I. PHẬT NÓI KINH MỘC HOẠN TỬ (1)
Hòa ThượngThích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật du-hóa trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta), nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-Khưu và vô số những vị Bồ-Tát, mà là những vị đã được tiếng tăm đồn xa, Nhân, Thiên cung kính.
Quốc-vương trong thời nạn ấy tên là BA-LƯU-LY, sai Sứ-giả đến chốn Phật. Đến nơi, Sứ-giả ấy đỉnh lễ chân Phật và bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, nước chúng con là một nước biên-tiểu, nhiều năm giặc giã, ngũ-cốc đắt đỏ, tật-dịch tràn lan, nhân dân đói khổ, chúng con thường không nằm yên được. Chúng con được biết Pháp-tạng của Như-Lai rất rộng rãi, sâu xa, đáng tiếc chúng con vì có những việc lo buồn như thế, nên không tu hành được. Chúng con kính mong đức Thế-Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót chúng con, cho chúng con pháp-yếu gì, để chúng con ngày đêm có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ-não.
Đức Phật bảo Sứ-giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền-não-chướng, báo-chướng nên xâu một chuỗi tràng một trăm tám hạt bằng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: PHẬT-ĐÀ, ĐẠT-MA, TĂNG-GIÀ , mỗi lần là lần qua một hạt cây tra. Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán-loạn, không có những siểm-khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm-Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết-nghiệp , mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (Srotàpanna-phala: Nghịch-lưu: ngược dòng sinh-tử), hướng đến đạo Niết-bàn, dứt hẳn cội gốc phiền-não và được quả vô-thượng.
Đức Phật dạy xong, Sứ-giả lễ Phật lui về tâu với nhà vua những lời mà Đức Phật đã dạy, nhà vua rất vui mừng, liền xa hướng về phía đức Thế-Tôn, đầu diện lễ Phật và bạch rằng: Quý hóa thay, lạy đức Thế-Tôn, con sẽ phụng hành y như lời đức Thế-Tôn đã dạy. Lễ rồi, tức thời sai các quan và nhân dân, tìm kiếm hạt cây tra, làm thành nghìn cỗ tràng. Làm xong, lục thân quyến-thuộc nhà vua đều cho mỗi người một cỗ.
Từ đó, nhà vua thường tụng niệm. Tuy có khi nhà vua thân coi việc quân-lữ, nhưng không từng cất, bỏ tràng hạt ấy. Hơn nữa, nhà vua lại khởi ra niệm này: Đức Thế-Tôn là bậc đại-từ, ứng khắp hết thảy tâm nguyện chúng-sinh. Nếu thiện căn này của con được khỏi hẳn trầm luân khổ hải, thời mong đức Như-Lai hiện đương thân thuyết-pháp cho con nghe. Nhà vua mong muốn quá, bức bách tâm thần, đến nỗi ba ngày không ăn gì cả.
Đức Phật liền ứng hiện thân hình cùng những quyến thuộc đến trong cung vua, mà bảo nhà vua rằng: Sa-đẩu Tỳ-Khưu tụng danh hiệu Tam-bảo, trải qua mười năm, được chứng quả Tư-Đà-Hàm và tu hành dần dà sẽ được làm ngôi Bích-Chi-Phật ở thế-giới Phổ-Hương.
Sau khi nhà vua được nghe những lời Phật dạy như thế rồi, lại càng tu hành hơn lên.
Đức Phật bảo ông A-Nan: Lọ là tụng danh hiệu Tam-bảo đến vạn lượt mới được như thế, ai nghe được tên người tụng ấy, sinh nhất niệm tùy hỷ, nơi sinh của đời mai sau, thường thường được nghe mười điều thiện.
Khi đức Phật nói pháp-ngữ ấy rồi, đại chúng hoan hỷ, đều nguyện phụng hành.
II. PHẬT NÓI KINH HIỆU-LƯỢNG SỔ CHÂU CÔNG-ĐỨC (7)
Ngài Bảo-Tư-Duy dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt.
Bấy giờ Ngài Văn-Thù Sư-Lỵ (Manjusri) Pháp-Vương-Tử, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, vì muốn đem lợi ích cho mọi loài hữu tình, nên Ngài lấy tâm đại-bi bảo đại chúng rằng: Các ông nên nghe cho khéo, nay tôi sẽ vì các ông diễn-thuyết về vấn đề “so-lường công đức thụ-trì việc lần tràng hạt (sổ châu) được lợi ích khác nhau thế nào? Và, nếu có ai tụng niệm những thần chú cùng danh-hiệu Phật thời thế nào?”
- Vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành-tựu, hiệu-nghiệm, phương pháp lần tràng ấy cần phải như thế này, nên gắng thụ-trì: Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp năm lần niệm không. Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp mười lần niệm không. Nếu ai dùng chân-châu, san-hô... làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm lần niệm không. Nếu ai dùng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) làm tràng, lần, tụng một lượt, được phúc gấp nghìn lần niệm không. (Nếu cầu sinh sang những cõi thanh tịnh của chư Phật cùng muốn sinh lên Thiên cung, nên thụ-trì cỗ tràng này). Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Nhân-đà-la-khư-soa (8) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt ô-lô-đà-la-khư-soa (9) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng, hạt thủy-tinh làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Bồ- đề làm tràng hạt, hoặc dùng để lần, niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần, tụng một lượt, phúc ấy vô lượng, không sao tính kể và khó thể so-lường được.
Các thiện-nam! Cỗ tràng bằng hạt Bồ-đề ấy, nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng.
Tràng cầm phải đủ một trăm tám hạt. Như khó tìm đủ được, hoặc làm năm mươi tư hạt hay hai mươi bảy hạt, mười bốn hạt cũng đều dùng được. Đó là pháp-nhân sai khác của tràng hạt.
Các thiện-nam! Vì nhân-duyên gì nay tôi chỉ tán-thán việc dùng hạt Bồ-đề được lợi-ích tối-thắng? - Các ông nghe cho khéo, tôi vì các ông nói lại nhân trước của việc này: Xưa kia có đức Phật ra đời và thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây Bồ-đề. Bấy giờ có một người ngoại-đạo mê-tín tà-kiến, hủy-báng Tam-bảo song, người ấy có một người con trai thình lình bị loài Phi-nhân (Quỷ-thần) đánh chết, người ngoại-đạo ấy tự niệm rằng: Ta nay tà thịnh, chửa biết chư Phật có thần-lực gì: Như-Lai đã thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây này, nếu nơi Phật ngồi là Thánh-thụ, thời phải có sự cảm ứng? Nghĩ rồi, liền đem thây người con trai chết ấy để nằm dưới gốc cây Bồ-đề và nói như thế này: “Cây Phật ngồi nếu quả là Thánh-thụ thời con tôi quyết-định được sống lại.” Suốt trong bảy ngày người ấy tụng niệm danh hiệu Phật, con họ được sống lại thực. Sau đó, người ngoại-đạo ấy tán-thán rằng: “Thần-lực chư Phật, tôi chưa từng thấy; cây Phật thành đạo, hiện sự lạ lùng, uy-đức rất lớn, khó thể nghĩ, bàn.”
Và, từ đấy những người ngoại-đạo đều bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ-đề. Mọi người đều tin và biết uy-lực của Phật không thể nghĩ, bàn được nên đều gọi là cây Duyên-mệnh. Bởi nhân-duyên ấy, cây này có hai tên (Bồ-đề và Duyên-mệnh) các ông nên biết. Và, vì thế tôi mới vì các ông chỉ bảo cho những chỗ cốt yếu về vấn đề này.
Ngài Văn-Thù nói những lời ấy rồi, Đức Phật liền dạy rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay ông Văn-Thù Sư-Lỵ Pháp-vương-tử! Như lời ông nói, thực không có gì khác cả.
Hết thảy đại chúng được nghe sự so-lường về công-đức thụ-trì tràng hạt này, ai nấy đều hoan-hỷ, tín thụ phụng hành.
III. KIM-CƯƠNG-ĐÍNH DU-GIÀ NIỆM CHÂU KINH (10)
Sa-môn Bất-Không dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Sa-môn Bất-Không dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Bấy giờ Thế-Tôn: Tì-Lô-Giá-Na (Vairocana) bảo Kim-Cương-Thủ Bồ-Tát rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay! ông đã vì những vị Bồ-Tát tu Chân-Ngôn-hạnh (11) nói về những phép-tắc nghi-lễ lại thương xót những loài hữu-tình đời mai sau mà nói về công đức thắng lợi của sự lần, niệm tràng hạt. Và, do họ nghe được ý-thú nhiệm-mầu như thế nên họ chóng chứng được diệu-quả Tất-Địa.(12)
Khi ấy Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát bạch Phật rằng: Dạ, lạy đức Thế-Tôn, nay con xin phép Thế-Tôn cho con được vì đại-chúng và tất cả chúng-sinh nói về việc “lần, niệm tràng hạt”.
Bấy giờ Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát liền nói bài kệ rằng:
Tràng hạt biểu thắng-quả Bồ-Tát,
Trong ấy đủ làm: dứt phiền-não;
Sợi dây xâu chuỗi biểu Quán-Âm,
Hạt giữa tiêu-biểu Phật Di-Đà.
Chớ lần qua, phạm tội việt-pháp,(13)
Được nhiều công đức do lần hạt:
Tràng hạt xà-cừ phúc gấp một.
Tràng hạt cây tra phúc gấp đôi.
Dùng sắt làm tràng phúc gấp ba,
Đồng già làm tràng phúc gấp bốn;
Thủy-tinh, trân-châu cùng mọi báu,
Những tràng hạt ấy phúc gấp trăm.
Hạt Nhân-Đà-La phúc gấp nghìn,
Tràng hạt kim-cương phúc gấp ức;
Tràng bằng hạt sen phúc nghìn ức,
Tràng hạt Bồ-đề phúc vô số.
Phật-bộ niệm tụng hạt Bồ-đề,
Kim-cương pháp-bộ hạt kim-cương;
Bảo-bộ niệm, tụng những hạt báu,
Liên-hoa-bộ dùng tràng hạt sen.
Trong Yết-Ma-bộ (14) niệm, lần tràng.
Nên xâu chuỗi ngọc mầu sặc-sỡ;
Tràng niệm phân biệt có bốn thứ:
Thượng-phẩm, tối-thắng và trung, hạ.
Nghìn tám mươi (1.080) hạt là thượng-phẩm.
Một trăm tám (108) hạt là tối-thắng;
Năm mươi bốn (54) hạt là trung-phẩm,
Hai mươi bảy (27) hạt là hạ-loại.
Hai tay cầm tràng để trên tâm (trái tim).
Tĩnh lo, lìa niệm tâm chuyên chú;
Bản-tôn Du-già tâm nhất cảnh,
Đều được thành-tựu lý, sự pháp.
Dù đặt trên đầu, hoặc đeo mình,
Hoặc đeo trên cổ, hoặc cánh tay;
Nói-năng, bàn bạc thành niệm, tụng,
Bởi niệm, tụng ấy, sạch ba nghiệp.(15)
Đặt trên đầu, sạch tội Vô-gián,(16)
Đeo trên cổ, sạch tội tứ-trọng;(17)
Cầm tay, cánh tay khỏi mọi tội,
Thường khiến hành-nhân(18) chóng thanh-tịnh.
Nếu tu Chân-ngôn, Đà-La-Ni,(19)
Niệm danh chư Phật cùng Bồ-Tát;
Sẽ được vô-lượng thắng công-đức,
Cầu thắng-nguyện gì đều thành-tựu. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).19/12/2011.
Sợi dây xâu chuỗi biểu Quán-Âm,
Hạt giữa tiêu-biểu Phật Di-Đà.
Chớ lần qua, phạm tội việt-pháp,(13)
Được nhiều công đức do lần hạt:
Tràng hạt xà-cừ phúc gấp một.
Tràng hạt cây tra phúc gấp đôi.
Dùng sắt làm tràng phúc gấp ba,
Đồng già làm tràng phúc gấp bốn;
Thủy-tinh, trân-châu cùng mọi báu,
Những tràng hạt ấy phúc gấp trăm.
Hạt Nhân-Đà-La phúc gấp nghìn,
Tràng hạt kim-cương phúc gấp ức;
Tràng bằng hạt sen phúc nghìn ức,
Tràng hạt Bồ-đề phúc vô số.
Phật-bộ niệm tụng hạt Bồ-đề,
Kim-cương pháp-bộ hạt kim-cương;
Bảo-bộ niệm, tụng những hạt báu,
Liên-hoa-bộ dùng tràng hạt sen.
Trong Yết-Ma-bộ (14) niệm, lần tràng.
Nên xâu chuỗi ngọc mầu sặc-sỡ;
Tràng niệm phân biệt có bốn thứ:
Thượng-phẩm, tối-thắng và trung, hạ.
Nghìn tám mươi (1.080) hạt là thượng-phẩm.
Một trăm tám (108) hạt là tối-thắng;
Năm mươi bốn (54) hạt là trung-phẩm,
Hai mươi bảy (27) hạt là hạ-loại.
Hai tay cầm tràng để trên tâm (trái tim).
Tĩnh lo, lìa niệm tâm chuyên chú;
Bản-tôn Du-già tâm nhất cảnh,
Đều được thành-tựu lý, sự pháp.
Dù đặt trên đầu, hoặc đeo mình,
Hoặc đeo trên cổ, hoặc cánh tay;
Nói-năng, bàn bạc thành niệm, tụng,
Bởi niệm, tụng ấy, sạch ba nghiệp.(15)
Đặt trên đầu, sạch tội Vô-gián,(16)
Đeo trên cổ, sạch tội tứ-trọng;(17)
Cầm tay, cánh tay khỏi mọi tội,
Thường khiến hành-nhân(18) chóng thanh-tịnh.
Nếu tu Chân-ngôn, Đà-La-Ni,(19)
Niệm danh chư Phật cùng Bồ-Tát;
Sẽ được vô-lượng thắng công-đức,
Cầu thắng-nguyện gì đều thành-tựu. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).19/12/2011.
No comments:
Post a Comment