KHÁI LƯỢC VỀ
GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
Khi Phật còn tại thế, có một lần, Tôn
giả Xá-lợi-phất thưa với Phật: Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, làm
sao để chánh pháp của Như Lai được tồn tại lâu dài? Thế Tôn dạy: Đức Phật nào mà
có nói giới, nói pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho chánh pháp được
cửu trụ sau khi Như Lai diệt độ. Khi ấy Xá-lợi-phất thưa với Ngài rằng: Bạch Thế
Tôn! Tại sao con không thấy Ngài chế giới mà chỉ nói pháp? Phật dạy: này Tôn
giả! Ta biết thời phải làm gì. Nay chưa tới thời nên ta chưa chế giới. Khi nào
trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế
giới.
Vì thế, suốt 12 năm đầu, sau khi Phật
thành đạo, Ngài đã không thuyết giới. Đến năm thứ 13, các pháp hữu lậu xuất hiện
và đã xảy ra sai phạm trong chúng Tỳ kheo, rồi căn cứ vào sự vi phạm ấy Phật chế
giới. Như người vá áo, không bao giờ vá vào những chỗ chưa bị rách. Đức Phật
cũng không bao giờ quy định trước điều này hay ngăn cấm điều kia khi đệ tử Ngài
chưa thật sự làm gì sai với Thánh đạo. Như vậy chứng tỏ rằng Phật chế giới
không phải là để bó buộc đệ tử mình, mà chính vì con đường giải thoát và ngăn
ngừa sự hư đốn của Tăng đoàn.
Giới luật Phật giáo bao gồm tại gia và
xuất gia. Tại gia có Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện (mười giới). Xuất
gia thì Sa di và Sa di ni 10 giới, Thức xoa ma ni có thêm 6 học giới, Tỳ kheo
250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới. Bồ tát thì có 10 giới trọng 48 giới khinh cho cả
xuất gia và tại gia.
Với mục đích ngăn ngừa các hành vi bất
thiện, Giới luật của đạo Phật đã được thiết lập trên tinh thần “tùy phạm tùy
chế”, nên không có tính cách giáo điều ràng buộc. Vì vậy ý nghĩa về giới luật
rất rõ ràng:
+ Giới, tiếng Pali là
Sila, phiên âm là Thi la, có nghĩa là điều ngăn cấm do đức Phật
chế định cho hàng đệ tử Phật dùng để ngăn ngừa tội lỗi của 3 nghiệp. Do vậy,
Giới còn được định nghĩa là:
- Phòng phi chỉ ác: Ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác.
- Biệt giải thoát: Giữ được giới nào, giải thoát được việc đó.
- Xứ xứ giải thoát: Nơi nào giới luật được tuân thủ thì nơi ấy cuộc sống được thanh
thoát.
- Tùy thuận giải thoát:
Hướng về con đường giải thoát.
- Thanh lương: Làm cho cuộc sống mát mẻ, thoải mái.
- Chế ngự: Có năng lực kiềm chế những việc xấu, ác.
+ Luật, chữ Phạn là
Vinaya, phiên âm là Tỳ-nại-da, nói gọn là Tỳ-ni, dịch nghĩa
là điều phục (chế ngự, nhiếp phục), diệt (diệt trừ điều ác). Luật là những
nguyên tắc do Phật quy định cho hàng Tỳ kheo áp dụng khi sống trong tập thể Tăng
đoàn.
Tóm lại, giới là điều răn,
luật là quy luật thi hành giới. Luật bao hàm cả giới còn giới chỉ là một
bộ phận của luật. Tuy gọi khác nhau như thế nhưng tánh chất vốn đồng nên có tên
ghép là giới luật.
Giới luật
gồm có nhiều loại:
1.
Giới Thanh văn:
Đây là giới của hàng xuất gia, có công
năng giúp giữ gìn bản thể thanh tịnh Tỳ kheo và phát triển sự hòa hợp Tăng đoàn,
gồm các đặc điểm:
+ Về công dụng:
-Chỉ trì: Không làm việc bất
thiện tức là hành trì. Đây chỉ cho các loại giới bản của Tỳ kheo, Tỳ kheo
ni
- Tác trì: Thực hiện các điều
Phật quy định tức là hành trì. Đây chỉ cho các Kiền độ, các pháp Yết
ma.
+ Về tính chất:
- Tánh giới: Tính chất của sự
việc. Nghĩa là việc đó nếu vi phạm thì có tội.
- Giá giới: Những điều ngăn cấm
để khỏi dẫn đến phạm các trọng tội.
+ Về phương diện: Giới chia làm
4 loại:
- Giới pháp: Những điều do Phật chế định
- Giới thể: Bản thể của giới. Giới này phát sinh lúc thọ giới Cụ túc khi có đủ 3
nhân tố: Giới tử chí thành, giới sư thanh tịnh và giới đàn trang
nghiêm.
- Giới hạnh: Các hành vi của 3 nghiệp hoạt hiện ra ngoài phù hợp với giáo
pháp.
