Wednesday, 18 April 2012

Truyền thuyết về đạo sư Liên Hoa Sanh         

  
 
Chỉ mục bài viết
Truyền thuyết về đạo sư Liên Hoa Sanh
Sự ra đời và giai đoạn học đạo
Sự hành đạo không thể nghĩ bàn
Đạo sư Liên Hoa Sanh ở Tây Tạng
Tất cả các trang
TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐẠO SƯ LIÊN HOA SANH
Trích từ cuốn Tạng thư đại giải thoát
Chuyển soạn bản điện tử và ghi chú bởi Nguyễn Mỹ Dung và nhóm Bồ Đề Tâm Hà Nội
*
TIỂU SỬ YẾU LƯỢC
THEO QUYỂN SÁCH CỦA ĐẠI ĐỆ TỬ LÀ ĐỨC BÀ YESHE TSOGYAL NGƯỜI TÂY TẠNG HÓA THÂN CỦA SARASVATI NỮ THẦN HỌC THUẬT.
Dựa trên các đoạn trích được dịch sang tiếng Anh bởi Sardar Bahadur S.W Laden La với sự phụ trợ của Lama Sonam Senge.
MỘT ĐẤNG GIÁC NGỘ VIÊN MÃN
Hỡi Vasettha, nên biết là thỉnh thoảng lại có một Như Lai sinh ra nơi thế gian, một Đấng Giác Ngộ Viên Mãn, có ơn phước và xứng đáng, đầy trí huệ, thiện hảo và hạnh phúc, với tri thức về thế gian, là người hướng dẫn vô thượng của chúng sanh vô minh, thầy của trời, người và là một vị Phật an lạc. Ngài biết rõ tất cả các thế giới – như thế giới ở dưới với tất cả các sinh linh, thế giới ở trên của Mara và Brahma (Ma Da và Phạm Thiên) – và chúng sinh, Sa Môn và Bà La Môn, trời và người và Ngài truyền tri thức của mình cho người khác. Ngài tuyên bố Chân lý theo ngôn ngữ cũng như tinh thần của chân lý, đẹp ở phần đầu, đẹp ở phần giữa, đẹp ở phần cuối; Ngài trình bày về Đời Sống Cao Cả trong sự thanh tịnh và hoàn hảo của nó.
Lời Đức Phật, Trong kinh Tevigga
GIỚI THIỆU
Trong quyển sách này, Đức Liên Hoa Sanh được mô tả như hiện thân thiêng liêng của lý tưởng Tây Tạng, Danh Nhân Văn Hóa vĩ đại hơn cả Phật Thích Ca. Những điều kỳ diệu của huyền thoại Đông phương, sự bí mật của Mật giáo và những huyền thuật dị thường đều trở thành hào quang bao phủ xung quanh Ngài. Giống như các nhận vật huyền thoại của Âu Châu và các vị thần của Ai Cập Cổ, Đức Liên Hoa Sanh thuộc dòng siêu nhân, vượt lên trên mọi sự phô trương cũng như mọi thông lệ của thế gian.
Trong “Truyền thuyết Gesar” một anh hùng ca của vùng Trung Á, những tính chất anh hùng như của Đức Liên Hoa Sanh cũng được đề cao. Trong khi Gesar là vị vua – chiến sĩ có quyền năng dị thường tiêu diệt bạo lực và bất công thì sứ mạng của Đại Sư Liên Hoa Sanh là diệt trừ điều xấu và thiết lập Giáo Pháp.
Có lẽ không có chỗ nào trong văn học tôn giáo lại có sự tương đồng kỳ lạ hơn sự trùng hợp giữa hai sự tích về Liên Hoa Sanh và Melchizedek (trong Cựu Ước kinh Thiên Chúa Giáo, tức Thánh Kinh của Do Thái giáo). Cả hai vị đều là vua Công Chính, vua Hòa Bình, và là đại sư hay đại giáo sĩ. Melchizedek được coi là “không cha, không mẹ, không có gia phả, và không có đầu đời hay cuối đời” và “luôn luôn là một giáo sĩ”, giống như Liên Hoa Sanh. Cả hai đều thuộc dòng truyền thừa các Vị Thầy Vĩ Đại, và đều lập một phái bí truyền, phái của Melchizedek được coi là vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, và phái của Liên Hoa Sanh có từ giữa thế kỷ VIII Công nguyên. Người ta không được biết gì về nguồn gốc hay kết cuộc của hai danh nhân này. Theo truyền thuyết, cả hai đều được coi là bất tử.
Đối với các nhà nhân chủng học cũng như với các sử gia và các nhà nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo, quyển tiểu sử Đại Sư Liên Hoa Sanh này có một giá trị độc đáo, vì nó diễn tả tiến trình thánh – hóa của một nhân vật lịch sử và đồng thời cho thấy sơ lược về tình trạng văn hóa đáng chú ý của Ấn Độ 12 thế kỷ trước, cũng như trình bày một số suy luận của các Luận sư Đại thừa về vấn đề Chân lý Tối Thượng (Đệ Nhất Nghĩa Đế).
Ngoại trừ các huyền thoại, các truyền thuyết dân gian và truyện các đạo sư, tiểu sử này còn chưa nhiều điều đáng được các Phật tử thuộc mọi tông phái quan tâm.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các đoạn nói về Đức Ananda làm lễ thọ giới cho Đạo sư Liên Hoa Sanh, truyện một Tỳ - khưu không trung thành, Đức Ananda được chọn làm đại đệ tử, Ananda nói về Đức Phật và kinh sách, truyện các ngoại đạo bị thua trong cuộc tranh luận và thi tài pháp thuật ở Bodh Gaya. Những người thuộc giáo phái Phật giáo Theravada có thể tin hay không tin những điều kể về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật trong tiểu sử này, nhưng ít nhất những điều này cho thấy trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác, có những tài liệu hay những kinh sách được coi là ngoại thư. Nền văn học ngoại thư này có giá trị trong việc nghiên cứu nguồn gốc Phật giáo.
Về những sự kiện kỳ lạ và những giáo lý khác nhau trong quyển sự tích này thì người đọc phải có óc phán xét. Trong đó có sự pha trộn của cái hữu lý và cái vô lý, cũng như bí truyền và công truyền. Nhưng ở bên dưới Tiểu Sử của Đại Sư như một tổng thể, chúng ta có thể nhận ra ý định tốt của Đức Bà Yeshe Tsogyal, đại đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh và là người viết tiểu sử của Ngài rồi đem giấu quyển này trong một cái hang ở Tây Tạng để nó sẽ được tìm thấy và truyền lại cho chúng ta. Vậy người đọc quyển Tiểu Sử Yếu Lược này chịu ơn Đức Bà Yeshe Tsogyal như một đệ tử trung thành chịu ơn vị thầy của mình.

=



Read more: Truyền thuyết về đạo sư Liên Hoa Sanh | Tham khảo http://trongsuot.com/tuyenphap/index.php/Tham-khao/Truyen-thuyet-ve-dao-su-Lien-Hoa-Sanh#ixzz1sNBbFSYy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).18/4/2012.

No comments:

Post a Comment