Wednesday 7 December 2011

Chờ Thầy - Thích Trí Siêu
Posted: 07 Dec 2011 06:29 AM PST

Trích sách "Ý Tình Thân" của Thượng Tọa Thích Trí Siêu.
Cái Gì Quý Giá Hơn - Thích Trí Siêu
Posted: 07 Dec 2011 06:26 AM PST

Cái Gì Quý Giá Hơn Pháp Âm Bởi Thích Trí Siêu
Bồ Tát Hạnh - Thích Trí Siêu
Posted: 07 Dec 2011 06:21 AM PST


 
Bồ Tát Hạnh
(Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Bình Thiên)
Thích Trí Siêu
dịch


Kính dâng sách này lên
Hòa Thượng Bổn Sư thượng Huyền hạ Vi
và Lama Guendune Rinpoché
-ooOoo-
Mục đích chung của người tu Phật là cầu giác ngộ giải thoát, nhưng đối với người theo Phật giáo Ðại Thừa thì mục đích chính là phải cầu thành Phật.
A La Hán cũng giác ngộ giải thoát, Bích Chi Phật cũng giác ngộ giải thoát, chư Tổ Thiền cũng giác ngộ giải thoát, nhưng các Ngài vẫn chưa phải là Phật. Nhưng tại sao lại phải cầu thành Phật chứ? Ðược giác ngộ giải thoát chưa đủ sao?
- Chưa đủ! Ðủ làm sao được đối với người đã hiểu, đã thấy tất cả chúng sinh chính là mình, mình chẳng khác với chúng sinh; cái khổ của chúng sinh chính là cái khổ của mình và sự giải thoát của chúng sinh cũng là sự giải thoát của mình. Nếu chưa hiểu được vậy thì ít nhất cũng phải suy nghĩ, từ vô thỉ đến nay, trôi lăn trong sinh tử luân hồi tất cả chúng sinh đều đã ít nhất một lần làm cha mẹ ta, đã nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc ta chẳng quản khó nhọc, nhiều khi còn phải hy sinh tánh mạng vì ta. Như thế, ta nỡ lòng nào cầu giác ngộ giải thoát một mình? Nhưng chúng sinh đông quá làm sao độ cho hết? Ðại A La Hán kia như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên còn chỉ độ được vài trăm đệ tử, nói chi ta đây là kẻ phàm phu? Ðành rằng các vị A La Hán là những người giác ngộ giải thoát, nhờ chuyên tu thiền định, diệt trừ phiền não, song từ những kiếp xa xưa, các ngài không lập những thệ nguyện rộng lớn vì chúng sinh, không dám xả thí thân mạng, tài sản, vợ con, không biết gần gũi, thân cận, cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Thiện tri thức. Do đó các ngài chưa có đủ công đức, trí huệ, hùng lực như chư Phật. Chỉ có Phật mới đầy đủ khả năng giáo hóa, cứu độ chúng sanh vô lượng. Ngoài ra trong kinh Pháp Hoa và Niết Bàn, đức Phật đã khai thị rõ về Phật tánh, khuyên nhắc chúng sinh cầu Phật quả. Chúng ta là con Phật (Phật tử) thì phải cố gắng được như cha của mình chứ! Bước đầu tiên là chúng ta phải phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh. Sự phát nguyện (hay tâm niệm) đó gọi là Bồ Ðề Tâm (Bodhicitta). Khi vừa phát tâm như vậy thì chúng ta liền trở thành một Bồ Tát (Sơ phát tâm). Chư Phật ba đời cũng đều phát xuất từ chư Bồ Tát, do đó trong kinh Bảo Tích Ðức Phật đã không ngớt khen ngợi và đề cao hàng Sơ phát tâm Bồ Tát: "Hàng Sơ phát tâm Bồ Tát, tuy căn tánh Bồ Tát chưa đầy đủ, đức tướng Bồ Tát chưa trọn vẹn hiển bày cho mọi người thấy được, nhưng các Thiện Thần Vương hết lòng tôn trọng đến hộ vệ... Bồ Tát Sơ phát tâm chưa có công đức gì, nhưng đem so với A La