Friday 15 February 2013

Friday, 15 February 2013

TRÍ
Đ

TU
QUANG

dịch
và bình luận










Kinh LĂNG
NGHIÊM
Trình
bày theo ph
ương
pháp mới







KINH
LĂNG – NGHIÊM





















TUỆ
- QUANG

VIỆN PHẬT HỌC HUYỀN – CƠ



PHƯƠNG–PHÁP
MỚI NGHIÊN-CỨU

   KINH
   LĂNG
– NGHIÊM









Tủ
- SÁCH  PHẬT - HỌC

Lời
giới thiệu

của Thượng
-tọa
THÍCH-TÂM-CHÂU




Kinh
Lăng-Nghiêm rất có danh-tiếng ở Việt-Nam.
Kinh
này đã độ nhiều trí-thức và Phật-tử, giúp họ có một căn-bản vững-chắc, đi sâu
vào đạo.

Nay
giáo-sư Tuệ-Quang áp-dụng một phương-pháp mới để nghiên-cứu Kinh Lăng-Nghiêm,
phân-đoạn rất tinh-vi, tỷ-mỷ. Nhờ đó, chúng ta thấy phương-pháp giảng dạy của
Phật rất tài-tình, mạch- lạc.

Phật
dùng nhân-minh để giảng dạy bộ Kinh này.

Dịch-giả
dùng lối văn giản-dị, rõ-ràng, trình-bày rất sáng sủa, mà vẫn dịch đúng
nguyên-văn.

Cuối
mỗi đoạn lại có phần bình luận, hướng dẫn người đọc, và giảng rộng những chỗ cần
giảng.

Nhờ
đó, người đọc có thể thông-suốt bộ kinh, và hiểu sâu triết lý đạo
Phật.

Tôi
ân-cần giới-thiệu bộ Kinh rất có giá-trị, bộ “Phương-pháp mới nghiên-cứu kinh
Lăng-Nghiêm“

với
các trí-thức và Phật-tử gần xa.

Công-đức
tụng kinh cũng rất lớn lao. Mong nhiều Phật-tử sẽ ra công trì-tụng và truyền bá
kinh này.


Trân
trọng



   THÍCH-TÂM-CHÂU
    Sàigon
ngày 1-5-1964

Phật-lịch
2507



Lời
người dịch


Kinh
Lăng-Nghiêm là một bộ kinh rất danh-tiếng ở Việt-Nam, đã độ nhiều người hiểu đạo
Phật.
Kinh
Lăng-nghiêm chuyên độ người trí-thức, băn-khoăn tìm hiểu triết-lý đạo Phật,
nguyên-lý cuộc đời.
Phần
lớn triết-lý đạo Phật được trình bày ở kinh này. Nghiên-cứu xong kinh
Lăng-nghiêm, người học đã có một căn-bản vững-chắc về đạo Phật.
Kinh
Lăng-nghiêm chủ-ý đưa người học được tu-chứng Càn-tuệ-địa. Đó là quả đầu tiên
trên đường tu-chứng. Vào Càn-tuệ-địa, tức là đã thoát luân-hồi sinh-tử, đã tiến
bước đầu trên con đường muôn dặm. Người tu không bị lạc, không bị trôi-lăn nữa,
cứ thẳng tiến lên, tiến lên mãi cho dến Phật quả.
Khi
đã có căn-bản ở kinh này, người tu có thể học lên cảnh-giới Hoa-nghiêm, hiểu các
tầng-bậc tu chứng của các Bồ-tát, cho đến quả Phật.

thể nghiên-cứu kinh Viên-Giác, là kinh tối cao của đạo Phật, chuyên chỉ
cảnh-giới Phật.

thể nghiên-cứu kinh Duy-Ma-Cật, chuyên chú về thực hành, chỉ rõ các hạnh phải
làm của Bồ-tát tu Viên và tu Biệt.
Chúng
tôi muốn giúp các Phật-tử, các trí-thức muốn hiểu rõ đạo Phật, nên phát tâm dịch
và giảng bộ kinh này.
Phần
lớn các tài-liệu là của cụ Trí-Độ, một nhà học-Phật uyên-thâm, trọn một đời tu
học chính pháp, chuyên nghiên-cứu và giảng kinh Lăng-nghiêm. Cụ đã đào-tạo một
số đệ-tử như Trí-Quang, Trí-Tịnh, Thiện-Siêu, Thiện-Minh, Huyền-Quang v.v…những
vị đã góp một phần không nhỏ vào công-cuộc xây dựng đạo Phật ở
Trung-Việt.
Năm
1948, cụ Trí-Độ đã phát tâm dạy tôi bộ kinh này. Cụ mang hết kinh-nghiệm trong
một đời tu học để truyền cho tôi. Nhờ cụ, tôi mới có căn-bản về đạo Phật, và có
thể tìm học, tiến mãi lên cao.
Cụ
có dịch với tôi kinh Lăng-nghiêm và bộ Thành-duy-thức của Tam-Tạng pháp-sư
Huyền-Trang.
Cụ
Trí-Độ có căn-dặn tôi, và tôi có hứa với cụ là sẽ phổ-biến hai bộ trên cho
thế-hệ tương-lai.
Tôi
đã giảng kinh này ở Hà-Nội, Saigon vào các năm 1950, 1951 trước giới Phật-tử và
trí-thức.
Nay
tôi trả nghĩa cụ, mang công bố bản dịch kinh Lăng-Nghiêm này.
Nhưng
chỗ cao-siêu, uyên áo của kinh này, và chỗ thực-hành tu-chứng vào Càn-tuệ-địa,
là nhờ cụ Huyền-Cơ chỉ dạy.
Chỗ
nói về nguyên-nhân của vũ-trụ, chỗ nêu vấn-đề tại sao chân lại sinh ra vọng, và
chỗ thực-hành vào Càn-tuệ-địa, là những vấn-đề làm hầu hết các nhà học Phật ở
Việt-Nam và thế-giới bối rối, trừ những vị Tam-tạng pháp-sư xuất chúng như ngài
Huyền-Trang, ngài Khuy-Cơ mới hiểu và giảng được.
Tôi
may-mắn được cụ Huyền-Cơ gỡ rối cho, và từ trình-độ kinh Lăng-nghiêm, mở cho tôi
những chân trời bao-la của Chính-pháp. Cụ Huyền-Cơ là một vị Bồ-tát lớn, đã
nhiều kiếp tu-chứng, giỏi cả về Mật-tôn, Thuyền-tôn, Nhân-Minh, Duy-thức,
Luật-tôn, thông-suốt năm đại-tạng ở trường Viễn-đông bác -cổ
Hà-nội.
Cụ
Huyền-Cơ mở cho tôi chỗ cao tột của kinh này, và từ đó, dắt tôi lên cảnh-giới
Hoa-nghiêm, Viên-giác.
Đạo
Phật từ xưa tới nay, ở Việt-Nam và thế-giới, phần nhiều chỉ loanh-quanh trong
vòng văn-tự, sách-vở, lý-thuyết xuông.
Nhờ
cụ Huyền-Cơ, đạo Phật trở thành một đạo sống, đầy sinh khí, chỉ chân-lý rõ-ràng
như ban ngày.
Phật-pháp
có cơ tiếp-tục sứ-mệnh của mình, đó là:  “đi trước nhân-loại, đi trước
chúng-sinh, cứu-thoát chúng-sinh tới chân-lý tuyệt-đối “.
Tôi
có áp-dụng một số chìa-khóa ở kinh này, đó là bí-quyết mở màn bí-mật, giúp người
học hiểu được nguyên-lý của sự vật.
Trong
khi dịch và giảng bộ kinh Lăng-nghiêm, tôi có tham-khảo tài-liệu của cụ
Tâm-minh.
Cụ
Tâm-minh là một nhà học Phật uyên-bác, lỗi-lạc. Một số đệ-tử của cụ như
Minh-Châu, Võ-đình-Cường vv… đã cố gắng nối chí cụ.
Cụ
có dịch kinh Lăng-nghiêm được nửa bộ, do hội Phật-học Trung-Việt
xuất-bản.
Tôi
cũng tham-khảo bản dịch của Đại-đức Thích Chân-Giám, do hội Phật-học Linh-sơn
xuất-bản.
Chúng
tôi cố-gắng trình-bày bằng một lối văn sáng-sủa, rõ-ràng. Theo một phương–pháp
mới, thích hợp với tâm-hồn, trí-thức đời nay, để thế-hệ tương-lai có thể hiểu
được đạo Phật.
Ước
mong kinh này sẽ giúp nhiều người hiểu đạo.
Chúc
các Phật-tử một tương-lai sán-lạn.
TUỆ-QUANG
      Viện
Phật-học Huyền-Cơ
      Xuân
Giáp – Thìn  (1964)







Lời
dặn.



phải theo dõi lý-luận của Phật, chúng tôi phương-tiện chia làm rất nhiều phần,
đoạn. Vì không đủ chữ dùng, chúng tôi sẽ dùng các dấu sau đây :
A
… I…. 1)… a)…
Hết
bộ này, phải dùng đến :
-A…
-I… -1)… -a)…
rồi
đến :
*A…*I
…*1)…*a)…
rồi
đến :
^A…
^I … ^1) …^a) …
Phần
A sẽ chia ra làm nhiều I, II, III. v.v…
Rồi
I chia làm nhiều 1, 2, 3, …v.v…
rồi
a chia làm nhiều –A …
rồi
–a chia làm nhiều *A
rồi
*a chia làm nhiều ^A …
Xin
độc-giả cứ kiên-tâm theo dõi sự chia-chẻ mỗi lúc một sâu.
Rồi
quay lại nắm các phần chính.
Chúng
ta sẽ có một bản -đồ tinh-vi để thám hiểm một khoảng rừng bao-la và rậm-rạp, chỉ
thấy cây chằng chịt nhau.
Chúng
ta sẽ hiểu rõ Kinh Lăng-nghiêm, và có một ý-niệm tổng-quát rất
rõ-ràng.






KINH
LĂNG NGHIÊM
ĐẠI
PHẬT ĐỈNH
       NHƯ
- LAI MẬT NHÂN
   TU
- CHỨNG LIỄU - NGHĨA
  CHƯ
BỒ- TÁT VẠN - HẠNH
THỦ
- LĂNG - NGHIÊM KINH














    ĐỜI
ĐƯỜNG, SA-MÔN BÁT-
LẶC-MẬT-
ĐỀ DỊCH RA HÁN-VĂN












QUYỂN
THỨ NHẤT








A.-
DUYÊN - KHỞI
I.-
Chung:
Chính
tôi được thân nghe: một thủa Phật ở thành Thất-La-Phiệt (Sravasti), trong
tinh-xá (1) Kỳ-Hoàn (jetavana), cùng với chúng Đại-tỳ-Khiêu (2)một nghìn hai
trăm năm mươi vị, đều là bực vô-lậu (3) A-La-Hán (Arhat). Các vị Phật-tử (4)
giữ-gìn chính-pháp; ở cõi đời mà thường giải-thoát (5); lại hay ở nơi quốc-độ,
thành-tựu các uy-nghi (6); theo Phật chuyển bánh xe chính-pháp (7),nhận lĩnh (8)
di-chúc nhiệm-mầu của Phật; nghiêm-giữ giới-luật thanh-tịnh, làm khuôn-phép cho
ba cõi (9), thị hiện (10) ra vô số thân để cứu thoát chúng-sinh, làm mọi
chúng-sinh ở đời vị-lai khỏi bị ràng-buộc bởi trần-cảnh.
Các
vị tên là: Đại-trí Xá-Lợi-Phất (Sariputr), Ma-Ha Mục-Kiền-Liên (Maha Mau
dgalyayana),Ma-Ha Câu-si-La (Mahakausthila), Phú-Lâu-Na di-đa-la-ni-tử  (Purna
Maitreỳaniputra), Tu-bồ-đề (Subbuti), Ưu-ba-ni-sa-đà (Upanisad), đều là bực
thượng- thủ.
Lại
có vô-số bực Bích-chi (11) Pratyckabuđha vô-học (12), với những hàng sơ- tâm
(13), cùng đến chỗ Phật.
………………………………………………………..


  1. Tinh
    xá: nhà của Phật và Tăng-chúng ở, để giảng kinh.
  2. Tỳ-Khiêu:
    theo tiếng Phạn là Bikhou, tức là người xuất gia.
  3. Vô-lậu:
    không còn mê-lầm, tức là đã chứng quả A-La-Hán, vượt ba cõi dục, sắc và vô
    sắc.
  4. Phật-tử:con
    Phật, có tâm bồ-tát, nhờ Phật dạy, tu hạnh Bồ-tát, sẽ thành Phật.
  5. Giải-thoát:
    không bị ràng buộc.
  6. Cách
    đi đứng đúng phép của thầy tu.
  7. Bánh
    xe chính pháp: Chính pháp của Phật hoàn toàn, tròn như bánh xe. Chuyển bánh xe
    chính-pháp tức là truyền bá chính pháp.
  8. Di-chúc:
    lời dặn cuối cùng.
  9. Ba
    cõi: là cõi trời, cõi sắc, và cõi vô sắc. Sau Phật sẽ giảng kỹ.
  10. Thị-hiện:
    hóa ra thân này thân khác để độ các loài.
  11. Bích-chi:
    đã chứng Duyên-giác.
  12. Vô-học:
    Đã chứng quả, không học về tiểu thừa nữa.
  13. Sơ-tâm:
    mới phát tâm.


Nhằm
ngày tự-tứ (14) của các thầy Tỳ-Khiêu ra hạ (15), các vị Bồ-Tát từ mười phương
đến xin cắt nghĩa mấy chỗ còn nghi, kính hầu Đức Từ Nghiêm (16), để cầu nghĩa
sâu xa.
Đức
Như-Lai trải tọa cụ, ngồi khoan-thai, vì mọi người trong hội tỏ bày nghĩa
sâu-nhiệm. Các người trong hội thanh-tịnh được nghe điều chưa từng có. Giọng nói
của Phật thanh-tao như tiếng chim Ca-lăng-tần-già (17)Karavinka vang khắp mười
phương. Các Bồ-Tát nhiều như số cát sông Hằng (Gange), đều đến nơi đạo-trường
(18), có ông Văn-thù-sư-lị ( Manjusri) làm thượng thủ .
II.-Riêng:
Khi
ấy vua Ba-tư-nặc (19) Pasanajit nhân ngày kỵ Phụ-vương, mời Phật dùng cơm chay
trong cung, có sắm đủ các món ăn chay quí báu; đích-thân vua đến rước Phật và
mời các vị Đại-bồ-Tát.
Lại
có các vị trưởng-giả, cư-sĩ trong thành cũng đồng-thời trai tăng, mong Phật đến
chứng.
Phật
cử ông Văn-thù phân-lĩnh các Bồ-Tát và A-La Hán đến các trai chủ.
Chỉ
có ông A-Nan (Ananda) trước đã được một người mời riêng, đi xa chưa về, không
kịp dự hàng trai-chứng. Ông đi về giữa đường chỉ có một mình, không có vị
thượng-tọa (20) và vị A-Xà-Lê (21) Acaryat.
Nhằm
bữa không có ai cúng, ông cầm bình bát vào thành-phố, đi từng nhà theo thứ lớp
mà khất thực.
……………………………………….


