Phần ba: Tuệ và sự
Giác Ngộ của Đạo Phật
I. Đạo Phật thực
hiện giác ngộ bằng tri tuệ
Các tôn giáo và sự thần bí
Đạo Phật và Trí tuệ
Hai con đường giác ngộ khác nhau
Các tôn giáo và sự thần bí
Đạo Phật và Trí tuệ
Hai con đường giác ngộ khác nhau
II. Tuệ do học
hiểu và Tuệ do trải nghiệm
Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm
Tuệ giác ngộ có thể được lưu lại từ kiếp trước
Năm tôn giả giác ngộ do nghe hiểu hay do thiền quán?
Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm
Tuệ giác ngộ có thể được lưu lại từ kiếp trước
Năm tôn giả giác ngộ do nghe hiểu hay do thiền quán?
III. Tuệ trong ý
nghĩa Giác ngộ của Đạo Phật
Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải là giới hạnh
Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải sự truyền thừa thần bí
Tuệ, do trải nghiệm bằng Tuệ quán, trực tiếp đưa tới giác ngộ còn Tuệ do nghe hay đọc chỉ là gián tiếp.
Chính là Tuệ đưa tới giác ngộ chứ không phải sự tu tập các thiền chứng (Samāpatti) hay Diệt tận Định (Nirodha-samādhi)
Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải là giới hạnh
Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải sự truyền thừa thần bí
Tuệ, do trải nghiệm bằng Tuệ quán, trực tiếp đưa tới giác ngộ còn Tuệ do nghe hay đọc chỉ là gián tiếp.
Chính là Tuệ đưa tới giác ngộ chứ không phải sự tu tập các thiền chứng (Samāpatti) hay Diệt tận Định (Nirodha-samādhi)
IV. Mô tả qui
trình tâm khi giác ngộ
Các giai đoạn và qui trình tâm trong sự giác ngộ
Lộ trình tâm giác ngộ
Các giai đoạn và qui trình tâm trong sự giác ngộ
Lộ trình tâm giác ngộ
V. Trong khi chờ
đợi sự tái phát hiện một đạo lộ tu tập thực sự nguyên thủy
VI. Thông Điệp về sự phục hồi và tỏa sáng của Đạo Phật nguyên thủy trong thế kỉ 21
VI. Thông Điệp về sự phục hồi và tỏa sáng của Đạo Phật nguyên thủy trong thế kỉ 21
*****
I. Đạo Phật thực hiện giác ngộ
bằng trí tuệ
1. Các tôn giáo và sự thần bí
Các tôn giáo luôn xuất hiện trong không
khí thần bí, linh thiêng và sự sùng bái. Nơi nào tôn giáo xuất hiện nơi đó lý
trí bị đẩy lui. Thần bí, linh thiêng và sùng bái có sức mạnh riêng của chúng.
Những năng lực tinh thần phát sinh từ sự thần bí, linh thiêng và sùng bái đã
được nhiều tôn giáo biết đến và sử dụng. Các bí thuật tâm linh thường dựa trên
nguyên lý đưa tâm đi ngược dòng trở về, để tìm về với bản thể uyên nguyên và
những năng lực nguồn cội. Tại cội nguồn này, con người có thể nối kết lại với
cái đại ngã, nơi mà từ đó nó đã sinh ra (Đại ngã là chủ thuyết chính của Vệ Đà).
Ngay từ các tôn giáo sơ khai, con người bộ lạc đã biết nhảy múa một cách buông
thả, không kềm chế quanh đống lửa để được hòa nhập với năng lực thần thánh. Sau
này, với sự hiểu biết nhiều hơn, các giáo phái của Ấn Độ còn tiến xa hơn nữa
trong kỹ thuật khơi dậy các sức mạnh bí mật tích chứa trong vô thức. Các âm
thanh chủng tự (seed syllables), các ấn (mudra), các chú (mantra), các hóa thần
(Yidam), các mandala, năng lực tính dục và các nghi thức cấm kỵ (secret rituals)
v.v…được sử dụng để ức chế ý thức lý trí và đánh thức những năng lực từ vô thức
sâu thẳm bên trong. Các giáo phái Ấn Độ hiện nay đã có mặt trên khắp thế giới để
truyền bá con đường thực hiện tâm linh theo nguyên lý ngược dòng này. Một số
giáo phái dựa trên nguyên lý của niềm tin, tình yêu, sự khuất phục đối với thần
thánh (surrender), để được hòa nhập cùng với thần thánh, ví dụ các giáo phái
Bhakti yoga như Shaivism, Vaishnavism, and Shaktism [35]. Một số giáo phái khác
nhấn mạnh tính quan trọng của hệ truyền thừa, của năng lực được truyền đến từ vị
thày còn sống (San Mat), của các bí thuật về truyền tâm, gia trì, chúc phúc…Tuy
nhiên, tất cả không gì khác hơn sự thực hiện tự kỷ ám thị (autosuggestion) cho
đa số tín đồ có bản chất tâm lý yếu đuối.
Các tôn giáo trên thế giới đều phủ nhận lý trí (reason), phủ nhận sức mạnh của trí tuệ (wisdom), vì thế đa số con người tâm linh luôn bị ảnh hưởng sâu nặng bởi các quan điểm tín ngưỡng và thần bí. Ngay cả Thiền Tông Trung Quốc với khẩu hiệu “bất lập văn tự” thì sự hiểu biết lý trí qua sách vở cũng là một chướng ngại cần vứt bỏ. Có “minh sư” còn mạt sát người trí thức như những kẻ không thể đến cửa thiên đàng ! Nhưng tiến hóa tâm linh qua tôn giáo thực ra có nhất thiết chỉ được thực hiện bởi các trạng thái tâm mang tính thần bí, linh thiêng, vong thân, sùng bái, phi lý trí đó hay không? Có phải luôn luôn là như vậy không ? Đức Phật đã nói không !
Các tôn giáo trên thế giới đều phủ nhận lý trí (reason), phủ nhận sức mạnh của trí tuệ (wisdom), vì thế đa số con người tâm linh luôn bị ảnh hưởng sâu nặng bởi các quan điểm tín ngưỡng và thần bí. Ngay cả Thiền Tông Trung Quốc với khẩu hiệu “bất lập văn tự” thì sự hiểu biết lý trí qua sách vở cũng là một chướng ngại cần vứt bỏ. Có “minh sư” còn mạt sát người trí thức như những kẻ không thể đến cửa thiên đàng ! Nhưng tiến hóa tâm linh qua tôn giáo thực ra có nhất thiết chỉ được thực hiện bởi các trạng thái tâm mang tính thần bí, linh thiêng, vong thân, sùng bái, phi lý trí đó hay không? Có phải luôn luôn là như vậy không ? Đức Phật đã nói không !
2. Đạo Phật và Trí tuệ
Ngay từ hơn hai ngàn năm trước, Đạo Phật
đã xuất hiện như một mặt trời với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ. Con đường tu chứng của
Đạo Phật hoàn toàn không có dấu vết của sự thần bí, linh thiêng và sùng bái
giống như mô hình chung của đa số các tôn giáo tại phương Đông nói chung và Ấn
Độ nói riêng. Không có các vị thần biểu tượng cho các năng lực thần thánh, không
có ấn chú linh phù, không có truyền tâm (initiation), không có gia trì, phù hộ
v.v…Ngược lại, sự tu tập và giác ngộ của giáo pháp nguyên thủy, hoàn toàn dựa
trên sự phát triển lý trí tự thân để thăng hoa các tuệ thế gian thành các trí
xuất thế gian. Chính trí tuệ đưa đến giác ngộ tối thượng của Đạo Phật chứ không
phải là các bí thuật câu thông với năng lực thần thánh nằm trong vô thức. Chính
trí tuệ mạnh mẽ của con người đã đưa đến giác ngộ tối thượng, chứ không phải sự
qui phục (surrender) đấng tối cao, hay vong thân (alienation) vào thần thánh,
vào hình ảnh của giáo chủ ! Chỉ những ngàn năm sau này, khi suy yếu, Đạo Phật
mới bị người đời sau làm lệch lạc bởi các quan niệm tôn giáo thần bí xưa cũ tại
Ấn Độ như đã vừa nói đến. Phật giáo phát triển cũng có nhắc tới “Duy Tuệ thị
nghiệp” nhưng ý nghĩa của Tuệ trong chánh pháp đã bị sự “phát triển” làm sai
lệch, nên vẫn chỉ là một khẩu hiệu không hơn. Phục hồi giáo pháp nguyên thủy, có
nghĩa là làm sáng tỏ lại nguyên lý “giác ngộ bằng trí tuệ” và phải hiểu trí tuệ
là cái vốn xuất phát và thăng hoa từ ý thức của con người tu tập.
