinh giảng Pháp là người ta tin theo. Nhưng người không thích đọc sách hay nghe giảng Pháp, chúng ta nên độ họ bằng cách sống tốt, sống cuộc sống mẫu mực, đạo đức, thánh thiện, gìn giữ các giới cấm, làm việc thiện. Nhìn vào hành động tốt đẹp của chúng ta, họ sẽ từ từ bị thuyết phục. Gặp dịp thích hợp, chúng ta nói một hai câu, người ta nghe sẽ thấm dần, cho đến sáu tháng, một năm người ta thật sự thấm rồi thì chúng ta đưa nghững bài giảng Pháp cho họ nghe, đưa sáh cho họ đọc. Chẳng hạn như khi gặp một người nghèo khổ chúng ta có thể than rằng:" Sống ở đời này thiếu phước thật là vất vả". Chữ "thiếu phước" làm cho người ấy để ý, suy nghĩ, không cần giải thích nhiều. Do hành động thánh thiện, và cuộc sống đạo đức của chúng ta sẽ dễ dàng thuyết phục những người chung quanh, dễ dàng san sẻ Phật Pháp với họ.
Và đó là điều nguyện thứ sáu khi chúng ta Quy Y Tam Bảo.

* Điều 7: Người Phật tử phải phát nguyện dù gặp hoàn cảnh khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường giữ đạo.
Cuộc đời không bao giờ suôn sẻ. Có những hoàn cảnh thật vô cùng khó khăn. Hoặc chúng ta bị hoàn cảnh gia đình, xã hội gây khó khăn, hoặc là chịu những cám dỗ nào đó, thì chúng ta dù bỏ thân mạng mình chứ không bỏ đạo. Vì thân mạng bỏ đi kiếp sau chúng ta co thân khác tốt đẹp hơn. Nếu trong tâm mình có một lần bỏ đạo thì những kiếp sau không gặp lại Phật Pháp nữa, mà không gặp lại Phật Pháp nữa nghĩa là chúng ta đã quay lưng với ánh sáng và đi dần về phía âm u tăm tối. Nên người Phật tử phải có ý nguyện thà chết vẫn phải kiên cường giữ đạo.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.(3 LAN ).24/12/2011.

No comments:

Post a Comment