  1. Tự-tứ:
    ngày các thầy Tỳ Khiêu ra hạ.
  2. Hạ:
    thời-kỳ ở yên tu-hành lúc mùa hạ, từ 16-4 đến 15-7.
  3. Từ
    nghiêm: cha lành.
  4. Chim
    Ca-lăng-tần-già: giống chim ở Ấn-Độ hót rất hay.
  5. đạo-trường:
    nơi tu học và giảng pháp.
  6. Ba-tư-nặc:
    vua thành Thất-la-Phiệt.
  7. Thượng-tọa:
    Vị tỳ-khiêu tu nhiều hạ.
  8. A-Xà-Lê:
    thầy làm khuôn-phép cho chúng. Ông Tỳ-Khiêu đi xa, theo luật phải có hai ông này
    đi cùng, để giữ cho mình.
Ý
ông cầu gặp một thí-chủ chưa từng bố-thí, bất-luận người sang hay hèn, dòng
Sát-Đế-Lị (22) Ksatriya hay Chiên-Đà-La (23) Candala. Ông đương thực-hành từ-tâm
bình-đẳng, chẳng lựa giàu nghèo, phát tâm làm cho mọi chúng sinh đều được
hoàn-toàn vô lượng công đức.
Ông
đã biết Phật quở ông Tu-bồ-đề và ông Đại-Ca-Diếp (Maha kasyapa) làm A-La-hán mà
tâm chẳng quân-bình (24). Ông kính vâng lời dạy vô-giá (25) của Phật, tránh các
sự chê-bai, nghi-hoặc (26). Ông đến bên thành, thong thả vào cửa, uy-nghi
nghiêm-chỉnh, kính giữ phép hóa-trai (27).
Trong
khi khất thực, ông A-nan đi ngang qua nhà dâm-nữ Ma-đăng Già (Matanga), bị phép
huyễn-thuật. Nàng ấy dùng tà-chú Tiên Phạm-Thiên của đạo Ta-tì-ca-la, bắt vào
phòng dâm vuốt ve, làm cho ông A-nan gần phá giới thể (28).
Đức
Như-lai biết ông A-nan mắc nạn, dùng trai xong về ngay. Vua cùng đại-thần,
trưởng-giả, cư-sĩ đều đi theo Phật, cầu nghe pháp mầu.
Khi
ấy trên đỉnh đức Thế-Tôn phóng hào-quang sáng rực, đủ trăm thứ báu, rất tự-tại,
không e-sợ. Trong hào-quang có hoa sen nghìn cánh, có hóa-thân Phật (29) ngồi
kiết già trên đài hoa, đọc bài thần-chú, khiến ông Văn-thù-sư-lị mang chú ấy đến
mà dẹp trừ tà-chú, đem ông A-nan cùng nàng Ma-đăng-Già đến chỗ
Phật.
…………………………………………………………………………..


  1. Sát-đế-lị:
    dòng quí-tộc.
  2. Chiên-Đà-La:
    dòng hèn-hạ.
  3. Chẳng
    quân-bình: thiên về người giàu hay người nghèo.

  4. giá: không ngăn ngại.
  5. Chê
    bai, nghi-hoặc: Vì sự thiên lệch.
  6. Phép
    hóa trai: khuôn phép phải giữ trong khi đi khất thực.
  7. gần
    phá giới thể: suýt phá giới.
  8. hóa
    thân Phật: vị Phật do Đức Thích-Ca hóa ra, y hệt Phật.
                   ***
  Phần giải thích và bình luận của Tuệ Quang.***


Bình
- luận
              Tên
của  kinh
Đại-Phật-đỉnh:
Cái tướng quý trên đỉnh đầu Phật.
Như-Lai
mật nhân: Cái nguyên nhân sâu kín của Phật.
Tu-chứng
liễu-nghĩa: Liễu-nghĩa là nghĩa hoàn toàn,
đúng
chân-lý.
Tu
-chứng liễu-nghĩa là tu chứng đúng với chân-lý,
đúng
với cảnh giới Phật.
Chư
Bồ-Tát vạn-hạnh: Muôn hạnh tu tốt đẹp của mọi Bồ-Tát.
Thủ-lăng-nghiêm:
Có nghĩa là bền-vững, không bị cảnh đời lôi cuốn, không bị thoái
chuyển.
Nghĩa
cả câu tên của kinh này :

Đại-Phật-đỉnh, Như-lai-mật-nhân, tu-chứng liễu-nghĩa, chư Bồ-Tát vạn-hạnh,
Thủ-lăng-nghiêm kinh “ nghĩa là: “ Kinh này dạy phép tu vào chính-định.
Chính-định này rất kiên-cố, bền-vững, giúp người tu thẳng đến chân-lý, đến quả
Phật. Mọi Bồ-Tát muốn tu tới chân-lý, đều phải tu qua phép Định này. Đó là
nguyên-nhân sâu-kín đã giúp Phật thành Phật. Kinh này rất cao, rất quý, nên ví
với cái đỉnh đầu Phật “.
Ta
hay gọi tắt kinh này là Thủ-lăng-nghiêm hay “ Lăng –Nghiêm “.
*
* *
Bộ
kinh Lăng-Nghiêm có 10 quyển.
Ta
bắt đầu nghiên-cứu quyển thứ nhất.
A.-
Duyên  khởi
Bộ
kinh nào do Phật dạy cũng đều rất mạch-lạc, bao giờ cũng có vào đề, phần chính
và kết-luận.
Riêng
bộ kinh Lăng-nghiêm này, Phật giảng cho những người thông-minh, thích lý-luận,
mà tiêu biểu là ông A-nan.

thế, Phật áp dụng “ nhân-minh học “ là cả một khoa-học và nghệ-thuật về lý-luận,
để biện minh chân-lý, và để giảng cho những tâm hồn hay thắc-mắc, băn-khoăn,
muốn tìm hiểu nguyên-lý của cuộc đời.
Phật
khéo chỉ dần từ nông đến sâu, thấp đến cao, để người học tự biện luận, tự phá
cái chấp của mình, mà khám phá ra sự thật.
Cả
bộ kinh rất mạch-lạc, tinh-vi, có mở có đóng, có chuyển từ vấn đề nọ sang vấn đề
kia.
Chúng
tôi theo dõi lối biện-luận của Phật, phân-tích cặn kẽ từng đoạn từng phần, ví
như vẽ tấm bản-đồ cho một khu rừng rậm-rạp, quanh-co, để người học biết đường,
biết lối mà băng qua, không đến nỗi bị lạc trong đám cây tưởng là vô
tận.
Nếu
người đọc mất công theo dõi, dựa theo từng phần từng đoạn, sẽ hiểu rất sâu bộ
kinh này, và đồng thời đã có một căn-bản vững-chắc về Phật-học.
Chúng
tôi cũng nhân bộ kinh này, nói rộng về Phật-pháp, mong giúp người học bớt nhiều
băn- khoăn, đỡ nhiều công tìm-tòi.
Nhiều
người học Phật, bị ảnh-hưởng của đạo Nho, đạo Lão, quy đạo Phật trong mấy chữ
Tâm, Tính, Thể, Dụng, Chân tâm v.v…làm chết đạo Phật. Vị đó lấy mấy giọt nước
đục, làm thiên-hạ tưởng lầm đó là đại-dương mênh-mông, trong suốt.
Tôi
cố gắng tránh những lầm đó, mang lại chân-giá-trị cho Phật-pháp, cho một nền
giáo-lý bao giờ cũng đứng đầu nhân-loại, giúp nhân-loại tiến mãi, ngày càng cao
thượng, vĩ-đại, đẹp-đẽ hơn.
Bộ
kinh Lăng-nghiêm cũng chia làm 3 phần chính :
A.-
“ Vào đề “ hay “ duyên - khởi “.
B.-
“ Phần chính “ hay “ chính – tôn “.
C.-
“ Kết - luận “ hay “ lưu – thông “.
Nay
ta hãy xét phần duyên- khởi.
Phần
vào đề này đặt vấn đề cho bộ kinh.
Trước
hết là phần “ vào đề chung “ : Kinh nào cũng vào đề như thế. Ông A-nan thuật lại
ông được nghe kinh đó vào lúc nào, ở đâu, những ai nghe, quang-cảnh lúc Phật
giảng kinh như thế nào.
Rồi
đến phần “ vào đề riêng “ : tức là nguyên-nhân nào đã khiến Phật giảng kinh này.
Mỗi kinh đều có duyên-cớ riêng. Ở đây. Duyên-cớ vì ông A-nan mắc nạn, được Phật
cứu cho. Vì thế, ông A-nan cầu Phật dạy cho phép chính-định kiên-cố, không còn
bị lay chuyển nữa.



B.-
CHÍNH – TÔN
Phần
này lại chia ra hai phần lớn:
  I.-
Phật dạy tu Diệu-định.
II.-
Phật dạy tránh những lầm-lẫn, tu lạc sang đường tà.
*
I.-
PHẬT DẠY TU DIỆU - ĐỊNH :
Lại
chia làm 3 phần :
  1.-
Ông A-nan cầu Phật dạy pháp Diệu-định.
  2.-
Phật cặn-kẽ chỉ phương-pháp Diệu-định.
  3.-
Ông A-nan ngộ.
*
1.-
Ông A-nan cầu Phật dạy phép Diệu - định :
Ông
A-nan về thấy Phật, liền khóc lóc đỉnh lễ. Nghĩ giận mình từ bao lâu nay, một bề
nghe rộng nhớ nhiều, mà chưa toàn đạo lực. Ông ân-cần xin dạy những pháp
Sa-ma-tha (Samatha),Tam-ma (Samadhi), Thuyền-na (Dhyana), là pháp tu đầu tiên để
tiến đến quả Bồ-Đề của đức Như-lai.
Lúc
đó, vô-số Bồ-tát cùng đại A-La-Hán, Bích-Chi Phật từ mười phương đến, thảy đều
mong cầu Phật thuyết-pháp, lui về chỗ, ngồi yên lặng, chờ Phật dạy.
2.-
Phật cặn-kẽ chỉ phương-pháp Diệu - định :
2
Phần :


  1. Chính
    nói kinh.
  2. Tên
    của kinh.
*
a)
CHÍNH NÓI KINH :
3
phần
-A)
Dạy tu pháp Sa-ma-tha.
-B)
Dạy tu pháp Tam-Ma.
-C)
Dạy tu pháp Thuyền-na.
*
-
A) Dạy tu pháp Sa-ma-tha
2
phần :
-I
Trước hết, nói “ không như-lai-tạng “.
-II
Nói hai như-lai-tạng sau.
*
-
I.- NÓI “ KHÔNG NHƯ–LAI-TẠNG “.
2
phần :
-1)
Như-lai phá vọng hiển chân.
-2)
A-nan giác-ngộ, lễ tạ và phát tâm.
*
-1)
- Phật phá vọng hiển chân :
2
phần :
-a)
Phá chỗ chấp vọng tâm.
-b)
Chỉ rõ như-lai-tạng.
*
-
a) Phá chỗ chấp vọng-tâm.
3
phần :
*A.-
Chúng-sinh nhận lầm ý-thức của mình là tâm.
*B.-
Phật phá những điều nhận lầm đó.
*C.-
Kết luận.
*
*
A- Chúng-sinh nhận lầm ý-thức của mình là tâm.
*
I. Tại sao phát tâm ?
Phật
bảo ông A-nan: “ Tôi với ông đồng một phái, tình như anh em ruột. Lúc mới phát
tâm, thì ở trong pháp tôi, ông thấy những tướng tốt gì mà bỏ ngay được những
ân-ái sâu nặng ở thế-gian “.
Ông
A-nan đáp: “ Tôi thấy đức Như-lai có đủ 32 tướng tốt, người trong-sáng như ngọc
lưu-ly, tốt đẹp lạ thường.
Tôi
thường nghĩ: tướng ấy không thể do dục-ái sinh ra được. Vì sao ? Vì sự dâm-dục
nhơ-nhớp tanh-hôi, máu-mủ xen-lộn, không thể sinh ra cái thân sạch sáng chói như
vàng long-lánh ấy được.

vậy tôi quí-trọng Phật, cắt tóc theo học Phật “.
*II.-
Phật bảo chúng-sinh nhận lầm.
Phật
bảo: “ Hay thay, A-nan ! Các ông nên biết: hết thảy chúng-sinh, từ bao xưa đến
giờ, sống chết nối luôn, bởi vì chẳng biết chân-tâm (1) thường còn mãi-mãi, rất
trong rất sáng, cứ theo các vọng-tưởng (2). Vọng tưởng không phải là chân-lý,
nên bị luân-chuyển.
………………………………………………


  1. Chân-tâm:
    Cảnh-giới Phật, mà Phật đã tu-chứng đến. Đó mới là Chân-lý, vì thường còn
    mãi-mãi.
  2. Vọng
    tưởng: Tư-tưởng sai-lầm, tức là trí biết hẹp-hòi, nông-cạn của
    chúng-sinh.
*
*B-
Phật phá những điều nhận lầm đó :
*
I .- Mật chỉ vọng-thức không có chỗ ở.
*
II .- Chỉ rõ vọng-thức không phải tâm.
*
III .- Suy phá : vọng-thức không có thực.
*
* I.-
Mật-chỉ vọng-thức không chỗ ở :
2
phần :
*1.-
Án-định
*2.-
Phá-chấp
*
*I
.- Án-định : Phật án-định, gạn hỏi chỗ ở của vọng-thức :
Nay
ông muốn hiểu Bồ-đề vô-thượng (3) để phát-minh chân-tính, ông phải đem tâm
ngay-thẳng đáp lời hỏi của tôi. Mười phương các Như-lai, đều do một đường ra
khỏi sinh-tử, đó là nhờ trực-tâm. Tâm ngay-thẳng là từ đầu đến cuối thẳng tắp,
không chút quanh-co.
A-nan
! Nay tôi hỏi ông: khi ông phát tâm, vì mến 32 tướng tốt của Như-lai, ông lấy
cái gì mà thấy, và cái gì ưa-mến ? “
Ông
A-nan bạch Phật: “ Thưa Thế-tôn, ưa-mến như vậy, là dùng tâm và con mắt của tôi.
Bởi mắt nhìn thấy tướng tốt của Phật,tâm sinh ưa-mến, nên tôi phát tâm, nguyện
bỏ sinh-tử.
Phật
bảo ông A-nan: “ như lời ông nói: thật ông vì tâm và con mắt mà có ưa-mến. Nếu
chẳng biết tâm và con mắt ở đâu, thì ông không thể dẹp được lòng ưa-muốn và các
trần lao. Ví như một vị Quốc-vương bị giặc xâm-lấn, phát binh đánh dẹp, thì binh
vua cần phải biết chỗ ở của quân giặc rồi mới dẹp được.
Khiến
ông trôi lăn trong
đường
sinh tử, chính là tại tâm và con mắt của ông
.
Nay tôi hỏi ông: tâm và con mắt hiện ở chỗ nào ? “
…………………………………………………………………………………….
3)Bồ-đề
vô-thượng: Cảnh-giới Phật cao nhất, không còn ai cao hơn.
*
2.- Phá chấp: ( Phật theo chỗ chấp mà phá ) :
7
phần :
^
I.- Phá chấp : Tâm ở trong.
^II.-
Phá chấp : tâm ở ngoài.
^
III.-phá chấp : tâm ở trong căn.
^
IV.- phá chấp : tâm ở cả trong lẫn ngoài thân.
^
V.-  phá chấp : tùy hợp.
^VI.-
phá chấp : tâm ở giữa.
^VII.-
phá chấp : tâm không dính mắc.
*
*
2.- Phá chấp: (Phật theo chỗ chấp mà phá) :
2
phần
^
A.- A-nan chấp tâm ở trong :
Ông
A-nan bạch Phật: “ Thưa thế tôn, tất cả trong thế-gian, mười loại chúng-sinh đều
cho tâm hay biết ở trong thân. Con mắt giống như hoa sen của Phật cũng ở nơi mặt
Phật. Con mắt phàm của tôi, cũng ở trên mặt tôi. Như vậy tâm hay biết thực ở
trong thân.
^
B .- Phật phá :
3
phần
^I)
ví dụ : thấy thứ lớp :
Phật
bảo ông A-nan: “ Hiện nay ông ngồi trong giảng-đường của Như-lai, ông thấy rừng
Kỳ-đà ở đâu chăng ? “
-Thưa
Thế Tôn, cái nhà giảng-đường cao lớn thanh-tịnh này ở trong vườn   Cấp-Cô-Độc.
Còn rừng Kỳ-Đà ở ngoài giảng-đường.
-
A-nan, nay ông ở trong giảng-đường, thấy cái gì trước ?
-
Thưa Thế-Tôn, tôi ở trong giảng-đường, trước hết thấy Như-lai, sau thấy
Đại-chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy vườn rừng.
-
A-nan, ông nhờ chi mà thấy vườn rừng ?
-
Thưa Thế-Tôn, nhân vì các cửa giảng đường mở rộng, nên tôi ở trong thấy suốt ra
ngoài “.
2)
Phật chỉ cái tên của Chính-định :
Khi
ấy, Đức Thế-Tôn ở trong Đại-chúng đưa tay mầu vàng xoa đầu ông A-nan, bảo ông
A-nan và đại-chúng :

