Monday 5 December 2011

Biết Vọng Là Tu (1)

 TT Thích Pht Đo
Trong cuốn sách “Rừng Thiền” có Thiền sư Thông Mật. Có lần Ngài đặt câu hỏi: “Thế nào gọi là tu ?” Và Ngài lại tự nói “Biết vọng là t
Thật ra, đầu tiên chúng ta tìm hiểu vng là gì màđối với chúng ta lại trở nên khó khăn khi ta muốn bỏ nó ? Vọng tưởng đối với chúng ta không bao giờ ngưng dứt, luôn bị nó đeo đuổi bám víu làm cho mình sanh phiền não.

Vậy vng này là cái gì ? Tại sao nó có thể làm cho mình phiền não, mà nó lại khó nắm bắt được, không thể làm chủ hay giữ gìn nó ?

Lấy thí dụ như trong một ngôi nhà chứa toàn mè, khi ta lấy tay bốc ra mỗi lần một nắm, cho đến một trăm năm, một ngàn năm cứ bốc ra hoài vẫn không hết. Như thế ta tự hỏi mè này ở đâu sao lại nhiều vậy ? Do mình tích trữ, mình chứa nó thì mới có nhiều như vậy. Nếu như chúng ta không chứa nó thì làm sao có thể có nhiều như vậy được ?

Một ví dụ nữa: Khi ta vào trong khu vườn cây của ta thấy có nhiều cây cối, lá rơi đầy dẫy trong đó. Thế rồi ta lại tự hỏi ở đâu mà cây cối lại nhiều như thế ? Thì cũng chính chúng ta trồng mới có thể nhiều như vậy. Cũng như mè mà chúng ta đổ vào mới chứa nhiều trong nhà được.

Sở dĩ mình nói cái vọng tưởng là để đối lại với cái chơn. Do tâm chúng ta nguyên thuỷ nó vốn là thanh tịnh, nguyên thuỷ nó vốn là không vọng niệm, nguyên thuỷ nó vốn là tâm bao trùm hư không. Không có gì ở trong đó, nhưng tại vì mỗi kiếp chúng ta có thể là một súc sanh nhỏ nhất. Có khi sống được một hoặc hai bữa, có khi sống vài ba ngày, vài ba tháng, hay vài ba năm. Có khi chúng ta sống đến bảy hoặc tám năm, hay là mười năm sau đó tái sanh làm người. Cứ như vậy mà mỗi lần tái sanh có một hình thức nào đó, cứ như thế mình chạy theo tâm hướng ra ngoài, mà chạy theo như vậy chúng ta thấy mình có vọng hay không ? Có phải chạy ra ngoài để nắm bắt bên ngoài hay không ? Khi chúng ta vọng tưởng chạy theo trần cảnh nên nó kết tụ vào trong A lại da thức. Thức này là kho tàng chứa tất cả những gì chúng ta huân tập từ bên ngoài vào, nên những vọng tâm ấy vẫn được A lại da chứa và giữ lại trong tâm thức.

Ta thử nhìn một mảnh đất rộng thênh thang, khi vừa cấy xong, ta lại lấy những hạt giống reo xuống. Hạt giống sẽ nẩy mầm, hấp thụ ánh mặt trời rồi bén rễ và dần trưởng thành. Reo một hạt là reo được một tư tưởng, ta suy nghĩ cứ hiện hành cái chủng tử.

Ví dụ như khi ta ghét một người thì ta cứ ngồi suy tư mãi trong cái ghét đó, giống như mình cầm nguyên một nắm hạt giống thảy xuống dưới, ta cứ tưởng tượng khi huân tập cái tâm ghét ganh đó vào trong A lại da thức, nhiều lần như vậy thì A lại da kết tinh thành một cái chủng tử bất thiện. Chúng ta không bao giờ buông bỏ ra được, trước tập thành thói quen, sau thói quen tập lại mình. Đó là những thói quen chỉ biết ăn, những thói quen chỉ biết ngủ, những thói quen ham muốn danh, những thói quen ham lợi, ham đua tranh giành sắc cảnh bên ngoài, ham giành sắc đẹp bên trong v v…

Cả hai chiều hướng ấy chúng ta cứ đem vào không dứt, hãy tự hỏi vì sao mà bị vọng tưởng ? Tại sao nó làm chủ mình ? Và ngược lại mình không thể nào buông bỏ nó được ?

Do vậy, chúng ta phải huân tập hết chủng tử này đến chủng tử khác. Bình thường nếu ta an lạc nhẹ nhàng thì tâm suy nghĩ sáng suốt nhẹ nhàng. Nó sẽ nẩy trong ta những hạt giống nhẹ nhàng, sáng suốt. Còn nếu hạt giống thường huân tập những chủng tử nặng nề thì nó lại kết thành những chủng tử nặng nề ở trong đó. Vì vậy chúng ta đừng nghi ngờ tại sao những người quá ác, quá độc, đến khi người sắp tắt hơi thở thì họ toàn thấy những cảnh giới ghê rợn, rất là hung giữ, rất là xấu, rất là đen, rất là nóng. Nó bao trùm trong cái thấy của họ, khi họ sắp mất. Tại sao ? Bởi chính họ trong đời sống thường ngày đã kết tinh những chủng tử nặng nề như vậy. Cho nên, ta biết rằng cái vọng không phải từ đâu mà có, mà chính bản thân chúng ta mang vào từ vô thỉ kiếp như vậy.
Khi ngồi thiền ta thử đừng cho vọng tưởng khởi lên, xem chúng ta có làm được hay không ? Chắc hẳn là rất khó khăn.
Ví như chai nước đầy, chỉ cần lắc nhẹ là nước có thể trào ra ngoài, nó không bao giờ được yên tịnh trong đó. Như vậy ta không thể nào gột rửa hết những cái vọng tưởng này. Nếu như chúng ta muốn hết thì cũng có thể làm được, nhưng phải trải qua nhiều kiếp tu tập, chứ không thể trong một kiếp mà mình có thể thành tựu được.

Từ khi chúng ta làm súc sanh lên làm người nếu trải qua tám tỷ kiếp, thì từ khi làm người tu tập cũng phải tám tỷ kiếp sau mới có thể đạt được. Nếu tu theo hình thức, tu theo tướng trạng bên ngoài thì mỗi kiếp như vậy, làm lành như vậy, tu tập như vậy mà không biết thanh lọc vọng tưởng sẽ rất khó trải qua. Nếu như chúng ta biết tu, biết ngăn, biết ngừa, biết phương pháp lọc lừa vọng tưởng tùy theo cái trí tuệ, và tùy theo lòng từ bi, lòng hỷ xả của mình mới có thể rút ngắn thời gian trở lại. Từ đây cho đến tám tỷ kiếp sau, rồi sau đó đến khi hiểu rõ ràng những pháp yếu và biết ngăn chặn những vọng tưởng, thì họa chăng sáu tỷ kiếp sau sẽ diệt được hết.

Nếu như chúng ta tính thời gian từ đây phát tâm tu hành, mà mình biết rõ vọng tưởng từ đâu nó có, từ đâu nó sanh, chúng ta tu tập có thể gặt hái được trong vòng trước thời gian mà mình đã thành đạt rồi. Ở trong một giai đoạn Phật quả, nó có thể kéo dài lê thê như vậy nhưng cũng có thể kéo ngắn lại.
Như vậy khi chúng ta tu tập muốn thời gian mình thành Phật lâu hay mau ? Muốn thời gian cứ kéo dài như thế hay rút ngắn thời gian đều tuỳ thuộc ở tâm của chúng ta.

Trong những kiếp quá khứ của Đức Phật được viết trong cuốn lịch sử tiền thân của đức Phật bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Bali ra tiếng Việt kể lại: Cả ba vị là Vua Ba Tư Nặc, Ngài A Nan, Đề bà đạt đa, và Đức Phật, đều cùng tu, cùng phát tâm một lượt như Đức Phật, hầu như sanh ra vào thời nào, thì Đức Phật cũng đều gặp ba vị ấy. Nhưng Đức Thế Tôn của chúng ta đã thành Phật, còn những vị ấy vẫn chưa có thể thành Phật được. Đức Phật Di Lặc phát tâm trước Phật Thích Ca bốn mươi hai tỷ năm, nhưng rồi cũng thành Phật sau Đức Phật Thích Ca.

Như vậy, từ chỗ người biết lọc lừa hay là diệt tận ở trong tâm vọng, thì mình mới có khả năng lìa khỏi tam giới là: Dục giới, sắc gới và vô sắc giới. Có như vậy, chúng ta mới có khả năng làm chủ mình, trong tất cả mọi hành động. Làm chủ mình trong những sanh tử luân hồi, làm chủ mình trong tất cả sự tái sanh. Chúng ta tùy thuộc, muốn sanh vào đâu thì đều được như ý, muốn tịch ở đâu, hay lúc nào thì cũng đều được thuận theo, không bị sự trở ngại nào.

