Monday 23 January 2012

Lạnh và Đói là sự khảo nghiệm


  • Lạnh và Đói là sự khảo nghiệm

    Chúng ta ở đây, trong cái “tủ lạnh” này (“ice-box”*), niệm Phật sắp được ba ngày rồi. Ngày thứ nhất có người nghĩ rằng: “Thật không chịu nổi! Ở đây vừa lạnh vì không có máy sưởi, lại vừa bị đói vì mỗi ngày chỉ ăn có một bữa! Suốt ngày cứ đi và ngồi, đi và ngồi, mà niệm ‘Nam mô A Di Đà Phật’ thì càng niệm càng thấy đói, càng niệm càng thấy lạnh, thật là không chịu nổi!” Thế nhưng, trong hai ngày qua, anh ta đã chịu được những gì mà mình không thể chịu nổi, vì sợ nếu bỏ cuộc thì sẽ bị chê cười là hèn nhát, không có chí khí. Hôm nay là sang ngày thứ ba rồi, anh ta không còn cảm thấy quá khó chịu lắm. “Đói một chút cũng không hề gì, lạnh một chút cũng chẳng sao cả!” Đây chẳng qua là khảo nghiệm ý chí của quý vị mà thôi.
    Quý vị đã không bỏ chạy mà lại ở lại tiếp tục niệm Phật, và nhờ đó, thiện căn của quý vị được tăng trưởng. Tôi biết đã có người niệm Phật mà thấy được ánh sáng, thấy hoa, thấy Phật; có người còn thấy được đức Phật A Di Đà xoa đỉnh đầu thọ ký. Có người hỏi: “Thật ư? Tại sao tôi không nhìn thấy?” Điều này phải hỏi bản thân quý vị, cần phải chí thành dụng công thì cảnh giới thù thắng mới hiện tiền! Có người lại nói: “Thật là khổ, chắc tôi chết mất!” Nếu vậy thì hãy từ bỏ sinh mạng của mình đi. Rốt cuộc thì quý vị muốn giữ tánh mạng để làm gì? Có câu:
    “Vất không được cái chết thì sẽ đổi không được cái sống;
    Bỏ không được cái giả thì sẽ đổi không được cái thật”.
    Nếu quý vị chỉ muốn hưởng thụ thì quý vị sẽ chẳng có phần pháp xuất thế đâu. Nếu như vị muốn được pháp xuất thế, muốn phản bổn hoàn nguyên, thì phải chịu khổ một chút, xem nhẹ pháp thế gian một chút, không nên xem trọng nó quá.
    Nói đến đây tôi nhớ đến bài thơ do cư sĩ Phương Quả Ngộ làm khi bà ta ở nhà, không có việc gì làm. Bà ta tự giao cho mình một công việc và viết rằng:
    Vô ngôn độc tự bằng lâu
    bạch hoa đào Bành phái ba lãng kinh hải âu
    Thủy thành ba
    ba phục thủy Nhiễm duyên hưu
    phản bổn hoàn nguyên nhậm ưu du.
    Tạm dịch:
    Trên lầu cao, một mình lặng thinh, nhìn hoa sóng
    Sóng trào dâng, hải âu sợ hãi, sải cánh trên không.
    Nước dậy sóng, sóng lặng nước trong,
    Nhiễm duyên dứt, tự tánh hiện, tự tại thong dong.
    Lặng thinh như vào thiền định, bà ta nhìn thấy biển cả dậy sóng, sóng đánh vào nhau, nước bắn tung tóe như những đóa hoa trắng, và nghe thấy tiếng sóng gào khiến cho hải âu kinh sợ bay mất. “Nước dậy sóng” là dụ cho tự tánh khi có phiền não dấy khởi; và “sóng lặng nước trong” biểu thị cho việc bất luận phiền não nặng nề thế nào, cũng có thể biến thành tự tánh Bồ đề, khiến cho “nhiễm duyên dứt”, buông bỏ tất cả các pháp thế gian. Đến lúc ấy, quý vị có thể trở về cội nguồn, thấy được bản lai diện mục của mình, mặc tình muốn làm gì cũng được. Nhưng hiện giờ chúng ta vẫn chưa được như vậy, cho nên chúng ta cần phải tuân thủ quy củ và thành tâm niệm Phật, niệm cho đến khi nhất tâm bất loạn, niệm cho thành “niệm Phật Tam muội”, thì bấy giờ chúng ta có thể mặc tình thong dong.
    Người xưa nói: “Thời tiết lạnh giá khắc nghiệt mới biết được tùng bách là loài héo úa sau cùng”. San Francisco từ trước đến nay chưa hề lạnh như vầy, nhiệt độ xuống dưới 20 độ, khiến hầu hết mọi người đều ở trong nhà và mở máy sưởi. Chúng ta ở đây cũng không ra ngoài trờì, mà thay vì mở máy sưởi, chúng ta lại mở máy lạnh! Gặp thời tiết lạnh giá, tùng bách có lẽ là loài tàn úa sau cùng, nhưng chúng ta đang chứng tỏ rằng chúng ta chính là Kim Cang kiên cố!
    Trong quý vị đây có rất nhiều người có thể ở nhà hưởng thụ, thế nhưng họ lại tự nguyện đến đây niệm Phật, tu hành kham khổ. Đây là điều rất khó được, chứng tỏ quý vị có chút tâm thành, sẽ khiến cho đức Phật A Di Đà cảm động, nhất định Ngài sẽ gia hộ cho quý vị, đến lúc quý vị lâm chung, Ngài sẽ tiếp dẫn quý vị về thế giới Cực Lạc ở phương tây.
    Đức Phật A Di Đà đã nhập định Kim Cang tại San Francisco, khiến cho nền đất ở đây thêm cứng chắc. Chúng ta cũng phải nhập định Kim Cang, để khiến cho đất ở San Francisco biến thành kiên cố như Kim Cang. Tối qua không phải tôi đã nói rằng “Không phải là không thể có động đất, mà là không cho phép đất động” hay sao? Ai có quyền không cho phép đất động? Chính là đức Phật A Di Đà, vì thế giới của Ngài là Cực Lạc. Cho nên nơi nào thành tâm niệm danh hiệu của Ngài, nơi ấy sẽ trở thành một phần của thế giới Cực Lạc. Nếu quý vị không tin, thì đợi đến ngày 4 tháng 1 năm sau sẽ chứng minh vậy!
    Ngày 10 tháng 12 năm 1972 - Khai thị Phật Thất, ngày thứ 3.
    (Báo Bồ-Đề Hải Online số 83 - Vạn Phật Thánh Thành Hoa Kỳ)






"Tùy Hỷ Công Đức" Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

Thương khen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
Khen trong Đạo Phật gọi là tán thán hay là “Tùy Hỷ Công Đức”. Chê trong Đạo Phật gọi hủy báng hay còn gọi là “Chướng Ngăn Thánh Đạo”. Vì sao vậy? Tán thán tùy hỷ theo việc làm lành của người khác thì mình được tăng phước, gieo duyên với nghiệp lành, còn ngược lại nếu hủy báng chê bai việc làm thiện của người khác thì chính mình bị tổn phước, kết duyên với nghiệp dữ, xa lìa Phật Đạo, chướng ngại trong việc tu hành. Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh dạy: “Trong Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền, điều nguyện thứ năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước đức tăng thêm...”.
Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa dạy tùy hỷ công đức là: “Tùy” nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khác vui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm... Tùy hỷ công đức đã bao hàm cả việc làm hết thảy điều thiện. Tất cả những công đức lành, quý vị nên tùy hỷ; tất cả những việc tội nghiệt lỗi lầm, quý vị không nên làm”.
Trong Từ Bi Thuỷ Sám có nói về những nghiệp làm chướng ngăn Thánh Đạo: “...hoặc do ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước. Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác pháp này là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên”.
Pháp Tùy Hỷ Công Đức thứ nhất là Pháp tự mình dùng thân, khẩu, ý tùy hỷ tán thán khen ngợi việc lành của người khác và tự mình phát tâm làm những việc thiện khiến cho người khác tùy hỷ theo, đây là hạnh lành của Pháp Tùy Hỷ Công Đức, pháp này là pháp khó làm nhất trong các hạnh lành của pháp tùy hỷ.
Cổ Đức dạy: “Người khi khen chê phải biết, khen cái gì và chê cái gì”, ví như tự mình đã làm được việc đó, thấy người khác cũng làm như vậy nhưng làm chưa đủ, làm chưa đúng, làm chưa hết tâm và làm chưa đạt thì nên chê, chê trong tâm niệm quan tâm giúp đỡ, chê trong tâm niệm muốn giúp họ thành tựu việc họ làm, hết tâm chỉ vẽ cho người kia biết được nơi chổ chưa đạt để rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn. Chê như vậy gọi là người biết chê.
Nếu biết chê như vậy thì nên phát nguyện. Trong Lương Hoàng Sám dạy: “Ðệ tử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được Đà la ni, giải thoát tam muội, đầy đủ đại nhẫn, biện tài vô cùng, vào pháp vân địa, thành bậc Chánh giác”.
Người không biết chê là người chưa làm qua việc đó, cũng không hiểu được việc, nghe người khác chê cũng chê theo, hoặc là việc đó mình làm không được, tự thấy mình thua kém hơn người, sanh tâm đố kị ghen ghét, chê bai không căn cứ, nói cho người khác buồn phiền thối tâm. Chê như vậy là người không biết chê.
Chê bai người khác là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng.Trong Thủy Sám dạy phải sám hối: “Lại từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói thêu dệt (ỷ ngữ) tạo ra bao nhiêu tội lỗi; dùng âm từ hoa mỹ, văn chương bóng bẩy, xuyên tạc sai lầm, trang sức điều trái quấy... hoặc phóng túng tư thù, làm văn thêu dệt lên tội, để người đời sau tin cho là thật.... Những tội nghiệp do ỷ ngữ gây ra như thế, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối”.
Người biết khen là người đã tự mình làm qua những việc thiện rồi, mà không thành tựu, do nhân duyên chưa đủ, hay là công đức chưa thành, học thức chưa đủ uyên thâm, nay thấy người khác có thể làm thành tựu được những việc đó, sanh tâm cung kính hoan hỷ, học theo, khen ngợi tán thán việc làm của người ấy, khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, phấn chấn tinh thần, tiếp tục làm tốt hơn những việc đã làm. Khen như vậy gọi là người biết khen.
Nếu biết khen như vậy thì trong Lương Hoàng Sám dạy nên Phát Nguyện: “Ðệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi sâu vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sanh đều như La Hầu La đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo...”.
Người không biết khen là người chưa từng làm qua việc đó, tự mình cũng chẳng hiểu việc, vì lợi ích của chính mình mà khen, nịnh bợ người khác mà khen, ám hại người khác mà khen, xu hướng tà kiến mà khen, bất chấp việc làm của người mình khen là đúng hay sai, tốt hay xấu, chỉ vì mục đích của riêng mình nên khen ngợi, khiến cho người làm không biết được sự thật của mình làm là đúng hay sai, đôi khi chỉ vì lời khen của mình, dẫn họ đi đến tự thân làm những việc sai trái mà không biết, cứ mãi miết làm, gây ra hậu hoạn không cùng, người khen như vậy là người không biết khen.
Khen chê là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng, trong Thủy Sám dạy phải sám hối: “Lại từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói hai lưỡi gây ra bao nhiêu tội lỗi; khen trước mặt, chê sau lưng, xảo trá trăm chiều, tới người kia nói chuyện người này, tới người này nói chuyện người kia, chỉ biết lợi mình, không nhìn hại đến kẻ khác, dèm siểm để ly gián vua tôi, vu oan huỷ nhục người lương thiện, để cho vua tôi nghi kị nhau, cha con bất hoà nhau, để vợ chồng bỏ nhau, họ hàng thân thích xa nhau, làm mất ơn thầy trò, dứt đường lui tới bạn bè... Nghiệp nói hai lưỡi gây ra tội lỗi vô lượng vô biên như thế, ngày nay chúng con chí thành hướng về mười phương chư Phật, Tôn pháp, Thánh chúng, đều xin giãi bày cầu ai sám hối”.
Tùy hỷ công đức cẩn thận trong khen chê là một trong những Pháp môn rất khó tu tập trong Đạo Phật. Tùy hỷ công đức là khi tự mình đã biết làm việc tốt, nên làm thế nào để khiến cho người khác cũng phát tâm làm theo, thì việc làm của mình mới đúng là tốt, nếu như có người khen chê thì phải tự mình xét lại chính mình còn chổ nào chưa đúng, nếu đã đúng rồi, thì xem xét lại là người biết khen hay không biết khen chê, nếu như là biết thì nên học hỏi, còn nếu là không thì phải phát tâm hoan hỷ vì những gì mà người kia chưa có đủ duyên để thành tựu, nếu được như vậy là tự mình là người đang tu tập Pháp tùy hỷ công đức.
Thấy người khác làm việc tốt, ta nên biết hoan hỷ tán thán khen ngợi, làm cho người đang làm việc tốt sanh tâm hoan hỷ, nếu như họ cần đến sự giúp đỡ của mình, thì nên phát nguyện đem sức của mình, nhân duyên của mình trợ giúp cho người đang làm việc tốt, nếu được như vậy đó là tự mình đang tu Pháp tùy hỷ công đức của người khác.
Tùy hỷ công đức trong khen chê của Đạo Phật là phương pháp làm cho người khi khen chê không bị tổn phước, không bị thọ nghiệp báo, là pháp xưng tán Đại thừa, là hạnh tán dương Tam Bảo. Nếu là người biết khen, biết chê thì người ấy vĩnh viễn không tạo các nghiệp ác của thân khẩu ý, Tam nghiệp luôn thanh tịnh, khỏi dọa vào Tam đồ, đầy đủ các duyên nhập Phật Đạo tràng.
Tùy hỷ công đức, không những chỉ tùy hỷ công đức của chính mình mà phải nên phát tâm tùy hỷ theo công đức của người khác, đây là chân lý căn bản tự giác, giác tha của Phật Đạo, khi đã đạt đến cảnh giới tùy hỷ này, thì bước tiếp theo là phải tu tập pháp tùy hỷ theo tất cả công đức lành của hết thảy chúng sanh trong Pháp giới, để viên thành giác hạnh viên mãn, thành tựu Bồ Đề Đạo. Nếu có thể thành tựu được ba pháp tùy hỷ này, thì tự mình có thể biết chắc rằng ngày đến được đạo tràng của Chư Phật không còn bao xa .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).24/1/2012.

No comments:

Post a Comment