Monday 5 December 2011

Lam Rim.

Sonam Jorphel Rinpoche

“T t tng bước mt (step by step).”

Như ta đã nói ở trước, một trong những nguyên tắc quan trọng, bất di bất dịch trong quá trình tu học Phật giáo là t t tng bước mt (step by step). Trong lịch sử Phật giáo, các bậc Đạo sư, chư Tổ sư và các Đại thành tựu giả là những người sau nhiều năm tu học đã chứng đắc ở những mức độ cao nhất. Các ngài chắt lọc tất cả những gì tinh túy nhất trong Phật giáo (của cả Hiển và Mật Giáo) để lập thành một bộ pháp tu từ từ từng bước một. Trong tiếng Tạng bộ pháp này gọi là “lamrim” - con đường tu có thứ bậc đến giác ngộ. Đó là một con đường có thể đi đến giác ngộ nhưng lại không quá khó và phù hợp với căn cơ của chúng sinh.

Trong Kim Cang Thừa có nhiều dòng truyền thừa nhưng về bản chất tất cả đều giống nhau.

Tương tự, pháp tu lamrim tuy có bộ ngắn, bộ dài nhưng thực chất vẫn chỉ là một mà thôi. Tất cả các bộ lamrim đều có chung một nguyên tắc đó là tun t tng bước mt. Lý do phải đi từng bước một là vì giáo lý của chư Phật vốn dĩ thậm thâm, không dễ để nắm bắt và đưa nó vào cuộc sống đời thường. Cuộc sống con người vốn ngắn ngủi cho nên không thể thực hành hết được tất cả các Pháp môn đức Phật để lại. Thế nên điều chủ yếu là chọn lựa những thực hành phù hợp với mình, thông qua việc tuần từ từng bước một thì dần dần chúng ta sẽ đạt đến được kết quả cuối cùng - và tất cả bộ lamrim đều đưa đến một quả như nhau. Có những vị đạo sư không phải qua giai đoạn tu lamrim mà tu thẳng đến các pháp cao - nhưng đó là vì căn cơ các ngài cao. Còn chúng ta, những chúng sinh bình thường, không được phép nóng vội và tự cho phép mình đốt cháy giai đoạn bởi điều này sẽ đem lại những hậu quả rất nặng nề. Lamrim của dòng Kagyu được thể hiện trong cuốn Tràng Hoa Giải Thoát bao gồm 5 phần. Như lamrim của Drikung - “Năm giai đoạn của Đại thủ ấn”, bao gồm:

1. Gốc rễ của nhân chính là Bồ Đề Tâm.
2. Tinh túy của Kim Cang Thừa là Bổn Tôn
3. Tinh túy phẩm tánh giác ngộ là Bổn Sư (Guru Yoga 4 thân)
4. Gốc rễ của Ý nghĩa là Đại thủ ấn
5. Gốc rễ của phương pháp là sự tận tụy, trung thành, tâm xả thân vì Pháp.

Năm phần này đã bao gồm và thấu suốt toàn bộ giáo lý của Phật giáo. Vì lý do này nên pháp tu của Kim Cang Thừa còn được gọi là pháp tu viên mãn - đầy đủ và thấu suốt. Trước khi đi đến năm phần này thì chúng ta phải đi thông qua Pháp tu tiên yếu - Ngondro. Ngondro bao gồm bốn phần Ngoại Ngondro và bốn phần Nội Ngondro.

Ta thường luôn nhắc các con: phải hành trì. Vì không có hành trì thì chúng ta không thể giác ngộ. Trong mỗi chúng ta đều có tiềm năng vĩ đại nhưng nếu ta không chịu hành trì thì đó vẫn chỉ là tiềm năng mà thôi và không thể trở thành hiện thực. Hành trì là con đường duy nhất. Trong Kim Cang Thừa có những pháp môn vi diệu tối thắng như là Đại thủ ân, Đại toàn thiện. Tuy nhiên để có thể thực hành các pháp đó vẫn phải bắt đầu từ pháp cơ bản nhất: lamrim. Chỉ với sự thực hành chính xác pháp cơ bản này chúng ta mới đủ tư cách và sự chín chắn để thọ nhận các pháp cao cấp và thẳng tiến đến Phật quả. Việc đạt đến Phật quả thật là một ước muốn cao đẹp, nhưng con đường để đến Phật quả thì thật sự là rất rất khó khăn. Thật ra ngay bản thân đức Phật lúc đầu Ngài cũng giống như chúng ta. Sau khoảng thời gian rất dài là 3 a tăng tỳ kiếp Ngài đã chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Phật đã trao cho chúng ta những pháp tu Mật Thừa rất mãnh liệt và hiệu quả. Việc còn lại là do ở chúng ta. Và lamrim cũng như vậy. Lamrim là pháp tu nhanh. Nhưng nhanh một cách bài bản và chính xác.

Trong cuộc sống bình thường, khi muốn thành công một việc gì, các con dám bỏ rất nhiều thời gian, công sức, dám nỗ lực hết mình. Thế nhưng, đáng tiếc đối với việc tu tập các con lại rất dễ buông xuôi. Vì thế mà không thể đạt được kết quả cho dù là nhỏ nhất. Các con cần thực hành một cách sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn. Ví dụ hàng ngày các con tụng “kyab su chi” (con xin quy y) nhưng khi được hỏi quy y là gì thì nhiều người vẫn lầm tưởng quy y đơn thuần có nghĩa là dựa dẫm vào Phật Pháp Tăng. Điều đó là không đúng. Phật Pháp Tăng không chỉ là các đối tượng bên ngoài để cho chúng ta nương tựa mà thật nghĩa của quy y là nỗ lực phát triển hết mức những tiềm năng thành Phật đang còn ngủ say trong mỗi chúng ta.

Để có thể ngồi ở đây cùng nhau thì hẳn là chúng ta đã tạo được nhân duyên sâu dày từ vô lượng kiếp. Cũng thế, các con đã từng tích tập một lượng lớn công đức qua nhiều kiếp trong quá khứ nên mới có được thân người quý báu này. Thử hỏi: vì sao thân người lại quý báu? Câu trả lời đầy đủ phải rất dài, tuy nhiên tạm có thể nói ngắn gọn là: Mật Thừa xem thân người như là một phương tiện tối thắng để đạt đến Phật quả. Khi tu tập chúng ta phải liên tục sử dụng ba khía cạnh của phương tiện đó (thân, khu, ý).

Điều quý báu thứ hai là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.

Điều quý báu thứ ba là nhân duyên được thị hiện qua vị thầy. Cho dù chúng ta có sở hữu thân người quý báu, sẵn có Như Lai Tạng nhưng nếu không có ngoại duyên hỗ trợ thì cũng không thể đánh thức những tiềm năng còn ẩn sâu trong bản thân mình. Và vị thầy chính là người khơi nguồn cho mọi sự thành tựu của chúng ta. Không có duyên này thì những nhân duyên khác cũng không thể dẫn đến thành tựu. Ví dụ, thân người chúng ta là một con thuyền, luân hồi đau khổ là đại dương, bến bờ con thuyền muốn đến chính là giác ngộ giải thoát. Con thuyền đó cần một vị thuyền trưởng có thể dẫn dắt và đưa nó đến được bến bờ giải thoát. Vị thuyền trưởng ở đây chính là Guru - Đạo sư.

Sau khi đã có một con thuyền tốt, một thuyền trưởng tốt thì cũng chưa thể khởi hành tốt được nếu không có một đường hướng tốt. Do vậy, ta cần có giáo lý. Giáo lý của chúng ta là giáo lý hoàn hảo. Những giáo lý thậm thâm, vi diệu từ chư Phật truyền lại, không gián đoạn, cho chúng ta là những giáo lý tuyệt vời, hoàn toàn có thể đem lại giải thoát.

Có được thân người quý báu đã là một điều hi hữu. Cùng với những điều kiện hoàn hảo khác về vị thầy và giáo lý - đó là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là điều kiện bên ngoài. Phần còn lại bao gồm: sự chí tâm, chí thành với giáo pháp, quyết tâm mãnh liệt, sự tinh tấn không ngơi nghỉ ... là do ở chúng ta. Và những nội duyên này chính là yếu tố quyết định. Nếu không có điều kiện này thì tất cả những yếu tố khác đều không thể phát huy khả năng được. Nếu không thì con đường đến với Phật quả của chúng ta sẽ còn chưa chắc chắn. Do vậy, ta hãy phát nguyện dũng mãnh và chí thành, quyết không bỏ cơ hội có được thân ngươi quý báu này. Dành toàn bộ cuộc đời mình vào việc hành trì chánh pháp.

Milarepa từng nói: “Nếu như có khả năng quán chiếu được vô lượng đời trong quá khứ, thì chúng ta sẽ thấy được do đã tích lũy vô lượng thiện nghiệp từ nhiều đời trước”. Do vậy ta phải luôn tự trách mắng mình: “Tại sao mình lại vô minh không biết giá trị của thân này”, “Tại sao lại phí hoài thời gian và không biết tận dụng nó cho mãi đến tận hôm nay.”

Sau khi đã hoàn thành các pháp tu khởi đầu (Ngondro) chúng ta sẽ bắt đầu bước vào các pháp tu chính thức. Đó là pháp tu bổn tôn. Tất nhiên pháp tu này cũng là con đường tuần tự thứ lớp và miên mật. Đồng thời vẫn phải tu Guru Yoga (Bổn Sư Du Già) ở cấp độ cao. Rồi cuối cùng chúng ta bước vào Mahamudra (Đại thủ ấn). Đó là pháp tu cao nhất để đạt tới Phật quả..

Vốn dĩ nghiệp lực của chúng ta tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay nhiều như hư không. Đồng thời tâm thức chúng ta còn nhiều tà kiến, mê mờ. Thế nên việc đầu tiên trong tu Ngondro là quán chiếu thân người khó được. Nhờ đó mà ta mới có thể khởi phát được hạnh xả ly và quyết tâm tu tập. Chúng ta có nhiều phương pháp để quán chiếu để thấy rõ có được thân người này là hi hữu như thế nào.

Điều quan trọng để có thể tiến bộ trong tu hành đó là nhập thất - n tu. Điều này đã được đề cập nhiều cả trong Hiển Giáo lẫn Mật Giáo. Ẩn tu độc cư là nơi thanh tịnh, ở xa thành thị đông người. Đó phải là nơi có linh khí tốt và thiêng liêng. Là nơi nhiều bậc Đại Thành Tựu giả đã tu hành và thành tựu. Sẽ rất thuận duyên cho ta trong việc hành trì tại những nơi như vậy. Ở Tây Tạng có một từ gọi là “gompa” là nơi các tăng ni tu hành - thường ở khu vực xa trung tâm. Những nơi đó có điều kiện phù hợp cho công phu hành trì. Trong kinh điển Đức Phật cũng có giảng về những điều kiện cần thiết cho hành trì ở nơi những này. Đầu tiên là phải có đủ điều kiện để có thể duy trì sự sống cho hành giả (thức ăn, nước uống…). Mọi cảnh vật xung quanh phải thanh tịnh, yên tĩnh. Ví dụ như tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, tiếng gió êm đềm… Những nơi đó phải tránh xa được những não hại của con người, ác thú và kể cả các loài phi nhân.
Sau khi đã có nơi chốn tốt, tiếp theo ta cần chuẩn bị thân và tâm cho việc hành trì. Trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị cho thân bằng Tư thế bảy điểm. Sau đây là Tư thế bảy điểm của thiền định :

(1) Chân xếp chéo trong tư thế kim cương, chân trái ở trên chân phải.
(2) Đặt hai lòng bàn tay ngửa lên, tay phải trên tay trái nơi cách rốn bốn chiều ngang ngón trỏ, hai ngón cái chạm đầu vào nhau, với khuỷu tay kẹp hai bên phía sườn.
(3) Hai vai thẳng ra và hơi bẻ về phía sau.
(4) Xương sống cần giữ thẳng, giống như một mũi tên.
(5) Cằm hơi gập xuống hướng về cổ họng.
(6) Đầu lưỡi uốn cong lên chạm vào vòm miệng phần chân răng.
(7) Mắt nhìn qua chóp mũi hướng tới phía trước vào một khoảng cách bằng bề rộng mười hai ngón tay.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3LAN ).5/12/2011.

No comments:

Post a Comment