Bạn biết gì về bảy bước chân Phật?
Lễ Phật Đản (ngày Rằm tháng Tư âm lịch hàng năm) là dịp kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 trước Công nguyên.  Đây cũng là ngày hội lớn của các Phật tử trên cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới.
 Vì sao không là 3 đóa sen, 5 đóa sen hay 9 đóa sen? Nhân mùa Phật Đản, xin được gửi đến độc giả bài viết bàn về tích Đản sinh.
Bảy bước chân và lời nói đầu tiên

Mùa Phật Đản nói về 7 bước hoa sen (1)
Lịch sử kể rằng, bà Ma Da, vợ vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ khi có thai theo phong tục phải trở về quê hương sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu đã sinh hạ Thái tử Tất Đạt Đa. Khi chư thiên đến đón và tắm rửa xong xuôi cho Thái tử, ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân nở một bông hoa sen. Khi đó, Thái tử đưa tay lên trời nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Câu nói trên dịch ra là: Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý. Cuộc đời Đức Phật cho thấy Ngài là bậc tôn quý nhất trong loài người và cõi trời, bởi Ngài đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng sinh tử như Ngài. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa của câu nói, từ “Ta” trong câu “chỉ có ta là tôn quý” là Phật tính, là Chân tâm, không sinh không diệt. Cái “Ta” đó sẽ không bao giờ bị hủy hoại.
Như vậy, Đức Phật khi ấy là Thái tử Tất Đạt Đa không nói về bản thân Ngài, mà nói đến cái tâm chân thật của chúng sinh. Chân tâm mới là cái tôn quý, mà ai ai cũng có, cũng cần có, bất luận giàu nghèo sang hèn, bất luận màu da, ngôn ngữ, tôn giáo,…
Bảy đóa sen nở
Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ (gồm trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và trung tâm), mọi vật từ nhỏ đến lớn không nằm ngoài con số bảy. Bảy bước, Kinh Lăng Nghiêm viết vũ trụ được hình thành từ con số bảy, tức đất, nước, gió, lửa, hư không, cái nhìn thấy và sự nhận biết. Cũng có ý kiến cho rằng Đức Phật bước bảy bước là bởi Ngày là vị Phật thứ bảy, sau sáu vị Phật đi trước, mà vị đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi.
Còn bảy đóa sen nở tượng trưng cho 7 quả vị Thánh, gồm Tư-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên-giác, Bồ-tát vàPhật.
Con số bảy trong Phật giáo còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, không phải Phật chỉ bước bảy bước với bảy bông sen nở dưới chân, bước chân vô lượng của Ngài bước đi khắp chốn. Không có nơi nào mà không có bước chân Phật, mà không có hoa sen nở.
Tháng Tư âm lịch năm nay, hoa sen lại nở như đón mừng sự ra đời của Ngài.
Cách tính Phật Đản
Phật Đản là ngày Đức Phật ra đời. Từ lúc Phật ra đời cho đến nay (năm 2014) là 2638 năm. Theo tài liệu để lại, đức Phật ra đời trước Tây Lịch 624 năm. Năm nay tính theo Tây Lịch là 2014. Đem con số 2014 này cộng với 624 bằng 2638 năm (2014 + 624 = 2638).

Phật lịch là nói Phật nhập Niết Bàn. Phật Lịch được tính như sau: đem con số 624 (trước Tây Lịch) trừ đi 80 năm Phật tại thế, ra 544 năm, rồi đem con số 544 cộng với 2014 thành 2558 năm. (624 – 80 = 544 + 2O14 = 2558).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.