Tại sao ? Tại mình đã làm chủ được cái tâm đó rồi. Đức Thanh Sĩ trong cuốn Đường Giải Thoát nói rằng:

Tâm vng rt làm nguy hnh đc
Ngưi tu hành chưa dt vng tâm
Như ôm rn đc mà nm
Thân kia không biết ho lâm lúc nào.

“Tâm vọng rất làm nguy hạnh đức”. Thật ra, nếu nói chúng ta là người xuất gia, chưa nói đến chúng sanh bên ngoài, nói xa, nói gần, nói vọng, nói chơn, họ cũng không biết gì. Cho đến một câu niệm Phật cũng không thể biết được. Kết quả làm sao có thể tốt được nếu mỗi ngày, sớm, tối, chúng ta vẫn cứ bám víu bên ngoài, sợ lo bên ngoài, sợ ngày giờ, sợ tháng năm, sợ khi đi ra ngoài phải chọn ngày lành tháng tốt, sợ thờ phụng v v… Như vậy có đúng hay không ?

Cái gì cũng xem, cái gì cũng sợ, cho nên họ cứ bám víu bên ngoài. Họ lúc nào cũng lệ thuộc vào những phong cách, văn hoá, phong tục, truyền thống, và họ cho đó là đúng, là việc quan trọng.
Chính tâm mình khởi lên và cứ như vậy nên cứ lo, cứ sợ mà tự thân họ không biết là cái lo, cái sợ đó có đúng hay không, là chơn lý hay không. Ngay chỗ đó họ không bao giờ biết để rồi họ tránh xa, để rồi họ nhìn lại bản tâm chân thật đó.

Đối với người xuất gia cũng vậy, Phật chế giới luật là người xuất gia không được xem bói toán, xem tử vi, tất cả những thứ gọi là tà thuật v v…

Bây giờ Tăng Ni vẫn còn vướng vào trong những cái đó, vẫn xem bói, xem chỉ tay. Bày những trò tà thuật khiến cho người mê lầm trở nên mê tín dị đoan.

Tu sĩ khi mang hình tướng Tỳ Kheo mà vẫn không khác gì với những thầy bói toán ngoài đường không khác. Khi mình làm như vậy thì mình vô tình đưa chúng sanh chú trọng trong hình tướng, chú trọng trong thời gian, chú trọng trong cái sống bình thường, và chú trọng trong cái vô minh càng ngày càng điên đảo. Do những thói quen của mình, mà nó mới sanh ra những cái dị biệt, nghèo, giàu, hạnh phúc, khổ đau v v… Tất cả đều do tự mình chiêu cảm.

Nói như thế không phải là chúng ta xem thường luật phong thuỷ như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ nó chuyển vận thế nào. Tuy vậy những cái đó chúng ta cũng phải hiểu để ngăn ngừa. Nhưng phải sao cho đúng với chánh pháp, cho đến khi nào thành đạt, khi nào thấu đáo, khi nào kinh nghiệm thì sẽ lấy đó để mình tiếp nhận một cách thỏa đáng, không phải sai lệch khi chúng ta nói.

Những danh từ Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, không phải là những danh từ trong Phật Pháp. Pht Pháp là bt đnh Pháp, nó không có ở trong một cái nào gọi là thật hay giả. Nhưng tại vì do cái sự biết dụng của mình, thì giả cũng thành thật, biết dụng thì tà cũng thành chánh.

Tất cả đều do tâm mình biết dụng thôi chứ không phải mình duyên theo nó, thành ra khi mình biết sống, biết ngồi lại nhìn ở trong nội kết, nhìn ở trong vọng tưởng mà nó sanh lên.

Nếu như không biết nó chỗ nào, sanh lên từ ngay chỗ nào mình cũng không biết nên ta thua nó. Ví như người đánh giặc muốn đánh thắng giặc trước tiên phải tìm hiểu rõ quân tình, người cầm quân bên kia là tướng gì ? Thành thạo binh lược như thế nào, thường sử dụng môn binh pháp nào, địch có bao nhiêu, và họ thường đánh đường thuỷ hay đường bộ ? Khi người tướng cầm binh nhận định đối phương một cách rõ ràng. Lúc này, người tướng ấy nắm chắc là phần thắng là bao nhiêu, có thể là một trăm phần trăm, có thể là bảy mươi phần trăm v v… Như vậy, người cầm quân đánh giặc mới dám xông vào lòng địch mà đánh, nếu như không nắm được tình hình mà cứ xông lên thì chẳng khác gì làm mồi cho địch.

Cũng vậy, người xuất gia tu hành mà không biết vọng từ đâu mà có, không biết tại sao ta lại không có phước báu bằng người khác. Không biết tại sao chúng ta lại sanh ra phiền não, tại sao những bám víu bên ngoài mà ta không thể gở bỏ nó được. Tại cái gì mà ta không thể từ bỏ được những tánh khí cố chấp của mình ? Tại cái gì mà mình lại dễ giận, dễ ghét, dễ hờn, dễ tranh đua v v…Đối trước cảnh tượng như vậy mà mình không lệ thuộc vào nó thì không được.

Tại sao ? Tại mình không biết an trú trong cái vọng tưởng nó sanh và nó diệt như vậy. Bây giờ ta thử hỏi làm sao mình có thể bảo đảm rằng nếu mình có thể tu trong vòng một triệu kiếp mà mình thành Phật được. Ngay kiếp này thôi, nội cái cảnh đối cảnh, mà mình cứ duyên theo nó nhiều như vậy, mình tự hòa vào cảnh trần, cứ đắm nhiễm không dừng nghỉ.

Ta cứ lấy cảnh trần mà tham quý nó, ưa chuộng nó, tâm không lúc nào thuần thục được ở cái vọng tâm mà mình, hay bám víu và chấp ngã, phiền não làm sao rời được cái tâm đó ? Thành ra, ngay ở trong cái tâm đó khi mình khởi ra thì mình mới biết từ đâu khởi lên, khi nó đã khởi lên rồi thì bây giờ nó trở về đâu ?

Ta lấy thí dụ như trong ngày lễ lớn, khách đến cả hơn trăm người, chúng ta không biết được ai thiệt ai ngay, thì thử hỏi có dám bỏ cọc tiền trên bàn đó mà đi không canh chừng hay không ? Chắc hẳn là không bao giờ mình dám bỏ tiền một cách hờ hững như thế. Nếu như ta bỏ cọc tiền đó mà không canh chừng thì chỉ trong nháy mắt cọc tiền ấy biến mất rồi ta đâu biết rằng ai lấy đi, và như vậy có phải ta tiếc thương, cái tâm của mình sẽ ngơ ngáo hay không ? Khi tiền mình để đó mà biết có trộm đầy trong nhà, lòng tham của con người không thể nào lường trước được. Đến khi mất rồi tâm trở nên hoảng hốt, thấy ai cũng nghi, thấy ai cũng tưởng rằng kẻ trộm, như vậy chúng ta có lợi ích gì hay không ? Nếu biết vậy tại sao có tiền lại không biết giữ gìn, không chịu cất cho kỷ lưỡng ? Nếu như mình cất thì sẽ êm đẹp hơn, sẽ hay hơn, cũng không cần phải đứng canh chừng nữa, vì cất rồi thì đâu ai biết mình có tiền đâu mà sanh tâm tham đắm.

Cũng vậy, số bạc đó là chỉ cho cái tâm hay vọng ra bên ngoài, bám víu cái danh, cái lợi đó, lúc nào cũng vướng trong danh và lợi. Cho nên khi để tâm hướng ra ngoài như vậy, giống như khi ta bị trần cảnh lôi kéo mà ta cứ ngở nó vui thú, cứ bám víu lấy nó.

Lúc nào tâm cũng khởi lên, tâm khởi lên giống như khi mình để số bạc đó tức là ta biết đang bị lệ thuộc vào cái danh, cái lợi phải không ? Rồi đến khi được, đến khi mất, đến khi sướng, đến khi khổ, đến khi khen, đến khi chê, đến khi mất đi như ta bị đánh mất danh dự rồi ngồi đó than phiền, rồi khóc, như vậy có quá muộn lắm không ?

Tại sao ta không biết tâm từ đâu khởi lên ? Chính vì không biết nên ta bị lệ thuộc vào trần cảnh và bị sanh tử luân hồi. Như vậy chúng ta tu cho đến khi nào mới được ở trong cái phàm trong thánh, nếu ta tu cứ ở mãi phàm trong phàm thì có thấy tiếc nuối hay không ?

Tại sao gọi là phàm trong phàm, là phàm trong thánh ? Phàm trong phàm nghĩa là khen thì vui, mà chê thì ghét. Khen thì thân, thì quý, thì hoà thuận. Chê thì ghét, thì kỵ, thì xa.

Như vậy, chúng ta thấy biết tu thiệt nhưng mang cái tâm phàm trong phàm, còn phàm trong thánh thì sao ? Có nghĩa là người này biết rõ lộ trình đi của cái tâm, những cái sở cư của cái tâm và biết rõ sự an trú của cái tâm, do đâu mà nó khởi lên và sau đó nó đi về đâu ?

Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy: “Bất uý tham sân khởi, duy khủng tự giác trì”. Nghĩa là không sợ cái tham, cái sân nó khởi lên, nhưng chỉ sợ mình giác ngộ chậm mà thôi.

Khi mình thấy Phàm trong thánh thì lúc nào cũng biết cái tâm nó vừa khởi lên, ta liền biết mình đang bị cái tâm giận nó chi phối, nó làm tổn thương đi cái tâm bồ đề của mình. Một khi vừa khởi lên như vậy, mang cái tâm giận mình thấy không được, xác định con đường tu tập cần phải diệt bỏ tánh sân hận, vì nếu sân hận khởi lên tức thời đốt cháy cả rừng công đức. Lúc nóng giận quá không kiểm soát được lời nói, chỉ muốn nói sao cho hả giận, nói sao cho vừa lòng mình, thì như vậy nghĩ lại mình thấy hổ thẹn.

Vì sao ? Vì người xuất gia vốn dĩ phải nuôi dưỡng lòng từ bi, mà giờ chúng ta lại nói lời làm xúc não người khác nên phải thấy hổ, phải biết thẹn.

Cho nên, nói phàm trong thánh là biết tàm, biết quý để mỗi ngày tự kiểm thúc tâm của mình mà sửa đổi, khi lở làm phật ý ai, thì mình biết lỗi và xin lỗi người đó bằng cái tâm hổ thẹn thật lòng. Đó là chúng ta đang sống phàm trong thánh, biết rõ mình đang lệ thuộc trần cảnh, biết rõ như vậy, chúng ta sẽ tự nhận thức được tâm mình là đang sống phàm trong phàm, hay phàm trong thánh.

Biết vng là tu – đây là một pháp môn có thể trừ diệt hết tất cả mọi vọng khởi, vừa khởi lên thì nhìn thẳng nó, lập tức nó biến dị liền. Khi nó khởi lên ta biết nó khởi từ sáu căn của mình đối với sáu trần. Nếu như căn và trần tiếp xúc với nhau mà không có thức phân biệt thì sẽ không biết được tốt, xấu, phải trái, thương ghét v v...

Bởi vì thức là sanh tử luân hồi mà khi ta khởi tâm phân biệt căn với trần khi đối cảnh do thức phân biệt có thương và có ghét. Tâm thức lúc nào cũng có thể đeo đẳng chúng ta từ vô thuỷ, bởi thức là sanh tử luân hồi, và khi ta vừa khởi tâm phân biệt cảnh và trần như vậy, đang đắm, đang nhiễm nó như vậy, biết nhìn ngay chỗ đó, mình không lệ thuộc nó, đây gọi là trí hiện tiền. Trí đây là trí hoàn bị của một vị sơ phát bồ đề tâm.

Như vậy, khi chúng ta biết đều khiển cái tâm của mình và những kinh nghiệm tu tập, thì ta sẽ nắm rõ được tâm… vượn và ngựa ý của mình nó đi đến đâu. Theo dõi nó, nắm chắc dây cương thì đó chính là phương pháp mà mình có thể liễu tri, biết được cái tâm của mình lên xuống như thế nào. Ngay khi chúng ta còn tỉnh táo, nhận chân được mọi hình tướng của các pháp, không bị màn vô minh che khuất. Chúng ta sẽ tận dụng thời gian đó, nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, trở về bản tánh thanh tịnh vốn có của chúng ta. Pháp môn nào chúng ta cũng có thể tu tập và quan trọng là chúng ta biết vọng là tu, khi làm biết làm khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm v v… ta đều nhận biết nó thì đây là phương pháp đầy đủ ý nghĩa để tâm mình luôn luôn là phàm trong thánh.

Ai sng quán bt tnh, Nhiếp h đưc các căn,
Ăn ung có tiết đ ,Thành tín và siêng năng,
Ma v
ương không chuyn ni, Như núi đá gió qua
Pháp cú số: 08
Thượng tọa Thích Phật Đạo và Hòa thượng Thanh Từ tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).6/12/2011.

No comments:

Post a Comment