Hán vẫn còn cao hơn ... Này Ca Diếp! Thí như hạt châu lưu ly nhỏ mà giá trị hơn là khối thủy tinh lớn như núi Tu Di. Bồ Tát cũng như vậy, ngay từ khi phát tâm cũng đã hơn hàng Thanh Văn, Bích Chi (tr 142, kinh Bảo Tích do T.T. Ðức Niệm dịch). Do đó, khi vừa phát tâm Bồ Ðề thì liền trở thành Bồ Tát, không cứ phải đến các Ðại Giới Ðàn thọ Bồ Tát giới mới được xem là Bồ Tát. Nói như vậy không có nghĩa là bác bỏ việc thọ giới, ngược lại hành giả Ðại Thừa rất nên cầu thọ giới pháp, vì thọ (hay truyền) giới trong sự trang nghiêm, đúng phép rất có lợi ích, nó có khả năng tác động mạnh vào tâm khảm của giới tử, và nếu giới tử thanh tịnh thành khẩn thì được xem là đắc giới. Nhưng thọ Bồ Tát giới và chỉ lo giữ giới Bồ Tát không chưa đủ để được xem là Bồ Tát. Bồ Tát giới chỉ là hàng rào ngăn chặn giúp hành giả Bồ Tát không bị sa đọa, đó là phần tiêu cực.
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh. Khi tụng một thời kinh thì trên cúng dường chư Phật, dưới cầu cho pháp âm tỏa khắp pháp giới làm lợi ích chúng sinh. Ngồi thiền dù chỉ năm phút cũng cầu giác ngộ bổn tánh. Ðể làm gì? Ðể cứu độ chúng sinh. Niệm Phật dù chỉ mười câu cũng không quên hồi hướng công đức cho chúng sinh. Ðược như thế mới xứng đáng là Bồ Tát, là trưởng tử của Như Lai. Ðâu cứ phải làm chùa to, tượng lớn mới gọi là Bồ Tát. Nói như vậy không có nghĩa là đả kích việc làm chùa to, tượng lớn, vì chùa to, tượng lớn cũng chỉ là vật vô tri, tự nó đâu có lỗi lầm gì, chẳng qua tùy thuộc nơi người làm, nếu làm với tinh thần vô ngã, bất vụ lợi, vì lợi ích chúng sinh thì rất được xưng tán, cúng dường.
Sau khi phát tâm Bồ Ðề (còn gọi là Bồ Ðề Tâm nguyện), hành giả Bồ Tát cần phải noi theo gương của chư Bồ Tát quá khứ, hiện tại, vị lai, hành Bồ Tát Hạnh (còn gọi là Bồ Ðề Tâm Hạnh). Bồ Tát Hạnh được nói nhiều trong kinh Hoa Nghiêm và Ðại Bát Nhã, nhưng lời kinh quá thâm diệu và chư Bồ Tát nhất là trong kinh Hoa Nghiêm đều là những bậc Ðại Sĩ Bồ Tát đã phát tâm Bồ Ðề và thực hành Bồ Tát Hạnh từ quá khứ vô lượng vô biên kiếp hải. Do đó chúng ta, hàng Sơ phát tâm Bồ Tát chỉ biết đảnh lễ hoặc lắc đầu thè lưỡi, không dám hoặc không biết làm sao noi theo. Hạnh của Bồ Tát tuy nhiều vô lượng vô biên nhưng tóm lại không nằm ngoài Thập Ba La Mật hay Lục Ba La Mật, và như thế chúng ta có thể bắt đầu học hỏi và tu tập Lục Ba La Mật, còn gọi là Lục Ðộ.
Người học Ðạo nên có tinh thần như của Thiện Tài Ðồng Tử, tức là không bao giờ cho sự hiểu biết đạo lý hay chứng đắc của mình là đủ, luôn luôn tìm thầy hoặc thiện tri thức tham vấn học hỏi. Nếu không có duyên gặp được thầy lành bạn tốt thì ít nhất cũng phải nương theo Kinh, Luật, Luận vạch cho mình một hướng đi áp dụng vào đời sống hằng ngày.
Vào cuối hạ năm 89, tôi có dịp gặp Guéshé Tengyé, Viện Trưởng Tu Viện Vajrayogini ở Lavaur, thấy ngài đọc một quyển sách. Hỏi ra, tôi được biết đó là Bodhicaryàvatàra (Bồ Tát Hạnh) và cũng là kinh nhật tụng của ngài. Rồi ngài hỏi lại tôi: "Có là Bồ Tát không, nếu là Bồ Tát thì phải đọc Bồ Tát Hạnh". Thế là từ đó trở về, tôi tìm đọc và nghiên cứu Bồ Tát Hạnh. Mãi đến năm nay, gặp nhân duyên và được khuyến khích nên tôi mạo muội dịch tập sách này vì thấy những hạnh Bồ Tát nằm trong đó có vẻ gần gũi với chúng ta (hàng Sơ phát tâm Bồ Tát) hơn là trong các kinh như Hoa Nghiêm, Bát Nhã... Tuy có học được một chút Tạng ngữ, nhưng tự thấy chưa đủ để có thể dịch hoàn toàn từ Tạng văn ra Việt văn nên cuối cùng tôi nương vào 3 tài liệu sau:
1. Byang.chub.sems.dpai'.spyod.pa.la.'jug.pa: bản Tạng văn.
2. La marche à la lumière: bản Pháp văn dịch từ Phạn văn của Louis Finot.
3. A guide to the Bodhisattva's way of life: bản Anh văn dịch từ Tạng văn của Stephen Batchelor.
Bồ Tát Hạnh nguyên bản Phạn văn là một loại thi ca, viết theo văn vần, gồm 913 bài kệ, chia làm 10 chương. Bản Tạng văn cũng được dịch theo văn vần. Nhưng ở đây, trước hết vì không phải là thi sĩ, sau nữa tôi noi theo các bản dịch đã có trước bằng Anh và Pháp văn, viết theo văn xuôi dễ hiểu cho người đọc.
Tác giả tập Bồ Tát Hạnh là Tôn Giả Santideva (Bình Thiên) người Ấn Ðộ, sống vào khoảng thế kỷ thứ 7 (xin xem tiểu sử ở chương sau). Trong tập sách này tôn giả đi từ Xưng tán Bồ Ðề Tâm, Sám hối, Lục Ðộ và sau cùng đến Hồi Hướng công đức. Bạn đọc có thể ngạc nhiên không thấy nói về Bố Thí, nhưng phát Bồ Ðề Tâm và hành Bồ Tát Hạnh đã là một sự bố thí cao thượng lắm rồi, ngoài ra Bố Thí được bàng bạc nói đến trong các chương sau. Riêng trong phẩm Thiền Ðịnh, tôn giả nhấn mạnh tới lối sống ẩn dật nơi rừng núi, hoặc những nơi thanh vắng để tu tập quán chiếu về Vô Ngã. Trong phẩm Trí Huệ, tôn giả Santideva (thuộc trường phái Trung quán) lập cuộc đối thoại tranh luận giữa ngài và các trường phái khác, cốt để xiển dương Tánh Không. Có nhiều đoạn quá xúc tích nên tôi thêm vào những chú thích ở cuối trang giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Rất mong Bồ Tát Hạnh sẽ bổ túc cho Bồ Tát Giới. Bạn đọc có thể học thuộc lòng vài phẩm, vài đoạn hoặc đọc tụng, cũng như các thiền sinh thuở trước học thuộc Quy Sơn Cảnh Sách, hoặc như tu sĩ Nam Tông thuộc làu kinh Pháp Cú vậy. Ðọc tụng để những tư tưởng Bồ Tát thâm nhập vào tâm và từ đó sẽ khởi ra hiện hành hướng dẫn ta trong từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động đúng theo hạnh mà chư Bồ Tát đã làm.
Sau cùng tôi xin ghi ơn Dagpo Rinpoché, giáo sư Phật học và Tạng ngữ tại đại học INALCO Paris Dauphine, đã giảng dạy và giải đáp nhiều thắc mắc cho tôi, Jenny Tcheuden đã cung cấp cho tôi tài liệu, Thérésa Scott-Carroll và phật tử Chúc Tịnh đã khuyến khích tôi soạn dịch tập sách này. Tuy vậy, bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót, vụng về, trách nhiệm đó hoàn toàn về du tăng. Rất mong sau này sẽ có các bậc cao minh giảo chính lại cho hoàn hảo hơn.
Xin hồi hướng công đức này cầu cho tất cả chúng sinh ý thức được sự vô thường, đau khổ của cuộc đời, đồng phát tâm Bồ Ðề và đồng sanh Tây phương Cực Lạc.
Thanh Sơn Lộ, tháng 7 năm 1990.
Thích Trí Siêu.
 