3. Hai con đường giác ngộ khác nhau
Không thể gọi một tôn giáo hoặc một con
đường tâm linh nào là tốt hơn, chỉ có thể gọi cái nào là phù hợp hơn với từng cá
thể. Tâm trí của đa số con người luôn phù hợp với những kiểu tu tập nhẹ nhàng,
không đặt ra mục đích giải thoát. Đám đông chỉ cần một sự sự an lạc có tính cách
“tâm lý trị liệu” qua các loại thiền “thư giản”. Còn lại là một thiểu số rất ít
người tu, thực sự có khát vọng giải thoát. Đối với số người rất ít này, tùy theo
nghiệp lực, mức tiến hóa tâm linh, trình độ trí tuệ, sẽ bị thúc đẩy về một trong
hai con đường giải thoát, bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng cứu cánh khác nhau
:
- Một là con đường của đa số các tôn giáo và giáo phái hiện nay, mà sự giác ngộ là đạt dược các cảnh giới thiên đàng. Ví dụ đối với Ấn Độ giáo, hầu hết các giáo phái sinh ra từ triết học Vệ Đà hoặc các nền triết học sau đó chỉ hướng về sự thờ phụng các vị thần linh của các cõi giới khác nhau, nghĩa là hướng đến các thiên đàng khác nhau. Trong khi triết học Vệ Đà coi BRAHMA là nguyên ủy tuyệt đối (giống như khái niệm God, Thượng đế) thì số đông các tôn giáo tại Ấn Độ (Ấn Độ giáo) lại chỉ biết thờ phụng Brahman (Đại Phạm Thiên). Bởi vì Brahman là một vị thần có hình sắc, dễ hiểu, dễ gần gũi với đám đông hơn so với một khái niệm Brahma quá cao siêu. Đối với nhóm Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cũng vậy. Tất cả cũng chỉ hướng đến thiên đàng và coi thiên đàng là cứu cánh giải thoát.
- Hai là con đường giải thoát của Đạo Phật. Con đường này là một giải pháp đặc thù, khác hẳn với các tôn giáo xung quanh. Sự tu tập nhằm phát triển trí tuệ thành các tuệ giải thoát để thực hiện một giải thoát vĩ đại và tuyệt đối hơn, đó là vượt ra khỏi cái vòng tròn luân chuyển (luân hồi) vốn khép kín trong thời gian bất tận. Con đường giải thoát của Đạo Phật vượt qua (bỏ qua) tất cả các cõi trời, các thiên đàng, để an trú tại Nibbana bằng tuệ giải thoát. Như vậy, cứu cánh giải thoát của Đạo Phật rất khác với cứu cánh giải thoát của các tôn giáo khác. Nó hoàn hảo và tuyệt đối hơn !
- Một là con đường của đa số các tôn giáo và giáo phái hiện nay, mà sự giác ngộ là đạt dược các cảnh giới thiên đàng. Ví dụ đối với Ấn Độ giáo, hầu hết các giáo phái sinh ra từ triết học Vệ Đà hoặc các nền triết học sau đó chỉ hướng về sự thờ phụng các vị thần linh của các cõi giới khác nhau, nghĩa là hướng đến các thiên đàng khác nhau. Trong khi triết học Vệ Đà coi BRAHMA là nguyên ủy tuyệt đối (giống như khái niệm God, Thượng đế) thì số đông các tôn giáo tại Ấn Độ (Ấn Độ giáo) lại chỉ biết thờ phụng Brahman (Đại Phạm Thiên). Bởi vì Brahman là một vị thần có hình sắc, dễ hiểu, dễ gần gũi với đám đông hơn so với một khái niệm Brahma quá cao siêu. Đối với nhóm Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cũng vậy. Tất cả cũng chỉ hướng đến thiên đàng và coi thiên đàng là cứu cánh giải thoát.
- Hai là con đường giải thoát của Đạo Phật. Con đường này là một giải pháp đặc thù, khác hẳn với các tôn giáo xung quanh. Sự tu tập nhằm phát triển trí tuệ thành các tuệ giải thoát để thực hiện một giải thoát vĩ đại và tuyệt đối hơn, đó là vượt ra khỏi cái vòng tròn luân chuyển (luân hồi) vốn khép kín trong thời gian bất tận. Con đường giải thoát của Đạo Phật vượt qua (bỏ qua) tất cả các cõi trời, các thiên đàng, để an trú tại Nibbana bằng tuệ giải thoát. Như vậy, cứu cánh giải thoát của Đạo Phật rất khác với cứu cánh giải thoát của các tôn giáo khác. Nó hoàn hảo và tuyệt đối hơn !
Thế giới quan của Phật giáo, bằng thực
chứng, đã mô tả vũ trụ gồm ba tầng chính gọi là Tam Giới (Triloka). Trong mỗi
Giới (loka) lại gồm các cõi (bhumi) khác nhau. Tổng cộng là 31 cõi như sơ đồ bên
dưới. Thấp nhất là Địa Ngục và cao nhất là cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Các
hữu sinh đều tái sinh luân hồi trong các cõi giới này. Giải thoát của Đạo Phật
là giải thoát khỏi sự tái sinh luân hồi trong các tất cả các cõi giới, để an trụ
trong Nibbana, một trạng thái hoàn toàn tịch tĩnh.
II. Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm
Lúc chưa có chữ viết, con người thời xưa
chỉ có thể học hiểu qua sự lắng nghe. Khoảng bốn trăm năm sau thời Đức Phật mới
có chữ viết, lúc này ngoài học hiểu do nghe, con người có thể học hiểu do đọc.
Sự học hiểu do nghe hay đọc phải qua trung gian các khái niệm qui ước của ngôn
ngữ, do đó không thể nào nắm trọn được sự thực chân lý (paramatthasacca). Như
vậy để đạt được sự thực chân lý người tu cần có các trải nghiệm trực tiếp bằng
thiền. Trải nghiệm trong thiền có khả năng thấu hiểu các thực tại mà các giác
quan hay các khái niệm ngôn ngữ không thể chạm tới được.
1. Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm
Tuệ do học hiểu các “khái niệm qui ước”
khác với Tuệ do trải nghiệm “sự thực chân lý”. Hai loại tuệ này có thể bổ sung
hổ tương lẫn nhau, nhưng hoàn toàn khác nhau, xét về khả năng thực hiện giác
ngộ.
Một vấn đề thực sự quan trọng sự tìm hiểu về Đạo Phật là khái niệm “Chân Lý”. Chân Lý có thể hiểu như sự thực “tuyệt đối”. Như vậy có nghĩa là có những sự thực “không phải tuyệt đối”! Abhidhamma đã có giải thích về hai sự thật:
- Sammutisacca: Sự thật qui ước (conventional truth). Theravada VN dùng chữ “sự thực chế định” [36]. Ví dụ, khi ta nói: tôi, anh, danh, sắc, khổ, lạc v.v..ta không nói dối, nhưng như vậy ta chỉ nói về một sự thực xuất hiện bên ngoài (apparent truth), bởi vì ta sử dụng ngôn ngữ mà ngôn ngữ vốn chỉ do qui ước trước với nhau.
