Monday 5 December 2011

Tu Thiền

TT Thích Pht Đo

Đúng và sai trong khi tu thin

Theo thông lệ trước khi tụng chú, thầy có thời khai thị ngắn. Quý vị ngồi thiền cứ việc ngồi, còn nghe thì cứ việc nghe. Bởi vì cái nghe và cái ngồi nó vốn không liên quan với nhau. Có hai đề tài, một là có mấy loại thiền của Phật giáo, hai là đúng và sai trong khi tu thiền. Khi hiểu rõ về Thiền rồi ta mới khẳng định được là đúng hay là sai.

Thiền theo tổ Huệ Năng là một phương pháp của đnhhu, hay là “Thiền” là như thế nào theo chư Tổ ở trong dòng Lâm Tế. Biết vng là tu hay là biết vngThin ? Nếu nói thiền thì ta hiểu rằng thiền có nghĩa là tâm. Tâm đây là tâm không chấp, tâm chơn như bất biến, tâm đây là tâm không phân biệt, là tâm không điên đảo, không còn sai lạc, là đối với sáu trần, sáu căn, sáu thức, không có bị dính mắc. Cho nên gọi đó là tâm hay gọi đó là thin ?

Như vậy khi nói Thiền là nói về cái chánh nhân của tâm không còn bị loạn, không còn bị động, không còn phân biệt, khi tu Thiền thì đó là một cái phương pháp đưa mình đến định và huệ. Tu thiền theo thế gian thì phải ngồi có thời gian nhiều ngày, nhiều tháng rồi mới phát định, mới có trí tuệ được, cũng đúng chứ không phải sai, nhưng đó là bên tiểu thừa Thiền. Còn bên thiền tông thì không vậy, thời Lục Tổ Huệ Năng khi ngài trực ngộ ngay nơi mình có bản tâm vi diệu như chư Phật, khi ngài thấy các đệ tử của mình ngồi thiền ngài không cho ngồi, mà chính yếu của ngài là dạy các vị đệ tử khi đi, đứng, nằm, ngồi trọng dụng trong sáu oai nghi là phải biết rõ mình, thì khi biết rõ mình như ngài Thiết Ra Mu Chi nói cái đang làm đó gọi là… Thiền. Ở đây khi mình nói tu Thiền là một phương pháp có đnhhu thì tu làm sao có định và tu làm sao có huệ ? Làm sao gọi là đúng, làm sao gọi là sai, thì cái này mình phải rõ. Bởi vì định không phải ngồi có định, đnh ở đây có nghĩa là khi sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với sáu trần là Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mình luôn luôn có một cái quán chiếu và có một cái thấy, cái biết, cái đối đãi với sáu trần đó mà tâm không còn cơ hội để cho móng khởi thì đó là định. Mà định thì từ đâu mà được huệ ? Vì khi định được huệ phải là do nó trở về thật sự ở trong cái tâm của nó rồi là quán, là thấy, không còn sai lạc.

Đnhhu nói hai nhưng chính là một, như một cái bóng đèn, ánh sáng của đèn điện khi phát ra từ đâu ? Tất nhiên là từ điện, nhưng cũng phải nhờ cái bóng đèn chụp ở ngoài nó mới có cái sáng của nó được như vậy, thì mình thấy có cái ánh sáng, thấy cái chụp đèn mà mình không thấy điện. Vậy là mình tưởng tự nhiên nó sáng, thật ra không phải vì nó có dòng điện bên trong. Ở đây, cái trí huệ mà phát là do cái tâm mình biết trước nó sai sử, trong sáu oai nghi của mình, đi, đứng, nằm, ngồi, của mình thời gian thì nó phát sáng ra. Nó phát sáng ra vậy là do khi mình đối cảnh với đối ngoại, đối cảnh có nghĩa là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp với đối nội mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không còn ăn nhằm với nhau, mà nó chỉ là một cái màu trơn trắng phau, đó là mình biết mình đã được định tâm và mình đã có trí huệ. Vậy tại sao mình được định tâm ? Vì khi muốn định tâm thì căn tiếp với sáu trần luôn luôn có ý thức rằng sắc thinh, hương, vị, xúc, pháp nó luôn có hợp thì phải có tan, có đến thì phải có đi, có thành thì phải có hoại, có xấu thì nó có tốt, có một thì nó có hai, và có thân thì nó phải có thù.

Như vậy, lấy trí tuệ mà quán chiếu trong tất cả các thời đi, đứng, nằm, ngồi thì mình dùng trí tuệ đó mà mình xét soi các cảnh. Khi đã có trí tuệ xét soi các cảnh thì lúc ấy mình biết các cảnh nó lá như vậy, thì tự nhiên nó sẽ đưa mình tới trạng thái nhẹ nhành, thoải mái, không cố chấp, không còn dính mắc, không còn cái chuyện quan trọng hoá tất cả các vấn đề bên ngoài. Ta nói định và huệ hình như nó là hai, thật ra nó chỉ là một thôi,thí như cái bóng đèn nó sáng là nhờ điện, nhờ cái chụp. Ta thấy những yếu tố đó hợp lại tưởng nó là ba, nhưng nó chỉ là một, tại vì nhờ điện mà có ánh sáng, nhờ cái chụp mà nó chiếu ra ngoài được.

Cũng vậy, muốn được định và huệ thì chúng ta phải nhờ cái thân, khi đi, khi đứng ta đều phải kiểm soát lại. Khi mà kiểm soát ngồi lại hay đi đứng, thì ta thấy không có gì để nương theo và kiểm soát được, nhưng sự thật thì có cái biết có thể kiểm soát được. Cái biết này đâu phải chỉ biết ngoài mắt, không phải ngoài lỗ tai mà biết luôn tất cả những cái đưa đến mũi, lưỡi, đưa đến cái thân, xúc và đụng chạm tới cái tâm vô tướng ở trong. Tâm vô tướng này khi nhận biết các pháp nhưng vẫn không chạy theo thì đó là cái biết toàn vẹn của nó. Cái biết đó là cái biết tổng quát chứ thật ra không do cái biết ở mắt, không phải biết ở lỗ tai, không phải biết ở mũi,…bởi vì một tức là sáu, mà sáu tức là một, nó có liên hệ mật thiết với nhau. Ví như lấy một sợi dây đem gút lại thành sáu gút, ta tưởng nó là sáu gút riêng biệt, nhưng thật ra thì nó cũng chỉ do một sợi dây, khi mình cột nó lại với nhau thành ra nó có sáu gút.

Chúng ta muốn hiểu thiền – định – huệ, trước tiên mình phải tự thấy rõ được tâm của mình, đừng cho nó bám víu vào trong sáu trần, khi nó tiếp xúc với sáu trần thì ngăn chặn đừng cho sáu căn động thì tâm thức sẽ được định, khi định được tự nhiên trí tuệ phát sanh, mà đnhhu sanh thì chúng ta không còn lầm lạc. Đó là chánh, nếu trái lại thì đó là sai.

Thật ra để nói tu chứng thì bản thân chúng tôi vẫn chưa đạt tới mức độ này, chỉ lấy kinh nghiệm mình học và tu để khi đạt cứu cánh trong sự định tâm lại một chỗ, thì ta sẽ được dung thông trong tất cả mọi thời.

Định và huệ trong Thiền đều sáng tròn như mặt nhựt. Như ngài Thiền sư Hoằng Bá đã liễu ngộ được trong vấn đề thiền.

Nhưng một hôm, khi ngài đang đi trên một con đường vắng và sắp lội qua một con suối. Từ xa ngài nhìn thấy một vị tu sĩ, trông tướng thật lạ, thật phi phàm. Lúc này ngài nghĩ vị này chắc không phải ở thế gian này, khi vị tu sĩ ấy tiến lại gần, cả hai trò chuyện với nhau và chuẩn bị cùng đi qua con suối. Ngài Hoằng Bá mới vén quần để lội qua, nhưng vị tu sĩ kia không vén quần để lội mà dùng thần thông lướt trên nước bằng qua bên kia suối. Khi qua bên kia suối rồi, vị tu sĩ ấy ngoắc ngài Hoằng Bá và bảo rằng: “Qua đây, ti sao ngài li li ?” Qua cách hỏi ta thấy vị tu sĩ kia cũng biết ngài Hoằng Bá không phải một tăng sĩ tầm thường. Khi ngài Hoằng Bá nghe vị này hỏi vậy, liền bắt lỗi vị kia và nói: “Hi nãy, lão tăng mà biết ông dùng thn thông mà đi qua mt nưc như vy thì lão tăng s cht đt hai cái chân ca ông ri”. Vị tu sĩ kia đợi ngài Hoằng Bá qua sông mới chắp tay nói: “Như vy là chính tôi tht có li” nói xong một lát thì vị tu sĩ đó biến mất.

Hoặc dẫn tiếp câu chuyện về ngài Cấp Phong, là đệ tử của Mã Tổ. Cấp Phong là một thiền sư rất nổi tiếng, ông có thần thông rất nhiều, khi muốn biến hóa ngài có thể vận dụng thần thông một cách tự tại. một hôm trên đường đi hành khất, ngài thấy có hai đám sĩ quân đang muốn chém giết lẫn nhau. Một bên là cướp, một bên là quân của triều đình, cả hai bên đang giàn trận. Lúc này, tay ngài Cấp Phong đang cầm cây gậy thiền trượng, ngài quăng lên hư không và dùng thần thông đứng trên cây thiền trượng bay vòng quanh trên đầu hai đám quân đang chuẩn bị đánh nhau. Cả hai đám quân này thấy chuyện lạ nên nghĩ rằng thần tiên xuống để chỉ dẫn cái sai cho mình, nên cả hai bên đều đình chiến, không còn sanh tâm hiếu chiến chém giết lẫn nhau.

Đến khi về tới chùa, ngài Cấp Phong nghĩ lại thấy việc làm sai với đạo lý. Ngài bèn hỏi mấy vị tăng trong chùa rằng:
- Xưa nay các ngươi có thấy vị thiền sư nào viên tịch mà đứng không?

Các vị tăng trả lời : “Có”

- Vậy có vị thiền sư nào tịch mà nằm không?

Các vị tăng lại đáp: “Có”

- Vậy có vị thiền sư nào tịch mà chổng ngược lên không ?

Lại được trả lời: “Có”

- Vậy có vị thiền sư nào đang đi mà tịch không ? – Ngài hỏi tiếp. Các vị tăng đáp: “Có”. Ngài lại hỏi tiếp: “Có vị thiền sư nào khi tịch mà quay lưng ra đằng sau không ?”

- Chưa thấy

Sau đó ngài nói: Vậy à! Thôi, lão tăng đi nghe.

Nói xong, ngài quắt cái lưng ra đằng sau và ngài viên tịch.

Sau khi ngài tịch, các vị tăng trong chùa không thể nào di chuyển để an táng được, đẩy đi thì cứ đứng cứng ngắc như trụ sắt vậy.
Ngài có một người em gái cùng tu, đạo lực cũng khá uyên thâm, khi nghe chuyện như vậy thì bà lại đứng nhìn một lát rồi bà chỉ vào vị Thiền sư, nói: “Ngày xưa, huynh tu làm cho người ta mê tín tưởng là thánh thần hay tiên giáng thế, như vậy còn chưa đủ sao mà nay lại bày ra cái điều quái dị như vậy ? Tịch thì tịch chứ bày làm chi những chuyện như vậy ? Thôi huynh để cho người ta đem chôn đi”. Bà nói xong, liền đẩy nhẹ thân vị ấy ngã xuống nằm bình thường trở lại.

Quý vị thử nghĩ xem tại sao hồi nãy không ai có thể di chuyển được mà giờ trở nên bình thường lại được ? Sự thật khi ngài tịch lại muốn cho mọi người thấy sự khác thường của một vị thiền sư, đã để lại vài yếu tố thần thông nên mới có chuyện như vậy. Khi nghe cô em gái của mình nói, ngài ý thức được việc mình đang làm không đúng, liền thâu thần trả lại cho thân mình trở lại bình thường.

Đó là hai mẩu chuyện của các vị thiền sư. Mẩu chuyện thứ ba nói về Ngài Huệ Trung Quốc Sư ở triều Đường Cao Tông.

Một hôm có vị Pháp sư người Ấn Độ sang, vị này nói với vua Đường rằng: “Tôi có lc thông

Vua liền cho thử, nhà vua làm cái gì thì vị pháp sư kia đều biết hết. Vua Đường Cao Tông hết lời ca tụng, sau đó vua muốn thỉnh ngài Huệ Trung xuống để xem Pháp Sư Tây Tạng này là chánh hay tà mà sao cái gì cũng biết được.

Ngài Huệ Trung nhận chiếu chỉ thỉnh xuống để nhận định rõ về vị Pháp Sư Ấn Độ này, riêng Ngài cũng muốn mục đích xem, một là vị này như thế nào, hai là để cho vua biết được thực hư.

Khi tới nơi hai bên đối đáp một hồi ngài Huệ Trung định thần lại hỏi:

- Bây giờ Pháp sư đang biết lão tăng ở đâu chăng ?

Vị Pháp Sư Tây Tạng trả lời:

- Ngài là một vị Quốc Sư mà còn ra cầu Đông Ba mà đứng nữa hay sao ?

Ngài Huệ Trung hỏi một câu nữa:

- Vậy bây giờ ngài biết tôi đang ở đâu không ?

Pháp sư Tây Tạng trả lời:

- Ngài là vị Quốc sư mà sao lại đến suối rửa chân vậy ?

Ngài Huệ Trung lại hỏi câu thứ ba:

- Vậy bây giờ ngài biết lão tăng đang ở đâu không ?

Pháp sư tây Tạng ngơ ngáo không biết ngài ở đâu lúc này.

Ngài Huệ Trung mới quở trách:

- Ngươi là con cáo già.

Nghe những câu chuyện kể trên, quý vị thử nghĩ tại sao ngài Huệ Trung lại quở vị Tăng như vậy ? Tại sao ngài Hoằng Bá quở vị tăng kia dùng thần thông khi qua suối như vậy ? Tại sao bà em của Thiền sư Cấp Phong lại quở ngài như vậy ? Trong khi những vị ấy đều diệu dụng thần thông.

Đối với những vị thiền sư chứng quả và chứng được thần thông như vậy, so với thế gian này thì cái diệu và cái dụng rõ ràng là hơn hẳn, ta không thể nghĩ bàn. Thế nhưng tại sao còn bị những vị thiền sư khác quở trách, ? Chúng ta cũng thấy rõ những sự vi diệu ấy là chánh chứ không phải là sai, là chơn chánh trong Phật giáo, không phải là tà ma ngoại đạo. Nhưng tại sao bị quở ?

Trước khi hiểu rõ hơn vấn đề này, ta hãy hiểu thêm một câu chuyện thời Phật tại thế để quý vị dễ hiểu.
Một lần, Đức Phật đi đến con sông Hằng, trong khi Ngài đang đứng chờ để qua sông, thì có một người ngoại đạo đang tu ở đó. Khi thấy chư tăng đang đứng bên bờ sông chờ đò thì vị ấy tới hỏi Phật:

- Có phải Ngài là Cồ Đàm đây chăng ?

Phật trả lời: “Phải”

Vị kia hỏi tiếp: “Vậy ngài là vị Phật đó sao ?”

Đức Phật trả lời: “Phải”

Vị ấy lại hỏi có ý mỉa mai: “Vậy… Tại sao Ngài là Phật rồi mà còn phải đi qua sông bằng đò ?

Đức Phật trả lời: “Tại vì Như Lai thích đi bằng đò”.

Vị kia lại nói: “Nếu vậy thì tôi đâu như ngài, tôi sẽ cho Ngài xem tôi dùng thần thông chứ không cần đi đò. Nói xong ông ta lướt mặt nước từ bờ bên này sang bờ bên kia con sông Hằng, sau đó ông trở lại bên đây tỏ vẻ dương dương tự đắc.

Đức Phật liền hỏi:

- Này đạo hữu! Ông tu để đạt được thần thông hay như vậy khoảng thời gian bao lâu ?

Vị ngoại đạo ấy trả lời:

- Tu được bốn mươi năm.

Đức Phật mỉm cười nói mà như hỏi lại:

- Bốn chục năm ?
Vị ấy khẳng định:

- Vâng, bốn chục năm.
Đức Phật nói tiếp:

- Vậy à ! Nếu ông tu bốn chục năm chỉ để đi từ bên này qua bên kia thì Như Lai nói cho ông biết, Như Lai chỉ tốn có năm xu là Như Lai đã đi từ bên này qua bên kia được rồi.

Sau đó Đức Phật trả năm xu cho ông chèo đò và đi sang bên kia sông.

Qua đó cho chúng ta thấy, công phu tu tập trong bốn mươi năm cũng chỉ đi từ bên này sông qua bờ bên kia, trong khi chỉ cần có năm xu là đã đi được qua bên kia sông rồi, cả khi về năm xu nữa là mười xu. Như vậy thử hỏi lấy bốn mươi năm mà so với mười xu thì cái nào giá trị hơn ?

Cái chính yếu ở đây đức Phật muốn nói tu hành là để giải thoát khổ đau, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi chứ không phải chứng đắc ở chỗ dụng thần thông. Nếu chúng ta tu để dụng được thần thông rồi thì nghĩ rằng mình thật sự là giỏi, là hay, rồi thì tâm cứ chạy theo những danh vọng như vậy.

Xin kể một chuyện gần nhất ở bên Pháp về Ngài Ripuche đến dự Pháp hội ở bên đó. Năm 1982, chúng tôi cùng với nhóm Phật tử đi sang Pháp. Cùng đi có ông Lezon tới một trung tâm, khi chúng tôi đến đó được khoảng ba ngày, trong thời gian đó ngài Rinpuche đang thuyết pháp và truyền lễ quán đảnh.

Một buổi chiều khoảng bốn năm giờ, chúng tôi đang đứng nói chuyện với nhóm người tây, lúc đó ngài Rinpuche đi tới đi lui với tất cả mọi người, và chớp mắt thấy Ngài biến đâu mất, sau đó khoảng chừng mười lăm phút thấy Ngài ở đằng xa đi lại tay bồng một con chó con, chú chó rất đẹp và nó đang dựa đầu vào vòng tay của Ngài. Rồi Ngài không nói gì và đi thẳng vào phòng, ba ngày sau Ngài mới ra khỏi phòng. Khi đến ngày thứ tư ra thuyết pháp thì đại chúng mới hỏi ngài lý do gì bữa đó ngài biến mất, và lý do gì ngài ở trong phòng tới ba ngày, tới ngày thứ tư ngài mới ra ? Lúc này Ngài mới dạy: Sự thật ra hôm đó ta đang đứng và cảm thấy chúng sanh sắp bị hại bởi một con chó lớn rất là dữ, cho nên ta không thể yên được, buộc ta phải phá giới mà cứu lấy con chó. Khi ta dùng quyền lực của ta để cho các ngươi thấy được đó là một cái sai lầm của người tu. Cảm nhận cái sai lầm của ta nên ba ngày ta không ăn uống để trưởng dưỡng lại tâm mình. Ngài nói rằng đó dường như là cái bản ngã nếu mà không khéo đối trị.

Nghe vậy, mọi người mới hiểu thêm rằng các vị sư Tây Tạng có thần thông quảng đại, nhưng khi dùng thần thông cứu chúng sanh như thế lại gọi là có tội ?

Ngày xưa khi Phật còn tại thế Ngài cũng không cấm các đệ tử của mình dùng thần thông. Tại vì có một vị Tỳ Kheo khi được bọn ngoại đạo treo giải thưởng rất cao trên ngọn cây, thân cây trét mỡ bò trơn trợt rồi thách đố nếu ai trèo lên lấy được thì được hưởng túi tiền đó.

Vị Tỳ kheo này đã chứng được ngũ thông, nghe vậy ông liền dùng thần thông bay lên lấy món quà treo trên ngọn cây đó, thật sự ra không phải vị Tỳ Kheo tham lấy món đồ đó, nhưng dùng thần thông để trổ tài, để ra oai, để cho mọi người tán thưởng. Chuyện đó đến tai Đức Phật và Phật chế định cấm các vị tu sĩ trong giáo đoàn của ngài dùng thần thông, thế nhưng vẫn tuỳ duyên chứ không hẳn là cấm dùng thần thông tuyệt đối, tùy từng trường hợp.

Hoặc có lần, đức Phật sai Mục Kiền Liên dùng thần thông để độ ông trưởng giả keo kiệt, vì nếu muốn độ ông trưởng giả đó không dùng thần thông thì không độ được.

Đó là cặp vợ chồng rất là keo kiệt, nhất là người chồng, muốn ăn một cái bánh tiêu lại sợ vợ mình biết, sợ tôi tớ biết, sợ con cái biết, ông liền đem lên trên lầu thưởng thức một mình. Mục Kiền Liên lại ngay chỗ ông trưởng giả keo kiệt kia mà độ. Lần khác, ông già chiên bánh, định bụng chỉ một mình ăn thôi. Mục Kiền Liên biết vậy ngài dùng thần thông biến thành một Tỳ Kheo đứng bên ngoài cửa sổ. Ông già chuẩn bị chiên bánh thấy vị Tỳ Kheo lại bụng bảo dạ: Mình đã sợ mọi người biết để xin, giờ lại có ông Tỳ Kheo đứng ngay đây thiệt là bực mình. Ông ta đuổi, nhưng Ngài Mục Kiền Liên không đi, cứ đứng mãi đó. Ông ta nghĩ thôi cho ông ta một cái để ông thầy chùa này đi khuất cho rồi. Ông đành múc ít bột ra để chiên cho Mục Kiền Liên, bột vừa bỏ vô chảo thì bánh hoá ra thật to, rứt ra ra đến đâu lại to ra đến đấy, rứt hoài không hết. Lúc này ông lại nghĩ: Thôi, bột chiên mà, có gì đâu, cho đại ông Tỳ Kheo này để ông ta đi cho rồi. Ông liền đem bánh cho hết và nói: Ông muốn ăn bao nhiêu thì tùy.

Khi thấy ông trưởng giả đã mở được tâm bỏn xẻn ra thì ngài liền nói Pháp cho trưởng giả nghe. Nghe xong ông trưởng giả đắc được Pháp nhãn tịnh, tự thấy hổ thẹn tâm bỏn xẻn và ngu si của mình.

Trưởng giả sau khi hiểu rõ đạo lý liền xin theo ngài Mục Kiền Liên quy y. Ngài Mục Kiền Liên không nhận và nói rằng:

Không, ta không xứng đáng cho ông quy y đâu, có một vị đạo sư của ta là người cao tột đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nếu muốn ông hãy đến xin quy y với ngài.

Ông trưởng giả hỏi: Vậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ở đâu ?

- Đang ở thành Ca Tỳ La Vệ.

Ông trưởng giả nói:

- Từ đây đi đến thành Ca Tỳ la Vệ mất hết cả tháng thì làm sao có thể đi được?

Mục Kiền liên nói:
Không sao, bây giờ thí chủ có thể nắm vạt áo của bần tăng thì sẽ nhanh như ông bước xuống lầu vậy.

Ngài Mục Kiền Liên bảo ông trưởng giả nhắm mắt lại, vài phút ông trưởng giả đã thấy mình đang đứng trước mặt đức Phật, cùng với chư đại thánh tăng rất đông. Khi trưởng giả quy y, Phật giảng pháp Tứ diệu đế cho ông trưởng giả nghe sau đó ông trưởng giả chứng quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm.
Những chứng minh trên đây cho ta thấy, thần thông không phải lúc nào cũng dùng được, và cũng không phải là tuyệt đối không dùng. Vì vậy, cho dù thần thông có cao tột thì cũng không phải là hay, cái hay là chúng ta diệt được bản ngã của mình thì đó mới gọi là hay. Nếu chưa diệt được bản ngã thì nó vẫn còn ở ngoài cái tu, mà đã ở ngoài cái tu thì thần thông có cao siêu đến đâu cũng không lợi ích gì cho bản thân, quên nhìn lại bản thân của mình. Cũng như ông ngoại đạo dùng thần thông để đi qua sông phải tốn thời gian bốn mươi năm, nếu lấy thời gian tu tập quán chiếu tự tâm không chừng một năm cũng có thể chứng quả A La Hán. Đức Phật ngài độ cho biết bao nhiêu vị Tỳ Kheo chỉ trong vòng bảy ngày có thể chứng quả A La Hán, không cần phải thời gian tu luyện lâu như vậy. Cũng chỉ vì ông ngoại đạo này không có pháp chánh để mà học, không biết cách dụng công, việc tu như vậy trở nên sai lạc. Do ông không biết cách gột rửa phiền não nên chướng ngại còn nhiều, lại tưởng rằng mình tài giỏi, nên thi triển thần thông trước mặt đức Phật.

Đối với những vị cho dù tu chứng nhưng khi sử dụng thần thông không đúng lúc thì cũng bị quở, nếu nhìn về cái chánh tâm thì các vị ấy chưa phải chánh tâm mà vẫn còn loạn tâm. Tại sao bị loạn tâm ? Tại vì thấy mình có thần thông là chấp ngã, chấp ngã thì tâm loạn động. Cho đến khi nào chứng được mà vẫn không thấy mình không thấy thần thông, không còn thấy pháp để mình tu thì đó mới là thật sự cái tâm chánh, là đúng, còn trái lại thì sai.

Chúng ta nói chuyện đời xưa như vậy, nói thiền Sư ở thế kỷ hai mươi mốt như vậy, thì chúng ta nói chuyện của mình tại đây cũng không có gì khác. Học đạo là để mình học cái gì ở trong tầm tay, ở trong sự hiểu biết của mình, trong thực hành kinh nghiệm, diệt được phiền não bao nhiêu thì đó là chánh trong đạo Phật. Phát triển được tâm từ bi của mình bao nhiêu đó cũng là chánh của mình. Có được bao nhiêu trí huệ để chúng ta nhận chân được thật giả của cái tâm, cái trần cảnh, để ta xa lìa những phiền não chấp trước, phân biệt v v… Vì những cái chướng duyên đó không thể giúp chúng ta thoát ly sanh tử luân hồi. Cho nên khi tu chúng ta nhận thức được đúng hay sai nó không nằm trong pháp tu, mà nó nằm ở trong chánh kiến, nghĩa là sự nhận định chân chánh. Đó là chánh kiến trong Bát chánh đạo, khi đã có chánh kiến rồi thì pháp nào ngoài tâm chúng ta đều nhận biết rõ và không bị nó dẫn dắt theo.

Câu chuyện nữa, kể về một vị thiền sư Trung Quốc lên núi Ngũ Đài Sơn viếng Ngài Đại Trí Văn Thù, khi nghe đức Văn Thù có thần thông biến hoá nên đến để chiêm bái. Khi đến chiêm bái được Ngài Văn Thù cho thấy rõ ràng rồi, vị thiền sư mừng rỡ trở về tu. Sau thời gian vị thiền sư đã nhập trong chánh định, có lần trong lúc đang nấu cơm cho chúng thì Ngài Văn Thù xuất hiện, bay qua bay lại. Khi chưa đắc quả thì vị thiền sư đảnh lễ, nhưng giờ vị thiền sư giơ 2 cái đũa xới cơm lên đập đập, Ngài Văn thù biến mất. Vị Thiền sư nói: “Văn Thù tc Văn Thù, ngã kim tc ngã kim, hôm nay Văn Thù đã b bi, tôi đây đã chiến thng”. Vậy, vị Thiền sư này có tội hay không khi thấy Đức Văn Thù không đảnh lễ lại giơ 2 cây đũa lên đập đập ? Rõ ràng, vị thiền sư đã chứng đắc, tâm không loạn động, không phân biệt, khi đứng trên phương diện tâm chánh thì không còn tội và phước nữa. Nếu tâm cho rằng có tội thì nó có tội, tâm nghĩ phước thì sẽ là phước, cả hai cái đều nằm trong vòng đối đãi nhị biên, chưa thoát ly ra được sự phân biệt có và không.

Ở đây có thể nói rằng tâm vị Thiền sư đã nhập vào trong chánh định rồi, không còn chủng tử phân biệt chứa trong A lai da nữa cho nên nói tội và phước thì không còn ý nghĩa nữa. Lấy tỷ dụ như cái chai khi mở nắp, nếu mình đổ nước trắng thì nước trong chai nó màu trắng, đổ nước đen thì vào chai màu nước vẫn đen nước đen, vì lúc ấy cái chai đang còn mở nắp. Nếu đóng nắp chai lại thì nước trắng hay nước đen cũng không thể đổ vào được thì không thể có nước màu trắng hay màu đen ở trong chai. Bây giờ ta lấy nguyên cái chai ngâm vào trong nước đen thì cái chai bên trong nó vẫn bình thường, điều này để nói lên khi tâm chúng ta đã trở về với cái bất sanh bất diệt rồi thì không một chủng tử cặn bả nào có thể rơi rớt được. Lúc này tuỳ theo muốn tịch, thì tịch, muốn hiển thì hiển, không còn vấn đề làm trở ngại chúng ta nữa.

Đối với các vị Lạt Ma bên tây tạng thường trước khi tịch, các quý Ngài để lại bức thư, trong thư dạy lại rõ ràng hai năm sau, sanh trở lại tại nơi nào đó, có em bé như vậy, như vậy… đúng thời hạn hai vị mở thư ra đến nơi kiếm thì thấy như trong thơ nói không sai khác. Khi nhận diện chúng ta tưởng em bé không biết gì nhưng thật ra em bé đó nhận biết hết tất cả những gì mà đời trước ngài đã sống và sử dụng.

Khi chúng ta đã trút bỏ những hạt giống điên đảo, vọng tưởng đi rồi, thì không còn có tâm phân biệt thiệt hơn, đối đãi, thân này chỉ là giả tạm nên những vị tu chứng có thể trút cái thân này ra đi một cách tự tại. Chính vì vậy nên các vị thị hiện làm súc sanh, địa ngục hay ngã quỷ đều được, không có gì trở ngại. Khi muốn lên cung trời Đao Lợi vẫn có thể đi, nhưng khi các vị lên cung trời là chỉ để giáo hoá chư thiên chứ không phải lên cung trời để hưởng thọ dục lạc.

Khi chúng ta học và đi sâu vào trong giáo lý đức Phật là đi sâu vào trong tâm của chư vị Bồ tát và chư Phật, Khi chư vị ấy thị hiện xác thân giống chúng ta, sinh hoạt một cách bình thường giống mọi người nhưng đó chỉ là thân thôi, còn cái biết thì khác xa so với chúng ta. Tại sao ? Vì tâm của các vị là tâm Phật, tâm thánh, tâm Bồ tát thị hiện, còn tâm chúng ta là tâm phàm phu. Khi các ngài đang ở trong cảnh giới Niết bàn, muốn xuống cõi Ta Bà này thì các vị cũng thâu thần, thâu hào quang, thâu tất cả những phước tướng, phải mang thân phàm phu, chỉ khác nhau ở cái tâm thôi, không thể nào các vị mang thân như ở cõi Niết Bàn xuống được vì như vậy sẽ không hoà nhập, không độ được chúng ta tu hành.

Khi các vị thị hiện xuống để độ chúng sanh với nhiều hình tướng khác nhau, không bao giờ xưng mình là Phật hay thánh hay Bồ tát… nhưng sự thy – biết của các vị là tận cùng, khi chúng ta nghĩ gì, muốn làm gì, các ngài đều có thể nhận biết được hết tất cả.

Đối với ánh mắt của các vị thoát tục, chỉ cần các vị nhìn vào trong A lai da của chúng ta là đọc được tư tưởng ẩn chứa trong đó. thế nhưng các vị ấy khi dạy pháp vẫn nói nhưng cái đời thường, nói những cái liên quan đến chúng ta, quý ngài chưa bao giờ dùng những ngôn từ cao xa mà độ chúng sanh. Bởi vì quý ngài biết rõ nghiệp chủng của chúng sanh không thể đi xa hơn nhưng pháp cao siêu phi phàm nào khác.

Khi chúng ta tu thiền hiểu rõ tất cả những đạo lý như vậy, là ta đang đi trên con đường chánh, chúng ta cũng thấy thế gian bây giờ đâu dễ ai cũng có tâm hiểu biết trọn vẹn như vậy.

Trên thế gian này có vô số người tự vỗ ngực xưng tên, chứ chưa ai nói rằng mình đã chứng để mạo danh thánh thần xuống phàm cứu độ chúng sanh… Đối với những người hay nói thì chứng tỏ không biết gì nên hay khoe khoang, còn những vị tu chứng thật sự thì không ai nhận mình đã tu chứng. Bởi khi mình nói ra cái sở học và sở tu của mình sẽ làm cho mình tiêu đi biết bao nhiêu là công đức. Chúng ta thử đặt câu hỏi khi nói rằng ta thấy được cảnh giời lạ, cảnh tiên, cảnh Phật, vọng ngôn như vậy để làm gì ? Có lợi ích như thế nào trong sự tu tập và cho mọi người ? Hay là chỉ để cho người ta khen tặng, người ta nói mình hay, để đưa bản ngã mình lên cao. Chính cái ngã này làm tiêu tan những phước báu của mình.

Chúng ta là người học đạo cần phải nắm rõ những chơn lý, những điều gì nên làm, điều gì nên nói, nói hay làm điều gì mà có lợi ích cho mình và mọi người trong vấn đề tu tập vươn lên phát triển thiện căn thì chúng ta nên làm. Hơn nữa phải ý thức từ những kinh nghiệm của những bậc trưởng thượng là tu chủ yếu để diệt trừ phiền não, để dẹp đi bản ngã. Không phải tu để thấy được cảnh giới này, gặp được những cái phi phàm, bởi vì tâm vốn không có hình tướng thì sao thấy được ? Nếu muốn thấy thì phải dùng nhục nhãn nhìn thì thấy, nhưng cái thấy đó là giả tạm.

Thời đức Phật tại thế có vị A La Hán muốn dùng thần thông bay tới chỗ tận cùng của hư không, khi dùng thần thông bay tới chỗ gọi là tận cùng rồi thì không thể bay được nữa. Vị A La Hán này mới về bạch Phật, thì Đức Phật nói:

- Đúng là như vậy ông không thể dùng tâm của mình mà đi tìm cái tận cùng của cảnh giới tâm được. Tâm của chúng ta bao trùm cả hư không, không thể nào có ranh giới hạn hẹp, theo như chúng ta nói tâm mình hạn hẹp trong cái thấy điều này, biết cái nọ, nhưng cái thấy cái biết đó chỉ trong vọng tưởng mà thôi, không phải là cái thấy thật sự. Cái thật là không thấy, không biết, nhưng thực ra là thybiết tất cả. Đó mới thực sự gọi là tu chơn chánh. Trong nhà thiền dạy, trong khi thiền định thì “Phùng Pht sát Pht, phùng ma sát ma”. Câu nói này có hai tính chất là sự và lý.

Nói về s, có nghĩa là khi chúng ta ngồi thiền, tâm kiên cố thì sẽ bị ma chướng phá. Nếu ta biết ma ở ngoài vào phá thì không có gì trở ngại cho ta, có khi chúng ta lại thấy Phật đến sờ đầu, chúng ta không để ý đến ngoại cảnh thì những cảnh tượng ấy đến rồi lại tự nhiên đi.

Nói về , là nói về vọng tưởng của chúng ta khởi thiện hay là khởi ác, cũng là Phật hay ma ở trong vọng tưởng, do đó mà bất cứ vọng tưởng nào thiện hay ác khởi lên chúng ta đều phải buông bỏ nó. Thiện kia còn phải bỏ huống hồ gì vọng tưởng ác khởi lên, mà vọng tưởng thì không thật, nên khi đang tu thiền định bắt buộc phải loại trừ cả hai khía cạnh thiện và ác.

Nếu như trong khi ngồi thiền chúng ta thấy Phật xuống rờ đầu thì đó cũng đều do tưởng mà ra chúng ta không nên đem tâm lễ lạy. Như vậy mới nói “phùng Phật sát Phật, phùng ma sát ma”. Điều mà chúng ta biết đúng hay là sai là chúng ta phải tự hiểu rõ lại tâm chơn thật của mình, tâm vắng lặng, tịch nhiên, thường chiếu. Kinh Bát Nhã cũng đã nói rõ ràng: Sắc tức thị không, không tức thị sắc, nghĩa là khi thấy sắc chúng ta dùng tâm để thấy thì nó vốn không bị dính mắt nên gọi nó là không. Không tức thị sắc, mặc dù ở trong tâm mình nó không có một niệm nào nhưng vẫn thấy được tất cả, thấy chỉ là để thấy thôi, hoàn toàn không dính mắc những cảnh đang hiện diện rước mặt nên nói là diệu hữu chơn không là như vậy.

Nếu lấy những pháp bí yếu đó mà áp dụng cho đời sống tu hành của mình thì tất cả những thấy biết đó đều do trần cảnh và tâm vọng của mình chi phối. Do tâm của chúng ta tưởng, do tâm mình vọng nên thấy mọi cảnh, còn ngược lại chỉ là sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Khi nhận chân được điều ấy thì trong thế gian không còn pháp nào có thể đưa ta vào con đường tà đạo được, không một điều gì có thể làm cho chúng ta có thể bị vướng mắt, hoàn toàn trút bỏ những chướng duyên. Vì vậy nên đối với tất cả hành động tạo tác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều là những pháp mà trong thiền tông chú trọng, biết cái đang là hiện tại chính là thiền.

Như vậy, khi hiểu và biết một cách rõ ràng, thì khi chúng ta thực tập thiền, cũng không cần có thời gian, hay phải chỗ vắng lặng yên tĩnh, mà chính ngay trong đời sống hiện tại, từ những hành động tạo tác của chúng ta, nếu biết và tỉnh thức trong việc làm thì đó là cách hiểu thiền đúng theo nghĩa của Thiền Tông trong đạo Phật.

Nỗ lực, giữ chánh niệm,
Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp,
Ai sống không phóng dật,
Tiếng lành ngày tăng trưởng.

Pháp cú : 24.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

No comments:

Post a Comment