Monday 5 December 2011

Biết Vọng Là Tu (2)

TT Thích Pht Đo
“Biết vọng là tu” – là pháp môn tu vô cùng sâu sắc, và giúp ích rất nhiều trong đời sống tu tập, khi chúng ta muốn vượt lên khỏi cái phàm phu chay của mình. Từ ngay chỗ này mà không có để ý, không có thẩm thấu khó có thể tiến triển được. Khi chúng ta nghe những chuyện thế tục, những chuyện thị phi, để cho mình có thể học hỏi những chuyện trong sanh tử luân hồi.

Đối với những chuyện không nên nhớ thì mình cứ nhớ, những chuyện không nên giỏi thì người ta lại nhạy bén và giỏi vô cùng. Nhưng khi học hỏi đến Phật Pháp thì sao khó quá, học hoài không thuộc, thực hành thì sao mà khó khăn đối với mình. Khi mình mới nghe pháp vừa xong thì tai bên này xuyên qua bên kia và theo gió cuốn đi không còn gì để nhớ và thực hành nữa.

Những bài pháp quý giá vô cùng cho đời sống thánh thiện thì chẳng mấy ai quan tâm. Nói gần gũi với chúng ta hơn là tại xứ Thụy Điển này gồm cả tám triệu dân mà mấy ai quan tâm đến việc học hỏi Phật Pháp ? Mấy ai giờ này ngồi đây lắng đọng tâm tư để học Pháp ?

Những người ngồi trong đây phần đông là đã kết duyên sâu dày với Phật Pháp, căn lành sẳn có nên được dự vào trong Phật Pháp.

Đây quả thiệt là một điều hy hữu, khó thể nghĩ bàn được, và cũng nhờ công đức tu tập của mình, nay lại tiếp tục theo căn lành ấy để dự vào trong Pháp hội.

Chúng ta phải biết tận dụng thời gian quý giá đó để mà tu tập, thực hành theo đúng với chánh Pháp, tìm cầu sự an lạc cho bản thân, đồng thời chúng ta cũng khuyến tấn bạn cùng học cùng tu chung, để làm thiện hữu tri thức, đời đời sanh ra đều được gặp căn lành và chánh pháp để tiếp tục tu hành, tiếp tục nghe những lời thánh thiện.

Thế nhưng, hội chúng cùng ngồi nghe pháp ở đây, khi nghe tiếp nhận những giáo lý nhiệm màu, cũng thấy tự suy xét lại để sửa chửa bản thân, nhưng nghe xong ra ngoài khỏi hội trường tiếp xúc với mọi người thì đâu cũng còn nguyên đó, không có một chút gì gọi là thay đổi, có đôi khi còn tệ hơn lúc thường.
Nghĩ lại chúng ta cũng thấy buồn cười cho cái nghiệp lực và sanh tử luân hồi của chúng ta, nó dồn chúng ta không đâu mà biết được phương hướng để có thể thoát ly khỏi sanh tử.

Vì sao ? Vì vọng niệm luôn khởi động, luôn biến chuyển trong tâm thức của mình, làm cho mình không thể nào mà nghe pháp rồi có thể nắm bắt được ý chỉ.

Người biết tu là biết vọng niệm khởi lên, nhưng nếu muốn biết được vọng niệm đang ở đâu, khởi lên lúc nào, thì chúng ta phải quay lại và quán xét tự tâm, tìm lại chính mình, gọi là “phn quang t k”, tự mình thấy lại mình, biết được cái sanh tử luân hồi nó chìm đắm theo mình biết bao nhiêu kiếp.

Chính vì thế, cái tâm thiện của chúng ta, cái chủng tử thiện theo ta cho đến đời này, và ở đây chúng ta được ngồi trong đạo tràng, đang học pháp, nghe pháp, trong khi ở ngoài thế gian kia biết bao là thú vui tạm bợ, biết bao nhiêu nghiệp dẫn dắt con người cứ trôi mãi trong nhịp sống trầm luân. Có mấy ai hiểu được giá trị của một ngày vô cùng quan trọng khi biết dừng vọng niệm, khi chúng ta ở trong đạo tràng tu thiện Pháp ?

