Thursday 10 April 2014

Chương trình giảng dạy Kinh A-hàm
 
 
Kinh A-hàm (?gama) thuộc kinh tạng Bắc truyền, gồm có 4 bộ được biên tập vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大正新修大藏經) theo thứ tự: 1. “Trường A-hàm” (gồm 30 kinh); 2. “Trung A-hàm” (gồm 221 kinh); 3. “Tạp A-hàm” (gồm 1362 kinh); 4. “Tăng Nhất A-hàm” (gồm 52 phẩm), tương đương 4 trong 5 bộ Nik?ya trong Nam truyền: 1. “Trường Bộ Kinh” (Dighanik?ya); 2. “Trung Bộ Kinh” (Majjhimanik?ya); 3. “Tương Ưng Bộ Kinh” (Sa×yuttanik?ya); 4. “Tăng Chi Bộ Kinh” (Aºguttaranik?ya) – P?li tạng. Ngoài 4 bộ này Bắc truyền Hán tạng còn có “Bổn Sanh” và “Bổn Sự” tương đương “J?taka” (Câu chuyện tiền thân) trong “Tiểu Bộ Kinh”, nhưng không xếp vào kinh A-hàm, mà được tách ra thành một loại riêng. Sự tách ra này, mang ý nghĩa không xem nguồn tư liệu này là ‘Kinh’ (sutta), được xuất hiện rất trễ về sau, đó là lý do tại sao nguồn tư liệu Phật giáo Bắc truyền chỉ có 4 bộ A-hàm không phải là 5 bộ A-hàm, mặc dù vẫn có “Bổn Sanh” và “Bổn Sự”.
Thông thường các vị Thượng tọa bộ thường cho rằng, 5 bộ Nik?ya của Phật giáo Nam truyền hay 4 bộ A-hàm của Phật giáo Bắc truyền là kinh điển thuộc Phật giáo Nguyên thủy, thế thì kinh này được biên tập thành chữ viết từ khi nào? Phải chăng được kiết tập lần thứ nhất, ngay năm đầu tiên sau khi Phật nhập diệt? Đây là một trong những điểm cần được làm rõ, trước khi thảo luận những vấn đề chuyên môn khác.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng, 4 bộ A-hàm này không cùng một bộ phái mà là của 3 bộ phái khác nhau, “Trường A-hàm” thuộc bộ phái Pháp Tạng bộ (Dharmagupta) “Trung A-hàm” và “Tạp A-hàm” thuộc phái Thuyết Nhứt Thiết Hữu bộ (Sarv?stiv?da), “Tăng Nhất A-hàm” thuộc Đại Chúng bộ (Mah?saºghika), tuy nhiên quan điểm này vẫn tồn tại một số vấn đề mâu thuẫn. Ví dụ “Thi Thiết Luận” là một trong 7 bộ luận của Hữu bộ, trong đó phản bác quan điểm về sự thần thánh hóa đức Phật, nhưng ‘Kinh Vị Tằng Hữu Pháp’ trong “Trung A-hàm” lại ca ngợi. Ngoài ra các kinh ‘A Nan-đà thuyết’, ‘Ôn Tuyền Lâm Thiên’, ‘Thiền Thất Tôn’ là những kinh mang tư tưởng Hóa Địa Bộ (Mah´§?saka)… Như vậy có hợp lý chăng khi chúng ta xác định “Trung A-hàm” thuộc Hữu bộ? Đây là vấn đề cần được chú ý và nghiên cứu. Qua sự nghiên cứu cụ thể cho thấy, mỗi bộ kinh đều có tính đặc thù riêng, chẳng hạn như “Trường A-hàm” chuyên đề thảo luận về sự dị biệt tư tưởng giữa ngoại đạo và Phật giáo, nhưng trên thực tế tư tưởng này đã được thấy trong “Tạp A-hàm”; cũng như cách biên tập từ 1 pháp cho đến 11 pháp trong “Tăng Nhất A-hàm” cũng đã được thấy trong “Tạp A-hàm”, ngay cả những quan điểm tư tưởng của Phật giáo Đại thừa cũng đã xuất hiện trong trong kinh này. Như vậy, có thể nói “Tạp A-hàm” là bản kinh cơ bản trong Phật giáo Bắc truyền. Từ sự liên hệ mật thiết này, chúng ta có thể suy đoán từ nội dung tư tưởng “Kinh Tạp A-hàm” dần dần biên tập thành “Trường A-hàm”, “Trung A-hàm” và “Tăng Nhất A-hàm” và ngay cả kinh điển Đại thừa, dĩ nhiên có phần thêm bớt không giống nhau hoàn toàn.
Do vậy trong chương trình dạy 45 tiết tập trung phân tích trình bày những vấn đề sau:
1.      Quá trình kiết tập kinh tạng. Qua nguồn tư liệu hiện còn cho thấy kiết tập lần thứ nhất thứ hai chỉ mang hình thức khẩu truyền. Kiết tập thành chữ viết phải đợi đến thời đại Asoka (các văn bản trên bia đá), hiện sử dụng 5 bộ Nik?ya được kiết tập tại Tích Lan, vào những năm 30-28 TCN.
2.      4 bộ A-hàm và 5 bộ Nik?ya là kinh điển được kiết tập thành chữ viết vào thời kỳ bộ phái không phải Nguyên thủy. Trong hai bộ kinh này vẫn còn giữ lại khá đầy đủ quan điểm tư tưởng và hình thức sinh hoạt tăng đoàn của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, tuy nhiên trong ấy cũng có khá nhiều bản kinh mang sắc thái bộ phái, xuất hiện rất trễ về sau.
3.      Tư tưởng chính của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy chú trọng việc cá nhân tu tập, nhằm thành tựu mục đích giác ngộ giải thoát, không luận bàn những vấn đề siêu hình, không thảo luận đến việc thế sự. Khái niệm giác ngộ trong thời kỳ này mang ý nghĩa vị Tỷ kheo thấy được lý duyên khởi, thấu rõ bản chất của các pháp là vô thường, từ đó mới có nhận thức vô ngã (không còn chấp trước), nhờ đó được giác ngộ giải thoát. Toàn bộ giáo lý được xây dựng trên 3 nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã.
4.      Nội dung tư tưởng của 4 bộ A-hàm có liên hệ mật thiết đến tư tưởng các bộ phái cũng như tư tưởng Phật giáo Đại thừa.
5.      Một điểm khác cần chú ý, kinh điển A-hàm có khá nhiều tư liệu liên quan đến các vấn đề tranh cãi giữa các bộ phái.
6.      Sự tương đồng và dị biệt giữa kinh điển A-hàm và Nik?ya.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.11/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment