Monday 5 December 2011

Ngã Kim Kiến Văn Đắc Thọ Trì.

TT Thích Phật Đạo
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghĩa.

Hôm nay nói về câu thứ hai: “Ngã kim kiến văn đắc thọ trì”
Trên thế gian đầy đủ các hạng người như: Phật, Bồ Tát, thánh, thần, tà ma, quỷ quái v v… lẫn lộn với nhau. Thế nhưng, khi đối diện với cuộc sống chúng ta tiếp xúc với tà ma quỷ quái thì nhiều, thánh, thần, Phật, Bồ Tát thì ít, ta thường hay nghe những gì bất như ý, những chướng tai, gai mắt, khó có thể tìm được lời nói chân thật, dễ thương, và nghe mát lòng.
Ví dụ: Một phụ nữ được người bạn khen rằng: “Chị trông dễ thương quá. Tôi thích nụ cười của chị làm cho mọi người cảm thấy an vui, tôi thấy chị có thân tướng tốt đẹp, có lẽ do chị tích cực đi chùa gieo trồng phước nhiều nên mới được như vậy…”
Đối với những trường hợp khen hoặc tán thán bạn mình một cách chân thật như vậy quả thật rất hiếm hoi. Cho dù lời khen đó dẫu chỉ là xã giao để làm người khác vui thì cũng thấy ít được dành cho nhau trên đời.
Bản chất con người bao giờ cũng muốn được người khác khen , ngược lại thì mình không muốn khen ai dù cho người đó có thật sự giỏi, và ta cũng cảm thấy khó chịu khi người đó có cái gì đó hay hơn mình, đẹp hơn mình, giỏi hơn mình, làm phước nhiều hơn mình, tụng kinh hay hơn mình v v…
Nói tóm lại, là người khác có cái gì đó thẩm thấu hơn mình thì mình lại hay sanh tâm đố kỵ, ganh ghét. Ngược lại, mình cũng đâu phải dễ dàng nghe được tiếng khen thành thật của người khác đối với mình.
Những điều ấy do tập khí của con người thì làm sao nghe được câu nói dễ thương, nếu như chúng ta không phải là bạn thâm giao “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, cùng chung một niềm vui cùng hiểu nhau để thông cảm cho nhau.
Chính những người này được kết duyên từ trong quá khứ, hôm nay khi gặp lại chúng ta có thể chia sẽ những thành công hay thất bại. trái lại ta chỉ toàn nhận lấy những lời nói khiếm nhã, những ứng xử cục bộ, những điều không như ý. Hơn nữa khi họ không bằng mình thì họ còn có thể tìm mọi cách để làm giảm đi những tiếng tốt nơi mình, họ luôn muốn mình thất bại.

Chính vì vậy mà thiện căn không tồn tại thì nói chi đến Phật Pháp, bởi vì:
Phật là bậc giác ngộ.
Pháp là phương tiện
Phật là chánh đẳng chánh giác.
Pháp là lời lành của Phật
Phật là đầy đủ lòng từ bi.
Pháp là mang tới tất cả những tâm hạnh của mình vào thế gian nhằm cứu độ chúng sanh.
Như vậy đối với người thiếu căn, thiếu lành, thiếu sự hộ trì Tam Bảo, không quy y Tam Bảo ở trong quá khứ thì hôm nay chắc chắn rằng không thể gặp được. Đối với chúng tăng được sinh hoạt trong thời Phật tại thế, nếu có vị nào bị chướng duyên ngăn che thiện căn, thì nhờ nơi năng lực và đức hạnh của Phật mà tức thời tâm vị ấy được giải tỏa những khúc mắc trong nội tâm, và vị ấy tinh tấn tu tập theo tín tâm đối với con đường giải thoát của mình.
Khi chúng ta tu, những ma chướng lúc nào cũng sẵn sàng cản trở tâm hạnh tu tập của chúng ta. Ngay khi Phật còn tại thế chúng ta thường nghĩ rằng ngài là bậc giác ngộ tôn quý nhất trên đời thì những nghịch cảnh chướng duyên như: Tiếng chê, tiếng ganh, tiếng phỉ báng, tiếng đồn thán về ngài chắc sẽ không bao giờ xảy ra cho ngài.
Thế nhưng, những nghịch duyên luôn đến với ngài kể từ khi ngài thành đạo dưới cội cây Bồ Đề thì có biết bao nhiêu bọn ngoại đạo ganh ghét với ngài, họ luôn tìm đủ mọi cách để làm giảm đi danh tiếng của ngài. bởi vì giáo đoàn của ngài ngày một đông, những bậc Vua, chúa thường luôn ủng hộ Phật giáo, bên cạnh đó những đạo lý do bọn ngoại đạo đưa ra lại không được lòng tin đối với mọi người. Không những thế, mà bọn ngoại đạo không thể nào theo kịp với đức Thế Tôn, từ những lời nói cho đến tướng hảo quang minh của ngài.
Do đó, những chúng sanh mà không có học hay không có chủng tử Phật Pháp từ trong nhơn quá khứ thì lại muốn lãnh đạo quần chúng, muốn mọi người quy phục nơi mình. Nhưng giờ lại thấy xuất hiện một người tướng hảo quang minh, lời nói phi phàm, ai nấy đều quy hướng thì khiến cho lòng họ tự nhiên ganh ghét. Chính vì cái tâm ganh ghét đó thì tâm họ làm sao có thể được an ? Vì tâm ganh ghét ấy tác hại đến tâm thức của chính mình. Vì vậy mà họ tìm đủ mọi cách để ly gián tất cả mọi người xung quanh với đức Phật.
Đức Phật ngày xưa là một bậc đại đạo sư như vậy ngài tu hành cả hơn ba đại A Tăng kỳ kiếp, lục độ Ba La Mật, thập độ Ba La Mật như thế, mà khi ngài làm đạo lại bị rất nhiều chướng duyên.
Lại nói có những loại chúng sanh không muốn nghe giáo pháp của Phật, không muốn nghe lời Phật dạy, không theo Phật, không quy hướng về Phật. Vì họ cho rằng, họ là cao tột, là trên hết, đầy đủ sự hiểu biết. Những hạng người ấy bị vô minh che mất tâm trí sáng suốt, chỉ hiển lộ chấp ngã, chấp tàng đâu thấy được căn lành là được sinh cùng thời với đức Phật.
Những người căn tánh như vậy mặc dù Đức Phật vẫn thuyết pháp, vẫn độ sanh, vẫn xuất hiện trước mặt họ nhưng họ vẫn chưa bao giờ biết quy hướng.

Phật là bậc đại giác như thế cho nên dù chúng ta có phỉ báng ngài, đem tâm muốn hại ngài, nhưng khi gặp được ngài rồi nghĩa là chúng ta có duyên với ngài, thì trước sau gì cũng được ngài độ.
Vì sao ? Vì duyên của những người này sẽ được gặp Phật. Nó mang cái nhân, nên ngài biết tâm bệnh của từng chúng sanh đang vướng mắc vào đâu, đang kẹt chỗ nào, đang khổ đau, hay đang thù hiềm thế nào ở trong tâm.
Với cái nhìn của ngài thấu tận tâm can của mình, thì ngài chỉ cần đổ chút xíu nước cam lồ vào đó thì những gúc mắc tức thời được tan biến, tâm phiền não lắng dịu xuống.
Khi nghe được những âm thanh vi diệu của Đức Phật, từ kim khẩu đầy đủ sức nhẫn nhục, đầy đủ sức Từ bi, đầy đủ năng lực tôn kính của ngài khiến cho lòng mình chuyển hoá hết tất cả những khổ đau, từ chỗ đó mà người nghe Pháp của ngài đều có thể chứng được quả vị Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
Như vậy, chúng ta thấy thời đức Phật còn tại thế ngài còn biết bao nhiêu là khó khăn trở ngại khi đi truyền đạo, thì chúng ta cũng vậy thôi! “Phật Pháp mà bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Chúng ta biết rằng khi chúng ta gặp được Phật Pháp không phải là một lần, hai lần, không phải là một ngày, hai ngày hay là một tháng, hai tháng đi đến chùa mà chúng ta cho rằng mình thông hiểu Phật Pháp.
Nếu ta nói đi chùa đốt hương, cúng dường hay là ta có hình thức tu đại khái thì cho rằng ta thông hiểu Phật Pháp, quan điểm ấy hoàn toàn sai lệch. Phật Pháp đó chỉ là của kẻ phàm phu, chưa phải là Phật pháp của bậc giải thoát giác ngộ.

Phật pháp là nguồn Phật pháp đầy đủ ý nghĩa giải thoát, hiểu được như vậy mới gọi là: “Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”.
Chữ Phật pháp ở đây là đấy đủ ý nghĩa cao sâu nhiệm màu, bà Võ Tắc Thiên ngộ được bản tánh thập toàn, ngộ ra tri kiến Phật của mình, do đó khi thân tâm của Võ Tắc Thiên biết bao nhiêu mê lầm, chất chứa từ nhiều năm tạo ra nhiều nghiệp ác.
Cho nên khi đã dứt bỏ được cái nguồn phiền não sâu dày, giờ mở mang ra tánh trí như thật, nên khi nói: “Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” đây có nghĩa là Phật Pháp diệu lý nó là “Pháp Hoa Kinh”, diệu lý nó là ngay nơi mình có một cái tri kiến mà không bao giờ ngờ vực nữa. Đây mới gọi là Phật Lý Chơn Chánh.
Nếu Phật Pháp dễ hiểu dễ làm thì ví dụ như khi ta nghe những điều trái ý nghịch lòng thì ta có thể bỏ được không ? Không bao giờ bỏ được.
Như vậy ta biết tâm Phật Pháp của mình, tri kiến của mình, Phật tâm của mình vẫn chưa hiển lộ được, tâm trong sáng vốn có nó lại nằm quá xa đi cái sự hiểu biết của mình.
Cho nên nói: Phàm phu đang tìm học Phật pháp chứ không phải sơ phát tâm để hiểu rõ Phật pháp diệu lý này.
Tại vì sao ? Vì chúng ta không chú trọng dụng tâm, xem thường cái tâm, không để ý đến cái tâm sáng suốt đó, cho nên cái tâm đó không thể hiển bày ra được, không thể thâm nhập vào tâm Phật như là thể tánh Như Lai được.
Như vậy, tánh Phật vốn tự trong tâm của mỗi người ai cũng sẵn có nhưng sở dĩ mình vẫn cón thấy nó ở đằng xa, ví như đi biển ta nhìn thấy thật xa giữa biển khơi có một chấm đen, ta biết đó là chiếc tàu nhưng chưa phân biệt được đó là chiếc tàu như thế nào ?
Khi gần lại chút nữa ta thấy chiếc tàu đang nhả khói, đến đây, vẫn chưa biết đó là chiếc tàu gì ? Là tàu quân sự hay tàu thương buôn, gần thêm chút nữa trông thấy tàu lớn rồi biết được đó là tàu thương buôn, nhưng lại không biết của nước nào. Đến khi chiếc tàu ấy chạy gần lại ta nhìn thấy chữ Hán được viết trên tàu, nhưng chữ Hán đó có nhiều nước vẫn sử dụng không biết đó là chữ Hán của Nhật hay Trung quốc, trừ khi ta lên được chiếc tàu đó rồi, nói chuyện với người trên tàu mới biết đó là tàu của Trung Quốc.
Khi nhìn thấy chấm đen ở đằng xa chỉ cho người mới học đạo, đã phân biệt được cái thiện và cái ác. Vì phân biệt được nên tâm muốn quay về thiện nhưng cái ác vẫn còn đeo đuổi chúng ta như bóng theo hình chưa thể rời bỏ được. Cho đến khi thấy tàu nhả khói là biết cái thiện, biết được Tam Bảo là chỗ trân quý, là chỗ an lạc ta cần nương về, nên phát tâm quy y Tam Bảo giữ gìn năm giới cấm của Phật.
Khi nhìn rõ chiếc tàu nhưng chưa phân biệt được tàu loại nào là dụ cho khi tâm mình hiểu được Phật pháp thì lại không biết chọn con đường nào cho chính đáng, không biết nên xuất gia hay là tu hạnh tại gia ? Lúc này ta chưa quyết định được tâm, vẫn còn dục ái trong tâm nên vẫn còn ngờ vực. khi nhận ra được tàu gì rồi thì Chánh tư duy xuất hiện rõ ràng giúp ta nhận chân được thế gian là khổ, ta không nên bám víu điều gì ngoài thế gian, bởi vì thế gian sẽ đưa ta vào con đường sanh tử luân hồi, nó chỉ đem đến cho ta một nghiệp xấu tệ lậu.
Nếu ta còn ở thế gian thì chắc chắn rằng nghiệp cảm sẽ dẫn chúng ta gần với bạn ác thì nhiều, đưa ta vào con đường trầm luân khổ ải. Chính vì thế mà chỉ có con đường xuất gia mới là hướng đi tốt nhất, an lành nhất.
Phát tâm xuất gia rồi vẫn chưa đủ, ví như chiếc tàu ta biết nó là tàu buôn, nhưng chưa biết nó là của ai ?
Cũng vậy, khi xuất gia rồi lại có sự phân biệt đại thừa, trung thừa và tiểu thừa, không biết nên chọn con đường nào để đi cho đúng, không biết thừa nào là cứu cánh giải thoát. Còn sự chọn lựa nghĩa là ta chưa phân định được hướng đi, tâm còn loạn động, khi thấy sự thành công của người khác dĩ nhiên ta không thể sanh tâm hoan hỷ.
Đến khi ta lên được tàu, nói chuyện với người trên tàu mới biết đó là tàu của Trung Quốc. Lúc này tất cả các Pháp mà mình nghi ngờ xấu ác, tệ lậu v.v… không còn. Đó là lúc ta nhập vào tâm thanh tịnh, phát được tâm bồ đề. Tâm trở nên thanh tịnh, thấy người thành công cũng sanh tâm hoan hỷ cũng như chính mình làm được. Tâm không còn sự phân biệt hay đố kỵ, ghét ganh v v…
Như vậy khi nhìn thấy một con tàu từ xa tới cho đến khi biết được rõ ràng không sai lệch là ta đã trải qua năm giai đoạn. Người phát tâm tìm cầu giải thoát cũng giống vậy. Đó là những sự lý giải: Muốn gặp Phật Pháp thì tâm phải vững vàng, phải có ý chí, phải dũng mãnh để luôn luôn quán xét tự tâm “ Phản quang tự kỷ” nghĩa là nhìn lại mình để thấy được tánh sáng suốt, Phật tâm hiển lộ tức thì.
Cái khó cho người tu là cái dụng tâm, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi đều có thể sống với tâm thanh tịnh, hay đều phát được tâm Bồ Đề, thật sự chúng ta phải tu cho thật tốt, phải đối chọi với sáu trần, không bị đắm nhiễm bởi “bát phong”, ta có thể chống chọi lại ngũ dục là: Tài, sắc, danh, thực, thùy hay không ? Người tu đều phải cam nhịn, khiêm nhường… những pháp thô bên ngoài tự xét mình có thể thắng được bao nhiêu ?
Khi tất cả những tham muốn của chúng sanh mà chúng ta có thể ngăn chặn được nó, thì Bồ Đề tâm được ló dạng.
Ví như đám mây đen che phủ mặt trời, luồng gió thanh tịnh, thanh lọc thân tâm đẩy đám mây ấy đi thì mặt trời ló dạng. Lúc này “Tâm tức Phật, Phật tức tâm”.
Có thể dẫn ra đây câu chuyện của ngài Đạt Mai khi hỏi Mã tổ rằng:
Thế nào là tâm Phật?
Mã tổ trả lời:
Tức tâm tức Phật
Ngài Đạt Mai nghe vậy liền vào núi tịnh tu không còn nghi kỵ gì nữa.
Một hôm có vị Tỳ Kheo đi ngang qua núi thấy ngài Đạt Mai đang tu trong núi mới đến hỏi:
Tại sao ngài lại vào đây tu ?
Ngài Đạt Mai trả lời:
Tôi nghe thiền sư Mã Tổ nói rằng tức tâm tức Phật nên tôi vào đây tu.
Vị Tỳ kheo ấy về bạch lại với Mã Tổ rằng:
Tôi thấy có một vị Tăng tu trong núi.
Mã tổ trả lời:
Ta thấy lâu rồi
Mã Tổ nói tiếp:
Vậy hôm nay ngươi vào nói với ông ấy rằng ta nói:
Phi tâm phi Phật
Vị Tỳ Kheo trở vào trong núi nói Mã Tổ dạy ông rằng: “Phi tâm phi Phật”.
Ngài Đạt Mai nói:
Mặc kệ ông già dối người, ta chỉ biết tức tâm tức Phật.
Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì, phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh.
Vị ấy là phạm chí,
Hay sa môn, khất sĩ.

Pháp cú số : 5.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).6/12/2011.

No comments:

Post a Comment