Monday 5 December 2011

Sở Chi Chướng Trong Đường Tu Xưa và Nay – Bài I:

I - Chướng

Chữ “Chướng”ở ngoài đời giống như những chướng ngại cản trở đường đi khiến ta muốn đến đích một cách khó khăn, vất vả và mệt nhọc, nếu ta không vượt được qua được thì không thể tới đích. Nhưng “chướng” trong đạo Phật lại là cái bản ngã, cái chấp, là tham, sân, si, hận, mạn đố. Nghĩa là không khiêm nhường, luôn tự thỏa mãn với những gì làm được, không thật với cái tâm của mình dần đi đến bất thiện vượt ra ngoài giới đức. Cái “Chướng” vô hình mà ta không sờ, không thấy, nhưng nó luôn ngự trị trong thân, trong tâm ta, nó chính là kẻ thù nguy hiểm mà ta phải cần một cái lực nào đó mạnh mẽ để loại trừ nó ra khỏi thân và tâm của ta.

Làm sao vượt được cái “chướng” ấy ? Đó là cuộc cạnh tranh quyết liệt trong thế giới nội tâm giữa hồn và xác. Nên ta phải tu, tu đến khi cái “chướng” ra ngoài thân tâm của mình .Tu đến khi cái “Chướng” ấy sẽ không còn ngăn trở con đường tiến tu của mình.

Nhớ lại chuyện xưa của Khổng Tử đáng để cho mỗi chúng ta suy nhẫm. Ngài vốn là người đọc sách nhiều cái gì cũng biết nên vẫn cho mình là trí tuệ hơn thiên hạ. Một hôm, Khổng Tử và thất thập nhị hiền (bảy mươi hai vị đồ đệ) đánh xe hộ giá Khổng Tử đi sang nước Trần chơi. Dọc đường đi thấy mấy đứa trẻ đang đùa giỡn nhau, nhưng lại có một cậu bé đang chơi trò đắp thành bằng đất. Những đồ đệ của Ngài nghĩ đó là đám trẻ ham chơi vô tình cản đường đã lên tiếng: “Dẹp ra cho Thánh đi”. Chú bé đắp thành thản nhiên nói: “Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu Tử trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người. Vậy mà hôm nay cháu gặp Phu Tử thì thấy không phải vậy. Bởi vì từ xưa đến nay “Xa trị thành chứ thành bất trị xa” (Chỉ có xe tránh thành, chứ thành không tránh xe).

Khổng Tử nghe câu đáp quá thông minh từ một cậu bé lấy làm ngạc nhiên liền xuống xe hỏi chuyện xem thế nào.
- Cháu tên gì ?
- Dạ, Hạng Thác
- Mấy tuổi ?
- Dạ, 6 tuổi
- Mới 6 tuổi mà đối đáp quả là thông minh ?
- Dạ thưa, con cá nở được 3 khắc đã bơi tung tăng từ hồ nọ sang hồ kia. Con thỏ 6 ngày tuổi đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh đã 6 tuổi, lấy gì làm khôn ?

Không Tử liền thử tài cậu bé hỏi liên tiếp gần 20 câu khó hơn, Hạng Thác vẫn đối đáp trôi chảy. Hạng Thác nói: “Khổng Phu Tử hỏi cháu nhiều rồi. Bây giờ cháu xin hỏi Khổng Phu Tử: “Tại sao con ngỗng và con vịt nổi được trên mặt nước ? Tại sao chim hồng, chim hộc lại kêu to ? Tại sao cây tùng, cây bách lại xanh cả mùa hè lẫn mùa đông ?”

Khổng Tử mỉm cười đáp: “Con ngỗng, con vịt nổi được trên mặt nước là nhờ hai bàn chân vuông làm phương tiện. Chim hồng, chim hộc kêu to là vì cổ chúng dài. Tùng bách xanh tươi bốn mùa là vì thân chúng đặc”.