Thầy Phật Đạo giảng Pháp tại chùa Phước Thạnh .

Thời gian để chúng ta tự tìm lại Phật tánh thanh tịnh vốn có thì lúc này vọng niệm không thể nào mà khởi lên được. Để hoàn thiện được những cái điều từ trong tâm thức thì trước tiên chúng ta phải giữ gìn thân, khẩu, ý cho thanh tịnh.

Nói đến cách cư xử của mình đối với mọi người, bằng hành động, bằng lời nói, bởi vì :

Li nói không mt tin mua,
La li mà nói cho va lòng nhau.
Ming thì cưi n như hoa,
Nhìn ngưi như th trăng tà chiếu soi.

Trăng thì lúc nào cũng sáng, lúc nào cũng mong mỏi cho người ta hiểu biết đi theo ánh sáng của trăng. Điều đó có nghĩa là theo cái sự vui vẽ hài hòa của mình, từ ánh mắt, nụ cười, khi mình tiếp xúc với mọi người xung quanh khiến sao cho họ được vui, khiến sao cho họ cảm thấy ấm lòng.

Với cảnh sống của thế gian người ta luôn luôn biết trân trọng tình cảm và giá trị của sự đối đãi qua lại, giá trị của lời nói, nhằm mục đích cho nhu cầu cuộc sống, thuận lợi trong vấn đề làm ăn, và cuộc sống mưu sinh. Còn đối với chúng ta là những người tu và học theo giáo Pháp của Phật, học theo con đường giải thoát về đời sống tâm linh, tìm và đi theo cho đúng với lý tưởng trong sự tiến hoá của mình thì không thể nào ra ngoài cái thông lệ điều tâm chỉnh ý được.

Chúng ta đại diện cho những người mang gánh nặng trong trách nhiệm làm sứ giả Như Lai, tuyên dương giáo Pháp của Như Lai, giữ gìn tất cả thông điệp giải thoát thì chúng ta phải là người gương mẫu hơn họ.

Trong khi học và hành Pháp, chủ trương của chúng ta là trực thẳng chơn tâm, học ở trong cái mà thế gian không ai có thể học và hiểu nỗi, không thể nào thẩm thấu được.

Như vậy chúng ta thấy, mọi người sống với nhau có hài hoà hay không, có vui vẻ cởi mở hay không, đều do cách cư sử của mỗi người chúng ta cả.

Lấy ví dụ một câu chuyện kể trong cuốn sách: “Thương mại và con đường thành công” của một tác giả người Mỹ. Ông ta kể lại một tiệm bán đồ Mỹ Phẩm Tên là Win Bill.

Tất cả nhân viên trong tiệm là những thanh thiếu niên thanh lịch. Khách hàng khi đã ghé qua tiệm thì không thể nào không mua một món hàng nào được, mặc dù hàng ở trong tiệm này rất đắt so với những tiệm Mỹ phẩm khác. Bởi sự tiếp đón ân cần, cách nói năng nhỏ nhẹ của tất cả những nhân viên trong quầy.

Ông chủ tiệm này đặc biệt khi nhận nhân viên, ông ta phải đưa vào huấn luyện ba tháng, nhũng người này được huấn luyện từ cách ăn, cách nói, cách đi, cách đứng, và những kỷ thuật thiện xạ ân cần hết mức khi mời khách mua hàng.
Câu chuyện trên cho ta thấy sự thành công ở một lĩnh vực không phải là chỉ có hơn thua, tranh giành, mà mà sự đối đãi chân tình, lời nói khiến người nghe mát lòng, ánh mắt nhìn khiến mọi người cảm thấy triều mến thương yêu.

Ngay cả ở thế gian mà người ta còn biết điêu luyện như vậy, chỉ là một công việc làm ăn để mưu sinh thôi, thế mà họ còn chú trọng đến như vậy. Huống chi, chúng ta là người mang cả một đại nguyện lớn lao mà chúng ta lại làm không được. Nghe biết bao nhiêu lời thẩm thấu cao siêu, dùng biết bao nhiêu là ý tứ để mà vạch ra cho mình hiểu, thế thì chúng ta mấy ai thực hành được cho trọn vẹn ?

Nếu chúng ta chỉ biết tranh đua, hơn thua, với người này, khúc mắc với người kia. Tâm thức luôn luôn chạy theo vọng tưởng điên đảo. Những vọng tưởng này nó đã dung chứa dày đặc ở trong tiềm thức của chúng ta, khi khởi lên lập tức ta nhìn thấy mình, khởi lên là thấy có người khác. Khởi lên là thấy cái này cao, khởi lên là thấy cái kia thấp v v…

TT Thích Phật Đạo với lớp học tình thương tại Tu viện Viên Thông Đà Lạt

Chính vì những vọng tưởng khởi lên liên tiếp như vậy, chúng ta chỉ nhìn thấy mình là hơn hết, là cao thượng thế này, người kia thấp kép hơn. Lúc nào trong tâm cũng chỉ nghĩ đến cái lợi ích cá nhân, không bao giờ nghĩ cho người khác.

Khi chúng ta là người tu tập thì tâm lúc nào cũng phải khởi niệm nghĩ nhớ lợi ích cho mọi người. Thấy được cái ngã cho người khác tức là thấy cho mình, khi mình cho người điều gì nghĩa là mình nhận được diều đó. Nếu như ta làm tổn thương người cũng tức là tổn thương chính mình. Người khác cảm thấy không vui thì tâm mình cũng không được an ổn. Thấy người đau khổ thì tâm mình cũng bức rứt khó chịu.

Như vậy, thấy mình và người đều giống như nhau thì cũng như nước hòa với sữa. Cũng như khi lấy các loại nước đựng trong những thứ khác nhau như tô, chén, ly, bình v v… pha lẫn lộn với nhau, thì sẽ được sự dung hợp không thể tách rời riêng ra từng loại được. Dù cho bình nước hay chén nước hoặc tô nước gì thì cũng chỉ là nước mà thôi.

Mỗi người có hình tướng khác nhau, ai cũng là người, thể chất là người như nhau thì sự cảm nhận cũng giống nhau. Mình không muốn đau khổ thì người khác cũng không thích bị khổ luỵ. Mình muốn được an vui thì người khác cũng muốn an vui.

Hãy nghĩ xem, có ai thích nghe những lời cay nghiệt ? Không. Có ai thích bị người khác làm mình đau khổ không ? Dĩ nhiên là không. Có ai muốn nhận những điều khó khăn khi đến với mình hay không ? Cũng không. Cho nên: “Nhng điu gì mình không thích hoc không mun nghe thì đng đem đến vi ngưi khác điu y”.

Nếu như ta nói người khác thì chính khẩu nghiệp của ta không thanh tịnh, cho đến khi nói có nghĩa là chính mình đem những chủng tử đó vào trong A lai da thức, lập tức thức này dung chứa lại tạo thành tập khí của chính bản thân mình.

Khi mình làm cho người khác đau khổ thì, chính là tự mình làm khổ cho mình mà thôi. Vì vậy, một khi mình không thẩm thấu được điều này, thì đi đâu hoặc làm gì, thì ta đều tự mang theo cái đau khổ từ trong tâm thức của chính bản thân chúng ta. Những ác nghiệp do thân khẩu ý dung chứa, lúc nào cũng bám víu vào chúng ta như bóng theo hình, không bao giờ sai lạc.

Chúng ta thử ví dụ một câu chuyện: Có một vị vua xử một người tử tội, ông bảo rằng:

- Này người tử tội ! Nếu nhà ngươi bưng chén nước đầy này đi tới pháp trường, mà giữ cho chén nước không cho nó đổ ra dù chỉ một giọt thì trẫm sẽ tha chết cho ngươi. Nếu như giọt nước đổ ra ngoài thì ta vẫn không tha tội chém đầu.

Vậy người tử tội ấy có cẩn thận hay không ? Có dám làm nước đổ ra hay không ? Có dám nhìn qua nhìn lại hay không ? Dĩ nhiên vì sự sinh tồn, vì sự an toàn cho tính mạng, nên người tử tội ấy phải chuyên tâm, chú trọng trong từng bước đi, không để vấp phải bất cứ một chướng ngại vật nào thì mới có thể đảm bảo được cho chén nước đầy không bị đổ ra ngoài.

Đối với chúng ta cũng vậy, từ trong A lai da chức biết bao nhiêu là chủng tử phi pháp, phi đạo đức. Xem cái việc sanh tử luân hồi của chúng ta từ vô thỉ kiếp, nó đã huân tập từ trong đó, chúng ta không thể nào trừ bỏ nó một cách dễ dàng.

Bởi vì chính tâm chúng ta còn không cố định, nay làm thiện mai lại nghĩ ác, vốn của chúng ta là không thể kiểm soát tâm một cách vững vàng được. Tâm chúng ta lúc nào cũng gượng ép, cố gắng suy nghĩ thiện, cố gắng làm thiện nhưng rồi cũng trở về với những chủng tử. Vì gượng ép cho nên mình cứ tự cho tâm mình là thật, là tất yếu, cho nó là từ bi, là trí tuệ. Thực ra thì danh từ ấy vốn không có thực thể cố định.

Ví như cái hư không, chúng ta có thể lấy tay nắm bắt nó được hay không ? Khi lấy tay nắm rồi mở ra nó cũng hoàn trở lại hư không. Nhưng thật ra mình lại đang nắm hư không. Hư không này nó nằm trọn vẹn trong bàn tay, nói đúng hơn là đang ở trong cuộc đời của chúng ta.

Chính vì thế mà nói hư không là bao trùm trong tâm của mình. Tâm mình bao giờ cũng bao trùm, ngoài thế giới sơn hà đại địa này nó đều nằm trtong hư không hết hơn cả. Các sự thể xảy ra này, đều do tâm vọng tưởng của chúng ta mà có. Ngay lúc vọng tưởng khởi lên, mình sắp đặt cho nó có một lý tưởng, cho nó có tình, cho nó có nghĩa. Chúng ta dung hoà cho nó thật dễ thương, cho nó có nụ cười, cho nó có sự đối đãi hài hoà của nó trong đó, nói chung cũng là vọng tưởng.

Kiểm soát được vọng tưởng, nghĩa là kiểm soát được sanh tử luân hồi, có nghĩa là thoát được sự thắng tấn của tâm mình.

Nếu một hơi không trở lại thì chúng ta không thể tùy ý muốn đi đâu cũng được, nghĩa là sự chuyển hóa xác thân tùy theo nghiệp lực của chúng ta. Như vậy, lúc sống chúng ta phải thật tỉnh thức, phải tự điều hành được tâm ý, thì khi cận tử nghiệp chúng ta mới có thể tự chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Sanh tử là một vấn đề chúng ta cần tỉnh thức, dù địa ngục hay Niết Bàn gì thì cũng không ngoài tâm thức, mọi pháp đều theo chúng ta từng sát na, từng hơi thở, để duyên theo đó mà nó điều hành, nó dẫn nghiệp thức chúng ta đi.

Chúng ta là những người đệ tử của Như Lai. Học và hành theo giáo pháp của Như Lai, điều cần thiết là phải hiểu đúng, làm đúng theo con đường chơn chánh mà đức Phật đã chỉ đường cho chúng ta đi.

Lấy giáo Pháp của Phật ứng dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Đối với mọi người, thì chúng ta luôn hoan hỷ, từ ái, luôn mang tâm hạnh đem đến sự an vui cho người khác. Xem sự vui của người như chính niềm vui của mình.

Lấy sự thành công của người làm sự tu tiến của bản thân. Đối với chúng sanh luôn lấy lòng từ để chiêu cảm người khác. Lấy trí tuệ mà phán đoán cư sử trong mọi hành động của chính mình. Hài hoà cùng với mọi người, thương yêu tất cả mọi người như chính bản thân mình, tự mình phải làm chủ bản thân, tự mình làm hòn đảo nương tựa cho chính mình.

Ai sng mt trăm năm,
Ác tu
, không thin đnh.
T
t hơn sng mt ngày,
Có tu
, tu thin đnh
Pháp cú số: 111.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).6/12/2011.

No comments:

Post a Comment