Có pháp Tam-ma-đề (5) Samadhi tên là Đại-Phật-Đỉnh Thủ-Lăng-nghiêm (sulamgama)
vương, gồm đủ muôn hạnh. Mười phương các Đức Như-lai đều do pháp-môn ấy thẳng
đến quả Phật. Các ông hãy lắng tai nghe. “
Ông
A-nan đỉnh lễ, nghe lời Phật dạy.
3)phật
phá :
Phật
bảo ông A-nan: “ Như ông đã nói, ông ở trong giảng-đường,nhờ cửa mở  rộng,nên
thấy vườn, rừng.

chúng-sinh nào ở trong giảng-đường mà lại không thấy Như-lai, chỉ thấy rừng ở
ngoài giảng-đường hay không ? “
Ông
A-nan đáp: “ Thưa Thế-Tôn, không có ai ở trong giảng-đường mà lại không thấy
Như-lai, chỉ thấy vườn rừng ở ngoài. Thật là vô-lý “.
-“
A-nan, chính ông cũng nói thế. Cái tâm-linh của ông là biết rõ hết thẩy. Nếu nó
thật ở trong thân, nó phải biết rõ trong thân. Vậy có chúng-sinh nào trước thấy
rõ trong thân mình, rồi sau mới thấy những vật ở ngoài, hay không ? Dù cho không
thấy tim, gan, tì-vị đi nữa, đến như móng tay mọc, tóc dài, gân chuyển, mạch
nhảy, tất cũng phải biết. Sao lại không biết ? Đã không biết rõ trong thân, sao
lại biết rõ ngoài thân. Vậy ông nói cái tâm rõ biết ở trong thân ông, chắc không
có lẽ như vậy “.
*
BÌNH-LUẬN
B.-
Phần chính-tôn
Đây
là phần chính của bộ kinh Lăng-nghiêm.

cớ ông A-nan bị nạn, ông ta mới cầu Phật dạy tu pháp Chính-định, để không còn bị
lay chuyển nữa.
Phần
này lại chia làm hai phần lớn :
I.-
Phần đầu, gồm hầu hết bộ kinh, Phật dạy cách tu Chính-Định.
II.-
Phần sau, sau khi cặn-kẽ chỉ dạy lối tu, từ lý-thuyết đến thực-hành, Phật lại
căn-dặn người tu nên tránh những cạm-bẫy trên đường tu-chứng. Biết bao người
không thầy chỉ dạy, đã tu lạc, chịu bao khổ-sở, không biết kiếp nào mới trở lại
đường ngay, để thẳng tới quả Phật..
……………………………………………………………………….
Trần-lao:
Trần là bụi,lao là lay động nhọc mỏi. Tâm hồn và cảnh của chúnh-sinh ví như bụi
bẩn, lay động làm đau khổ.
5)
Chính định : Tam-ma-đề.
Ta
hãy nghiên-cứu phần đầu :
I.-
Phật dạy tu Diệu-Định :
phần
này lại chia làm 3 phần :


  1. Vào
    đề : Ông A-nan cầu Phật dạy.
  2. Phật
    cặn-kẽ chỉ phương-pháp Diệu-định, tức là phần chính.
  3. Ông
    A-nan ngộ, tức là kết quả (kết-luận).
*
Trong
phần: 2) PHẬT CHỈ PHƯƠNG-PHÁP DIỆU-ĐỊNH, lại chia làm 3 phần
:


  • A.-
    Dạy phép tu Sa-ma-tha.
  • B.-
    Dạy phép tu Tam-ma.
  • C.-
    Dạy phép tu Thuyền-na.
Ta
thấy rõ, Phật chỉ dạy rất có phương-pháp, dạy xong lớp này, mới sang lớp
khác.
*
Ta
hãy nghiên-cứu phần:


  • A.-
    Dạy tu pháp Sa-ma-tha :
  • I.-
    Trước hết, Phật nói về “ Không Như-Lai-tạng “.
  • II.-
    Sau, mới nói “ hai Như-lai-tạng sau “.
*
Ngay
trong phần :


  • I.-
    Nói

    Không Như-lai-tạng “ :
  • a)
    Phật trước hết phá chỗ chấp nặng-nề của chúng-sinh, cứ bám lấy trí-biết hẹp-hòi
    của mình.
  • b)
    Sau khi chúng-sinh tỉnh-ngộ, không bám lấy cái vọng nữa, Phật mới chỉ rõ cái
    như-lai tạng.
*
Ta
hãy nghiên cứu phần :
-a)
Phá chỗ chấp vọng-tâm :
Phần
này lại chia làm 3 phần chính :
*A.-
Chúng-sinh nhận lầm ý-thức của mình là tâm.
*B.-
Phật phá những điều nhận lầm trên.
*C.-
Kết luận phần này.
Nay
ta nghiên-cứu phần :
*A.- Chúng-sinh
nhận lầm ý-thức của mình là tâm :
*I.-
Trước hết, Phật hỏi ông A-nan tại sao phát tâm ? Tại sao ông A-nan dám bỏ những
điều mà ai cũng quí-báu như danh-lợi, vợ con, tiền của, mà theo Phật đi tu. Chắc
ông thấy ở Phật điều gì quí-báu lắm.
Ông
A-nan đáp: “ Vì thân Phật đẹp-đẽ, sáng chói, đủ 32 tướng tốt “.
Phật
thấy rõ : quan-niệm như ông A-nan là sai-lầm. Ông A-nan bỏ cả danh lợi, phú-quí
của cuộc đời, bỏ bao thứ mà người ta ham thích, để theo Phật. Đáng lẽ vì ông ngộ
chân-lý cao siêu. Trái lại, tại ông thấy thân Phật tốt đẹp. Như thế cũng không
khác gì một người mê cô gái tuyệt-sắc, bỏ mọi thứ để theo cô, có khi chết vì
ái-tình. Vì sắc đẹp của cô gái, và sắc đẹp của thân Phật cũng là hình-tướng bề
ngoài.
Bởi
thấy thế, Phật mới than: “ Chúng-sinh cứ bị luân hồi sinh-tử, vì bám chấp vào
cái thấy, nghe, hay, biết của mình. Họ không biết Chân-lý, biết cảnh-giới
thường-còn, bao-la của Phật, nên không nương theo đó để lo giải thoát
“.
Phật
muốn chỉ cho ông A-nan hiểu rõ căn-bản đó, nhưng Phật biết ông ta còn chấp quá
nặng, nên Phật đưa dần từ chỗ

thấp đến chỗ cao.
Trước
hết, Phật muốn gián-tiếp chỉ cho ông A-nan biết là : trí biết của ông không có
chỗ ở.
Phật
đặt những câu hỏi và biện luận để ông A-nan tự phát-minh ra là trí biết, tức
vọng-thức của ông không có chỗ ở.
Tiến
lên một từng nữa, Phật chỉ rõ: Vọng thức đó không phải là tâm của ông
A-nan.
Tiến
lên từng nữa: Phật chứng-minh là vọng thức đó không có thực.
Khi
ông A-nan hiểu rồi, Phật chỉ Chân-lý.
Bởi
thế ta thấy trong phần :
*B.-
Phật phá những điều nhận lầm trên :

3 từng biện-luận :
*I.-
Mật chỉ vọng thức không có chỗ ở.
*II.-
Quở trách : vọng thức không phải tâm.
*III.-
Vọng thức không có thực.
*
Nay
ta nghiên-cứu phần :
I.-
Mật chỉ vọng-thức không có chỗ ở.
Mật
chỉ : nghĩa là chỉ một cách gián-tiếp. Phật giúp ông A-nan tự phát-minh ra là
vọng-thức không có chỗ ở.
Phần
này lại chia làm 2 phần :
*1)
Án định: tức là đặt vấn đề: Hỏi ông A-nan tâm và con mắt ở đâu ?
*2)
Phá chấp: tức là Phật tùy theo chỗ chấp của ông A-nan mà phá.
*
*I)
Đặt vấn đề:
Phật
sắp đặt một câu hỏi cho ông A-nan trả lời.
Trước
khi hỏi, Phật khuyên ông A-nan phải
tâm
cho ngay thẳng
.
Phải thành tâm, trọng sự-thực, mới thấy được Chân-lý.
Phật
hỏi ông A-nan: “ Khi ông phát tâm, thấy thân Phật đẹp, rồi sinh ưa-mến. Vậy ông
lấy gì mà thấy, lấy gì mà ưa-mến ? Ông A-nan đáp: “ tôi dùng con
mắt
thấy, và
tâm
tôi sinh ưa-mến “ .
Phật
hỏi; “
Tâm
và con
mắt
ông ỏ đâu ? “
*
Vậy
ta thấy vấn-đề đã đặt rõ ràng.
Trước
khi theo dõi cuộc tranh-luận giữa Phật và ông A-nan, ta hãy bàn về tâm ngay
thẳng.
Tâm
ngay thẳng
         Một
đức-tính quan-trọng của người muốn học Phật-pháp, muốn hiểu chân-lý, muốn tu
thành Phật, đó là

tâm ngay thẳng “.
Tâm
ngay thẳng là
trực-tâm.
Đó
là lòng thành-thực, ngay-thực, thẳng-thắn, thành tâm, từ đầu, giữa, cuối thẳng
tắp.
Đây
là đức tính đầu tiên, cần-thiết cho ai muốn tiến xa về đường
Chân-lý.

thế-gian, đức-tính này cũng quan-trọng lắm.
Một
nhà bác-học muốn nhìn rõ sự thật, cũng phải hết sức khách-quan, đứng ngoài cái “
tôi “ của mình, phải bỏ hết những thành-kiến, cố-chấp, ra ngoài tình yêu-ghét để
nhìn rõ sự thật.
Một
nhà đạo-đức cũng phải tu đức đầu-tiên là thành-thực, ngay thẳng. Khổng-tử nói: “
Chí thành là bực thành “.
Người
thanh-niên nên sớm nuôi lòng thành thực, ngay thẳng, cho thành thói
quen.
Người
Phật-tử lại càng nên trọng sự thực. Có thế mới hiểu được chính-pháp. Đừng bị mờ
mắt vì danh-lợi bề ngoài, vì những chức lớn, danh to, vì phong-trào, vì óc bè
phái, vì tình yêu ghét.
Hư-danh
làm nhiều kẻ không bao giờ biết được Chân-lý. Hại hơn nữa là tâm đảo-điên,
mánh-lới lại xui nhiều kẻ làm sai lạc chính-pháp, làm người đời lầm-lẫn chính
tà. Người giỏi là người dám thú-thực là “ không biết “. Người hèn là kẻ manh-tâm
dìm người giỏi hơn mình. Hèn-hạ nữa là dìm Chính-pháp.
*
Ta
hãy nghiên cứu phần phá chấp :
*2)
Phá chấp.
Tức
là phần biện-luận giữa Phật và ông A-nan để tìm chỗ ở của tâm.
Phần
này lại chia làm 7 phần :

^
I.- Phá chấp : Tâm ở trong.
^II.-
Phá chấp : tâm ở ngoài.
^
III.-phá chấp : tâm ở trong căn.
^
IV.- phá chấp : tâm ở cả trong lẫn ngoài thân.
^
V.-  phá chấp : tùy hợp.
^VI.-
phá chấp : tâm ở giữa.
^VII.-
phá chấp : tâm không dính mắc.
Ông
A-nan cố-gắng tìm chỗ ở của tâm.
Những
lý-lẽ của ông đưa ra đều bị Phật bẻ.
Ta
thử theo dõi cuộc tranh luận.
*
^I.-
Phá chấp : tâm ở trong.
Ông
A-nan cho là tâm ở trong thân.
Phật
bẻ ông A-nan bằng ví dụ thấy thứ lớp: như ông A-nan ở trong giảng đường, trông
thấy Phật, rồi đại-chúng, rồi nhìn qua cửa mới thấy vườn, rồi xa nữa là
rừng.
Vậy
nếu tâm ở trong thân,phải thấy rõ gan, ruột ở trong thân đã, mới thấy ngoài
thân.
*
Đây
là Phật tùy theo cái chấp của ông A-nan mà bẻ. Phật tùy trình độ hiểu-biết của
ông A-nan và của thời đó mà biện luận, cốt sao đưa được đại-chúng tới chỗ hiểu
Chân-lý.
*
^II.-
PHÁ CHẤP : TÂM Ở NGOÀI.
Ông
A-nan cúi đầu bạch Phật:

Tôi nghe lời Phật, mới biết tâm thực ở ngoài thân. Vì sao ? – Ví như đèn thắp
trong nhà, trước hết sáng trong phòng, rồi mới chiếu qua cửa mở, sáng ra ngoài.
Còn như đèn thắp ngoài sân , chỉ sáng ngoài sân chứ không soi sáng trong nhà.Tâm
chúng-sinh chỉ thấy ngoài thân, mà không thấy trong thân. Vậy giống như cái đèn
ngoài sân . Tôi tưởng cái lý tâm ở ngoài thân có lẽ đúng, nhưng chưa biết có
đúng với ý Phật không ?
Phật
bảo ông A-nan: vừa rồi các Tỳ-Khiêu theo tôi đi khất-thực trong thành
Thất-La-Phiệt, nay đã về rừng Kỳ-Đà, Tôi thụ trai trước. Ông thử coi: nếu trong
đám Tỳ-Khiêu, có một người ăn, người khác có no được không ?
Ông
A-nan đáp : “ Thưa Thế-Tôn ! Không thể no được. Vì sao ? Vì các vị Tỳ-Khiêu, tuy
là A-La-Hán, song thân-thể khác nhau. Có lẽ nào một người ăn mà người khác no
“.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nếu cái tâm thấy biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân với
tâm riêng biệt với nhau, không liên-lạc mật-thiết. Vậy cái gì tâm biết, thân
không thể biết. Cái gì thân biết, tâm không thể biết. Nay tôi giơ tay lên cho
ông nhìn, trong khi mắt ông thấy tay tôi, tâm ông có biết là tay tôi không
?”
Ông
A-nan đáp: “ Thưa Thế-Tôn, có biết “.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nếu thân với tâm cùng biết một lượt, sao ông lại nói tâm ở
ngoài thân ? Vậy ông nói cái tâm thấy biết ở ngoài thân, chắc không phải lẽ
“.
^III.-
PHÁ CHẤP: TÂM Ở TRONG CON MẮT:
Ông
A-nan bạch Phật: “ - Bạch Thế-tôn, như lời Phật dạy: Vì không thấy trong thân
nên tâm không ở trong. Vì thân tâm cùng biết, không thể rời nhau, nên tâm chẳng
ở ngoài. Nay tôi suy-nghĩ, chắc tâm ở một chỗ ”.
Phật
nói: “ Chỗ ấy ở đâu ? “
Ông
A-nan đáp: “ Cái tâm hay biết đã không biết trong mà lại thấy ngoài, như tôi
nghĩ, chắc nó ở trong con mắt (nhãn căn). Ví dụ có người lấy chén lưu-ly úp hai
con mắt. Tuy có vật úp ở ngoài, nhưng mắt không bị ngăn-ngại. Con mắt cũng giống
như chén lưu-ly, không làm ngăn-ngại. Nên hễ con mắt thấy là tâm phân biệt
ngay.
Vậy
tâm hay biết của tôi không thấy trong, vì ở nơi con mắt. Nó thấy rõ ràng bên
ngoài, không bị ngăn-ngại, vì núp trong con mắt (nhãn-căn).
Phật
bảo ông A-nan: “ Như ông nói, tâm núp trong con mắt, ví dụ như con mắt núp trong
chén lưu-ly. Thế khi người kia đương lấy chén lưu-ly úp trên con mắt, nhìn thấy
núi sông, vậy có nhìn thấy chén lưu-ly không ? “
“-
Bạch Thế-Tôn, người ấy có thấy chén lưu-ly “.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nếu tâm của ông núp sau con mắt, cũng như con mắt núp sau chén
lưu-ly, thế sao trong khi thấy núi sông, tâm ông không thấy con mắt ? Nếu thấy
con mắt, thì con mắt thành ra ngoại cảnh, làm sao mắt thấy thì tâm biết ngay
được. Còn nếu tâm không thấy con mắt, thì ông không thể nói cái tâm biết rõ ấy
núp ở trong con mắt, như con mắt núp ở sau chén lưu-ly.
Vậy
ông nói: cái tâm hay biết núp ở trong con mắt, như con mắt núp ở sau chén
lưu-ly, chắc không phải lẽ “.
^IV.-
PHÁ CHẤP: TÂM Ở CẢ TRONG LẪN Ở NGOÀI THÂN
Ông
A-nan bạch Phật: “ Bạch Thế-Tôn, nay tôi lại nghĩ: Thân-thể của chúng-sinh có
tạng phủ (1) ở trong, khiếu huyệt (2) ở ngoài. Ở trong thân tối. Các lỗ mở ra
ngoài thì sáng.
Nay
tôi ở trước Phật, khi mở mắt thấy sáng, gọi là thấy ngoài. Nhắm mắt thấy tối,
gọi là thấy trong. Nghĩa đó có vững không ? “
Phật
bảo ông A-nan: “Đương khi ông nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy có ở trước mắt
hay không ở trước mắt ? Nếu ở trước mắt, thì cái tối ở trước mắt rồi, không ở
trong thân được. Nếu cảnh tối trước mắt cũng cứ cho là ở trong thân, thì ông ở
trong nhà tối, không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn, các vật trong nhà
tối đều là phủ-tạng của ông hay sao ? Còn như nếu cái tối không đối với mắt ông,
làm sao gọi là thấy tối ?

bỏ sự thấy vật ở ngoài, mà cho rằng con mắt đối vào trong mà thấy, thì khi nhắm
mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, đến khi mở mắt thấy sáng, sao con mắt đã
nhìn vào trong thân kia lại không thấy mặt. Như không thấy mặt, thì không thành
cái nghĩa: đối vào trong mà thấy. Còn như thấy được mặt, thì tâm rõ biết với con
mắt đều phải ở giữa hư-không, chứ không còn ở trong thân được nữa. Nếu thực ở
giữa hư-không, thì không phải là ở thân ông nữa. Vì nếu là ở thân của ông, thì
nay Phật thấy mặt ông, Phật cũng là thân ông sao ?
Con
mắt đã ở ngoài thân, thì cái gì con mắt biết, cái thân không thể biết được, Dù
ông chấp rằng: thân với con mắt, mỗi cái đều có một tính biết, thì ông lại có
hai tính biết. Rồi chỉ một thân ông, lại thành ra hai vị Phật hay sao
?
Vậy
biết rằng: ông nói thấy tối là thấy trong thân, chắc không đúng lẽ.
……………………………………………………………………………………….


  1. Tạng,
    phủ : Các cơ quan trong thân, như: tim, gan, ruột v.v…
  2. Khiếu,
    huyệt : Các lỗ ở thân tiếp xúc với ngoài, mắt, lỗ mũi, lỗ tai, miệng
    v.v…
^V.-
PHÁ CHẤP : TÙY HỢP
Ông
A-nan bạch: “ – Tôi thường nghe Phật dạy Tứ- chúng (1) : “ Vì tâm sinh nên các
pháp mới sinh. Vì các pháp sinh nên các tâm mới sinh “. Nay tôi suy-nghĩ, thì
cái suy-nghĩ đó thực là tâm tôi. Hễ nó hợp với chỗ nào, tâm tôi liền có nơi đó.
Chẳng phải ở ba chỗ : trong , ngoài và chặng giữa “.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nay ông nói : Do pháp sinh nên các tâm mới sinh. Hễ nó hợp với
chỗ nào, tâm có nơi đó. Nếu tâm đó không có thực thể, chắc là không tùy hợp
được.
Nếu
không có thể, mà vẫn hợp được, thì giới thứ 19 (2) cũng hợp được với trần thứ 7
(3). Như thế là vô lý.
Nếu
có thể, thì khi ông lấy tay gãi mình, cái tâm biết gãi của ông ở trong thân ra,
hay từ ngoài vào ? Nếu ở trong thân, đã thấy trong. Nếu từ ngoài vào, đã thấy
mặt trước “.
Ông
A-nan đáp: “ mắt nhìn thấy, còn tâm rõ biết. Chữ “ nhìn thấy “ dùng không đúng
với tâm “.
Phật
đáp: “ Nếu con mắt thấy, còn tâm không thấy. Nay ví-dụ con mắt là cái cửa, còn
tâm là ông, đương ở trong nhà, Ông không nhìn ra ngoài, cái cửa có thấy được
không ?
Kìa
mấy người đã chết, con mắt vẫn còn, sao không thấy được ? Nếu thấy được, sao gọi
là chết ?
Ông
A-nan. Lại như cái tâm hay biết của ông, nếu có thể, vậy có một thể hay nhiều
thể ?
Nay
ở thân ông, cái thể ấy khắp cả mình hay không khắp cả mình ?
Nếu
có một thể, khi ta lấy tay gãi một chỗ, cả tứ chi tất phải biết. Nay ông biết có
chỗ gãi, thì cái nghĩa “ một thể “ không vững.
Nếu
có nhiều thể, lại thành nhiều người. Biết cái thể nào là của ông ?
Nếu
cho là khắp cả mình, thì lại không vững, vì biết có chỗ gãi như
trên.
Còn
như nói: chẳng khắp cả mình. Khi ông sờ đầu và sờ chân cùng một lúc.
……………………………………………………………


  1. Nghĩa
    là bốn chúng: Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-Khiêu, Tỳ-Khiêu-ni.Tóm lại la những người
    xuất-gia, ngồi nghe Phật.
  2. Chỉ
    có 18 giới, giới thứ 19 là vật không có.
  3. Chỉ
    có 6 trần. Trần thứ 7 là không có.
Nếu
đầu biết thì chân đáng lẽ không biết. Nay cả đầu lẫn chân đều biết. Vậy lý :
chẳng khắp cả mình không vững.
Vậy
lẽ : “ tùy hợp chỗ nào, tâm liền có chỗ đó “ không đứng vững.
^VI.-
PHÁ CHẤP : TÂM Ở CHẶNG GIỮA.
Ông
A-nan bạch Phật: “ Bạch Thế-Tôn ! Trong khi Phật giảng tướng chân-thực cho ông
Văn-thù và các vị Pháp-vương-tử nghe, tôi nghe Thế-Tôn nói : “ Tâm không ở
trong, cũng không ở ngoài “.
Theo
ý tôi nghĩ: ở trong sao lại không thấy trong. Ở ngoài thì thân tâm xa cách, sao
lại cùng biết đồng thời.
Tâm
không biết trong, nên không thể nói ở trong. Thân tâm cùng biết, nên không thể
nói ở ngoài.
  Nay
tâm tôi cùng biết với thân một lần và không thấy trong thân, chắc nó ở “ chặng
giữa “.
Phật
nói : “Ông đã nói “ “ chặng giữa “, thì cái “ giữa “ chắc có chỗ nhất định,rõ-
ràng .
Nay
ông định cho cái “ chặng giữa “ấy ở chỗ nào ?

ở “ cảnh “ hay ở “ thân “.
Nếu
ở thân thì là ở một bên, không phải ở “ giữa ”.
Nếu
ở giữa thân, thì đồng với cái nghĩa ở trong thân khi trước.
Nếu
ở cảnh, thì có nêu chỗ ấy được, hay không thể nêu được ?
Nếu
không nêu được, thì cũng như không có chỗ.
Còn
như nêu được, thì không thể nêu nhất định chỗ nào là chặng giữa.

sao ? Ví như có người cắm cây làm nêu (đích), nêu một chỗ làm giữa. Đứng phía
Đông, nhìn cái nêu, thấy là Tây. Đứng phía Nam, nhìn cái nêu, thành Bắc.
Tính-cách của nêu rất là tương đối, thì tâm cũng lộn xộn. Làm sao biết được là ở
“ chặng giữa “.
Ông
A-nan đáp: “- Cái giữa “ mà tôi nói, không phải ở cảnh hay thân. Tôi nói đây là
theo lời Thế-Tôn dạy: “ con mắt duyên với các sắc trần, sinh ra tính biết thấy
là nhãn- thức. Con mắt biết phân-biệt. Sắc-trần là vật vô-tri. Cái thức sinh ở
giữa căn và trần, tức là tâm ở đó “.
Phật
bảo: “ Như tâm ông ở giữa căn và trần thì tâm đó gồm cả hai hay không gồm
?
Như
gồm cả hai thì thể (tâm) với vật (cảnh) xen-lộn, còn biết tâm ông ở chỗ nào nữa.
Vật không có tính biết, thân-thể có tính biết, hai thứ khác nhau, làm sao có
được cái giữa. Không gồm cả hai cũng không được: không phải có biết, lại không
phải không biết, tức là không có thể tính chi cả. Biết lấy gì làm
giữa.
Vậy
biết ông nói : “ Tâm ở giữa “ , là không đúng lẽ.
^VII.-
PHÁ CHẤP : TÂM KHÔNG DÍNH MẮC
Ông
A-nan bạch Phật :” Thưa Thế-Tôn,khi trước tôi thấy Phật cùng bốn vị đại đệ tử là
các ông Đại-mục-Liên, Tu-Bồ-Đề, Phú-Lâu-Na, Xá-Lợi-Phất, cùng giảng Chính-pháp,
thường nói : “ Cái tâm hay-biết phân-biệt không ở trong, không ở ngoài, không ở
giữa, không ở chỗ nào cả. Hoàn-toàn không dính mắc vào đâu, cái đó gọi là
tâm.
Vậy
cái không dính mắc đó, tôi gọi là tâm có được không ?”
Phật
bảo ông A-nan: “ông nói: cái tâm hay biết phân-biệt không ở đâu cả.
Vậy
các sự-vật ở thế-gian như các loài ở trên đất, dưới nước, trên không, chúng có
hay không có ?
Nếu
không có như lông rùa, sừng thỏ, thì còn nương vào đâu mà gọi là không mắc
?
Đã
có cái không mắc, thì không thể nói rằng các sự-vật không có được.
Hễ
không có tướng thì là không có, còn không phải là không có thì là có tướng. Có
tướng thì có chỗ ở. Sao lại không mắc vào đâu ?
Vậy
ông nói: “ cái không dính mắc vào đâu là tâm hay biết “, như thế không
đúng.
*
Đại
– ý và Bình - luận
^II.-
Phá chấp : Tâm ở ngoài
.
Ông
A-nan thấy Phật bác lý-lẽ cho rằng : Tâm ở trong thân, Ông liền cho là : tâm ở
ngoài thân.

lẽ : Chúng-sinh chỉ thấy ngoài thân. Tâm chúng-sinh ví như cái đèn thắp ngoài
sân , không soi sáng trong nhà, chỉ soi sáng ngoài sân.
Phật
bẻ : “ một người ăn, người khác không no. Nếu tâm ở ngoài thân, thân tâm sẽ
riêng biệt. Nay tôi giơ tay, mắt ông thấy, tâm liền biết, Vậy không thể nói tâm
ở ngoài thân “.
^III.-
Phá chấp : Tâm ở trong con mắt.
Ông
A-nan lại cho là : tâm ở trong con mắt. Ông ví-dụ có người đeo kính thật tốt,
nhìn rõ cảnh vật.
Phật
bẻ : “ người đeo kính nhìn thấy kính. Tâm ông không thấy con mắt. Vậy con mắt
không ví được như cặp kính, và tâm không núp sau con mắt “.
^IV.-
Phá chấp : Tâm ở cả trong lẫn ở ngoài thân.
Ông
A-nan lại cho là : tâm ở cả trong và ngoài thân. Lý lẽ : trong thân tối, nên khi
nhắm mắt ông thấy tối.

ngoài thân sáng, nên khi mở mắt thấy sáng.
Phật
bẻ : “ Khi ông nhắm mắt, thấy tối, cái tối ở trước mắt ông. Vậy không ở trong
thân được. Khi ông ở nhà tối, cũng thấy tối. Vậy các đồ vật trong nhà tối cũng
là gan ruột ông sao ? Vậy nhắm mắt thấy tối không phải là thấy trong thân
“.
^V.-
Phá chấp ; Túy hợp.
Ông
A-nan lại cho là: cái suy-nghĩ hợp với chỗ nào, tâm liền có nơi đó.
Phật
bẻ : Nếu tâm có thể, mới tùy hợp được. Khi ông gãi người, cái tâm biết gãi ở
trong thân ra hay từ ngoài vào ? Nếu trong thân, đã thấy trong. Nếu từ ngoài
vào, đã thấy mặt. Sao tâm đều không thấy ? …
Vậy
lẽ : “ tùy hợp “ không đúng.
^VI.-
Phá chấp : Tâm ở chặng giữa.
Ông
A-nan lại cho là : tâm ở chặng giữa.
Phật
bẻ …( xem ở kinh ).
^VII.-
Phá chấp : Tâm không dính mắc.
Ông
A-nan lại cho là : cái không dính-líu phân-biệt, cái đó gọi là tâm.
Phật
bẻ : đã có sự-vật, thì tâm ông không ở chỗ này, chắc ở chỗ khác. Sao gọi là
không dính mắc.
*
Theo
dõi cuộc tranh luận giữa Phật và ông A-nan, ta thấy rõ : Ý Phật muốn dùng
biện-luận để giúp ông A-nan phát minh ra điều này : không tìm thấy chỗ nương của
tâm.
Những
lý-lẽ của Phật đưa ra chỉ là phương-tiện. Phật tùy trình-độ hiểu-biết của ông
A-nan, và của người thời đó, ở Ấn-Độ, mà biện-luận, đưa ông A-nan dần dần đến
chỗ hiểu rõ nguyên-lý của tu-chứng, của Chân-lý.