Hạng Thác cười khanh khách: “Không đúng, con rùa nổi lên mặt nước, đâu có nhờ đôi bàn chân vuông làm bàn đạp. Con ễnh ương kêu to mà cổ nó đâu có dài. Cây trúc ruột nó rỗng nhưng vẫn xanh bốn mùa đấy thôi”. Khổng Tử ngẩn người, chưa kịp nói sao thì Hạng Thác lại nói: “Thưa Khổng Phu Tử. Cho phép con hỏi thêm: “Tại sao mặt trời buổi sáng lại to mà buổi trưa lại nhỏ ?”

Không Tử đáp: “Là vì buổi sáng, mặt trời gần ta hơn.”

Hạng Thác mỉm cười: “Nhưng tại sao buổi sáng mặt trời gần ta lại mát, còn buổi trưa mặt trời xa ta hơn lại nóng ?”

Khổng Tử tỏ ra hơi lúng túng, nói lảng: “Cháu còn ít tuổi toàn hỏi ta chuyện viển vông ở tận đâu, chuyện trước mắt thì không hỏi”.

Hạng Thác cười khanh khách nói: “Vâng, vậy cháu xin hỏi chuyện ngay trước mắt ngài. Lông mày của Khổng Phu Tử có bao nhiêu sợi ạ ?”

Lần này Khổng Tử nhìn cậu bé kỹ hơn như không tin vào mắt mình rồi ra lệnh cho các đồ đệ cho xe chạy, ngồi trên xe ngẫm nghĩ “Hậu sinh khả úy” (Lớp hậu sinh thật đáng khâm phục).

Ngài Khổng Tử

Qua lần gặp gỡ thần đồng Hạng Thác, Không Tử rất khâm phục, tôn làm thầy và Ngài đã giác ngộ cho rằng mình đã học được công phu Thiên Đạo nên thực hiện ngay chế độ dưỡng tinh luyện đạo, trường trai, đắc phẩm Chí Thánh. Sau này trong sử sách có ghi một chi tiết là thần đồng Hạng Thác là do chính đức Lão Tử hóa thân.

Nói một cách khác, nếu ta tự tánh kiến lập vạn pháp là “công”. Tâm là “đức”, “niệm” là chánh niệm. “Lìa niệm” là còn vọng nghĩ lung tung. Nếu ta “lìa niệm” được thì mới có cả hai chữ “Tâm – đức” và Tâm sẽ không rời khỏi thân.

Ví dụ ngày xưa, các vị tổ thường nói: “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ”, nghĩa là mình chỉ nghĩ đến bản thân, ai đến cũng xua đuổi không phân biệt thiện – ác. Có một số người cho mình thành tổ, siêu rồi đã thành Phật, nhưng cái Phật đó là ảo giác, tự cho mình thành Phật. Cho nên, khi tâm niệm mình dấy lên cái ấn niệm đó thì đừng cho nó tồn tại, phải giết nó đi, làm cho nó nằm xuống thì mình mới cầu tiến được. Vì vậy, diệt niệm mới là đức.

“Tự tánh kiến lập vạn pháp” là gì ? Trong sự hiểu biết của mình lập ra nhiều phương pháp, diệu dụng, nhiều cách gọi là công “Chẳng rời tự tánh”, là công “áp dụng vô nhiễm”, là đức. Tức là mình vẫn làm theo sự hiểu biết, tự tánh của mình. Biết được vui, buồn, khổ vv... tâm nghĩ mình làm mới là đức. Mình làm là không bị nhiễm giống như thủy ngân rớt xuống đất nhưng thủy ngân vẫn là thủy ngân không dính cát bụi. Hoặc như cái Hạnh của hoa sen là một loại hoa vô nhiễm.
Vô nhiễm nghĩa là: Dù những thứ bất thiện ở ngoài thân hay ở trong tâm nhưng ta không dính mắc những cái trần tục thì không bị phiền não quấy nhiễu, mình sẽ không bị đau thương.
Có người ngộ nhận là “Tinh thần phật giáo tinh thần xuất thế” (là ra khỏi cuộc đời). Nhận định đó là không đúng. Nếu xuất thế tu thành đạo thì sai, lìa thế gian này thành đạo tức là không có phước, dù đạt đức cũng chưa đủ vì vậy là vị túc không phải lưỡng túc.

Giống như loại hoa sen có năm hạnh “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, vì hoa sen sinh ra trong ô trường mà không bị nhiễm ô, vẫn tỏa hương thơm khác biệt không bị nhiễm mùi hôi của bùn, mùi tanh của nước.

Nếu như mình bỗng dưng xuất hiện giữa một nơi tất cả chúng sanh ai cũng bị phiền não, nhưng bản thân mình không bị. Đó là nhân quả, ví như hoa sen ra đời đã có hương, có gương sen, hầu sen, muốn được vậy phải tu, tu ngay bây giờ không để đến ngày mai. Tu để thanh tịnh hóa cảnh giới và thanh tịnh hóa cõi lòng, tịnh độ duy tâm, hiện tiền niết bàn thực tại, sanh tử của chúng sanh là niết bàn có chữ “Phật”. Khi ta làm thấy khổ nhưng ta coi là bình thường. Lúc nào làm lúc nào ẩn, là hành xử cho đúng cách. Lúc vĩ ngộ hối tàn bỗng tắt, “Hiêu hiêu nhiên điều Vị - canh Sằn”, dù đường đời chưa gặp than văn. Giống như người kẻ sĩ, người quân tử. Làm không thấy khổ, sống mà thấy mình sống là đau thương, do sợ chết nên mình phải cố sống, lo sống sợ sống là đau thương. Làm sao để đừng nhiễm, tâm không bị vướng mắc. Trong tu hành thì nên hỉ xả (hỉ xả là cho, là giúp, là biếu) nếu cao hơn “xả”là không bị nhiễm.

Ngài Choden Rinpoche

Nếu ai đó nói bên tai những điều ngon ngọt, đừng bao giờ chấp cái đó kể cả những lời đau thương. Căn mình phải nghe nhưng ý bên trong mình phải bỏ. Giống trăng soi trên nước, gió thoảng qua mành trúc. Không để trong tâm là vô nhiễm.

Mắt, tai, mũi, miệng đều bị vướng mắc nhưng đừng bị say đắm vì nó, thì vô nhiễm sẽ làm mình bên ngoài sáng. Sáu lục căn không bị nhiễm trở thành thanh tịnh phát ra “lục thông”. Trong tâm không bị vướng mắc ý (ba phần bên trong) gọi là tam minh. “Tam minh lục thông” là ba cái sáng bên trong và sáu cái hiểu biết thông bên ngoài. Trong tâm tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng vô nhiễm là đức. Muốn tìm kiếm pháp thân của công đức phải y đây mà hành mới là chân công đức phải theo như vậy mà làm, cố gắng suy nghĩ thì mới có công đức. Người tu hành công đức tâm chẳng khinh người, thường hành pháp cung kính. Trong kinh nói: “Có nhiều vị hiện xuống thế gian này không phải một hạnh là Phật”. Trong kinh pháp hoa đoạn “Phổ môn phẩm” có nói: “Quan Thế Âm đã hiện xuống (Tam thập lục ứng) có Bà La Môn, Cư Trĩ, Tể Quan Quỷ Vương, Tiêu Diệm đại lực sĩ diêm khẩu Qủy Vương là một vị thống lãnh âm binh cũng là Quan Thế Âm Bồ Tát hiện nguyên hình độ nhất thiết âm linh tam thập lục bộ của hồn âm hồn”. Cái quý trọng của nó là mình không nên khing bỉ một ai kể cả những người nghèo, đối với trên không đội, dưới không đạp, tu hạnh là vậy. Ngài Huệ Năng lục tổ ai cũng tôn trọng, các vị đại chúng siêu hết. Nhưng cuối cùng Lục Tổ Huệ Năng là một kẻ giã gạo chưa bao giờ lên đại chúng, chưa ra nhà trước mà là vị tổ bên trong. Cho nên đừng chấp màu da, chủng tộc, trình độ trí thức vì Tổ Huệ Năng không biết chữ nào hết. Cuối cùng “vô tự” mà lại rành vạn pháp, không khinh bỉ, không cho quý trọng “tâm chẳng khinh người thường hành pháp cung kính” thấy ai cũng quý trọng, thấy người trước mình là một vị hiền thánh xuất hiện là có thể mình lầm. Giống Ngộ Đạt quốc sư thấy phong cùi đi ngang, mọi người đều khinh bỉ. Nhưng ngài hồi còn nhỏ nhường chỗ mình nằm lo săn sóc cho người. Cuối cùng bị ung san ở đầu gối lại cầu tới núi ở Tây Thục. Trong bóng sơn tùng chính ngài Ca Nhã dung nước suối rữa mục ghẻ làm Ngô Đạt lành mạnh sau mới có văn thủy sám. Vì vậy, đừng coi thường ai mà phải biết kính trọng kể cả con vật.

Nếu tâm khinh người, nhân ngã chẳng dứt là công. Tâm mình còn khinh người này, hạ nhục người kia là cái phân biệt nhân ngã người và ta. Đức Phật có tâm từ bi (vô duyên từ bi) giống từ bi bản thể không phân biệt người và mình. Chúng sanh đau giống như con mắt đau, chúng sanh khổ giống tay mình nhức. Không phải chờ sự cầu xin, không chờ ai xin mình mới giúp, như khi mình ngứa mí mắt tự lấy tay dụi, vì nó chung với thân thể của minh thì đồng thể từ bi. Cùng một thân thể mới biết thương nhau, khác với sự phân biệt cái cùa mình và cái của người. Của mình thì thương không phải của mình thì không thương. Nhưng ý nghĩa của cái thương sao cho đúng, nếu không sẽ đem tới cái hại, thì cái thương đó không đúng mà cái thương đó trở thành cái ngã kiến và cái sở tri kiến. Từ chỗ đó gây nhiều nghiệp quả mà mình không thể lường trước, bản thân mình sai và người được thương cũng bị sai. Do đó cái thương phải phân định rõ ràng làm sao giống như thương người như thể thương thân.

Khi cái Tâm của mình không khinh người thường hành pháp cung kính. Nếu tâm khinh người nhân ngã chẳng dứt nghĩa là chẳng công. Tự mình hư vong chẳng thật. Nghĩa là một vị tu sĩ nhưng có cái tâm lại không phải tu sĩ, là một phật tử mà chưa thấy mình là phật tử thật sự, mọi cái chưa rõ ràng thì đó hư vọng và không thể coi đó là cái đức.

Ta tụng kinh để cho chúng sanh nghe, hướng tâm tu để giải thoát. Còn thắp nhang là gì ? “Tam tâm chỉ thị nhất tâm” là tam hương ngã phận, tâm hương có năm phận: Giới, định, huệ, giải thoát (2), tri kiến. Khi trên tay cầm ba cây nhang mình phải coi giới của mình (hạn chế của mình) biết giới là một cái số, phạm vi mà mình đứng lại, hạn chế vừa phải. “Giới” là mình biết cái luật, lệ, nghi, thức, việc làm của mỗi người. Ở đâu cũng có luật lệ và giới hạn của nó, biết giới hạn thì trong nhà sống yên vui, ngoài đường yên ổn, xã hội trật tự. Thiếu giới luật không có gì thành tựu cả, trong bản thân cũng có giới luật cho cả chính mình. Phù tam quy chỉ là phật tử xã giao, những giới cấm mới là phước điền cơ bản, có làm có phước.

Nói đến cái “Chấp”. Vì ngã chấp quá lớn nên thường khinh bỉ tất cả. Cái ngã chấp cho ta là hơn, giỏi, đầy đủ, thường sinh ra ngã chấp, dù là nhiều người biết nhưng không làm được.

Ngày xưa, Ô Xào thiền sư có lần trả lời với ngài Đỗ Phủ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành chớ làm những điều ác và làm tất cả điều lành, tịnh tâm của mình, tự tịnh kỳ ý”. Đỗ Phủ nói: “Tưởng giảng đạo cao siêu thế nào ? Đạo lý kiểu đó đứa nhỏ tám tuổi ở đây cũng biết”. Ông nói: “Vậy mà tám tuổi biết, tám mươi tuổi chưa chưa chắc làm được”. Vì ngã chấp quá lớn thường khinh bỉ tất cả “thiện tri thức, niệm sinh chẳng gián đoạn” là công. Niệm là suy nghĩ, niệm phật nhiều không nghĩ tà, không nghĩ chúng sanh, niệm nghĩ thế gian, nghĩ pháp mình là ai, chết đi về đâu. Hôm nay, chúng ta sống ngủ dậy có thấy cái gì không? Và chết thác mê về chỗ nào, niệm nghĩ về cuộc đời sanh, tử, vui, buồn, chuyện không phải, chuyện đúng, tại sao người ta bị vậy ?... Nghĩ như vậy để không dừng, mà thấy mình là ai thực sự. Niệm niệm không dừng nghĩ mình liên tục chẳng gián đoạn là công, tâm bình đẳng hành ngay thẳng là đức.

Tâm bình đẳng là trong mỗi chúng sanh nào đều có phật tánh bên trong. Phật luôn luôn có ở mọi tâm hồn con người . Có những câu trái đạo trở thành có lý rất cao nhưng mình không hiểu nên đừng vội so cao thấp. Bình đẳng như tâm đức Phật, ở một con vật như ngài đã cõng một con cừu về chuồng, xỏ luồng kim cho bà già, ngồi bốn mươi chín ngày là định tọa và làm những công hạnh lớn bố thí quốc thành. Tất cả những công đức từ nhỏ đến lớn ngài đều coi là bình đẳng phải làm và những công đức đó đều hồi hướng vô hạn bồ đề.

Thiện tri thức nên phước đức và công đức khác nhau. Võ Đế tự chẳng biết chân lý đâu phải lỗi của tổ. Ngài Huệ Năng đã trả lời cho sư quân là Tổ Đạt Mạ chỉ rất đúng nhưng Lương Họa Đế chẳng hiểu. Cái mõ kêu “giác (3)”. Giác là giác ngộ, thức tỉnh, hiểu biết. Trên mõ có vẽ một trái châu là tinh thần, hai bên là hai con cá biểu tượng là ngư có thêm con mắt đánh thức vào não bộ, đồng thời có ý nghĩa là con cá không ngủ, thường thức nên luôn làm cho mọi người thức dậy và hiểu rõ đạo lý. Người đánh mỏ gọi là duyệt chúng, “duyệt” là vui, “chúng” là mọi người. Đánh mõ để cho chúng được vui tụng niệm. Cái mõ để mọi người thức dậy và hiểu biết một số đạo lý kinh điển gọi là giác. Cái chuông kêu “không”, chùa có không môn (không gia đình, tiền, của, sự nghiệp, công danh…) bỏ hết. Cuối cùng không chấp, không ô nhiễm, tất cả những cái không trở thành giải thoát. Thanh tịnh là hạnh phúc. Đối với “thiền”, “tịnh” không xa. Đức phật có nói: “Nước trong bốn biển có khác nhau nhưng nó có một vị là mặn”. Đạo ta có tám vạn bốn ngàn pháp môn có khác nhau nhưng có vị chung là giải thoát. Dù có tu thiền cũng trở về cái tịnh và lạc tới giác ngộ. Cho nên tổ nhiều lúc cũng nói những câu tịnh không phả là những câu mãi.

Lục Tổ Huệ Năng nói: “Tâm bình đẳng chẳng nhọc trì giới”. Tâm mình bình tức là chúng sanh đồng, thương khắp chúng sanh không phân biệt cao thấp, khinh chê như vậy là đồng. Học kể cả tạ thấp cũng học nhưng học để biết tránh, kể cả sai cũng học để tránh. Vì vậy, không chi học cái đúng mà phải học cái sai kẻ đó gọi là hữu học. “Hạnh ngay thẳng đầu cầu tú thiền”. Cái hạnh phật ngay thẳng, bình thản, an bình không còn tú thiền, “báo ân” là nuôi dưỡng cha mẹ, muốn báo ân tam bảo trước tiên là nuôi dưỡng cha mẹ. Đức Phật nói: “Cha mẹ là phước điền tất cả”,phụ mẫu là phật tại thế, phụng sự phụ mẫu hiện tại, tất cả chúng sanh đều là phụ mẫu là báo ân, vì mình tái nhiều thân, nhiều kiếp. Đức Phật nói: “Ta tu thành đạo này là ta đã trải qua nhiều thân tức là nhiều thân” mình cũng vậy trải qua nhiều thân, nhiều kiếp là nhiều cha mẹ, tức là chúng sanh đều là cha mẹ.

Nuôi và dưỡng. Nuôi là làm cho ăn, dưỡng là làm cho còn mãi, trong cái dưỡng là đem đạo lý bồi vào, không phải là cho ăn cơm gạo là đủ, làm sao cho được vững bền hôm nay và mai sau, tiếp tục đem cái đức thêm vào cho người đó gọi là cho ăn bằng thân, dưỡng nuôi bằng trí. Thân trí tức là tinh thần vật chất phải đủ, phải làm cho cha mẹ được vui, cha mẹ hiện hữu là cha mẹ sanh thành và cha mẹ kiếp trước là chúng sanh phải hiếu hết. Khiêm nhường thì sang hèn, hòa thuận. Nhẫn nhục việc ác chẳng sanh. Khổng Tử có nói: ”Nhẫn nhẫn trái chủ oan gia tùng thử tận”. Khi đám cưới người ta tặng nhau chiếc nhẫn. “Nhẫn” là trên chữ đau dưới chữ tâm, như dao đâm vào lòng mình, nhịn không phải là con người, nếu mình nhịn người ta coi mình là thú vật. Nếu không nhịn cũng không phải là con người mà là người hung dữ, hung ác súc vật chống giết lẫn nhau trở thành chiến tranh. Khổng Tử nói: “Nan nhẫn, nan nhẫn, phi nhơn thị nhẫn mà thị nhẫn phi nhơn”, nhẫn không phải là người mà không nhẫn không phải là người “trái chủ oan gia tùng thử tận” nhẫn nhịn như vậy là trái chủ, bao nhiêu chuyện vay mượn kiếp trước, oan gia là bao nhiêu đời về trước (tình, danh lợi, bao nhiêu nghiệp) không còn đòi nữa, không gây, không tạo, chừa nghiệp trước, ngừa lỗi sau đó cũng như nghĩa sám hối. Ý nghĩa của “nhẫn (3)” nhịn cái miệng chưa đủ, nhịn cái thân, nhịn ý, ba chữ nhẫn là “nhẫn thân, nhẫn khẩu, nhẫn ý” thân, khẩu, ý được toàn thiện cái đó mới gọi là nhẫn nhục, ba mặt không còn cái niệm nào hậm hực hết cho nên Khổng Tử đồng ý nghĩ này, ba trái chủ này thì trái chủ oan gia dứt. Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh “oan gia tương báo trả đời nào xong, oán thù chưa hết mà rày”. Nếu công phu miên mật mãi mãi thì cái ngu độn cũng phải kiến tánh”, Tổ Huệ Năng nói vậy. Trong cái thiền thì ngài thần tú nói rằng: “Bồ đề thân thị bồ đề thọ”, cái thân như bồ đề minh cảnh thiền phi đài “thời thời thường thách thức thì hà sứ nhá tầng ai”. Tức là ngày nào mình cũng phải quét thì tấm gương không dính bụi, thân mình Bồ đề mà cái tâm như tấm gương ngày nào cũng quét thì không bao giờ dính bụi. Ngài thân tu người ta nói Ngài còn chưa ngộ mới đang vô cửa, còn tổ Huệ Năng thì “Bồ đề bốn vô thọ minh cảnh phi đài”

“Bổn ai vô dứt giật – Phiền hà sứ giả thần ai”
Muốn không dính bụi phải phủi, bên đây không cần phủi vì Bồ đề không có gốc, cái gương cũng không có cái đài, hai câu tưởng đâu siêu nhưng thật hai câu giống nhau. Ngài Tổ nói: “Nếu công phu miên mật mãi mãi kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh”, nói với kẻ siêu ngài nói cách này, kẻ phàm ngài nói cách khác, chứ không phải đem kẻ phàm nói cái siêu, đức Phật có nhiều lúc nói tầm thường, chỉ những câu chuyện đơn sơ như địa ngục. Chẳng hạn tụng kinh địa tạng, các thầy tu trên cao nghe nói kinh địa tạng không phải phật đừng nên nói vậy, đó là trong sơ cơ lúc đầu vẫn phải vịn cái cây. Khi tu siêu rồi làm kiểu khác, tổ dạy kiểu khác, lúc thường tổ dạy kiểu khác, ngài Huệ Năng cũng dạy liên tục chứ không phải không nghĩ gì phải thiển không, mà niệm, nghĩ, làm tất cả công đức,không đến hết một lúc. “Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh. Nếu công phu miên mật mãi mãi” làm những việc công phu là chuyện trên thường xuyên sẽ “minh tâm kiến tánh” lời trái tai ắc là chữ ngôn, thuốc đắng trừ bệnh tật. Nhiều lúc đối xử nghịch lại làm cho mình thẳng tiến. Nếu đạo bữa nay không có thử thách thì rất khó thành, phải có cam go khổ sở “Lấy lửa thử vàng, gian nan thử sức” mình mới đạt được. Muốn thấy bình an phải đi vào động, lời trái tai giúp mình thành công.

Dấu lỗi trung tâm chẳng lành.
Hằng ngày thường lại ít chúng sanh.
Thành đạo chẳng do bố thí.
Bồ đề chỉ ở nơi trăm ngộ.

Thành đạo chẳng phải bố thí tiền là phước, phước không giúp mình giải thoát mà chính nhờ có công đức mình mới giải thoát. Vì vậy, bố thí tiền chỉ là hạnh “bất trụ xuất sanh hương vị xuất phát”, bất trụ trong lục căn, lục trần không bị dính với nhau, bồ đề tức sự giác ngộ ở trong mình ngộ, không phải ở ngoài vô, do đó không có chỗ sở đất mà là sự bình tâm bên trong được thành. Đâu cầu hướng ngoại để cầu huyền nghe xong tu hành trình dộ trước mặt, niệm phật rồi phải nệm pháp, niệm căng là niệm thanh tịnh, phải nhẫn nại và kiên trì, hòa trong tâm mình hòa, bình trong tâm mình bình. Nếu không hòa, bình trong tâm thì đừng mong hòa bình bên ngoài, không cầu bên ngoài mà là bên trong. Tâm bình là thế giới bình, tâm hòa là thế giới hòa. Tâm sáng thì đạo đến.

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).6/12/2011.

No comments:

Post a Comment