- Paramatthasacca: Sự thật chân đế hay sự thật tuyệt đối (utimate truth) theo Đạo Phật là các phạm trù: tâm, tâm sở, sắc pháp và níp-bàn vì mọi hiện hữu trong thế giới đều được qui về bốn phạm trù này
- Citta: Tâm
- Cetasika: Tâm sở
- Rūpadhamma: Sắc pháp
- Nibbāna: Niết Bàn
Muốn thấu hiểu Sự thực tuyệt đối cần phải trải nghiệm và tri giác bốn thực thể Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Níp bàn như thực (as it is) không qua trung gian sự học hiểu bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) chẳng qua là những âm thanh và kí tự được qui ước chung, để con người trao đổi với nhau các khái niệm trong suy nghĩ của mình. Không có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt đúng sự thực của một vật, một trạng thái hay một hiện tượng v.v…Sự bất lực của ngôn ngữ đã được nêu lên từ lâu trong triết học Tây phương. Sự-vật luôn có một phần bản thể và nội dung mà không có cách nào ta chạm tới được, cái nội dung sâu kín đó gọi là vật tự thân (thing-in-itself) [31]. Để cố diễn đạt những sự thực, con người cũng đã thử dùng thi ca và âm nhạc, hội họa v.v… Dĩ nhiên, tất cả đều là những nổ lực hoài công. Ngôn ngữ không nắm bắt được “sự thực”, vì bản thân ngôn ngữ là một khái niệm trung gian. Khi ta vừa khởi lên suy nghĩ bằng khái niệm của ngôn ngữ, tức thì toàn bộ cái “tri giác nguyên thủy” với “sự thực trọn vẹn” liền tan vỡ và biến mất! Bởi vì ngôn ngữ hay biểu tượng (symbol) không đủ khả năng truyền tải chân lý trọn vẹn, cho nên tuệ do sự học hiểu qua ngôn ngữ sẽ không đủ để đạt giác ngộ. Muốn đạt được giác ngộ phải có trải nghiệm trực tiếp. Trải nghiệm bởi tri giác của các giác quan là không đủ, nên phải cần đến năng lực mạnh mẽ của thiền quán có kết hợp với năng lực của định. Tóm lại, tuệ do sự học hiểu cần phải được làm trọn vẹn bằng các tuệ do trải nghiệm trực tiếp trong trạng thái thiền. Không có trải nghiệm trực tiếp, không có giác ngộ!
Một vấn đề thực sự quan trọng sự tìm hiểu về Đạo Phật là khái niệm “Chân Lý”. Chân Lý có thể hiểu như sự thực “tuyệt đối”. Như vậy có nghĩa là có những sự thực “không phải tuyệt đối”! Abhidhamma đã có giải thích về hai sự thật:
- Sammutisacca: Sự thật qui ước (conventional truth). Theravada VN dùng chữ “sự thực chế định” [36]. Ví dụ, khi ta nói: tôi, anh, danh, sắc, khổ, lạc v.v..ta không nói dối, nhưng như vậy ta chỉ nói về một sự thực xuất hiện bên ngoài (apparent truth), bởi vì ta sử dụng ngôn ngữ mà ngôn ngữ vốn chỉ do qui ước trước với nhau.
- Paramatthasacca: Sự thật chân đế hay sự thật tuyệt đối (utimate truth) theo Đạo Phật là các phạm trù: tâm, tâm sở, sắc pháp và níp-bàn vì mọi hiện hữu trong thế giới đều được qui về bốn phạm trù này
- Citta: Tâm
- Cetasika: Tâm sở
- Rūpadhamma: Sắc pháp
- Nibbāna: Niết Bàn
Muốn thấu hiểu Sự thực tuyệt đối cần phải trải nghiệm và tri giác bốn thực thể Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Níp bàn như thực (as it is) không qua trung gian sự học hiểu bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) chẳng qua là những âm thanh và kí tự được qui ước chung, để con người trao đổi với nhau các khái niệm trong suy nghĩ của mình. Không có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt đúng sự thực của một vật, một trạng thái hay một hiện tượng v.v…Sự bất lực của ngôn ngữ đã được nêu lên từ lâu trong triết học Tây phương. Sự-vật luôn có một phần bản thể và nội dung mà không có cách nào ta chạm tới được, cái nội dung sâu kín đó gọi là vật tự thân (thing-in-itself) [31]. Để cố diễn đạt những sự thực, con người cũng đã thử dùng thi ca và âm nhạc, hội họa v.v… Dĩ nhiên, tất cả đều là những nổ lực hoài công. Ngôn ngữ không nắm bắt được “sự thực”, vì bản thân ngôn ngữ là một khái niệm trung gian. Khi ta vừa khởi lên suy nghĩ bằng khái niệm của ngôn ngữ, tức thì toàn bộ cái “tri giác nguyên thủy” với “sự thực trọn vẹn” liền tan vỡ và biến mất! Bởi vì ngôn ngữ hay biểu tượng (symbol) không đủ khả năng truyền tải chân lý trọn vẹn, cho nên tuệ do sự học hiểu qua ngôn ngữ sẽ không đủ để đạt giác ngộ. Muốn đạt được giác ngộ phải có trải nghiệm trực tiếp. Trải nghiệm bởi tri giác của các giác quan là không đủ, nên phải cần đến năng lực mạnh mẽ của thiền quán có kết hợp với năng lực của định. Tóm lại, tuệ do sự học hiểu cần phải được làm trọn vẹn bằng các tuệ do trải nghiệm trực tiếp trong trạng thái thiền. Không có trải nghiệm trực tiếp, không có giác ngộ!
2. Tuệ giác ngộ có thể được lưu lại từ kiếp trước
Tái sanh là quan điểm cơ sở của Đạo Phật
và nhiều tôn giáo khác ở Ấn Độ. Con người có thể biết được tái sanh nhờ năng lực
của thắng trí (các thần thông) phát triển từ thiền định. Thần thông có thể biết
được kiếp quá khứ với nhiều chi tiết. Những người đạt mức định an-chỉ cũng có
thể thiền quán được ngũ thủ uẩn trong quá khứ của kiếp vừa qua, nhất là vào giai
đoạn hấp hối [37] Chỉ với điều này, cũng đủ giúp người tu nhận ra luân hồi và
tái sanh là thực có. Tất cả thiện, ác, minh hay vô minh, từng tâm vi tế của kiếp
hiện tại cũng chịu luân hồi để ngủ ngầm trong kiếp tái sinh. Ngược lại, tất cả
tâm trong kiếp hiện tại cũng bị ảnh hưởng từ quá khứ kiếp trước. Vào giây phút
hấp hối, có bốn tâm là tâm hộ kiếp (bhavaṅga-citta), tốc hành tâm cận tử
(maraṇāsanna-javana), tâm tử (cuti-citta) và tâm kiết sanh (paṭisandhi-citta),
tất cả bốn tâm đều bắt chung một đối tượng, mà quan trọng nhất là tâm hộ kiếp.
Như thế, khi tái sanh, tâm hộ kiếp luôn chứa trong nó “đối tượng cũ” của kiếp
trước. Nếu một người tu phải chết trong khi chưa đi hết con đường tu chứng, mà
chỉ đạt được một số tuệ nào đó, thì tuệ này sẽ hiện hữu trong bhavaṅga của kiếp
tái sinh. Lịch sử Đạo Phật cũng có những trường hợp đắc chứng nhanh chóng do tuệ
có sẵn trong tâm hộ kiếp. Một vị đã có những tuệ trong kiếp quá khứ sẽ có thể
hưởng được những lợi ích cho việc giác ngộ trong kiếp hiện tại.