*II.-
Phật chỉ rõ : vọng thức không phải tâm.
2
phần :
*1)-
A-nan trách mình, xin Phật chỉ-giáo.
*2)-
Phật chỉ : vọng thức không phải tâm.
*I)- Ông
A-nan trách mình, xin Phật chỉ giáo
Khi
ấy, ông A-nan ở trong đại-chúng (1), liền từ chỗ ngồi đứng dậy,mở vai áo bên
phải, đầu gối bên phải quỳ xuống đất (2), chắp tay cung kính, bạch Phật
:
-“
Tôi là em rất nhỏ của Như-lai, nhờ Phật thương-yêu, tuy rằng xuất-gia, còn ỷ-lại
ở lòng thương của Phật, nên chưa chứng được quả vô-lậu (3), tuy được học rộng
nghe nhiều. Tôi không dẹp được chú Ta-tì-ca-la (4), bị chú ấy bắt vào trong nhà
dâm-nữ. Đó cũng vì tôi không biết tu-tập theo chân-lý. Nay tôi cầu xin Thế-Tôn
nhủ lòng từ bi, chỉ rõ cho chúng tôi đường tu Sa-ma-Tha (5), để dẹp các giống
bất-tín (6) và phá những ác-kiến (7) “.
Ông
bạch rồi, năm vóc gieo xuống đất (8), cùng với đại chúng hết lòng trông mong,
nghe lời Phật dạy.
*
……………………………………………………………………………………………..


  1. Đại-chúng
    : Các người nghe pháp.
  2. Lối
    cung-kính theo phong-tục Ấn-Độ, thời đó.
  3. Vô-lậu
    : không còn mê-lầm, tức chứng quả A-La-hán trở lên.
  4. Ta-tì-ca-la
    : là một người ngoại đạo .
  5. Sa-ma-tha
    : tu vào Chính-định.
  6. Bất
    –tín : Không có lòng tin.
  7. Ác
    kiến : những cái thấy sai-lầm làm cho không tiến được, không thấy được
    chân-lý.
  8. Cách
    tỏ lòng cung kính ở Ấn-độ.


*2).-
Phật chỉ : Vọng thức không phải tâm.
3
phần :
*a)
- Phật phóng hào quang.
*b)
- Phật nêu nguyên- tắc : hai căn bản chân, vọng.
*c).-
Phật nói rõ : vọng-thức không phải tâm.
*
*a).-
Phật phóng hào quang :
Bấy
giờ ở mặt Phật phóng ra nhiều hào quang sáng chói như trăm nghìn mặt trời, soi
khắp các thế-giới chư Phật, sáu thứ (1) đều rung-động. Các cõi Phật ở mười
phương, nhiều như bụi nhỏ ở hư-không, đều đồng-thời hiện ra. Oai thần của Phật
khiến các thế-giới họp thành một thế-giới. Hết thảy các vị Đại-Bồ-Tát trong
thế-giới ấy đều ở nước mình, chắp tay nghe lời Phật.
*b).-
Phật nêu nguyên tắc : Hai căn bản chân-vọng.
Phật
bảo A-nan : “ Hết thảy chúng-sinh từ vô-thủy đến nay,
điên-đảo
nhiều cách, giống nghiệp dính nhau như quả ác-xoa (2).
Các
người tu-hành không chứng được quả Bồ-đề cao nhất (3), chỉ thành Thanh-văn,
Duyên-giác, hoặc thành ngoại đạo, thành chư thiên, Ma-vương, thành quyến -thuộc
của Ma. Đó là tại họ không biết hai căn-bản, tu-tập lầm-lộn, ví như nấu cát muốn
thành cơm, dù trải vô-số kiếp, không sao thành được.
Hai
căn-bản nào ?
Ông
A-nan. Thứ nhất là
căn-bản
sinh-tử, vô-thủy

(4). Như ông ngày nay cùng hết thảy chúng-sinh dùng cái
tâm
phan-duyên

làm tự-tính.
Thứ
hai là
Bồ-đề,
nát bàn

(5), vô-thủy, thể vốn trong-sạch. Như hiện nay cái thức-tinh (6) sáng-suốt của
ông, nó sinh ra các duyên, mà cái tâm phan-duyên của ông


  1. Sáu
    thứ : Nói về sự chuyển-động, đứng về 6 phương-hướng: Đông,Tây, Nam, Bắc, Trên,
    Dưới.
  2. Quả
    Ác-xoa : một thứ quả ở Ấn-độ, hay chụm lại nhau.
  3. Bồ-đề
    cao nhất : vô-thượng là quả Phật, không còn cảnh-giới nào cao hơn.
  4. Vô-thủy
    : không có nguyên-nhân đầu tiên.
  5. Bồ-đề,
    Nát-bàn : Cảnh-giới của Phật đã tu-chứng đến.
  6. Thức
    tinh : Phần chân-lý, trong sạch của thức.
bỏ
sót không duyên đến. Vì các chúng-sinh bỏ sót tính bản-minh đó, nên tuy hàng
ngày hành-động trọng tính bản-minh, mà không tự biết, nên bị sa vào vòng
chúng-sinh.
*c).-
Phật nói rõ : vọng-thức không phải tâm.
A-nan
! Nay ông muốn biết đường Sa-ma-tha để ra khỏi vòng sinh-tử, tôi lại hỏi
ông.”
Khi
đó, đức Như-lai (1) giơ cánh tay chói sáng lên, co năm ngón tay lại, hỏi ông
A-nan :



  • Ông có thấy không ? “
Ông
A-nan đáp : “ bạch, có thấy “.
Phật
hỏi : “ông thấy cái gì ? “
          Ông
A-nan đáp : “ Tôi thấy Phật giơ cánh tay, co ngón tay làm thành một nắm tay sáng
ngời, chói mắt và tâm tôi.
Phật
hỏi : “ ông lấy cái gì để thấy ? “
Ông
A-nan đáp : “ Tôi cùng đại-chúng đều dùng con mắt để thấy “.
Phật
bảo ông A-nan : “ông đáp rằng: Như-lai co ngón tay làm thành một nắm tay sáng
ngời, chói tâm và con mắt của ông, Con mắt ông thấy được. Còn lấy cái gì làm tâm
để biết nắm tay tôi “.
Ông
A-nan đáp : “ Như-lai đương hỏi tâm tôi ở chỗ nào, mà tôi dùng tâm suy-nghĩ xét
tìm. Cái suy-nghĩ đó là tâm tôi “.
Phật
quở : “Ông A-nan ! Cái đó không phải là tâm của ông “.
Ông
A-nan giật mình, ra ngoài chỗ ngồi, đứng dậy chắp tay bạch Phật : “ Cái đó không
phải là tâm tôi, thì gọi nó là cái gì ? “
Phật
bảo ông A-nan : “Đó là tưởng-tượng những tướng giả-dối của tiền-trần (2), nó làm
mê lầm chân tính của ông.

từ vô-thủy tới nay, ông nhận lầm giặc đó làm con
,
nên mất chân-lý thường còn, mà chịu luân-hồi sinh-tử.
……………………………………………………………………..


  1. Như-lai
    : một tên hiệu của Phật.
  2. Tiền
    trần : trần-cảnh trước mắt.
*III-
Suy phá : Vọng- thức không có thực
2
phần :
*1)
– A-nan cầu Phật dạy.
*2)
- Phật an -ủi và dạy.
*1)
– Ông A-nan cầu Phật dạy :
Ông
A-nan bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn tôi là em yêu-dấu của Phật. Vì lòng yêu-mến
Phật, nên tôi xuất-gia. Tâm tôi không những cúng-dường một mình Phật, mà còn
phụng-sự vô-số Phật ở khắp các cõi nhiều như số cát sông Hằng, và các
thiện-tri-thức. Tôi phát lòng đại dũng mãnh, làm tất cả những việc khó làm để
giúp Chính-pháp. Thảy đều dùng cái tâm ấy.
Giả
sử tôi có hủy-báng Chính-pháp, bỏ mất căn lành, cũng bởi cái tâm
đó.
Nếu
như Phật phát-minh cái đó không phải là tâm, thì tôi hóa ra không có tâm, như
cây như đất. Vì nếu không còn cái hay biết đó, thực tôi không còn cái chi nữa.
Sao Như-lai lại nói cái đó không phải là tâm ?
Tôi
thực kinh sợ, và trong đại-chúng, ai cũng nghi-hoặc, Xin Phật đại-từ dạy cho kẻ
chưa ngộ “.
*2)
- Phật an-ủi và dạy :
2
phần :
*a)
- Phật an-ủi, cho là có tâm.
*b)
- Phật chỉ tâm giả dối.
*
*a)
- Phật an-ủi, cho là có tâm.
Khi
đó, đức Thế-Tôn muốn chỉ dạy cho ông A-nan và đại-chúng được chứng quả vô-sinh
pháp-nhẫn (1), ngài liền ở Sư-tử-tọa (2) xoa đầu ông A-nan, mà dạy :- “ Như-lai
thường dạy : tất cả sự-vật trong thế-gian đều biến-hiện trong vòng của tâm. Tất
cả các sự vật, dù nhỏ như bụi nhỏ, dù lớn như thế-giới, đều biến chuyển trên
dòng thời-gian vô-tận theo liên-quan nhân-quả, thảy đều ở trong phạm-vi của
tâm.
…………………………………………………………………………………………………………………………..
1)-
Vô sinh pháp-nhẫn : Cảnh-giới tu-chứng đã cao của Bồ-tát. Sau sẽ giảng ở cuối
kinh.
2)-
Sư-tử-tọa : Chỗ Phật ngồi. Sư-tử rống lên, các loài thú đều khiếp sợ. Phật
thuyết-pháp làm tiêu trừ mọi phiền-não, mê-lầm, nên ví với Sư-tử.
A-nan
! Tất cả mọi sự-vật trong mọi thế-giới, cho đến những vật nhỏ mọn như cỏ, lá,
nếu xét đến cùng tột, cũng đều mỗi vật có tính-cách riêng. Cho đến hư-không cũng
có tên có tướng. Huống chi là cái tâm trong-sạch, nhiệm-mầu, sáng-suốt, là
tính”(3)
của mọi sự vật, lại không có tính-cách riêng hay sao ?
………………………………………………………………………………………………………………
3)
Tính : Nói về “ tính” là đứng về mặt sâu. Xét về bề sâu của sự vật. Ví dụ :
nguyên-tử và đơn vị của các vật.
*b)
-
Phật
chỉ tâm giả dối.
Nay
ông cứ chấp cái tính phân-biệt, suy-xét, rõ-biết là tâm của ông. Đáng lẽ tâm đó
xa-lìa những trần như sắc, hương, vị, xúc (1) mà vẫn giữ được tính-cách riêng
của nó. Như ông nay nghe tôi nói pháp, đó là
do
tiếng nói pháp

mà có phân biệt.
*
*c.-
Kết luận

cho có dứt bỏ hết tất cả, thấy, nghe, hay,biết, chỉ giữ bề trong êm
lặng
,
đó cũng chỉ là
hình
ảnh của phân-biệt pháp-trần.
Chẳng
phải tôi khuyên ông đừng chấp cái đó làm tâm. Ông nên ở tâm đó suy-xét kỹ- càng.
Nếu xa các tiền-trần, nó vẫn có tính phân-biệt, ấy mới thực là tâm
ông.
Nếu
như tính phân-biệt xa tiền-trần thì không có, đó là hình-ảnh của phân-biệt
tiền-trần.
Cảnh
không còn mãi, biến-chuyển còn mất luôn luôn. Khi cảnh thay đổi, tiêu-diệt rồi,
cái tâm nương theo tiền-trần cũng giống như lông rùa, sừng thỏ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
1)-
Trần : cảnh vật ở trước mắt ta, ta nhờ 6 căn mà biết. Sáu căn là ; mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân và ý. Còn sáu trần duyên với 6 căn . sáu trần là : sắc ( những
thứ mắt thấy ), thanh ( những thứ tai nghe ), hương ( những mùi mũi ngửi ), vị (
những vị ngọt cay, v.v…lưỡi nếm ), xúc ( những vật rắn, mềm, nhẵn … mà tay sờ
biết ), pháp ( những sự vật mà ta hiểu, biết, nhận thấy ).
Chắc
pháp-thân (1) của ông cũng biến-diệt theo, lấy ai mà tu-chứng vô-sinh pháp-nhẫn
“.
Bấy
giờ ông A-nan và đại-chúng đều ngồi im, ngơ-ngẩn.
Phật
bảo ông A-nan : “ Trong thế-gian, hết thảy các người tu-học, hiện nay tuy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1)-
Pháp-thân : chữ pháp-thân đây có nghĩa tương đối. Ông A-nan cho cái gì sâu-xa
nhất của ông là pháp-thân.
đã
tu- chứng được chín cảnh-giới định (2), nhưng không dứt được hết mê-lầm để chứng
quả A-la-hán, chỉ vì cái vọng-tưởng sống chết kia, lầm cho là chân-thực. Cũng
như ông tuy học rộng nghe nhiều mà không chứng được quả thánh (3).
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2)-
Chín cảnh-giới định : đây là chin cảnh giới đầu mà người mới tu đã chứng
đến.
3)-
Quả thánh : đây là chỉ quả A-la-hán, đã thoát khỏi luân-hồi sinh
tử.
*
Bình
- luận
Nay
ta nghiên cứu phần :
*II
PHẬT CHỈ RÕ : VỌNG THỨC KHÔNG PHẢI TÂM
Phần
này là phần thứ hai của chương :
*B.-
Phật phá những điều nhận lầm.
Chương
này chia làm 3 phần :
*I.-
Mật chỉ vọng-thức không chỗ ở ( phần này vừa xong ).
*II.-
Phật chỉ rõ : vọng-thức không phải tâm ( phần này ta sắp nghiên-cứu
).
*III.-
Suy phá : Vọng-thức không có thực.
*