Để Gió Cuốn Đi - Khuyết Danh
Posted: 06 Dec 2011 08:36 PM PST

Để Gió Cuốn Đi



Một Câu Chuyện Có Thật và Cảm Động Do Trọng Nghĩa Và Mộng Lan Thuật Lại Từ Đất Nước Singapore Xin Đẹp.


Mẹ Tôi - Khuyết Danh
Posted: 06 Dec 2011 08:30 PM PST

Mẹ Tôi




Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên:

- Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt! 

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: 

- Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: 

- Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!

Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời 

- Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ! 

Và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao? 

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.


Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

“Con yêu quý, 

Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

Mẹ yêu con lắm,

Mẹ..."
Viết Về Cha Tôi - Lưu Trọng Tuấn
Posted: 06 Dec 2011 08:25 PM PST

VIẾT VỀ CHA TÔI
                 Lưu Trọng Tuấn
Nếu phải viết về một người vĩ đại thì tôi sẽ viết về cha tôi. Trên đời này, có lẽ tình mẹ dễ cảm nhận hơn tình cha bởi lẽ đứa con nào cũng được mẹ mang nặng đẻ đau, được mẹ chăm nom từng bữa ăn, tấm áo. Nghĩa mẹ dạt dào như nguồn nước, như trong lời ca dao, song tình cha thì cao vời vợi, chỉ trong hoàn cảnh người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.    
Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm ấy, tìm được một lời giải hay cho đề toán thầy ra và được thầy khen giữa đội tuyển học sinh giỏi toán. Tôi hớn hở ngồi chờ cha tôi trước cổng trường, thầm nghĩ sẽ chạy ù ra khoe với cha khi cha đến đón. Nhưng các bạn tôi đã được mẹ cha đến đón, chỉ còn tôi đứng nép trước cổng trường trong bóng chiều đang xuống. "Chắc cha quên đón mình rồi!" Mắt tôi cay xè, chực khóc. Tôi giận cha tôi lắm. Tính ương ngạnh trẻ con trong lòng trỗi dậy, tôi đứng lên và quyết đi bộ về nhà, qua một quãng đường dài 5 cây số từ trường tôi gần chợ Tân Ðịnh về đến Hàng Xanh, Sài-gòn.   

Tôi đã không ăn cơm tối hôm đó dù mẹ tôi cố dỗ dành. Tôi nghe mẹ trách cha tôi sao quên đi đón, còn cha nói: "Tuy là một học sinh giỏi nhưng con trai mình yếu đuối lắm. Anh không hề quên đón con. Anh đã đến trường nhưng không đón mà lặng lẽ theo sau con, xem con ứng xử thế nào. Con mình cần được thử thách, phải tập giải những bài toán khó trong đời." Cha tôi đã dạy tôi những bài học làm người như thế đó. Ngồi sau lưng cha, cha thường nhắc tôi: "Ðừng ngồi cứng đờ, mà phải biết nghiêng người ngược hướng nghiêng của xe thì cha chạy xe mới dễ." Ðể rồi bao năm tháng, ngồi trên chiếc đò tròng trành trên mương rạch cùng các bạn sinh viên, tôi lại nhớ yên xe của cha, biết giữ thăng bằng đò, cũng như thích nghi giữa những tròng trành của cuộc sống.   
Cũng trên yên xe ấy, cha đã dạy tôi bài học tình người. Mẹ tôi bị tai biến não và mất trí từ năm tôi lên 11 tuổi. Cha tôi sau giờ làm việc thường đưa tôi đi chợ trưa. Một hôm khi đến chợ nghe tiếng kêu "Giật đồ!" cha bảo tôi ôm chặt rồi phóng xe theo chặn đầu kẻ cắp: thì ra là một thằng bé. Bắt nó trả lại túi xách và xin lỗi người phụ nữ, cha tôi dạt đám đông đang la ó đòi đưa nó lên công an: "Nó hối lỗi rồi."    
Ðến dãy hàng ăn, cha tôi hỏi nó muốn ăn gì trước cặp mắt mở to ngạc nhiên của nó. Vừa ăn tôi thắc mắc hỏi cha sao không cho nó tiền mà lại dắt nó đi ăn. Cha tôi trả lời như cho chính cuộc đời này: "Tiền đã biến người bạn ấy thành thằng ăn cắp, con không thấy sao?"   
Tôi dậy rất sớm, chuẩn bị dắt chiếc xe đạp ra cùng "lều chõng" đi thi đại học. Cha đã chờ tôi trước cổng, nhẹ nhàng nói: "Con cất xe đi, cha đưa con đi thi. Sao không cho cha biết hôm nay con đi thi đại học?" Tôi chỉ biết lặng im vì muốn tự đi thi như chúng bạn. Cuối buổi thi, cùng cô bạn thi cùng phòng ra đến cổng trường, đã thấy cha tôi từ xa vẫy gọi. Cô bạn mãi từ quê miền Trung vào dự thi nháy mắt nói với tôi: "Bạn sướng thật, có bố đếm từng phút mình làm bài bên cổng trường thi!" Sau này khi nhận giấy báo trúng tuyển, cô bạn ấy hỏi tôi: "Ai sẽ là người thân đầu tiên bạn khoe niềm vui này? - rồi nói luôn - mình đâu còn bố để khoe."    
Ðêm đó rất khuya, tôi rón rén đến bên cha. Người đang ngồi trên ghế bố đọc truyện Thủy Hử. Tôi đưa cha giấy báo trúng tuyển đại học. Cha xem rất lâu, khẽ khàng xếp lại rồi nắm chặt bàn tay tôi: "Hãy là một người thầy có trái tim như thầy Mạnh Tử, con nhé… ".
Một Bông Hồng Cho Cha - Võ Hồng
Posted: 06 Dec 2011 08:16 PM PST

"Một bông hồng cho cha" của Võ Hồng

(DVHNN) Mẹ! Tiếng gọi thiêng liêng ấy đã xuất hiện trên môi con trẻ từ khi bập bẹ những tiếng đầu đời. Lần giở trong văn chương Việt Nam, chúng ta bắt gặp những câu chuyện về mẹ thật cảm động. Người cha ít được nói đến hơn, thế nhưng không phải không có những tác phẩm viết về người cha thật cảm động. Một bông hồng cho cha của nhà văn Võ Hồng là một trong những thiên tùy bút nổi tiếng về người cha.
Người cha trong tùy bút hiện lên thật gần gũi, cảm động biết bao. Cha không chỉ chăm sóc cho mẹ khi mẹ mang thai mà còn giặt cả tã lót, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất vì con “Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giủ tã lót khi cha mẹ nghèo. Khi cúng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính xin Mụ Bà và tham lam cầu khấn thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu...cho dẫu mang tiếng mê tín cũng sẵn sàng vui nhận”.
Cha và con xưa kia sở dĩ gần nhau và thân thiết với nhau nhiều hơn bởi lẽ cha con cùng nhau cày cấy, cùng nhau ra đồng. Xã hội ngày càng văn minh tiến bộ càng phân công công việc một cách rạch ròi, và khi ấy cha con mỗi người mỗi nghề nên không gần gũi và thân thiết như xưa “Xã hội hôm nay trí thức hơn, văn minh hơn, trong cuộc sống cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc tình thương cha con trở nên nhạt dần. Tình quấn quýt cha con chỉ thể hiện khi còn nhỏ. Đến khi quá bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là bắt đầu xa cha”.
Xã hội đã không ít lần lên án, báo chí đã tốn không ít không ít giấy mực bởi ngoài đời có biết bao nhiêu những đứa con “bất hiếu” với mẹ cha với những hành vi bội bạc. Khi làm điều ấy không biết họ có nhớ đến cái thời “ta lên năm lên mười…Hãy nhìn những đứa ba tuổi làm nũng với cha. Bắt cha bế chạy nhong nhong. Bắt phải dắt ra cổng nhìn xe cộ….Trên đường đi phải nắm tay cha, thỉnh thoảng nhìn lên mặt cha, dẫu là khuôn mặt tầm thường hay xấu xí”.
Người xưa nói “trẻ cậy cha, già cậy con”. Cha dẫu già nua, yếu đuối nhưng rất ngại phiền con nên thường âm thầm chịu đựng “Tuổi càng cao, khổ càng chồng chất, dâu rể không ăn hiếp thì có con muỗi, con kiến ăn hiếp thay. Cứ cắn, cứ chích, nạn nhân thấy đau đâu đập đó, chớ mắt mờ đâu còn thấy rõ. Nhìn lên bầu trời, đâu còn thấy chòm Bắc Đẩu mà mới ngày nào lững thững dắt con đi trong sân cha chỉ cho con nhìn”. Những lúc ấy, cha cần con biết nhường nào. Cha cũng không mong gì quà cáp con gửi về, người già hay tủi thân nên rất cần con quan tâm thăm hỏi “Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thể đôi tháng gởi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể một chuyện đã nghe, một điều vừa thấy…Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa con gửi về hai ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương”.
Hạnh phúc cho những ai trên đời còn mẹ, còn cha và đau khổ thay cho ai không còn cha còn mẹ. Hàng năm, ngày lễ Vu Lan, ngoài cài hoa hồng đỏ cho ai còn mẹ, nhiều ngôi chùa còn cài thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Nơ xanh: cha còn; nơ trắng: cha mất. Theo quy luật của tự nhiên, rồi sẽ có một ngày tất cả chúng ta đều mất mẹ, mất cha “Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày: Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc (Cha mẹ mãn phần- qua đời-NV). Nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư, bởi tình cha thương con là "cho" chớ không phải "cho vay" để có thể gọi là trả đủ”.
-------------
(*) Cha mẹ mãn phần (Nhị thập tứ hiếu)
Người Quan Trọng Nhất Cuộc Đời Bạn - Khuyết Danh
Posted: 06 Dec 2011 08:10 PM PST

Người quan trọng nhất trong cuộc đời


Có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi " Ai là người quan trong nhất trong cuộc đời của bạn ??" Mời các bạn đọc  và cùng chàng trai trong câu chuyện làm 1 trắc nghiêm nhỏ về cuộc sống, cuối cùng suy nghiệm câu trả lời của người sinh viên này là đúng hay sai ...với mình ? 
Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ.

Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên:
-"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"

Một nam sinh bước lên. Giáo sư nói:

"Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân... Giáo sư nói:

-"Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm. Giáo sư lại nói:

-"Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp. Giáo sư nói tiếp:

-"Em xoá thêm tên một người nữa đi".
Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp..... Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con.

Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp:

-"Em hãy xóa thêm một tên nữa!"
Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn....anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!

-"Hãy gạch một cái tên nữa đi !", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.

Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi:

-"Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?"

Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:
-"Theo thời gian, cha mẹ sẽ  dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!"
Cái Bình Rỗng Và Hai Tách Cà Phê - Khuyết Danh
Posted: 06 Dec 2011 08:04 PM PST

cái bình rỗng và hai tách cà phê

Khi bạn cảm thấy cuộc sống của mình đang ngoài tầm kiểm soát, khi một ngày dài 24h dường như không đủ để bạn làm việc, hãy nhớ đến câu chuyện về cái bình rỗng và hai tách cà phê…
Giờ triết học, vị giáo sư già ngồi yên ở bàn với một số đồ lỉnh kỉnh trước mặt. Khi giờ học bắt đầu, giáo sư không nói lời nào mà đặt một cái bình lớn lên trên mặt bàn và đổ đầy vào đó những quả bóng bàn. Sau đó ông hỏi tất cả sinh viên trong lớp và mọi người đều đồng ý rằng cái bình đã đầy.
Tiếp đó, ông giáo sư lấy ra một hộp đầy sỏi nhỏ và đổ chúng vào bình. Ông lắc nhẹ cái bình, sỏi rơi đầy các kẽ hở giữa những quả bóng bàn. Một lần nữa ông hỏi các sinh viên của mình và tất cả đều đống ý là cái bình đã đầy.
Tiếp tục công việc, vị giáo sư lấy tiếp một cái hộp đựng đầy cát và trút tất cả số cát vào bình. Tất nhiên là cát nhanh chóng lấp đầy những kẽ hở còn lại. Thêm một lần nữa giáo sư hỏi cả lớp chiếc bình đã đầy chưa. Lần này, rất quả quyết, đám sinh viên trong lớp khẳng định cái bình không thể chứa thêm một thứ gì nữa.
Mỉm cười, vị giáo sư ra ngoài lấy hai tách cà phê rồi trút cả vào trong bình. Ðám cát có sẵn nhanh chóng hút hết, và cà phê đã lấp đầy khoảng trống dù rất bé nhỏ giữa những hạt cát.
“Nào các trò”, ông giáo sư ngồi xuống ghế và bắt đầu. “Tôi muốn các trò hãy coi cái bình này như cuộc sống của các trò. Những trái bóng bàn kia là những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của các trò: Gia đình, con cái, sức khoẻ, những người bạn và những niềm đam mê. Nếu những thứ đó còn, cuộc sống của các trò vẫn coi như hoàn hảo.
Những viên sỏi kia tượng trưng cho những thứ khác trong cuộc sống như công việc, nhà cửa hay xe hơi.
Cát là đại diện cho những điều vặt vãnh khác. Nếu các trò bỏ cát vào bình đầu tiên, sẽ không còn chỗ trống cho sỏi hay bóng bàn. Cuộc sống cũng thế. Nếu bỏ quá nhiều thời gian, sức lực cho những thứ vặt vãnh, các trò sẽ không còn thời gian cho điều gì quan trọng hơn.
Những thứ cần quan tâm có thể là những thứ quyết định hạnh phúc của các trò. Ðó có thể là chơi với bọn trẻ, có thể là bỏ thời gian để đến khám bác sĩ định kì, có thể là dành thời gian ăn tối cùng gia đình, cũng có khi chỉ là công việc dọn dẹp nhà cửa và tống khứ đi một số thứ không cần thiết.
Hãy quan tâm đến những trái bóng bàn đầu tiên, những thứ thật sự quan trọng. Hãy biết ưu tiên cái gì đầu tiên. Những thứ còn lại chỉ là cát thôi.
Có một cánh tay đưa lên và một câu hỏi cho giáo sư: “Vậy cà phê đại diện cho cái gì thưa giáo sư?”.
Ông giáo sư mỉm cười: “Tôi rất vui khi trò hỏi câu đó. Cà phê có nghĩa là dù trò có bận rộn với cuộc sống của mình đến đâu thì vẫn luôn có thời gian để đi uống một tách cà phê với bạn bè”.
Sự Tích Cây Xấu Hổ Hay Hạnh Phút Dưới Chân - Khuyết Danh
Posted: 06 Dec 2011 07:58 PM PST

Sự tích Cây Xấu Hổ
Cây cao lớn, sừng sững tựa một chàng trai lực lưỡng đang vươn những cánh tay dài chắc chắn, trải rộng tán lá khỏe mạnh ra xung quanh như bao bọc, chở che, như ôm lấy Cỏ vào lòng.
Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi. Đến một ngày trời hửng nắng, gió mát vi vu thổi, những áng mây trắng trôi bồng bềnh, phiêu lãng ở trên cao. Cây mơ màng đưa mắt ngước nhìn lên phía những vì sao và nghĩ: “Đẹp quá, nơi đó phải chăng là thiên đường?”. Cây quyết định sẽ đi đến đó, quyết định rời bỏ ngọn Cỏ, vươn cao mình lên phía những vì sao.
- Anh đi đâu vậy? – Cỏ cất tiếng hỏi khẽ
- Đi tìm những vì sao hạnh phúc – Cây lạnh lùng đáp
Cỏ ở lại một mình trên thảo nguyên rộng lớn, còn Cây ngày càng vút cao. Khoảng cách của Cây và Cỏ cũng ngày càng xa hơn…
Cuộc sống lặng lẽ trôi. Đến một ngày. Cây bắt đầu cảm thấy mỏi mệt. Cây nhận ra rằng mình không thể đến được cái nơi mà nó vẫn cho là thiên đường hạnh phúc. Cây hối hận và nhìn xuống phía dưới. Cây thấy Cỏ vẫn ở đó và đang vui đùa với những cánh hoa, thướt tha cùng những loài bướm. Cây chợt cảm thấy nuối tiếc, hối hận.
- Cây ở trên đó thế nào? – một ngày nọ Cỏ cất tiếng hỏi thăm Cây.
- Mọi thứ ở đây đều tốt. Được làm bạn với Gió và nghe tiếng chim hót líu lo. Cuộc sống muôn màu và rất vui vẻ - Cây ngẩng cao đầu trả lời Cỏ
- Vậy là Cây đã tìm thấy những vì sao hạnh phúc? – Cỏ nhìn Cây hỏi tiếp
Cây gật đầu đưa mắt nhìn Cỏ rồi khẽ mỉm cười, quay đi – ngẩng cao đầu nhìn về phía các vì sao cố tránh một ánh mắt nhìn thẳng. Cây biết mình đang là kẻ cô đơn, nhưng cái bản tính kiêu căng vốn có đã không cho phép nó thừa nhận sự nuối tiếc của mình. Cây sợ phải xấu hổ, sợ tỏ ra mình là yếu đuối. Cho đến một ngày, Bão đến! Cây đương đầu chống chọi. Cây ngã xuống đổ gục, nằm yên trên thảo nguyên lạnh lẽo. Ngày hôm sau bão hết, trời xanh lại hừng sáng. Cây mở mắt nhìn lên trời cao, bầu trời xa vời vợi, nhưng màu xanh của Cỏ lại thật gần và thật ấm áp hơn
Cây chết, cỏ mọc xung quanh. Một thời gian sau, nơi cây đổ xuống mọc lên một loài cây lạ. Một loài cây luôn luôn cuối xuống và không biết ngẩng mặt lên. Người ta đặt cho nó tên là Cây Xấu Hổ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN )8/12/2011.

No comments:

Post a Comment