- Giới tướng: Các tướng trạng của giới.
Thông thường các Luật sư đem chia giới
bản của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thành 5 thiên 7 tụ.
- Năm thiên gồm có: 1.Thiên
Ba-la-di, 2.Thiên Tăng-già-bà-thi-sa, 3.Thiên Ba-dật-đề, 4.Thiên
Đề-xá-ni, 5.Thiên Đột-cát-la.
- Bảy tụ gồm có: 1.Tụ Ba-la-di, 2.Tụ
Tăng-già-bà-thi-sa, 3.Tụ Thâu-lan-giá, 4.Tụ Ba-dật-đề, 5.Tụ Đề-xá-ni, 6.Tụ
Aùc-tác, 7.Tụ Aùc-thuyết.
Ngoài ra còn phân chia qua các tên gọi:
- Khai: mở ra.
- Giá: ngăn lại.
- Trì: tuân thủ.
- Phạm: vi phạm.
- Danh: tên gọi của giới.
- Chủng: chủng loại của
giới.
- Tánh: tính chất của
giới.
- Tướng: tướng trạng của
giới.
2. Giới Bồ tát.
Giới này còn gọi là thông giới, tức gồm
cả xuất gia và tại gia cùng ứng dụng tu tập để thành tựu tâm Bồ đề, cũng có các
đặc điểm sau:
+ Về tính chất: Được chia thành 3 loại gọi là Tam tụ tịnh giới; đó là:
- Nhiếp luật nghi giới: Giới lìa ác
(Nguyện dứt các điều ác).
- Nhiếp thiện pháp giới: Giới hành thiện
(Nguyện làm các điều lành).
- Nhiêu ích hữu tình giới: Giới lợi tha
(Nguyện làm lợi ích cho tất cả chúng sanh).
+ Về khinh trọng: 10 giới trọng và 48 giới khinh.
+ Về ứng dụng: Chia thành 2 loại:
- Định cọng giới: Do tu thiền
định, tự nhiên thân tâm thanh tịnh, giới hạnh đầy đủ, nghĩa là người tu thiền
khi phát sanh hiệu quả, không cần giữ giới mà vẫn sống phù hợp với giới
pháp.
- Đạo cọng giới: Do tu Vô lậu nghiệp
phát sanh trí tuệ, không cần thọ giới mà vẫn sống phù hợp với giới
pháp.
Ngoài ra giới của Phật chế còn có Biệt
giới và Thông giới;
- Biệt giới: Như giới của hàng xuất gia
là 10 giới Sa di, 250 giới Tỳ kheo… và giới của hàng tại gia là 5
giới.
- Thông giới: Là giới Bồ tát ai thọ cũng
được.
3. Giới tại gia.
Theo nguyên tắc của Phật giáo, để trở
thành một Phật tử, yêu cầu mọi người phải phát tâm thọ nhận ba pháp quy y (Quy y
Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng) và hành trì năm giới.
- Năm giới: Đây là bước đầu của sự tu học Phật pháp mà cả xuất gia và tại gia đều
phải chấp hành. Bởi vì Năm giới là căn bản đạo đức làm người, là đức tính cơ bản
của luân lý, là chiếc cầu nối đưa đến an lạc Niết Bàn. Đó cũng là yếu tố để xây
dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. Năm giới đó
là:
1. Không được sát sanh.
2. Không được trộm cắp.
3. Không được tà dâm
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu.
Năm giới này được ghi chép lại trong bài
kinh Ưu-bà-tắc 128 thuộc kinh Trung A Hàm và đã được đức Phật đúc kết lợi ích
của việc thọ trì năm giới qua bài kệ sau:
“ Kẻ trí sống tại
gia,
Thấy địa ngục sợ
hãi,
Do thọ trì Thánh
pháp,
Trừ bỏ tất cả ác.
Không sát hại chúng
sanh,
Biết rồi hay lìa
bỏ,
Chân thật không nói
dối,
Không trộm của kẻ
khác,
Tri túc với gia
phụ,
Không ái lạc vợ
người,
Dứt bỏ việc uống
rượu,
Gốc tâm loạn cuồng
si.
Thường nên niệm chánh
giác,
Suy nghĩ các pháp
lành,
Niệm Tăng, quán giới
cấm,
Do đó được hoan
hỉ…”
- Mười giới: Trên nền tảng căn bản của năm giới, cũng y cứ nơi hành vi (thân),
ngôn ngữ (khẩu), tâm lý (ý) mà đức Phật đã thiết lập pháp tu Thập thiện (10
giới) để nâng cao đời sống tâm linh, ý thức đạo đức cho hàng Phật tử tại gia.
Thập thiện là:
+ Về thân có 3: Không sát sanh, không
trộm cướp, không tà dâm.
+ Về khẩu có 4: Không nói dối, không nói
lưỡi đôi chiều, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm.
+ Về ý: Không tham lam, không sân hận,
không si mê.
- Bát quan trai giới: Để tạo điện kiện cho hàng Phật tử tại gia tập tu hạnh xuất gia
trong một ngày một đêm 24 giờ, đức Phật đã dạy thọ trì 8 giới. Trong đó, 5 giới
đầu là của hàng tại gia, chỉ trừ giới thứ 3 là đổi lại thành không dâm dục; 3
giới sau tương đương với giới Sa di (của hàng xuất gia) là không được nằm giường
cao rộng lớn đẹp đẽ không được trang điểm, thoa dầu thơm và múa hát hay xem múa
hát, không được ăn phi thời.
Nói chung, Đức Phật chế giới không ngoài việc đem lại an lạc trong
đời sống hiện tại và tương lai cho những ai có ứng dụng hành trì. Không phân
biệt là xuất gia hay tại gia, nếu khéo nghiêm trì giới luật thì sẽ được những
lợi ích sau:
1. Người có giới đức sẽ hưởng được
gia tài pháp bảo nhờ tinh tấn.
2. Người có giới đức được tiếng tốt
đồn xa.
3. Người có giới đức không sợ hãi rụt
rè khi đến các hội chúng đông đúc.
4. Người có giới đức khi chết tâm
không rối loạn.
5. Người có giới đức sau khi mạng chung được sinh về
thiện thú, thiên giới.[1]
Ở các bộ Quảng luật (chỉ cho tất cả các
bộ Luật trong Luật tạng) có nói đến 10 lợi ích của giới là:
1. Vì nhiếp phục Tăng
chúng.
2. Vì nhằm triệt để nhiếp phục Tăng
chúng.
3. Vì muốn cho Tăng chúng an
lạc.
4. Vì để nhiếp phục những người không
biết hổ thẹn.
5. Vì để cho những người biết hổ thẹn
cư trú yên ổn.
6. Vì để cho những người không tin
khiến họ tin tưởng.
7. Vì để cho những người đã tin tăng
thêm lòng tin.
8. Vì muốn dứt hết pháp lậu hoặc ngay
trong hiện tại.
9. Vì để cho những lậu hoặc chưa sinh
không thể sinh khởi.
10. Vì muốn cho chánh pháp được tồn tại lâu
dài.[1]
Như vậy, giới luật là nền tảng để hành
giả hoàn thiện nhân cách, trong sạch thân tâm, hóa giải phiền não, xây dựng Tăng
đoàn, tận trừ mọi lậu hoặc. Người nào tha thiết chấp trì giới luật thì chính là
giữ gìn sự an lạc hạnh phúc cho mình và tha nhân ngay trong hiện tại và tương
lai. Ngược lại, người nào không nghiêm túc vâng giữ giới luật là tự mình gây tổn
hại đến nguồn an lạc hạnh phúc ấy.
Vế vấn đề trì giới luật, trong kinh Tăng
Chi II, chương 7 pháp, đức Phật cũng có dạy: “ Biết vi phạm, biết không vi
phạm, biết phạm nhẹ, biết phạm nặng, có giới luật, sống ngự với sự chế ngự của
giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong cái lỗi nhỏ nhặt, chấp
nhận và học tập các học pháp, chứng được không khó khăn, không mệt nhọc, không
phí sức đối với bốn Thiền Tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, đoạn trừ các lậu
hoặc, tự mình với thắng trí ngay trong hiện tại, chứng ngộ, chứng đạt Vô lậu tâm
giải thoát. Thành tựu bảy pháp này gọi là người trì luật.”
Nói tóm lại, để bảo hộ sự thanh tình
trang nghiêm của Tăng đoàn, để gìn giữ bản thể của các Tỳ kheo cũng như để thiết
lập một đời sống an ninh cho nhân loại, đức Phật đã tuyên bày giới luật. Giới
luật có công năng là dứt hẳn nghiệp duyên, nghiệp nhân trong đường sanh tử.
Không chỉ ở vị lai mà ngay trong đời sống hiện tại, nếu chúng ta vâng giữ giới
pháp nghiêm cẩn thì cuộc sống sẽ an lành, thân tâm luôn thanh
thản.
Tuy nhiên cũng nên hiểu cho đúng nghĩa
của giới luật là không chỉ ngăn ngừa đều xấu ác mà còn thể hiện ở việc năng làm
điều thiện. Tức là bên cạnh việc “chỉ ác”, mặt tích cực của giới luật phải là
“tác thiện”.
Cho nên, là đệ tử Phật chúng ta phải thể
hiện đúng vai trò của mình. Đối với hàng xuất gia thì phải “thượng cầu Phật đạo,
hạ hóa chúng sanh”, giữ gìn gia tài pháp bảo để hoằng dương chánh pháp. Đối với
Phật tử tại gia thì song song với việc hộ trì Tam bảo, người Phật tử còn phải
thể hiện nếp sống mô phạm của hàng tại gia đệ tử Phật, góp phần xây dựng gia
đình hạnh phúc, xã hội văn minh. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).12/5/2012.
No comments:
Post a Comment