phần trước, ta vừa thấy Phật đưa ông A-nan đến điều nhận-xét này :
tâm
không có chỗ nương
.
Nay ta thấy Phật chỉ rõ :
vọng-thức
không phải tâm
.
phần
*II này lại chia làm 2 phần:
*1).-
Ông A-nan trách mình, xin Phật chỉ giáo. Đây là phần chuyển đề, đặt vấn
đề.
*2).-
Phật chỉ : vọng-thức không phải tâm. Tức là phần chính.
*
*1).-
Ông A-nan trách mình, xin Phật chỉ giáo.
Ông
A-nan tự trách mình tu chưa đúng chân-lý, xin Phật chỉ dạy lối tu vào
Sa-ma-tha.
*2).-
Phật chỉ : vọng-thức không phải tâm.
Đoạn
này lại chia làm 3 phần :
^a).-
Phật phóng hào quang.
^b).-
Phật nêu nguyên-tắc : hai căn-bản chân-vọng.
^c).-
Phật nói rõ : vọng thức không phải tâm.
*
*a.-
PHẬT PHÓNG HÀO-QUANG .
Trước
khi nói pháp nào quan-trọng, Phật hay phóng hào-quang để chỉ thị cho đại-chúng.
Ở mặt Phật phóng ra nhiều hào quang sáng chói, soi khắp không gian, qua các
thế-giới chư Phật. Các cõi Phật chi-chít như bụi nhỏ ở hư-không, đều hiện ra.
Oai thần Phật khiến các thế-giới họp thành một thế-giới. Các vị Đại-bồ-tát đều ở
nước mình, chắp tay nghe lời Phật dạy.
*b).-
PHẬT NÊU NGUYÊN-TẮC : HAI CĂN-BẢN CHÂN-VỌNG.
Phật
bảo : Các chúng-sinh từ vô-thủy đến nay, đều nô-lệ trong vòng nghiệp. Qua bao
kiếp, tử lại sinh, sinh lại tử. Ai cũng ham sống sợ chết, cũng yêu đời. Vì yêu
đời nên gây nghiệp, nên chịu quả sinh-tử luân hồi.
Các
người tu-hành không chứng được quả Phật, chỉ chứng quả tiểu-thừa, hoặc
chư-thiên, hoặc ngoại-đạo, là vì không biết hai căn-bản, Vì không biết hai
căn-bản đó, nên tu-tập lầm-lộn, ví như lấy cát muốn nấu thành cơm. Trải muôn
kiếp, bao giờ cát thành cơm được ?
Đây
là cái chìa-khóa cho người tu-học. Nắm được chìa khóa này thì chắc chắn hiểu
đạo, và sẽ tu thành Phật.
Nếu
ta không lập cho vững căn-bản này, ta sẽ hiểu đạo sai-lạc, lập luận lầm-lẫn. Và
sai một ly, đi một dậm, ta sẽ hiểu lầm đạo Phật.
Đây
là căn-bản của đạo Phật
Trong
khoảng không-gian bao-la, trên dòng thời-gian đằng-đẳng, mọi sự vật đều trong
đó.
Muốn
nghiên-cứu, ta hãy
giả-lập,
tạm chia sự-vật ra làm 2 mặt : mặt “
vọng
“ và mặt “
chân
“.
:
:
Vọng : Chân
1).-
Mặt “ vọng “ : Tiêu biểu cho chúng-sinh. Các sự-vật đều biến-chuyển trong khoảng
không-gian bao-la, thời-gian vô-tận. Thế-giới, chúng-sinh đều ở mặt này. Bao bộ
sách cũng không nói hết. Bao ngoại-đạo, bao khoa-học đều ở mặt này.
Nói
chung, chúng-sinh đa-số bị luân-hồi sinh-tử.
Trong
kinh này, vì Phật muốn dạy ông A-nan và đại-chúng, nên nhấn-mạnh về một
phương-diện của chúng-sinh : Chúng-sinh dùng “
tâm
phan-duyên

“.
Trí
biết của chúng-sinh rất tương-đối, nông cạn.
Trí
biết đó bị hạn-chế trong vòng nghiệp của chúng-sinh, và trong vòng thân, cảnh
của mỗi chúng-sinh. Ví dụ : con kiến, con rắn, con beo, mỗi con đều nhìn sự-vật
một khác.
Nhưng
thảy đều nhờ tai, mắt, trí biết v.v…vật-lộn với hoàn cảnh mà sinh
sống.
Trí
biết nông-cạn đó, gọi là “ tâm phan-duyên “. Tức là nó nương theo điều mắt thấy
tai nghe, nương theo hoàn cảnh mà vui, buồn, sướng, khổ. Sau đây, Phật sẽ giảng
kỹ về “ tâm phan-duyên “.
2).-
Mặt “ chân “ : Tiêu biểu cho cảnh-giới Phật đã tu-chứng đến. Trí biết Phật
tuyệt-đối, không còn mê lầm … Có nhiều danh-từ để chỉ cảnh-giới này , như :
Bồ-đề, Nát-bàn, Chân-như, Chân-tâm, Chân-lý v.v…
Sau
đây, Phật sẽ giảng kỹ về mặt “ chân “.
*

“ VÔ - THỦY “

căn-bản này, có một chi-tiết rất quan-trọng, mà ít người để ý, ít người hiểu. Vì
thế nên hiểu lầm đạo Phật, lập ra những thuyết rất kỳ, như “ Duy-Tâm “ v.v.
Đó
là lý : “ vô thủy “.

phần này, Phật cũng nói rõ : hai căn-bản đều “ vô thủy “. Vọng vô thủy. Chân
cũng vô thủy.
1)-
Tại sao lại nói căn-bản sinh-tử vô-thủy ?

đứng mặt “ vọng “, tức là mặt  “ chúng-sinh “ mà nói, thì có không-gian, có
thời-gian, nhưng không-gian vô-tận, thời-gian vô-thủy vô-chung. “ Vô thủy “ tức
là không có nguyên nhân đầu tiên. Ví dụ : với ta, 100 năm là lâu, là giới -hạn
của đời người. Nhưng với thời-gian đằng-đẳng, chỉ là một khoảng sinh diệt. Nếu
ta tưởng-tượng một khoảng thời-gian rất lâu xa như một tỷ tỷ tỷ vô-số vô-số
thế-kỷ. Trước đó, ta vẫn có thể lấy 1, 10, 100, 1000 năm trước. Ngược dòng
thời-gian, đi mãi, không thấy chỗ bắt đầu. Thế gọi là “ vô thủy “.
Vậy
đứng về mặt thế-giới, chúng-sinh mà nói: “ không có khởi đầu, không có
nguyên-nhân đầu tiên. Thế-giới, chúng-sinh đều biến-chuyển trên dòng thời-gian
đằng-đẳng.
1)-
Về cảnh-giới Phật :
Với
cảnh-giới Phật, cũng vô-thủy. Không còn phân-biệt không-gian, thời-gian,
tương-đối, tuyệt-đối. Không còn phân-biệt   “ thủy- chung “.
*c).-
PHẬT NÓI RÕ : VỌNG-THỨC KHÔNG PHẢI TÂM
Sau
khi nêu nguyên-tắc : hai căn-bản chân vọng, Phật mới chính-thức tấn-công vào cái
lầm căn-bản của ông A-nan. Đó là cái lầm căn-bản của mọi chúng-sinh, vì thế mà
bị luân hồi sinh-tử.
Phật
giơ cánh tay lên, co năm ngón tay lại, hỏi ông A-nan :” Có thấy không ? “Ông
A-nan đáp : “ Có thấy “. Phật hỏi :”Lấy cái gì làm thấy ? “Ông A-nan đáp : “ Lấy
con mắt để thấy “. Phật hỏi: “Ông nói: “ nắm tay Phật làm chói tâm và con mắt
của tôi “. Vậy ông lấy cái gì làm tâm để biết nắm tay tôi ? “Ông A-nan đáp : “
cái hay suy-nghĩ là tâm của tôi “.
*
Tâm-lý
của ông A-nan, là tâm-lý chung của chúng ta, và của chúng-sinh. Ai cũng cho là “
có tôi ‘. Ai cũng thấy rõ có “mình”. Vì thấy có “ mình “ , mới phân-biệt có “
người “. Mới sinh ra “ yêu, ghét “. Vì “ yêu “ mới có gia-đình : cha mẹ, anh em
v.v… Vì “ ghét “ mới có chiến-tranh, có tranh đấu.
Người
ta lại cho những cái mắt thấy, tai nghe là có thực, và cho cái óc phân-biệt ,
suy-xét là “ tâm của mình “.
Nhân-loại
ngày nay lại càng đi sâu vào quan-niệm này. Khoa-học tiến bộ nhanh-chóng, đều
dựa vào trí suy-luận. Cuộc đời máy–móc, tranh sống gắt-gao, chiến-tranh
khủng-khiếp, dục-vọng ngày càng nuôi lớn.
Đó
là cái chấp nặng nhất của chúng-sinh. Vì thế nên bị chìm-đắm trong luân-hồi
sinh-tử.
*
Phật
biết thế, nên cố ý phá thật mạnh cái chấp đó. trước hết, Phật để cho ông A-nan
tìm mãi chỗ của tâm ông nương. Tìm mãi, không thấy. Nay Phật mới tấn-công
mạnh-mẽ vào cái chấp căn-bản của ông.
Khi
ông A-nan đáp :” Cái suy-nghĩ là tâm của tôi “, Phật quở : “ Cái đó không phải
là tâm của ông “.
Ông
A-nan giật mình, hỏi : “ Gọi nó là cái gì ? “
Phật
bảo : “Đó là tưởng-tượng những tướng giả-dối của tiền-trần “. Sau đây, Phật sẽ
giảng rất kỹ câu này.
Phật
lại nói câu thâm-thúy này: “- Từ vô-thủy đến nay, ông nhận lầm giặc đó làm con,
nên bỏ không theo chân-lý, bởi thế nên chịu luân-hồi sinh-tử.
*
         Câu
này thật là thấm-thía : “ nhận giặc làm con ! “. Chúng ta và chúng-sinh đều quý
yêu cái “ tôi “. Nhiều kẻ vì lẽ “ sinh-tồn “ mà gây bao tội-ác, gây chiến-tranh.
Nhiều kẻ vì cái “ tôi “, vì gia-đình, vì tổ-quốc, vì chủ-nghĩa, vì tôn-giáo của
mình mà gây bao đau-đớn cho người và cho mình.

biết đâu : “ Chính cái hay suy-nghĩ, phân-biệt, nó xui ta bám lấy cuộc sống, bám
lấy những thứ ta yêu, ta thích. Qua bao đời, bao kiếp, ta cứ bị luân-hồi
sinh-tử, ta chịu bao đớn-đau, trong bể khổ, không thể giải-thoát lên những
cảnh-giới yên-vui, sung-sướng. Chính kẻ giặc nó làm ta khổ, mà ta lại quý-yêu
nhất, vì thế mới nói : nhận giặc làm con ! “.
*
Nay
ta nghiên-cứu phần :
III.-
SUY PHÁ : VỌNG-THỨC KHÔNG CÓ THỰC.
Phần
này chia làm 2 đoạn :
*1)-
A-nan cầu Phật dạy. Đây là phần chuyển đề.
*2)-
Phật an-ủi và dạy.
*
*1)-
Ông A-nan cầu Phật dạy :
Ông
A-nan bạch Phật : “ Lòng tôi yêu-mến Phật, nên xuất gia. Tôi cúng-dường Phật,
lại cúng-dường vô-số Phật. Tôi phát lòng tinh-tấn dũng-mãnh, làm mọi việc khó
làm để phụng-sự Chính-pháp.
Tôi
dùng cái tâm ấy.

dụ tôi có sa-ngã, hủy-báng Chính-pháp, bỏ mất căn lành, cũng bởi cái tâm
đó.
Nếu
Phật nói cái đó không phải tâm, thì ra tôi không có tâm, như cây như đất. Vì nếu
không còn cái hay biết đó, thực tôi mất cả. Sao Phật lại nói cái đó không phải
tâm ?
Tôi
thực kinh sợ, và trong đại-chúng, ai cũng nghi hoặc. Xin Phật đại-từ dạy cho kẻ
chưa ngộ.

Ta thấy cái sợ của ông A-nan rất đúng vối tâm-lý của chúng-sinh. Từ xưa đến nay,
ông A-nan và mọi người vẫn yên-trí cái tâm là cái óc thông-minh biết suy-xét,
so-sánh, phân-biệt. Đó là của quí-báu nhất của mình. Làm điều hay, làm điều dở,
vui, buồn, thương, khóc, phấn khởi, chán-nản, học rộng nghe nhiều, cho đến
mưu-mô xảo-trá, thảy đều ở cái “ tâm “đó.
Từ
bao kiếp, cái thói quen suy-nghĩ, phân-biệt, thích-ứng với hoàn-cảnh, là cái
bản-tính của chúng-sinh. Đó là sự sống, đó là cuộc đời.
Người
ta lại thiết-tha yêu sự sống, yêu đời, thích ăn ngon mặc đẹp, thích ở nhà lầu,
thích yêu-đương, thích hoạt động, tranh đấu. Có người say-mê âm-nhạc, có người
yêu hội họa. Có người thích chém-giết. Bao tư-tưởng, bao phát-minh, bao bài thơ
hay, bao công-trình nghệ-thuật, cho đến bao tiếng cười, tiếng khóc, bao điều đẹp
đẽ, bao sự dã-man, thảy đều do “ tâm “ con người tạo ra. Cho đến những tư-tưởng
cao-siêu, những lời Phật dạy, những hạnh tốt đẹp của người tu, mong hiểu và đạt
tới Chân-lý. Thảy đều ở “ tâm “ con người.
Thế
mà nay Phật quở : “ cái đó không phải tâm ông “. Làm sao ông A-nan chả
kinh-sợ.
Ta
cũng nên cố-gắng khách-quan, bắt chước ông A-nan, trầm-ngâm suy-nghĩ những lời
Phật dạy đây. Nếu ta ngộ được, ta đã làm một cuộc cách-mệnh lớn trong tâm-hồn.
Ta thực hiện một bước rẽ quan-trọng trong đời ta. Bước rẽ đó giúp ta tiến mãi
trong tương-lai, tiến mãi về phía cao, đẹp, Chân-lý, cho đến khi thành
Phật.
*2)-
Phật an-ủi và dạy :
*a)
Phật an-ủi :
Phật
dạy : “ Tất cả mọi sự vật, từ rất nhỏ đến rất lớn, đều ở trong phạm-vi của tâm.
Sư-vật nào cũng có tính-cách riêng. Cho đến hư-không cũng có tên, có
tướng.
Huống-hồ
là cái phương-diện “ chân “ của sự vật, gọi là “ tâm thanh-tịnh “, lại không có
tính-cách riêng hay sao ? “
Đây
Phật đứng về mặt “ chân “, nói về phương-diện chân-lý. Nếu đứng về cảnh-giới
Phật, có thể lấy danh từ “ tâm “, hay “ chân tâm “để chỉ chân-lý. Phật lại dùng
danh từ “ tính “ để chỉ cái phương-diện sâu-xa, thuần-túy của sự-vật. Ở
cảnh-giới Phật, mọi sự-vật đều là Chân-lý.
Phật
công-nhận chân-lý đó là “ tâm “ .
*b)
Phật chỉ tâm giả-dối :
Phật
dạy : “ nay ông cứ chấp cái tính hay phân-biệt, hay suy-xét, tức là cái trí-biết
của ông, cho nó là tâm. Nếu thực là tâm, thì khi nó xa-lìa trần-cảnh, ví-dụ như
xa lìa mọi cái có thể nhìn, nghe, - ở một chỗ tối om, yên-lặng, - nó vẫn giữ
tính-cách riêng của nó.
Bây
giờ ông nghe tôi dạy pháp, tâm ông nương vào tiếng nói của tôi mà sinh
phân-biệt, vậy tâm đó là tâm phan-duyên”.
Câu
nói này của Phật rất hay, và rất sâu-xa. Tâm ta thường chạy theo hoàn-cảnh. Được
người khen thì vui-mừng, nở mày nở mặt. Gặp người chê thì khó chịu. Có ai chửi
thì tức tối. May gặp bước giàu sang thì sung sướng, lại lên mặt khinh người.
Không may thất-bại thì đau buồn, thất-vọng …
Ta
bị nô-lệ cho hoàn-cảnh, bị hoàn-cảnh lôi-kéo. Ta bị những điều mắt thấy tai nghe
chúng lôi cuốn. Thích ăn ngon, mặc đẹp, nhà lầu, thích gái đẹp, thích danh giá.
Vì thế mà làm-lụng khổ sở, mà phải vò đầu lập mưu lập mẹo, có khi gây bao
phiền-não cho mình và cho người.
Trong
đêm khuya tĩnh-mịch, ta lặng-lẽ suy-nghĩ, tự xét ta, xét người, mới thấy ta
hoàn-toàn bị nô-lệ cho cảnh-vật chung-quanh. Một ngày bận -rộn bao việc, phải
ứng phó với bao điều mắt thấy tai nghe.
Cái
mà ta tưởng là “ ta “, là trí-khôn, là tài-năng, cái mà ta quý-mến, hãnh-diện,
đó là “ tâm phan-duyên “.
Chính
cái “ tâm “đó luôn luôn đuổi theo tiếng động, phản ứng với hình-ảnh, với mùi vị.
Ngũ-quan ta luôn luôn làm việc, phản ứng với hoàn-cảnh ( nói theo Phật-pháp, là
sáu trần ).
*
     
Nay
đến chỗ kết luận của chương :
-a) Phá
chỗ chấp vọng tâm.
Chương
này có 3 phần :
*
A )  Chúng-sinh nhận lầm ý-thức của mình là tâm.
*
B ) Phật phá những điều nhận lầm đó.
*
C ) Kết - luận.
Ta
đã nghiên-cứu xong phần : * B
Nay
đến phần kết-luận của cả chương – a)
*C
).-
Kết
luận
Phật
dạy : “ Mặc dù cho có dứt bỏ hết tất cả thấy, nghe, hay, biết, chỉ giữ bề trong
êm-lặng, đó cũng chỉ là hình-ảnh của phân-biệt pháp-trần “.
Câu
này lại càng cao và thâm-thúy. “ Người tu định, giữ hết sức yên lặng, bên trong
lặng-lẽ. Các tiếng động không lọt vào tai. Mắt nhắm. Không còn thấy, nghe, hay,
biết. Cái lặng-lẽ bên trong cũng không phải là tâm. Pháp-trần phân-biệt vẫn ở
đó. Ta vẫn còn những ý-nghĩ trong đầu, những thói-quen suy-nghĩ. Ta vẫn có thể
tưởng-tượng ra mọi việc trong đời sống hàng ngày.Trong lúc ngủ say, ta nằm
chiêm-bao, thấy mọi sự như thật.
Cho
đến khi ta nghiền-ngẫm những tư-tưởng cao-siêu đẹp-đẽ, đó cũng là tâm
phan-duyên.
Cho
đến người tu định, đã chứng tới một số quả, tâm đó cũng là tâm
phan-duyên.
Phật
dạy : “ Nếu thực là tâm ông, thì khi xa các tiền-trần, nó vẫn có tính
phân-biệt.
Còn
nếu khi xa tiền-trần, không có tính phân-biệt, đó chỉ là hình-ảnh của phân-biệt
tiền-trần.
Cảnh
biến-đổi luôn luôn, khi còn khi mất.
Cái
tâm chỉ nương theo cảnh.
Vậy
khi cảnh mất, tâm cũng mất luôn, giống như lông rùa, sừng thỏ là những vật không
có.
Phật
lại dạy : “ Các chúng-sinh tuy đã chứng được 9 bậc định, mà không chứng được
A-la-hán, chỉ vì chấp cái tâm phan-duyên, cho là Chân-lý “.
Vậy,
muốn chứng A-la-hán, thoát khỏi luân-hồi sinh-tử, rồi cứ thế tiến thẳng quả
Phật, trước hết phải bỏ cái tâm phan-duyên.
*
* *
-B)
Chỉ rõ Như-Lai-Tạng
Chương
này chia làm 2 phần :
*A)-
A-nan bỏ vọng cầu chân. Tức chuyển đề.
*b)-
Phật chỉ dạy Như-lai-tạng.
*
*
A- Ông A-nan bỏ vọng cầu chân
Ông
A-nan nghe Phật dạy, thương mình lầm-lạc, rớt nước mắt, quỳ xuống, chắp tay bạch
Phật :
-“
Từ khi tôi phát tâm xuất-gia theo Phật, thường ỷ nơi oai thần của Phật , tự nghĩ
không cần phải tu, rồi Như-lai sẽ giúp cho Chính-quả. Có biết đâu thân-tâm không
thay được nhau. Tôi bỏ mất bản-tâm, tuy thân xuất-gia, tâm chẳng vào đạo, ví như
đứa con bỏ cha trốn đi, bị cùng khổ. Nay mới biết : tuy được nghe nhiều, nếu
không tu hành, cũng như không được nghe. Ví như người nói ăn mà không ăn, không
no được.
Bạch
Thế-Tôn, chúng tôi bị hai cái chướng (1) ràng-buộc, là vì không biết tâm-tính
thường lặng.
Xin
Như-lai thương xót kẻ mê-lầm, chỉ dạy cái tâm nhiệm-mầu, sáng-suốt, và mở con
mắt đạo cho chúng tôi.
*B-
Phật chỉ dạy Như-lai-tạng
Chương
này chia 3 phần.
*I
-  Phật phóng quang.
*II
- Hứa chỉ dạy.
*III-
Phật chỉ Như-lai-tạng.
*I.-
Phật phóng quang.
         Ngay
lúc đó Đức Như-Lai, phóng ra hào-quang từ chữ “ vạn “(2) ở ngực, ánh sáng rực-rỡ
có trăm nghìn sắc, soi khắp mười phương các cõi Phật nhiều như bụi nhỏ. Hào-


………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1)-Hai
cái chướng: chướng là ngăn che. Hai chướng là phiền não chướng và sở -tri
chướng. Phiền não chướng: là các phiền não không cho thấy Chân-lý.
Sở-tri-chướng: các vật bị hay biết ngăn che Chân-lý.
2)-
Chữ “ vạn “ : tướng tốt ở ngực Phật. Vì Phật hoàn-toàn muôn hạnh, muôn đức nên
có tướng đó.
quang
soi trên đỉnh các Đức Như-Lai trong các cõi Phật rồi truyền sang ông A-nan và
đại-chúng.
*II.-
Hứa chỉ dạy.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nay tôi vì ông dựng pháp-trường (3) lớn, và khiến tất cả
chúng-sinh trong mười phương đều nhận được cái tâm thanh-tịnh, sáng-suốt,
mầu-nhiệm, và được con mắt thanh-tịnh (4)”.
…………………………………………………………………………….
3)-Pháp-trường
: Pháp của Phật cao-siêu hàng phục các mê-lầm, ví như đại-tướng phất cờ thắng
trận.
4)-
Thanh-tịnh : không nhìn lầm.


*
*III.-
Phật chỉ Như-lai-tạng
Chương
này chia 3 phần :
*1)-
Nương theo tính thấy chỉ chân-lý.
*2)-
Chỉ bốn khoa là tính-thường trú.
*3)-
Tỏ bày bảy đại là tính chu-biến.
*1)
Nương theo tính thấy chỉ chân-lý
Chương
này chia ra 2 phần lớn :
*a)-
Nương vọng hiển chân.
*b)-
phân-tích vọng chỉ chân.
*a)
Nương vọng hiển chân.
Chương
này chia làm 10 phần :
^I
   Chỉ tính thấy là tâm.
^II
  Chỉ tính thấy không động.
^III
Chỉ tính thấy không diệt.
^IV
Chỉ tính thấy không mất.
^V
  Chỉ tính thấy không trả lại được.
^VI
Chỉ tính thấy không tạp.
^VII
Chỉ tính thấy không ngăn-ngại.
^VIII
Chỉ tính thấy bao trùm cả “ chân “ vọng.
^IX
    Chỉ tính thấy vượt trên phân-biệt.
^X
   Chỉ tính thấy xa cái thấy phân-biệt.
*
^I.-
Chỉ tính thấy là tâm
2
phần :
^1)-
biện-luận : tính thấy là tâm.
^2)-
Ông A-nan chưa hiểu, mong dạy thêm. Tức chuyển đề.
*
^1)-
biện luận : tính thấy là tâm.
^a)-
không con mắt có thấy.
“Ông
A-nan ! Trước ông đáp với tôi rằng ông thấy nắm tay sáng-láng. Vì đâu mà có nắm
tay sáng ? Tại sao thành nắm tay ? ông lấy cái gì mà thấy ? “
Ông
A-nan đáp: “ Thân Phật như vàng Diêm-phù-Đàn, chói sáng như núi báu, do
trong-sạch sinh ra, nên mới sáng-láng. Thực là tôi lấy con mắt của tôi nhìn
thấy. Năm ngón tay co lại, giơ cho người xem, nên có nắm tay”.
Phật
bảo ông A-nan: “ Nay Như-Lai nói rõ cho ông nghe. Những người có trí được hiểu
rõ là nhờ ví-dụ.
Ông
A-nan ! ví như nắm tay tôi, nếu không có cánh tay, thì không thành nắm tay. Nếu
không có con mắt ông thì không thành cái thấy của ông.
Vậy
lấy con mắt của ông so-sánh với nắm tay của tôi, hai cái nghĩa ấy có đồng nhau
không ? “
Ông
A-nan đáp : “ Bạch Thế-Tôn, đúng vậy. Nếu không có con mắt của tôi thì không
thành cái thấy của tôi.
Vậy
mắt tôi so với nắm tay Phật, hai nghĩa giống nhau “.
Phật
bảo ông A-nan: “Ông nói hai nghĩa ấy giống nhau là không đúng. Vì người không có
cánh tay, thì nắm tay không có. Còn người không có con mắt, không phải hoàn toàn
không có cái thấy.

sao ? ông thử ra đường hỏi những người mù : “Ông có thấy gì không ? “ Chắc người
mù đó đáp : “ Nay trước mắt tôi, chỉ thấy tối đen, chứ không thấy chi khác
“.
Xét
như vậy, thì biết :
Cảnh
trước mắt tự tối
,
chứ cái
thấy
không bị hao kém
”.
^b)-
Thấy tối là có thấy.
Ông
A-nan bạch phật : “ Người mù chỉ thấy tối đen trước trước mắt, sao gọi là thấy
?”
Phật
hỏi ông A-nan : “ Người mù không có con mắt, chỉ thấy tối đen, cùng với người có
mắt sáng nhưng ở trong nhà tối, hai cái tối đen ấy khác nhau hay không
?
-Bạch
Thế-Tôn ! Hai cái tối đen đó, đem ra so-sánh không khác gì nhau.
^c)-
Biện-luận : thấy là tâm.
Phật
dạy : “Ông A-nan ! Như người không có con mắt, trước mắt chỉ thấy tối đen. Bỗng
nhiên được con mắt sáng, thấy rõ các vật. Như thế gọi là con mắt
thấy.
Vậy
người ở trong nhà tối, trước mắt cũng chỉ thấy tối đen; bỗng nhiên được có đèn
sáng, thấy rõ các vật. Đáng lẽ cũng gọi là : cái đèn thấy !
Nếu
thực đèn thấy, đèn đã thấy được, tất không thể gọi là cái đèn. Huống chi cái đèn
đã tự thấy được, thì không liên quan gì đến ông, mà gọi là ông thấy. Vậy nên
biết : Đèn làm sáng các vật, nhưng con mắt thấy chứ không phải đèn.
Mắt
làm rõ các vật, nhưng tâm thấy chứ không phải con mắt.
2)-
Ông A-nan chưa hiểu, mong Phật dạy thêm.
Ông
A-nan tuy được nghe Phật dạy như vậy, cùng với đại-chúng chỉ ngồi lặng im, tâm
chưa được hiểu, còn trông-mong đức Như-Lai từ-tâm chỉ bảo, chắp tay lắng lòng
chờ nghe lời Phật.
^II.-
Chỉ tính thấy không động
3
phần :
^1)-
Biện định 2 chữ khách, bụi.
^2).-
Chỉ rõ tính thấy không động.
^3).-
Phật trách đại-chúng.
*


^1)-
Biện-định 2 chữ khách, bụi.
Bấy
giờ đức Thế-Tôn duỗi cánh tay mềm-mại, chói sáng, tốt đẹp, mở năm ngón tay, bảo
ông A-nan và đại-chúng : “ Hồi tôi mới thành đạo, ở vườn Lộc-Uyển, có dạy năm
ông Tỳ-Khiêu, nhóm ông A-Nhã-Đa, và trong tứ-chúng : “ Tất cả chúng-sinh không
thành Bồ-đề (1) và A-la-hán, là vì những phiền-não như khách, bụi mê-hoặc. Khi
đó, các ông vì sao mà tỏ ngộ, nay được Thánh quả ? “
Ông
Kiều-trần-na đứng dậy bạch Phật :
Tôi
nay đã già, ở trong đại chúng, được tiếng là “ giải “(2), vì ngộ được hai chữ
khách
“, “
bụi
“ mà chứng quả thánh.
Bạch
Thế-Tôn, ! Ví như người khách đi đường, nghỉ tạm trong quán, ngủ hay là ăn, ăn
ngủ xong lại mang đồ lên đường, không thong-thả ở yên mãi nơi đó. Nếu thực là
người chủ, không còn phải đi đâu nữa.
Tôi
suy-nghĩ : khách là người không ở mãi. Chủ là người ở mãi. Vậy khách nghĩa là
không ở mãi.
Lại
như khi buổi sáng, mặt trời mọc, ánh-sáng chiếu qua khe cửa vào nhà, ta thấy
trong ánh nắng bao nhiêu bụi nhỏ lăng-xăng ở hư-không. Bụi chạy lăng-xăng, còn
hư-không êm-lặng.
Tôi
suy-nghĩ : hư-không yên-lặng, bụi lay đông. Vậy bụi có đặc tính là lay đông
“.
Phật
dạy : “ Phải đó “.
*
^2)-
Chỉ rõ tính thấy không động.
^a)-
Đối cảnh ngoài để chỉ không động.
Đức
Như-Lai ở trong đại-chúng nắm bàn tay lại, rồi mở ra, mở rồi nắm lại, hỏi ông
A-nan  : “ông thấy gì ? “Ông A-nan đáp : “ tôi thấy bàn tay quí-báu của Phật khi
nắm, khi mở “.
Phật
hỏi : “Ông thấy bàn tay tôi mở, nắm, là tại bàn tay tôi có nắm có mở, hay là cái
thấy ông có nắm, có mở ? ‘
………………………………………………………………………………………………………………..
1)-
chứng quả Phật.
2)-
hiểu đạo.
Ông
A-nan đáp : “ Bàn tay quí-báu của Phật khi nắm, khi mở. Tôi thấy tay Phật tự
nắm, tự mở, chứ không phải tính thấy của tôi có nắm, có mở “.
Phật
hỏi: “ Cái nào động, cái nào tĩnh ? “
Ông
A-nan đáp : “ Tay Phật động. Còn tính thấy của tôi đến không có cả tĩnh, huống
chi là động “.
Phật
dạy : “ Phải đó “ .
^b)-
Lấy ví dụ ở thân để chỉ không động.
Khi
đó, đức Như-Lai phóng một đạo hào-quang từ bàn tay qua bên phải ông A-nan. Ông
quay đầu nhìn qua bên phải. Phật lại phóng môt đạo hào-quang qua bên trái ông.
Ông quay đầu nhìn sang bên trái.
Phật
hỏi ông A-nan : “ Tại sao hôm nay đầu ông lại lay động ? “
Ông
A-nan đáp : “ Tôi thấy đức Như-Lai phóng hào-quang báu bên phải, bên trái tôi,
nên tôi nhìn sang bên phải, bên trái. Đầu tôi tự quay đi quay lại
“.
-“
A-nan ! Ông nhìn hào-quang, quay đầu sang phải, sang trái : Đó là đầu ông động
hay cái thấy của ông động ?”
-“
Bạch Thế-Tôn, đầu tôi tự động. Còn tính thấy của tôi đến không có cả tĩnh, huống
chi  là động “.
Phật
dạy : “Đúng đó “.
^3)-
Phật trách đại-chúng.
Khi
đó đức Như-Lai bảo cả đại-chúng :

Chúng-sinh cho “ bụi “ là lay động, cho “ khách “ là không ở mãi. Các ông thấy
đầu ông A-nan tự lay động, còn tính thấy không động. Tay tôi mở nắm, tính thấy
không mở nắm.
Làm
sao các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh. Từ đầu đến cuối, niệm-niệm
sinh-diệt (1), bỏ mất chân-lý, làm việc trái-ngược (2), nhận vật làm mình, nên
tự buộc mình trong vòng luân-hồi sinhtử.
*
1)-
niệm-niệm sinh-diệt : niệm mới sinh, đã diệt, niệm khác nối tiếp.
2)-
trái ngược : trái với chân-lý.
BÌNH-
LUẬN
Nay
ta nghiên-cứu chương lớn :
b)- Chỉ
rõ Như-lai-tạng.
Chương
này là phần thứ hai của chương :
-1)
-
Phật
phá vọng hiển chân.
Chương
này chia làm 2 phần :
-a)
Phá chỗ chấp vọng tâm.
-b)
Chỉ rõ Như-lai-tạng.
Ta
đã nghiên-cứu xong phần :
-a)
Phá chỗ chấp vọng tâm.
Nay
ta nghiên-cứu sang phần :
-b) Chỉ
rõ Như-lai-tạng.
Chương
này chia làm hai phần :
*A-
A-nan bỏ vọng cầu chân. Tức là chuyển đề và đặt vấn đề mới.
*B-
Phật chỉ dạy Như-lai-tạng.
*
*A
Ông
A-nan bỏ vọng cầu chân
Ông
A-nan được Phật chỉ cho cái lầm lớn lao của mình là lầm chấp cái vọng tưởng làm
tâm. Ông khẩn cầu Phật chỉ dạy chân-lý, để ông theo đó tu-tập, chúng quả
Phật.
*B- Phật
chỉ dạy Như-lai-tạng.
Đây
là phần chính của chương –b) Chỉ rõ Như-lai-tạng.
Phần
này rất lớn, chia làm 3 phần :
*I.
Phật phóng quang.
*II.
Hứa chỉ dạy.
*III.
Phật chỉ Như-lai-tạng. Đây là phần chính.
*
Nay
ta nghiên-cứu phần :
*III. Phât
Chỉ Như-Lai-Tạng
Chương
này rất lớn, chia làm 3 phần lớn :
*1)
Nương theo tính thấy chỉ chân-lý.
*2)
Chỉ 4 khoa là tính thường-trú.
*3)
Tỏ bày 7 đại là tính chu-biến.
*
Nay
ta nghiên-cứu phần lớn :
*1)
NƯƠNG THEO TÍNH THẤY CHỈ CHÂN-LÝ
Chương
này lại chia làm 2 phần lớn :
*a)
Nương vọng hiển chân.
*b)
Phân-tích vọng chỉ chân.
*
Nay
ta nghiên-cứu phần :
*a) NƯƠNG
VỌNG HIỂN CHÂN
Thế
nào gọi là : nương vọng hiển chân ?
Chân
tức là Chân-lý. Tức là cảnh-giới Phật tu-chứng đến. Chỉ có Phật mới thấy rõ, mới
hiểu được. Chúng ta là chúng-sinh muốn hiểu cảnh-giới này, cũng ví như con kiến
muốn hiểu mặt trời và vũ-trụ.
Phật
có lòng từ-bi vô-lượng, muốn cho ta thành Phật, mới chỉ cho ta cảnh-giới
Chân.
Việc
đó cũng khó-khăn như ta giảng cho kiến hiểu mặt trời, trái đất và
vũ-trụ.
Phật
phải dùng phương tiện : “ lấy vọng chỉ chân “. Cũng ví như ta lấy con mèo tả con
hổ, để giảng cho người chưa từng thấy con hổ.
Tuy
con mèo không phải là con hổ, tuy con mèo khác xa con hổ, nhưng nhờ con mèo, ta
có thể tả đại-khái những đặc tính của con hổ. Người nghe cũng có một ý-niệm
khái-quát về con hổ.

phần này, Phật lấy “ tính thấy “ là cái chúng ta có thể nhận-xét được, để tả
những đặc-tính của cảnh-giới Phật.
Ta
có thể nương vào lời Phật dạy, nương vào “ tính thấy “, để có một ý-niệm về
Chân-lý. Như thế rất có lợi cho sự tu-học. Đó là phương-tiện : “ nương vọng hiển
chân “.
Chương
này chia làm 10 phần :
^I.
   Chỉ tính thấy là tâm.
^II
.  Chỉ tính thấy không động.
^III
  Chỉ tính thấy không diệt.
^IV
  Chỉ tính thấy không mất.
^V
   Chỉ tính thấy không chỗ trả về.
^VI
   Chỉ tính thấy không tạp.
^VII
  Chỉ tính thấy không bị ngăn-ngại.
^VIII
  Chỉ tính thấy bao trùm cả chân vọng.
^IX
     Chỉ tính thấy vượt trên phân-biệt.
^X
      Chỉ tính thấy xa cái thấy biết.
*
Nay
ta nghiên cứu phần :
^I. Chỉ
tính thấy là tâm
^a)
Không con mắt có thấy
Phật
lấy ví-dụ : Nhờ cánh tay, mới có nắm tay, nhờ có con mắt, mới có cái
thấy.
Phật
bảo : không cánh tay, thì không có nắm tay. Nhưng không có con mắt, không phải
là không có cái thấy.
chứng
cớ : Hỏi người mù thấy chi ? Người đó đáp : thấy tối.
Đây
ta thấy Phật đưa ra một điểm lạ. Nhiều chúng-sinh yên-trí : không có con mắt thì
không thấy, vì chúng sinh đó quá lệ-thuộc cho con mắt.
Chính
tính thấy bao giờ cũng có, không vì con mắt mà tăng lên hay giảm
đi.
Cảnh
trước mắt tối hay sáng, là đặc tính của cảnh.
Tính
thấy vẫn có đó. Đừng tưởng không con mắt thì không có tính thấy. Cũng như cảnh
có tối đen, tính thấy vẫn thế.
^b)
Thấy tối là có thấy
Ông
A-nan cãi : người mù chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy ?
Phật
nói : “ Người ở trong nhà tối, chỉ thấy tối đen, so với cái tối đen của người
mù, hai cái tối cũng giống nhau, vậy thấy tối là có thấy.
^c)
Thấy là tâm
Phật
dạy : Như người mù, bỗng được mắt sáng, gọi là con mắt thấy.
Vậy
người ở trong nhà tối, bỗng có đèn sáng, nhìn rõ các vật. Đáng lẽ cũng gọi là :
cái đèn thấy !!
Nói:
“ cái đèn thấy “ ta thấy buồn cười.
Thế
thì câu : “ con mắt thấy “ cũng là sai.
Vậy
ta phải nhận-định rõ điều này :
1)-
đèn soi sáng, nhưng con mắt thấy chứ không phải đèn.
2)-
Mắt là cơ quan để nhìn, nhưng
tâm
thấy

chứ không phải con mắt.
Ý
Phật nêu ra lý này : “ một đặc tính của chân-lý, là Chân-lý bao giờ cũng có,
không bị hoàn-cảnh ảnh-hưởng. Ví-dụ như cái thấy, bao giờ cũng có. Nếu có đèn
sáng, hay có con mắt, tính thấy
thấy
các vật. Nhưng nếu không có đèn hay con mắt, tính thấy vẫn còn đó, không mất
đi.
^II.-
Chỉ tính thấy không động
Phần
này rất quan-trọng. Phật nêu nguyên-tắc để biết rõ chân vọng. Người tu nên
căn-cứ theo đây mà suy-ngẫm, sẽ tiến nhiều trên đường chân-lý.
^1)
Biện định 2 chữ khách, bụi.
Ông
Kiều-trần-na định nghĩa hai chữ khách và bụi.
a)-
Khách : Trên đường xa, có quán trọ. Người khách đi đường nghỉ tạm một đêm, rồi
sáng hôm sau lại đi.
Trái
lại, người chủ ở mãi trong quán.
Vậy
khách có đặc tính là không ở mãi.
b)-
Bụi : Buổi sáng, ánh sáng mặt trời chiếu qua khe cửa vào nhà. Ta thấy trong tia
nắng rất nhiều bụi nhỏ lăng-xăng.
Trái
lại, hư-không êm-lặng.
Vậy
bụi có đặc tính là lay-động.
^2)
Chỉ rõ tính thấy không động
^a)-
Đối cảnh ngoài để chỉ không động.
Phật
nắm bàn tay lại, rồi mở ra, nắm vào.
Phật
hỏi : Tay Phật động, hay tính thấy động ?
Ông
A-nan thấy rõ là : tay Phật động. Còn tính thấy không động.

Tính thấy không động “,đó là hình-ảnh của chân-lý.

Tay Phật động”, đó là hình-ảnh của ngoại cảnh.
Tất
cả thế-giới, chúng-sinh đều biến-chuyển, đều động. Tất cả cảnh đời đều
động.
Chân-lý
không động.
^b)-
Lấy ví dụ ở thân để chỉ không động.
Phật
phóng hào-quang để đầu ông A-nan quay đi quay lại.
Phật
hỏi : đầu ông động hay tính thấy của ông động ?
Ông
A-nan thấy rõ : đầu ông động.
Còn
tính thấy không động.
“Đầu
ông A-nan động “,đó là hình-ảnh của nội-thân chúng-sinh. Nội-thân hoạt động luôn
luôn, thích ứng với hoàn cảnh.

Tính thấy không động “, đó là hình-ảnh của Chân-lý.
Thân
chúng ta động, hoạt-động luôn luôn, bị hoàn cảnh lôi kéo.
Chân-lý
không động.
^3)
Phật trách đại chúng .
Ta
thấy rõ :

Bụi “ lay động.
Trái
lại, hư-không không động.

Khách “ dời đổi.
Trái
lại, chủ ở yên một chỗ.
Đầu
ông A-nan động.
Trái
lại, tính thấy không động.
Tay
Phật động.
Trái
lại, tính thấy không động.
Ta
nên suy-xét thật kỹ :
Bụi
là động. Đầu ông A-nan động. Tay Phật động.
Đó
là hình ảnh của cảnh đời, của mọi sự vật ở thế-gian.Mọi sự vật đều biến-chuyển
trên dòng thời-gian vô-tận.
Thân
mình cũng biến-chuyển luôn-luôn.
Trái
lại, hư-không không động. Tính thấy không động.
Đó
là hình-ảnh của Chân-lý, của cảnh-giới Phật.

Động “ là khách.

không động “ là chủ.
Cảnh
ngoài là khách, thân chúng-sinh là khách.
Chân-lý
là chủ.
Phật
trách đại chúng :

Các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, nhận vật làm mình.
Hành
động thật là trái ngược : không theo chân-lý, cứ chạy theo vọng-tưởng. Không
theo “ không động “, cứ chạy theo động.
Bởi
thế tự buộc mình trong vòng luân-hồi sinh-tử “.
Câu
này dạy ta rất nhiều.
Đây
là phần căn-bản để ta hiểu đạo và tu-chứng. Ta hãy phân biệt : chủ và khách, bụi
và hư-không, chân và vọng, động và không động.
Ta
hãy lặng-lẽ tự xét ta, xét người, xét đời. Ta khách-quan, đứng ra ngoài cuộc đời
mà quan-sát, ta sẽ tỉnh-ngộ rất nhiều.
Mắt
ta sáng-suốt hơn, nhìn đời rõ-ràng hơn. Những cái gì thuộc về  “ khách “ , thuộc
về “động “, tức thuộc về “ vọng “. Ta đừng bám chấp, quyến-luyến, thiết-tha nữa.
Ta can đảm đẩy bỏ đằng sau như người đi tiêu, tống các đồ nhơ.
Chính
chúng làm cho ta đau khổ, mê-lầm. Còn cái gì thuộc về “ chủ “, về “ chân-lý “,
tức thuộc về “ không động “.
Hình
ảnh: “ bụi và hư-không “ sẽ giúp ta rất nhiều để suy-ngẫm.
Tóm
lại, châm-ngôn của ta là :

Không bị cảnh chuyển “.

Đối cảnh không sinh “.
Kìa
như hư-không, dù bụi bay loạn-xạ đến đâu, hư-không vẫn không bị lay
chuyển.
Ta
quán-sát, tu-tập mãi, cho đến khi : “ cảnh không chuyển nổi ta “.
Cảnh
không làm ta mê-đắm, không làm ta vui-vẻ, phấn-khởi, hay đau-buồn, chán-nản,
lo-âu, phiền-não. Ta nương theo    “ hư-không “ nương theo “ không động “ mà
tu-tập. Ta theo đúng con đường thẳng tới Chân-lý.
***HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.15/2/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment