Monday 30 January 2012

LỢI ÍCH THÙ THẮNG

CỦA

KHAI THỊ TRỢ NIỆM

Trích thuật: Pháp Sư Tín Nguyện

Dịch chú: Thích Giác Quả

-----b³a-----


III. Những câu văn trọng yếu trong tập “Bí Quyết Giữ Chánh Niệm Lúc Lâm Chung”.

Những Đệ tử tu học theo đức Phật, nhiều người đã làm cho Ba nghiệp của mình trong sáng thanh tịnh; tuy vậy, trong đó rất nhiều người chưa từng nghe Bổn nguyện của đức Phật A-Di-Đà, nên dù suốt đời tinh tấn niệm Phật, nhưng đến giờ lâm chung thì hầu hết ai cũng bị sự đau đớn bức bách không biết cách gì để niệm Phật; hoặc do những chướng ngại của thể xác mà đánh mất Chánh niệm hay do những oan nghiệp của tự thân cản ngăn sự niệm Phật. Bấy giờ, nếu được Thiện tri thức cảnh tỉnh về việc niệm Phật và hoan hỷ cùng niệm Phật trợ duyên, thì người lâm chung có thể nương vào đây để được vãng sanh. Trong Luận Đại Trí Độ, Bồ-Tát Long Thọ bảo: “Trong giây lát ngắn ngủi khi lâm chung, năng lực của tâm rất mạnh mẽ và lanh lợi, vượt xa năng lực của tâm lúc bình thường”. Và, Đại Sư Thiện Đạo Khai thị sự Chánh niệm lúc lâm chung cũng chú ý, khích lệ cái tâm ấy rất đặc biệt khẩn thiết.

1. Trong tập “Bí Quyết Giữ Chánh Niệm Lúc Lâm Chung” Hòa Thượng Thiện Đạo viết:

“Trí Quy Tử đến thăm và hỏi Hòa Thượng Thiện Đạo: “Bạch Ngài! Việc lớn trong đời không có điều gì có thể vượt qua vấn đề “Sanh - Tử”, một hơi thở ra mà không trở vào là đã qua đời khác, trong thời điểm ấy nếu một ý tưởng sai lầm là rơi vào vòng luân hồi; Đệ tử đã được Hòa Thượng nhiều lần dạy bảo về phương pháp niệm Phật vãng sanh, nghĩa lý thì Đệ tử đã hiểu rõ; song sợ rằng, khi bị bệnh sắp chết, tâm thức bị tán loạn và sợ người nhà có những hành động làm mất Chánh niệm, đánh mất những chủng tử đã tu lập, ngưỡng mong Hòa Thượng chỉ dạy hướng tu tập rất nhanh gọn để sớm thoát khỏi khổ đau của bể cả luân hồi?”

Hòa Thượng đáp: “Hy hữu thay! - Điểm chủ yếu giải đáp cho câu hỏi là: Trường hợp khi một người sắp chết muốn được vãng sanh về Cực Lạc, điều cần phải chuẩn bị trước là đừng có tư tưởng “tham sống sợ chết”, thường ngày tự suy nghĩ: Thân thể hiện tại của ta chứa đựng biết bao nhiêu sự khổ đau về cả thân lẫn tâm bởi những nghiệp ác mà ta đã làm, chúng xiết chặt trói buộc ta trong sanh tử luân hồi, nếu xả bỏ cái thân ô-uế này thì sẽ được vãng sanh Cực Lạc, giải thoát mọi khổ đau hưởng thọ vô lượng sự an lạc, lại được thấy Phật nghe Kinh, tâm ý hoàn toàn hỷ lạc, điều ấy tương tự như cởi bỏ chiếc áo hôi thối xấu xí mặc vào chiếc áo thơm tho quý đẹp; vì vậy, cần được xả bỏ cả thân lẫn tâm đừng lưu luyến bất cứ một điều gì. Khi vừa bị bệnh không phân biệt là bệnh nặng hay bệnh nhẹ, điều cần thiết là nên nghĩ đến sự vô thường, và sẵn sàng chờ chết; bên cạnh, nên lưu ý dặn bảo với người nhà rằng: “Những Bà con thân hữu đến thăm viếng tôi, thì hãy chấp tay vái chào họ và thưa với họ là, nếu đến gần chỗ tôi nằm thì hoan hỷ vì tôi mà niệm Phật trợ duyên, chứ đừng nói những chuyện trong gia đình, những chuyện trong cuộc đời, hay tình cảm an ủi điều này điều kia hoặc đọc những câu thần chú để cầu lành bệnh. Tất cả những lời lẽ và hành động ấy như hoa đốm giữa hư không, chẳng được ích lợi gì mà ngược lại là gây nên tai họa lớn lao. Đến khi bệnh của tôi đã trầm trọng, mạng sống sắp kết thúc thì Bà con thân thuộc trong gia đình không nên đến gần tôi mà khóc lóc, kể lể thảm thiết, vì sẽ làm thần thức của tôi bị tán loạn và mất Chánh niệm; mà nên hội ý với nhau vì tôi mà cất tiếng niệm lớn “A-Di-Đà Phật”, niệm cho đến khi hơi thở đã đoạn tận hoàn toàn, đến thời điểm này thì có thể khóc lóc được; cần nói thêm, nếu được thì nên mời thỉnh trước những vị thông hiểu về Pháp môn Tịnh Độ, để vị ấy khuyên bảo những điều thiết thực thì tốt đẹp hơn.” Nếu thực hiện được như vậy thì chắc chắn ngàn vạn lần sẽ được vãng sanh, chứ đừng khởi tâm nghi ngờ. Đây chính là “Yếu chỉ vừa gọn vừa nhanh” để thoát khỏi luân hồi; cho nên cần khởi tâm tin tưởng và thực hiện.

Hỏi: Bạch Ngài! Có cần dùng thuốc để chữa bệnh không?

Đáp: Điều ấy thì tùy ý! - Thuốc là để chữa bệnh, nếu thấy không trở ngại thì cứ dùng; tuy vậy, thuốc chỉ chữa được thân bệnh mà không thể cứu được mạng sống, nếu mạng sống đã chấm dứt thì thuốc men làm gì được!

Hỏi: Bạch Ngài! Có thể cúng bái các vị Quỷ, Thần để cầu khẩn tăng tuổi thọ, việc này được phước hay mang họa?

Đáp: Tuổi thọ của con người ngắn hay dài khi mới chào đời đã định sẵn (do biệt nghiệp của bản thân), làm sao Quỷ, Thần có thể tăng được! Người đời do mê lầm cầu khẩn những điều Tà đạo, việc sát hại sinh vật bái tế Quỷ, Thần chỉ làm cho nghiệp ác của mình nặng hơn, oán thù tăng thêm và tuổi thọ sẽ bị giảm bớt. Khi thọ mạng đã đến thời điểm chấm dứt thì Quỷ, Thần làm gì được! Vấn đề không có gì cả mà tự mình lo sợ, nhưng kết quả cũng chẳng được gì! Thế nên, việc cụ thể là dán những lời này (việc cúng tế Quỷ, Thần...) ở phòng ăn, hay những chỗ thường qua lại, để khi nào cũng nhìn thấy, nhằm ghi khắc rõ vào tâm niệm hầu tránh khỏi việc “tiền mất tật còn” và tai hại cho sự lâm chung.

Hỏi: Bạch Ngài! Một người chưa từng niệm Phật, bây giờ có thể niệm được không?

Đáp: Pháp môn niệm Phật này dù xuất gia hay tại gia hoặc những người chưa từng niệm Phật vẫn áp dụng được, không có gì trở ngại và bất cứ ai áp dụng đều có thể vãng sanh, đó là sự thật chứ đừng nghi ngờ! Tôi đã thấy nhiều người hằng ngày thường lễ bái, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, nhưng đến khi lâm bệnh sắp chết thì tư tưởng chỉ xoay quanh vấn đề “sợ chết”, chẳng đề cập gì đến việc niệm Phật vãng sanh, đợi đến khi hơi hết thân chết, thần thức rơi vào chỗ tối tăm (Tam Ác đạo), người nhà mới tụng Kinh, niệm Phật, thì giống như giặc cướp đã đến tận nhà thì làm sao cứu giúp được? - Thế nên, “sự chết” là việc lớn cần phải tự mình sắp đặt nghiêm túc trước; bởi lẽ, một tư tưởng khi lâm chung sai lầm thì thiên thu chịu khổ, ai là người thay thế cho ta? – Hãy suy nghĩ kỹ! Tư duy kỹ! Tự mình đắn đo kỹ điều này!”.

Trở lạiHET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).31/1/2012.

No comments:

Post a Comment