3. Năm tôn giả giác ngộ do nghe hiểu hay do thiền quán?
Sau khi đạt Đại Giác Ngộ, Đức Phật đi đến
Isipatana, Varanasi và giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho năm vị tôn giả nhóm
Kondanna. Lịch sử viết lại rằng sau khi nghe kinh, năm vị tôn giả liền mau chóng
đắc chứng sự giác ngộ. Và hơn thế nữa, lại đắc cả bốn tuệ Phân tích, vốn là
những trí phi thường (có liệt kê trong 73 trí ở mục bên trên). Về thời gian đắc
chứng rất nhanh chóng này, có truyền thuyết cho là ngay sau khi nghe xong, hoặc
năm ngày sau v.v…Dù có là năm ngày hay năm tuần thì sự đắc chứng cũng quá sức
nhanh chóng phi thường đối với mọi người như chúng ta. Với sự kiện đắc chứng mau
lẹ “ngay sau khi nghe xong” được ghi lại trong kinh điển, nên có quan điểm cho
rằng, sự giác ngộ có thể phát sinh do nghe hiểu hoặc đọc hiểu! Sự thực như thế
nào? Sự thực năm trưởng lão là những đạo sư đã đắc chứng và thuần thục tất cả
các bậc thiền định. Gọi là thuần thục là khi có thể nhập xuất thiền như ý muốn,
ngay trong tức khắc, lâu bao nhiêu cũng được. Khi nghe giáo huấn từ Đức Phật,
các vị trưởng lão đã thực hành ngay minh sát, thấy rõ các pháp chân đế, tính vô
thường, vô ngã của các uẩn, nhận thấy rõ Khổ Đế (dukkha-sacca), Khổ Tập Đế
(samudaya-sacca) v.v… và nhanh chóng nhân ra ngay Diệt Đế và Đạo Đế. Vậy sự đắc
chứng nhanh chóng là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, vì sau đó các ngài còn đắc chứng
“tứ tuệ phân tích”, ta có thể đoán rằng vào thời của các Phật trong quá khứ, các
ngài đã từng tu hành đến những tuệ rất cao. Một người tu tập đến những tuệ rất
cao mà chưa đắc chứng thì có thể đó là tuệ Hành Xả (Saṅkhārūpekkhā-ñāṇa) một tuệ
đi ngay trước tuệ Thuận Thứ (Anuloma-ñāṇa) của một vị nhập lưu. [38]
Vậy, năm tôn giả đắc Đạo nhanh chóng, không phải chỉ do sự nghe hiểu, mà còn do ngay khi nghe Đức Phật tuyết giảng, các ngài đã thực hiện minh sát với năng lực của định, trên một tâm đã có sẵn yếu tố tuệ do tu tập từ kiếp trước!
“Có bốn loại người trong thế gian này, uggaṭitaññū, vipañcittaññū, neyya, và padaparama. Người uggaṭitaññū (lược khai trí giả) là người có thể đạt đến Niết-bàn chỉ do nghe một bài kệ ngắn. Tôn-giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thuộc về loại người này. Người vipañcittaññū (quảng khai trí giả) là người có thể đạt đến Niết-bàn chỉ do nghe một bài pháp. Chẳng hạn, Tôn-giả Kiều-trần-như trở thành một bậc thánh Nhập lưu do nghe Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta). Giờ đây hai loại người ấy không còn hiện hữu nữa. Người Neyya (ứng dẫn trí giả) là người phải thực hành tuần tự theo hệ thống để đạt đến Niết-bàn. Hầu hết các hành giả hiện nay đều thuộc loại người này.” [38]
Vậy, năm tôn giả đắc Đạo nhanh chóng, không phải chỉ do sự nghe hiểu, mà còn do ngay khi nghe Đức Phật tuyết giảng, các ngài đã thực hiện minh sát với năng lực của định, trên một tâm đã có sẵn yếu tố tuệ do tu tập từ kiếp trước!
“Có bốn loại người trong thế gian này, uggaṭitaññū, vipañcittaññū, neyya, và padaparama. Người uggaṭitaññū (lược khai trí giả) là người có thể đạt đến Niết-bàn chỉ do nghe một bài kệ ngắn. Tôn-giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thuộc về loại người này. Người vipañcittaññū (quảng khai trí giả) là người có thể đạt đến Niết-bàn chỉ do nghe một bài pháp. Chẳng hạn, Tôn-giả Kiều-trần-như trở thành một bậc thánh Nhập lưu do nghe Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta). Giờ đây hai loại người ấy không còn hiện hữu nữa. Người Neyya (ứng dẫn trí giả) là người phải thực hành tuần tự theo hệ thống để đạt đến Niết-bàn. Hầu hết các hành giả hiện nay đều thuộc loại người này.” [38]
III. Tuệ trong ý nghĩa Giác ngộ của Đạo Phật
Trong khi tất cả các đạo sư của các tôn
giáo hay pháp môn khác, hể nói đến tu chứng hay giác ngô là nói đến một lãnh vực
mịt mù hương khói, thần bí, linh thiêng! Thì ngược lại, sự tu chứng và giác ngộ
trong giáo pháp của Đức Phật, thực sự lại có một nguyên lý rất minh bạch, rõ
ràng. Giáo pháp của Đức Phật đạt tới giác ngộ bằng sự thấy như thực các pháp
chân đế (paramattha dhamma) và các sự thực tuyệt đối (paramattha sacca). Nhờ
thấy như thực, tuệ phát triển thành các trí giải thoát. Như vậy, trong Đạo Phật,
chính TUỆ là yếu tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất đưa con người tới giác ngộ.
Khi Tuệ được xác nhận là yếu tố trực tiếp nhất đưa đến giác ngộ của Đạo Phật,
thì mọi sự mơ hồ về sự giác ngộ trong giáo pháp nguyên thủy sẽ bị loại
trừ.
1. Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải là giới hạnh
Quan điểm quần chúng thường hiểu lầm mối
quan hệ giữa đạo đức và Giác ngộ. Khi chuyển phàm thành thánh thì các lậu-hoặc,
ô nhiễm và các tâm bất thiện giảm đi. Bậc A La Hán thì hoàn toàn không còn lậu
hoặc, ô nhiễm và tâm bất thiện nữa. Đối với bậc giác ngộ thì bất cứ hành vi nào
cũng thể hiện tính đạo đức, nhưng ngược lại người có hành vi đạo đức không chắc
là người giác ngộ! Hiển nhiên là như thế. Đạo đức thế gian không có tính tuyệt
đối, phần nhiều là do qui ước, khác biệt nhau tùy theo thời đại, nơi chốn, các
cộng đồng khác nhau. Đạo đức ngày xưa có thể khác với ngày nay, ở quốc gia này
khác với quốc gia kia. Mặc dầu con đường tu tập bắt đầu bằng giới hạnh hay đạo
đức, nhưng giới hạnh hay đạo đức không phải là mục đích của Đạo Phật. Giới hạnh,
qui định bởi bộ Luật, là phương tiện chủ yếu bảo vệ tu sĩ tránh xa sự ô nhiễm
của các tác nhân bất thiện. Bô Luật cũng còn mang những ý nghĩa sâu xa hơn nữa,
nên phân tích ý nghĩa của bộ Luật không phải là chuyện dễ dàng. Tại đây, chỉ
nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò gián tiếp của bộ Luật trong tiến trình giác ngộ.
Dưới góc nhìn của Thanh Tịnh Đạo, giới hạnh chỉ là phương tiện thanh tịnh tâm.
Tâm thanh tịnh mới thực hiện thành công các bậc định chứng. Rồi tiếp đến, các
định chứng cũng chỉ là phương tiện để thực hành thiền quán (sự phối hợp đã được
trình bày nhiều lần). Thiền quán phải nhìn thấy như thực các pháp chân đế, để
phát triển được Tuệ giải thoát. Chính Tuệ mới là nguyên nhân trực tiếp đưa đến
giác ngộ. Đạo đức, Giới hạnh, không phải là nguyên nhân trực tiếp đưa đến Giác
ngộ. Khi đắc quả sa môn đầu tiên (sotàpatti), vị thánh nhập lưu đoạn trừ được ba
trong mười kiết sử (trói buộc), đó là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Giới
cấm thủ gồm Giới+ nghi thức + sự bám víu (Tiếng Pali: Sīlabbataparāmāsa = sīla +
vata + parāmāsa). Sự chấp thủ vào giới luật và nghi thức, không còn là vấn đề
phải quan tâm, đối với một vị Thánh nhập lưu. Tâm một vị Thánh nhập lưu (stream
entry) tự động vận hành “theo dòng”, mà mọi ngôn ngữ, ý thức hay hành vi sẽ
không phạm vào giới luật. Như vậy: Sự diệt trừ “Giới cấm thủ”, một trong trong
mười trói buộc (kiết sử, fetters), phải được hiểu như sau: người tu trước khi tu
chứng luôn phải bị trói buộc vào giới luật. Khi nhập lưu rồi sẽ không bị trói
buộc nữa! Cách giải thích cho rằng sự diệt trừ Giới cấm thủ là không còn chấp
thủ vào giới cấm của ngoại đạo là hoàn toàn vô lý, vì một người đã tu theo Đạo
Phật không có lý do gì để nắm giữ các nghi thức và giới luật của ngoại đạo cho
tới tận ngày đắc quả Thánh! Một vị chưa tu chứng thì làm bất cứ động tác gì,
quay sang phải hay sang trái cũng đều có thể chạm vào giới luật. Một vị A La hán
thì luôn luôn thong dong tự tại, có thể làm bất cứ điều gì mà không bao giờ vi
phạm giới! Vì sao? Vì mọi ngôn ngữ, suy nghĩ hay hành vi của vị A La Hán đều
xuất phát từ một tâm không có ô nhiễm hay bất cứ lậu hoặc nào. Một vị Thánh
không còn khả năng vi phạm giới thì khái niệm “giữ” giới trở thành vô nghĩa. Một
hoa sen không cần phải có gắng giữ cho bùn không làm ô nhiễm vì cấu trúc của hoa
sen là không thể lấm bùn. Thấu hiểu được vai trò của nghi thức và giới luật chỉ
là phương tiện tu tập sẽ giúp người tu định hướng rõ ràng hơn.
2. Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải các năng lực thần bí
Sự giác ngộ trong Đạo Phật, nhất là thời
kỳ sau khi Phật nhập diệt, đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các quan điểm thần bí
của Ấn Độ giáo. Tính thần bí và bí truyền của sự tu chứng, cũng như tính sùng
bái vai trò của giáo chủ, của hệ truyền thừa, là một đặc điểm của triết lý Vệ
Đà. Có lẽ đó là một cách mà giai cấp Bà La Môn dùng để khống chế các giai cấp
khác trong xã hội Ấn Độ, hòng mưu cầu những lợi ích riêng cho giai cấp của mình.
Các giáo phái xuất phát từ Ấn Độ giáo như Bà La Môn, đạo Sikh, San Mat v.v…đặc
biệt là các giáo phái bí mật (esoteric), thường nhấn mạnh sự giác ngộ xảy ra do
trao truyền năng lực thần bí của một guru hay minh sư. Các nghi lễ nhập môn đòi
hỏi việc thề bồi trong nghi thức bí mật, nhằm cột buộc tín đồ trong suốt cuộc
đời. Đối với một số giáo phái, các pháp truyền tâm, khai tâm (initiation) cũng
được tin rằng là điều kiện bắt buộc của giác ngộ. Đặc điểm của các giáo phái bí
mật (esoteric sects) là không chia sẻ. Một câu thần chú cũng dấu diếm, một kỹ
thuật để thiền cũng dấu diếm v.v…tất cả đều là các mánh lới (tricks) hoặc nhằm
kích động năng lực của lòng tin, hoặc nhằm khống chế tâm trí (mind control) tín
đồ. Giáo pháp cao thượng của Đức Phật Gautam đã do ngài tự thân thực hành để
giác ngộ, sau đó được giảng dạy công khai, không dấu diếm, không bí truyền: Kinh
Đại Bát Niết bàn, đoạn 25: “…Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta!
Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và
không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là
vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy). Sự giác ngộ
trong giáo pháp của Đức Phật rất là minh bạch. Các tuệ và trí cần thiết đã được
đã được hiểu rõ, thì sự giác ngộ (dù rất phi thường), cũng được hiểu rõ giống
như vậy. Trong giáo pháp nguyên thủy, sự giác ngộ tối thượng cũng có thể được mô
tả chi tiết đến từng sát na tâm.
Giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật là một giáo pháp có tính chính xác và rõ ràng giống như một khoa học về tâm linh. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có chuẩn mốc xác định. Mỗi tầng tuệ đều có mô tả và hướng dẫn rõ ràng. Sự giác ngộ của Đạo Phật không dừng lại ở mức độ chứng đắc các bậc thiền (jhanas) mà còn vượt qua nữa để đến một giải thoát tối thượng không còn bất cứ một tái sanh nào trong tam giới. Nguyên lý của sự giải thoát tối thượng này chính là sự phát tiển các tuệ (hay trí) giải thoát. Chính tuệ giải thoát đã tạo nên sự giác ngộ vĩ đại này chứ không phải ánh sáng của các loại thiền, không phải sự khai mở của con mắt thứ ba, sự thức dậy của kundalini hay các luân xa trong hệ thống khí lực yoga. Chính tuệ giải thoát được mô tả rõ ràng trong kinh điển đã tao ra giác ngộ chứ không phải do việc truyền tâm bí mật của các guru, không phải do sự nương tựa từ tha lực của một vị “Phật” nào đó, cũng càng không phải là do ngẫu nhiền trong một khoảnh khắc tình cờ mà hốt nhiên đại ngộ!
Giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật là một giáo pháp có tính chính xác và rõ ràng giống như một khoa học về tâm linh. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có chuẩn mốc xác định. Mỗi tầng tuệ đều có mô tả và hướng dẫn rõ ràng. Sự giác ngộ của Đạo Phật không dừng lại ở mức độ chứng đắc các bậc thiền (jhanas) mà còn vượt qua nữa để đến một giải thoát tối thượng không còn bất cứ một tái sanh nào trong tam giới. Nguyên lý của sự giải thoát tối thượng này chính là sự phát tiển các tuệ (hay trí) giải thoát. Chính tuệ giải thoát đã tạo nên sự giác ngộ vĩ đại này chứ không phải ánh sáng của các loại thiền, không phải sự khai mở của con mắt thứ ba, sự thức dậy của kundalini hay các luân xa trong hệ thống khí lực yoga. Chính tuệ giải thoát được mô tả rõ ràng trong kinh điển đã tao ra giác ngộ chứ không phải do việc truyền tâm bí mật của các guru, không phải do sự nương tựa từ tha lực của một vị “Phật” nào đó, cũng càng không phải là do ngẫu nhiền trong một khoảnh khắc tình cờ mà hốt nhiên đại ngộ!
3. Tuệ, do trải nghiệm bằng Tuệ quán, trực tiếp đưa tới giác ngộ còn Tuệ do nghe hay đọc chỉ là gián tiếp.
Như đã đề cập, sự học hiểu do nghe và đọc
không nhận biết được sự thực chân lý vì phải dùng ngôn ngữ làm trung gian. Ngôn
ngữ hay biểu tượng chỉ là khái niệm qui ước, (conventional) luôn bất lực khi tìm
hiểu sự thực nội hàm trong mọi vật hay hiện tượng. Pháp học là cần thiết, nhưng
sự học không sinh ra đủ tuệ để thực hiện giác ngộ. Chỉ có trải nghiệm qua pháp
hành mới có thể sinh ra những tuệ trực tiếp đưa đến giác ngộ. Thinh Văn (hearer)
không phải là bậc Thánh chỉ do nghe hiểu mà giác ngộ. Thinh Văn là cách gọi dùng
để phân biệt một vị A La Hán đệ tử, phải nghe lại giáo pháp từ một vị Phật Toàn
giác mới đạt giác ngộ. Khác với thinh văn, Đức Phật Gautama được gọi là Toàn
giác vì ngài giác ngộ mà không cần người chỉ dạy. Cả Đức Phật và các vị Thinh
Văn đều phải thực hành, phải trải nghiệm bằng thiền quán để thực hiện giác
ngộ.
4. Chính là Tuệ đưa tới giác ngộ chứ không phải sự tu tập các thiền chứng (Samāpatti) hay Diệt tận Định (Nirodha-samādhi)
Giáo pháp nguyên thủy xác nhận: Chỉ có
các vị giác ngộ bậc A Na Hàm và A La Hán mới có thể nhâp vào Diệt tận Định. Các
vị thánh bậc thấp hơn, hoặc các vị đắc tám tầng thiền chứng, cũng không thể nhập
vào Diệt tận định được. Nói cách khác, không thể tu tập diệt tân định để đạt
giác ngộ trong Đạo Phật. Chỉ một vị đã có giác ngộ cao, ít nhất là bậc A Na Hàm,
mới có thể thực hiện Diệt Tận Định.
IV. Mô tả qui trình tâm khi giác ngộ
Tất cả những người đang đi tìm giác ngộ
bằng giáo pháp vĩ đại của Đức Phật nên biết rằng: Giác ngộ trong Đạo Phật có thế
nhận biết được như thực. Đây không phải là điều mới lạ, mà là điều được mô tả
chi tiết trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) trên hơn hai ngàn năm nay. Vi Diệu Pháp
xuất hiện vào kỳ kết tập lần thứ ba, được xếp vào chánh tạng, nghĩa là một bộ
kinh chứ không phải là chú giải (commentaries). Đây là pháp bảo riêng của Đạo
Phật, tương truyền được giảng dạy bởi Đức Phật và ngài Sariputta (Xá Lợi Phất).
Vi Diệu Pháp phân tích tất cả các pháp thế gian và phân tích cả lộ trình tâm
trong sự giác ngộ bốn thánh quả. Vi Diệu Pháp là một công trình khoa học tâm lý
và tâm linh vô cùng vĩ đại và quí giá đối với thế gian.
1. Các giai đoạn và qui trình tâm trong sự giác ngộ
Theo đúng qui trình Tuệ Quán, qua mười
một tầng tuệ đầu tiên, hành giả sẽ bắt đầu trực nhận Níp Bàn trong tuệ thứ 13,
gọi là Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhù ñāṇa). Ngài Thiền sư Pa Auk đã mô tả về các giai
đoạn trong sự giác ngộ các quả sa môn như sau:
“…Sau khi chứng đắc các tuệ này, hành giả vẫn tiếp tục công việc thấy sự trôi qua và diệt mất của mỗi hành khi chúng khởi lên, với ước muốn thoát khỏi chúng, hành giả sẽ thấy ra rằng cuối cùng tất cả các hành đều diệt. Tâm hành giả trực tiếp biết và thấy Niết-bàn – đó là ý thức trọn vẹn về (vô vi) Niết-bàn kể như đối tượng. Khi tâm thấy Niết-bàn, hành giả kinh qua năm tuệ còn lại cùng với sự khởi lên của tiến trình tâm đạo (maggavīthi). Năm tuệ đó là:
12. Tuệ Thuận Thứ (Anulama ñāṇa)
13. Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhù ñāṇa)
14. Tuệ Đạo (Magga ñāṇa)
15. Tuệ Quả (Phala ñāṇa)
16. Tuệ Phản Khán (Paccavekkhana ñāṇa)
Tiến trình tâm đạo qua đó năm tuệ cuối cùng này sanh lên có bảy giai đoạn:
1. Một ý môn hướng tâm khởi lên thấy các hành kể như vô thường, khổ hoặc vô ngã tùy theo cách Tuệ Xả Hành khởi như thế nào.
2. Một tốc hành tâm (javana) đầu tiên khởi lên (làm “công việc chuẩn bị” – Parikamma), thấy các hành theo cùng cách ấy. Nó duy trì tính tương tục của tâm.
3. Một tốc hành tâm thứ hai khởi lên (“cận hành” – upacāra), cũng thấy các hành theo cùng cách ấy.
4. Một tốc hành tâm thứ ba khởi lên (“thuận thứ”” – anuloma), cũng thấy các hành theo cùng cách ấy.
Thực ra, ba tốc hành tâm (chuẩn bị, cận hành và thuận thứ) này là thành phần của tuệ thứ mười hai – Tuệ Thuận Thứ (anuloma ñāṇa).
Thuận (thứ) theo cái gì? Theo những gì đã đến trước và theo những gì sẽ đến sau. Tuệ này thuận theo những phận sự thấy sự thực trong tám tuệ minh sát đã đến trước (từ Tuệ Quán Sự Sanh Diệt đến Tuệ Xả Hành), và nó cũng thuận theo ba mươi bảy pháp thuộc tâm đạo, dự phần vào sự giác ngộ sẽ đến sau. Tuệ Thuận Thứ là tuệ cuối cùng có các hành kể như đối tượng của nó.
5. Một tốc hành tâm thứ tư khởi lên có Niết-bàn làm đối tượng. Đây là tuệ thứ mười ba là Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhū ñāṇa).
Mặc dù tâm này biết (vô vi) Niết-bàn, nó vẫn không hủy diệt các phiền não, nhiệm vụ của nó là chuyển tâm từ phàm tộc sang thánh tộc mà thôi.
6. Một tốc hành tâm thứ năm khởi lên, có Niết-bàn làm đối tượng. Đây là tuệ thứ mười bốn, vốn tiêu diệt các phiền não thích đáng – Tuệ Đạo (Magga ñāṇa).
7. Tốc hành tâm thứ sáu và thứ bảy khởi lên với Niết-bàn làm đối tượng. Chúng là tuệ thứ mười lăm – Tuệ Quả (Phala ñāṇa).
Tuệ thứ mười sáu và cũng là tuệ cuối cùng, đó là Tuệ Phản Khán(Paccavekkhana ñāṇa) . Tuệ này làm nhiệm vụ xét lại năm pháp:
- Xét lại Đạo Tuệ
- Xét lại Quả Tuệ
- Xét lại Niết-bàn
- Xét lại những phiền não đã bị tiêu diệt
- Xét lại những phiền não chưa bị tiêu diệt.
Như vậy hành giả đã đạt đến chánh trí về Tứ Thánh Đế và đã tự mình chứng ngộ Niết-bàn. Với sự chứng ngộ này, tâm hành giả đã được tịnh hóa và thoát khỏi mọi tà kiến. Nếu hành giả cứ tiếp tục theo cách này, có thể hành giả sẽ đạt đến A-la-hán Thánh quả và nhập Vô Dư Niết-bàn…” [39]
“…Sau khi chứng đắc các tuệ này, hành giả vẫn tiếp tục công việc thấy sự trôi qua và diệt mất của mỗi hành khi chúng khởi lên, với ước muốn thoát khỏi chúng, hành giả sẽ thấy ra rằng cuối cùng tất cả các hành đều diệt. Tâm hành giả trực tiếp biết và thấy Niết-bàn – đó là ý thức trọn vẹn về (vô vi) Niết-bàn kể như đối tượng. Khi tâm thấy Niết-bàn, hành giả kinh qua năm tuệ còn lại cùng với sự khởi lên của tiến trình tâm đạo (maggavīthi). Năm tuệ đó là:
12. Tuệ Thuận Thứ (Anulama ñāṇa)
13. Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhù ñāṇa)
14. Tuệ Đạo (Magga ñāṇa)
15. Tuệ Quả (Phala ñāṇa)
16. Tuệ Phản Khán (Paccavekkhana ñāṇa)
Tiến trình tâm đạo qua đó năm tuệ cuối cùng này sanh lên có bảy giai đoạn:
1. Một ý môn hướng tâm khởi lên thấy các hành kể như vô thường, khổ hoặc vô ngã tùy theo cách Tuệ Xả Hành khởi như thế nào.
2. Một tốc hành tâm (javana) đầu tiên khởi lên (làm “công việc chuẩn bị” – Parikamma), thấy các hành theo cùng cách ấy. Nó duy trì tính tương tục của tâm.
3. Một tốc hành tâm thứ hai khởi lên (“cận hành” – upacāra), cũng thấy các hành theo cùng cách ấy.
4. Một tốc hành tâm thứ ba khởi lên (“thuận thứ”” – anuloma), cũng thấy các hành theo cùng cách ấy.
Thực ra, ba tốc hành tâm (chuẩn bị, cận hành và thuận thứ) này là thành phần của tuệ thứ mười hai – Tuệ Thuận Thứ (anuloma ñāṇa).
Thuận (thứ) theo cái gì? Theo những gì đã đến trước và theo những gì sẽ đến sau. Tuệ này thuận theo những phận sự thấy sự thực trong tám tuệ minh sát đã đến trước (từ Tuệ Quán Sự Sanh Diệt đến Tuệ Xả Hành), và nó cũng thuận theo ba mươi bảy pháp thuộc tâm đạo, dự phần vào sự giác ngộ sẽ đến sau. Tuệ Thuận Thứ là tuệ cuối cùng có các hành kể như đối tượng của nó.
5. Một tốc hành tâm thứ tư khởi lên có Niết-bàn làm đối tượng. Đây là tuệ thứ mười ba là Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhū ñāṇa).
Mặc dù tâm này biết (vô vi) Niết-bàn, nó vẫn không hủy diệt các phiền não, nhiệm vụ của nó là chuyển tâm từ phàm tộc sang thánh tộc mà thôi.
6. Một tốc hành tâm thứ năm khởi lên, có Niết-bàn làm đối tượng. Đây là tuệ thứ mười bốn, vốn tiêu diệt các phiền não thích đáng – Tuệ Đạo (Magga ñāṇa).
7. Tốc hành tâm thứ sáu và thứ bảy khởi lên với Niết-bàn làm đối tượng. Chúng là tuệ thứ mười lăm – Tuệ Quả (Phala ñāṇa).
Tuệ thứ mười sáu và cũng là tuệ cuối cùng, đó là Tuệ Phản Khán(Paccavekkhana ñāṇa) . Tuệ này làm nhiệm vụ xét lại năm pháp:
- Xét lại Đạo Tuệ
- Xét lại Quả Tuệ
- Xét lại Niết-bàn
- Xét lại những phiền não đã bị tiêu diệt
- Xét lại những phiền não chưa bị tiêu diệt.
Như vậy hành giả đã đạt đến chánh trí về Tứ Thánh Đế và đã tự mình chứng ngộ Niết-bàn. Với sự chứng ngộ này, tâm hành giả đã được tịnh hóa và thoát khỏi mọi tà kiến. Nếu hành giả cứ tiếp tục theo cách này, có thể hành giả sẽ đạt đến A-la-hán Thánh quả và nhập Vô Dư Niết-bàn…” [39]
2. Lộ trình tâm giác ngộ
Chánh pháp của Đạo Phật là giáo pháp của
Trí tuệ. Quá trình tu tập, các định, các tuệ và sự chứng ngộ là hoàn toàn có thể
hiểu được, mô tả được, bằng lý trí. Còn gì xúc động hơn, khi ta nhìn thấy tận
mắt sự giác ngộ bằng một lộ trình tâm với kí hiệu cụ thể như sau:
- Đối với người có trí tuệ chậm lụt (Mandapanna)
Na – Da – Ma – Pa – U – Nu – Go – Magga – Phala – Phala – Bh –
- Hoặc đối với người có trí tuệ nhạy bén (Tikkhapana)
Na – Da – Ma – U – Nu – Go – Magga – Phala – Phala – Phala – Bh -
Giải thích các kí hiệu :
Na = bhavaṅga-calana – hữu phần (hộ kiếp) rúng động, – vibrating life-continuum
Da = bhavaṅgupaccheda – hữu phần (hộ kiếp) dứt dòng – arrested life-continuum
Ma = manodvārāvajjana – ý môn hướng tâm -door adverting consciousness
Pa = parikamma – chuẩn bị của Đạo (magga) – preparation of the Path (magga)
U = upacāra – cận hành của Đạo (magga) – proximity of the Path (magga)
Nu = anuloma – thuận thứ cho cái đi trước và cái theo sau – conformity to what preceeds and to what follows
Go = gotrabhū – chuyển tộc – change-of-lineage
Magga = sotāpattimagga – Đạo Nhập Lưu – the Path of stream-entry
Phala = sotāpatti-phala – Quả Nhập Lưu – the Fruition of stream-entry
Bh = bhavaṅga – hữu phần (hộ kiếp) – life-continuum
Chỉ trừ một số người, mà Pháp Học chưa
được nắm vững, thì có thể không nhận biết được các tâm trong tiến trình giác ngộ
(nhập lưu). Một người thuần thục về Pháp học, với minh sát đúng cách, sẽ nhận
biết rõ các tâm trong tiến trình giác ngộ, thấy được sát-na của tâm chuyển tộc,
ngay lúc chuyển phàm thành thánh. [40]
V. Trong khi chờ đợi sự tái phát hiện một đạo lộ tu tập thực sự nguyên thủy
Các khái niệm về Tuệ, Trí, thiền định, tuệ quán, đạo lộ tu tập
v.v… trong bài viết này đều căn cứ vào giáo pháp của Đức Phật được gìn giữ bởi
Đạo Phật Theravada. Tại thời điểm này, Đạo Phật không còn tồn tại các tông phái
nào được coi là nguyên thủy hơn Theravada. Vì thế, Theravada với kinh điển Pali
phải được coi như là nguyên thủy nhất so với các tông phái
khác.
Theravada từ lâu vẫn tu tập dựa theo đạo lộ của Thanh Tịnh Đạo. Trong thời gian trước đây, ngài Mahasi đã hướng dẫn một phương pháp tu tập theo Thanh Tịnh Đạo. Tuy nhiên phương pháp này không thực hiện định jhana hoàn chỉnh trước khi thực hành Tuệ quán. Việc không có thiền định khiến hành giả mất đi cái năng lực “nhìn thấy như thực” rất cần thiết cho Tuệ quán. Mới đây, trường thiền Pa Auk đã thực hiện thành công Thanh Tịnh Đạo tại Myanmar. Cả ba giai đoạn Giới-Định-Tuệ đều được tu tập thành công. Như vậy, trong thời điểm này, Theravada được coi như là đã hoàn tất đáp án cho bài toán rất khó “thế nào là cách thực hiện sự giác ngộ các quả Thánh”.
Tuy nhiên vấn đề vẫn không đơn giản như vậy. Hiện nay vẫn có rất nhiều quan điểm công kích Theravada và Thanh Tịnh Đạo Luận. Rằng Theravada chưa hẳn là Đạo Phật nguyên thủy, rằng Thanh Tịnh Đạo Luận chỉ là quan điểm cá nhân của Ngài Buddhaghosa, rằng Jhana (trong Thanh Tịnh Đạo) chỉ là thiền định ngoại đạo v.v…. Các quan điểm công kích này đa số xuất phát từ các học giả và tu sĩ Tây phương vốn chỉ dựa hoàn toàn vào kinh mà không tin vào các bộ luận hay chú giải. Tất cả những giải đáp đã được thảo luận trong phần trên của bài viết.
Có một số trường phái thực hiện Định Jhana mà không dùng đến sự tập trung trên các đề mục như hướng dẫn của Thanh Tịnh Đạo. Ví dụ ngài Ajahn Brahm trong cuốn sách “The Jhana” đã mô tả việc nhập định Jhana chỉ bằng sự tập trung trên hơi thở vào ra, mà không cần đến sự tập trung vào một điểm xúc chạm (touching point). Định Jhana mà ngài Ajahn Brahm mô tả*-, cũng có nimitta (dấu hiệu khi sắp vào định). Theo như mô tả cách thực hiện Jhana của ngài Ajahn Brahm giống như trong suttas hơn. Tuy nhiên sau đó cách thực hiện Tuệ quán như thế nào để đạt được các quả Thánh thì không thấy ngài Ajahn Brahm mô tả. Đại kinh Bốn Mươi, bài kinh Trung Bộ số 117, nói đến Thánh đạo mười chi. Sau giai đoạn Chánh Định còn có giai đoạn Chánh Trí và Chánh giải thoát. Nếu không thực hiện Vipassana theo cách của Thanh Tịnh Đạo hướng dẫn, thì người tu phải thực hiện Chánh Trí và Chánh giải thoát như thế nào? Đây là câu hỏi còn để trống trong thời điểm này. Tại Việt Nam, Thày Thông Lạc chủ trương thực hiện một loại định mà thày gọi là Chánh định (không dựa vào sự tập trung trên các đề mục, không có nimitta). Thày cũng không đồng quan điểm với sự thực hiện tuệ quán (vipassana) của Theravada. Như vậy Ba Minh (tevija) sẽ được thực hiện như thế nào? Chưa thấy Thày công bố trong các cuốn sách của mình.
Sự thành công của các tu sĩ Theravada khi thực hiện Thanh Tịnh Đạo chính là đáp án cho bài toán “thế nào là cách thực hiện sự giác ngộ các quả Thánh”. Bài toán đã được giải, đáp án đã có. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoan hỉ chờ đợi nổ lực từ phía các nguồn công kích để tái phát hiện một đạo lộ tu tập “thực sự nguyên thủy” như một đáp án tốt đẹp hơn, và tinh tế hơn.
Chẳng ai mà không muốn tìm lại một đạo lộ thực sự nguyên thủy (tức đạo lộ không dựa vào các bộ Luận và chú giải). Tất cả mọi người đều vẫn mong chờ sự phát hiện lại đạo lộ “thực sự nguyên thủy” ấy. Trong khi chờ đợi, với thái độ đúng đắn và nghiêm túc trong việc từng bước phục hồi giáo pháp, chúng ta phải hoan hỉ coi như sự phục hồi thành công Thanh Tịnh Đạo là một điểm mốc quan trọng. Các phương pháp thực hành có thể sai lệch nhiều ít so với kinh điển, nhưng nếu các phương pháp đó đạt đến sự giác ngộ của bốn quả Thánh, thì nhất định đó phải là Chánh Pháp.
Theravada từ lâu vẫn tu tập dựa theo đạo lộ của Thanh Tịnh Đạo. Trong thời gian trước đây, ngài Mahasi đã hướng dẫn một phương pháp tu tập theo Thanh Tịnh Đạo. Tuy nhiên phương pháp này không thực hiện định jhana hoàn chỉnh trước khi thực hành Tuệ quán. Việc không có thiền định khiến hành giả mất đi cái năng lực “nhìn thấy như thực” rất cần thiết cho Tuệ quán. Mới đây, trường thiền Pa Auk đã thực hiện thành công Thanh Tịnh Đạo tại Myanmar. Cả ba giai đoạn Giới-Định-Tuệ đều được tu tập thành công. Như vậy, trong thời điểm này, Theravada được coi như là đã hoàn tất đáp án cho bài toán rất khó “thế nào là cách thực hiện sự giác ngộ các quả Thánh”.
Tuy nhiên vấn đề vẫn không đơn giản như vậy. Hiện nay vẫn có rất nhiều quan điểm công kích Theravada và Thanh Tịnh Đạo Luận. Rằng Theravada chưa hẳn là Đạo Phật nguyên thủy, rằng Thanh Tịnh Đạo Luận chỉ là quan điểm cá nhân của Ngài Buddhaghosa, rằng Jhana (trong Thanh Tịnh Đạo) chỉ là thiền định ngoại đạo v.v…. Các quan điểm công kích này đa số xuất phát từ các học giả và tu sĩ Tây phương vốn chỉ dựa hoàn toàn vào kinh mà không tin vào các bộ luận hay chú giải. Tất cả những giải đáp đã được thảo luận trong phần trên của bài viết.
Có một số trường phái thực hiện Định Jhana mà không dùng đến sự tập trung trên các đề mục như hướng dẫn của Thanh Tịnh Đạo. Ví dụ ngài Ajahn Brahm trong cuốn sách “The Jhana” đã mô tả việc nhập định Jhana chỉ bằng sự tập trung trên hơi thở vào ra, mà không cần đến sự tập trung vào một điểm xúc chạm (touching point). Định Jhana mà ngài Ajahn Brahm mô tả*-, cũng có nimitta (dấu hiệu khi sắp vào định). Theo như mô tả cách thực hiện Jhana của ngài Ajahn Brahm giống như trong suttas hơn. Tuy nhiên sau đó cách thực hiện Tuệ quán như thế nào để đạt được các quả Thánh thì không thấy ngài Ajahn Brahm mô tả. Đại kinh Bốn Mươi, bài kinh Trung Bộ số 117, nói đến Thánh đạo mười chi. Sau giai đoạn Chánh Định còn có giai đoạn Chánh Trí và Chánh giải thoát. Nếu không thực hiện Vipassana theo cách của Thanh Tịnh Đạo hướng dẫn, thì người tu phải thực hiện Chánh Trí và Chánh giải thoát như thế nào? Đây là câu hỏi còn để trống trong thời điểm này. Tại Việt Nam, Thày Thông Lạc chủ trương thực hiện một loại định mà thày gọi là Chánh định (không dựa vào sự tập trung trên các đề mục, không có nimitta). Thày cũng không đồng quan điểm với sự thực hiện tuệ quán (vipassana) của Theravada. Như vậy Ba Minh (tevija) sẽ được thực hiện như thế nào? Chưa thấy Thày công bố trong các cuốn sách của mình.
Sự thành công của các tu sĩ Theravada khi thực hiện Thanh Tịnh Đạo chính là đáp án cho bài toán “thế nào là cách thực hiện sự giác ngộ các quả Thánh”. Bài toán đã được giải, đáp án đã có. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoan hỉ chờ đợi nổ lực từ phía các nguồn công kích để tái phát hiện một đạo lộ tu tập “thực sự nguyên thủy” như một đáp án tốt đẹp hơn, và tinh tế hơn.
Chẳng ai mà không muốn tìm lại một đạo lộ thực sự nguyên thủy (tức đạo lộ không dựa vào các bộ Luận và chú giải). Tất cả mọi người đều vẫn mong chờ sự phát hiện lại đạo lộ “thực sự nguyên thủy” ấy. Trong khi chờ đợi, với thái độ đúng đắn và nghiêm túc trong việc từng bước phục hồi giáo pháp, chúng ta phải hoan hỉ coi như sự phục hồi thành công Thanh Tịnh Đạo là một điểm mốc quan trọng. Các phương pháp thực hành có thể sai lệch nhiều ít so với kinh điển, nhưng nếu các phương pháp đó đạt đến sự giác ngộ của bốn quả Thánh, thì nhất định đó phải là Chánh Pháp.
VI. Thông Điệp về sự tỏa sáng của Đạo Phật trong thế kỉ 21
Trải qua hàng ngàn năm, sự giác ngộ bị bao phủ bởi sự thần bí, linh thiêng và bị giải thích lệch lạc bởi ngôn ngữ mơ hồ, cũng như bởi các lý luận sai lầm. Không hiểu rõ về bản chất và nguyên lý của sự giác ngộ đưa đến rất nhiều triết lý không đúng và các pháp thực hành sai. Qua một thời gian đã rất lâu, sự Giác Ngộ của Đạo Phật tưởng chừng như cứ phải nằm mãi trong sự mơ hồ. Bất ngờ trong thời điểm hiện tại này, có các thiền sư tại Myanmar đã trải nghiệm giác ngộ đúng như những lộ trình tâm từng được mô tả trong Vi Diệu Pháp. Sự thực về giác ngộ trong đạo Phật đã được hiển lộ rực rỡ như mặt trời! Thực ra, Vi Diệu Pháp đã có mô tả những qui trình tâm từ hơn hai ngàn năm trước. Nhưng bởi sự suy yếu của giáo pháp kéo dài quá lâu, nên thời nay không ai dám chắc là người tu có thể nhìn thấy các lộ trình tâm hay không, nhất là lộ trình tâm giác ngộ! Trước đây chỉ hơn chục năm, qui trình tâm giác ngộ chỉ có tính lý thuyết, “sách vở”. Nay Đạo Phật lại tỏa sáng trở lại, sự nhận biết như thực Lộ trình tâm giác ngộ chính là:
- Một dấu hiệu đặc thù trong sự giác ngộ chánh pháp của Đạo Phật dùng để phân biệt với tất cả những loại giác ngộ trong các giáo phái khác.
- Bằng chứng hiển nhiên cho sự giác ngộ (enlightenment evidence). Người tu theo đúng chánh pháp sẽ không thể nhầm lẫn về trạng thái đã giác ngộ hay chưa giác ngộ của chính mình!
Sự nhận biết “lộ trình tâm giác ngộ” cũng chứng minh rằng giác ngộ của Đạo Phật là trí tuệ minh bạch, hoàn toàn không thần bí, không dựa vào tha lực.Quá trình tu tập để đạt đến khả năng “nhận biết như thực” rất gian khó, đòi hỏi một thời gian dài cả đời người, hoặc nhiều kiếp người. Nhưng vượt thoát khỏi thân phận con người, tìm thấy được Níp bàn, là một điều quá vĩ đại, xứng đáng để con người đánh đổi mọi thứ! Ngay cả khi người tu không hoàn tất được con đường tu tập của mình, thì với những gì lưu giữ được trong bhavaṅga, cũng vẫn là vốn liếng rất quí cho những kiếp tái sinh tốt đẹp trong tương lai!
Sự thành công trong việc tu tập các quả Thánh là một sự kiện rất trọng đại đánh dấu cho sự trở lại của giáo pháp nguyên thủy và cho cả sự tiến hóa tâm linh của loài người trong thế kỷ này! Những ai đã từng vất vả kiếm tìm, từng thiết tha và khao khát nhìn thấy một đạo lộ tu tập đúng, sẽ phải rơi nước mắt trước sự kiện trọng đại này. Sau một thời gian dài tưởng như chìm đắm, Chánh Pháp đang được khôi phục và tỏa sáng trở lại. Cầu mong thông điệp này đến được với những người hữu duyên!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/11/2012.HOA THUONG THUONG THU TAM HA CHAU.( CANADA=MONTREAL ).
No comments:
Post a Comment