Saturday, 2 November 2013

I. Người Phật tử được giáo huấn nên bày tỏ đức tính khoan dung, nhẫn nhục và tình thương huynh đệ không có sự phân biệt đối với tất cả mọi người, và lòng từ tâm quảng đại đối với các phần tử của thế giới loài vật.
II. Vũ trụ tiến hóa không phải được sáng tạo, và nó hoạt động theo luật (thiên nhiên), không do sự quyết định của bất cứ đấng Thượng Đế (God) nào.
III. Chân lý mà trên đó Phật Giáo được xây dựng, là tự nhiên. Chúng ta tin rằng giáo pháp ấy được thuyết giảng trong nhiều kiếp (Kalpas) liên tục, bởi các bậc đã giác ngộ gọi là chư Phật; danh từ Phật có nghĩa là “giác ngộ”.
IV. Vị giáo chủ thứ tư trong đời Hiền Kiếp là Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama Buddha), người đã sanh ra trong một gia đình hoàng tộc tại Ấn Độ vào khoảng (hơn) 2500 năm trước. Ngài là một nhân vật lịch sử, và tên của Ngài là Tất Đạt Ma Cồ Đàm (Siddhartha Gautama) [*].
V. (Đức Phật) Thích Ca Mâu Ni dạy rằng vô minh phát sanh ái dục, lòng dục vọng không biết nhàm chán là nguồn gốc của sự luân hồi; và luân hồi, nguyên nhân gây ra phiền não. Cho nên, muốn không còn phiền não, cần phải giải thoát luân hồi, cần phải chấm dứt ái dục; và muốn chấm dứt ái dục, cần phải diệt trừ vô minh.
VI. Vô minh nuôi dưỡng đức tin rằng luân hồi là điều cần thiết. Khi vô minh đã diệt trừ, sự vô dụng của luân hồi xem như tự nó chấm dứt, được nhận thấy; cũng như nhu cầu cùng tột trong việc thừa nhận một dòng sống mà qua đó, điều cần thiết cho sự tiếp diễn luân hồi như thế, có thể chấm dứt. Vô minh cũng khiến con người có ý niệm sai quấy, phi lý cho rằng đời người chỉ có một kiếp sống; và nhận thức lầm lạc khác tin rằng, cuộc sống này sẽ được tiếp nối theo sau bởi những trạng thái bất biến của hạnh phúc hoặc khổ đau.
VII. Việc dứt trừ tất cả vô minh có thể đạt tới bằng sự kiên trì thực hiện đức tính vị tha rộng khắp trong hành động; phát triển tánh sáng suốt, trí huệ trong ý tưởng; và đoạn diệt các dục vọng nhằm đến những thú vui cá nhân thấp hèn.
VIII. Lòng tham dục muốn sống là nguyên nhân của luân hồi, khi dục vọng không còn thì luân hồi chấm dứt ; và nhờ thiền định, con người toàn thiện đạt tới trạng thái cao siêu nhất của sự an tịnh gọi là Niết bàn (Nirvana).
IX. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng con người có thể xé tan vô minh và đoạn diệt phiền não, nhờ ở sự giác ngộ về Tứ Diệu Đế như sau:
1) Hiện hữu của những sự khổ;
2) Nguồn gốc phát sinh sự khổ, đó là lòng dục vọng, mong được luôn luôn đổi mới, nhằm thỏa mãn chính bản thân mà không bao giờ có thể đạt tới sự chấm dứt;
3) Sự diệt trừ lòng ái dục hay tự mình tránh xa nó.
4) Phương pháp thành tựu sự đoạn diệt lòng ái dục. Những pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy gọi là Bát Chánh Đạo; đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
X. Chánh định dẫn đến sự giác ngộ tâm linh, hay phát triển Phật tánh (khả năng thành Phật) mà nó tiềm ẩn ở mọi người.
XI. Tinh hoa của Phật giáo; mà chính Đức Như Lai (Phật) đã tóm lược trong bài kệ là:
Chớ làm điều ác,
Nên làm việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch
.
XII. Vũ trụ tùy thuộc vào luật nhân quả tự nhiên gọi là Nghiệp (Karma). Hành động thiện hay ác của con người trong những kiếp trước quyết định cuộc sống của y trong đời hiện tại. Vì vậy mỗi người đã tạo nên những nguyên nhân của mọi kết quả mà hiện nay họ phải lãnh thọ.
XIII. Những trở ngại cho sự đạt tới thiện nghiệp có thể diệt trừ bằng cách thọ trì các điều răn sau đây mà chúng bao gồm trong giới luật đạo đức của Phật giáo, đó là: 1/ Không được sát sanh, 2/ Không được trộm cắp, 3/ Không được tà hạnh, 4/ Không được nói dối, và 5/ Không được dùng chất làm say, và loại thuốc hay rượu làm ngây dại, đê mê. Năm giới cấm khác mà chúng không cần kể ra đây, nên được thọ trì bởi những ai muốn đạt tới, nhanh chóng hơn người thường cư sĩ tại gia, sự giải thoát khổ đau và luân hồi.
XIV. Phật giáo không khuyến khích tính cả tin (dị đoan mê tín). Đức Phật Cồ Đàm dạy rằng bổn phận của cha mẹ là giáo dục cho con cái hiểu biết khoa học và văn chương. Ngài cũng dạy rằng mọi người đừng nên tin vào điều gì do bất cứ thánh nhân nào thuyết giảng, ghi chép ở kinh sách, hay được thừa nhận bởi tập quán, trừ khi điều đó phù hợp với lý trí. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/11/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment