Tuesday 24 January 2012

OAI NGHI NGƯỜI PHẬT TỬ
Oai nghi của người Phật tử được thể hiện trong những hành động như: tụng kinh, lạy Phật, đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, ngủ nghỉ v.v...

Xá Chào


Khi gặp chư Tăng phải chắp tay xá chào như sau:
Đứng ngay thẳng, hai bàn chân khép lại theo hình chữ V, hai tay chắp ngang trước ngực, không để ngang miệng rồi xá chào kèm theo câu niệm “A Di Đà Phật.”
Khi chào, không đứng xa quá 3 mét, không đứng trên cao xá xuống, không ngồi xá, không vừa đi vừa xá, không xá một tay, không cầm vật trên tay xá, đang làm việc hoặc tay dơ bẩn không được xá, không xá theo kiểu mổ mổ.
Người Phật tử khi đến chùa và lúc ra về phải chào Thầy trụ trì.

Trước khi tụng kinh cần lưu ý:


Thân thể phải sạch sẽ, rửa tay, súc miệng trước khi tụng kinh.
- Khi rửa tay đọc bài chú:
Lấy nước rửa tay, cầu cho chúng sanh, được tay thanh tịnh, thọ trì Phật pháp. Án chủ ca ra da sa ha (3 lần).


- Khi súc miệng phải đọc bài chú:

Súc miệng tâm thanh tịnh, miệng thơm mùi trăm hoa, ba nghiệp thường trong sạch, cùng Phật sinh Tây phương. Án hám án hãn sa ha (3 lần).


- Nếu phật tử ăn mặn, trước khi tụng kinh phải đọc bài chú:

Tịnh tam nghiệp chơn ngôn:
Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật đà hám. ( 3 lần)

Âm Phạn:
um! Soa phạ va suýt đà, sạt và đạt ma, Soa phạ va suýt đa hùm (7 lần).

Khi lên chính điện cần lưu ý:


Khi vào lễ Phật, nếu đã có nhang cắm trong lư rồi không nên thắp thêm.
Không đứng trên chính điện mặc áo tràng.
Không tùy tiện đánh chuông, trống, mõ, khánh.
Không nên tranh giành chỗ ngồi.
Tay dơ bẩn không nên cầm kinh. Cầm kinh sách nên ôm trên ngực, không được kẹp dưới nách, không được để dưới đất, không được để dưới thấp rồi đi ngang qua ngang lại.
Tụng kinh phải tụng theo tiếng mỏ
Khi lễ Phật xong ta phải bước lui, mắt ngó tượng Phật, đừng quay lưng lại liền.
Khi ngáp phải che miệng.

Lạy Phật


Khi nghe tiếng chuông thì lạy xuống, nghe dập chuông thì đứng dậy. Không đứng chính giữa chánh điện làm lễ. Không đi ngang qua chỗ người đang lễ. Không lên chỗ bục của chư Tăng hành lễ.
Khi chư Tăng đang ăn cơm, cạo tóc, đọc kinh, làm việc, kinh hành... đều không được làm lễ.
Cách lạy: Điều chỉnh thân nghiêm chỉnh, hai chân khép lại theo hình chữ V, hai tay từ tư thế chắp trang nghiêm trước ngực từ từ đưa lên trán, khom mình xuống, chống tay xuống đất xong ngửa hai bàn tay ra và trán chạm xuống đất ở giữa hai bàn tay. Toàn thân phải hạ sát đất, hai bàn chân duỗi ra, mông chạm sát trên hai gót chân. Đó gọi là “Năm vóc sát đất.”
Khi đứng dậy, tay phải chống đất, tay trái giữ tư thế chắp tay, từ từ đưa thân mình về vị trí ban đầu, đồng thời xá một xá.
Tư thế quỳ: Lưng phải ngay thẳng, đầu hơi cúi xuống, hai tay chắp ngay ngắn trước ngực.

Thờ Phật:


Bàn thờ Phật phải đặt trên cao nhất
Bàn thờ ông bà đặt thấp hơn bàn thờ Phật
Không được thờ các vị thần chung một bàn với Phật và Bồ tát.

Tướng Đi


Người Phật tử phải đi khoan thai nhẹ nhàng, chững chạc, dù trong nhà hay ngoài đường lúc nào cũng phải giữ tướng đi cho ngay thẳng trang nghiêm nhưng không mất vẻ tự nhiên. Không được vừa đi vừa nhảy, không liếc ngó hai bên, hoặc hát nghêu ngao, không đi ưỡn ẹo, không đi nhón gót, không vừa đi vừa đưa tay lên xuống quá cao, không vừa đi vừa mặc hoặc cởi áo tràng.
Phải nhường bước cho người lớn đi trước. Không đi trước mặt Thầy, không đi ngang vai với Thầy, phải đi phía sau Thầy. Lên xe, phải nhường cho người già cả, yếu đuối lên trước. Đừng chen lấn, xô đẩy giành chỗ ồn ào làm mất tư cách của người Phật tử.

Tướng Ngồi


Khi tụng kinh, tọa thiền phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng như tường vách. Có hai cách ngồi:

- Kiết già: Bàn chân trái đặt lên đùi chân phải và bàn chân phải đặt lên đùi chân trái (kéo sát vào thân). Bàn tay phải đặt ngửa trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau.
- Bán già: Bàn chân trái đặt lên đùi chân phải hoặc bàn chân phải đặt lên đùi chân trái. Bàn tay phải đặt ngửa trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm nhau.

Tướng Nằm


Khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi, không nằm nghiêng bên trái, vì trái tim nằm về phía trái của lồng ngực, tim sẽ bị đè nén, máu không lưu thông được, dễ dẫn đến ác mộng, (có thể nằm ngửa với tư thế thân ngay thẳng, hai chân khép lại, tay đặt trên bụng hoặc duỗi thẳng, nên lấy mền che phần bụng dưới lại cho kín đáo). Không nên nằm sấp vì buồng phổi bị ép làm khó thở.
Nằm theo thế cát tường tức là nằm nghiêng bên phải, chân tay duỗi thẳng (giống tư thế Đức Phật nhập Niết bàn), đây là cách nằm an lành tốt đẹp, vừa trang nhã vừa có lợi cho sức khỏe.

Cúng Dường


Cúng dường Tam bảo là bổn phận của người Phật tử tại gia, nhằm góp phần hộ trì Tam bảo và hoằng dương Phật pháp. Khi cúng dường nên để tịnh tài vào một đĩa nhỏ đặt trên bàn, rồi chắp tay thưa.

Cách Mặc Y Phục


Người Phật tử nên mặc Y phục trang nhã, kín đáo vừa hợp tầm vóc, không quá chật hay quá rộng, không dùng những màu sắc sặc sỡ, bông hoa lòe loẹt, không mặc loại vải quá mỏng, không mặc Y phục kiểu cách kỳ dị, hở hang, khêu gợi.
Khi đến dự khóa tu Phật thất, tất cả đều phải mặc Y phục màu lam.

Vào nhà vệ sinh:


Vào nhà vệ sinh, trước khi đại tiểu tiện phải dộng chân xuống nền ba cái cho các vị trong đó biết để tránh ra. Vào nhà vệ sinh phải giữ sạch sẽ chung cho mọi người, đừng để người khác phàn nàn dọn dẹp mà mình tổn phước.

Chặt cây:
cây cối là chổ ở của quỹ thần nên trước khi chặt cây, nhất là những cây to lâu năm thì phải thắp nhang khấn vái các vị dời chổ đi nơi khác, ba ngày sau mới được chặt.

Các oai nghi khác:


Làm việc gì cũng có chánh niệm khoan thai
Để dép phải ngay ngắn
Không được xả rác bừa bãi trong cảnh chùa hoặc nơi công cộng.

Cách Giao Tiếp Với Mọi Người


Gặp nhau chấp tại lại nghiêng mình cúi chào và nói: “A Di Đà Phật”.
Khi giao tiếp với ai phải giữ thái độ điềm đạm hoan hỷ, không nên quá niềm nở hoặc cười cợt lả lơi, phải thành thật ngay thẳng, nhu hòa khiêm tốn, không nói hớt, không dành nói, không đùa dai.
Khi nói chuyện với Thầy phải giữ lễ độ, đứng chắp tay hoặc đứng trang nghiêm, không nên cười giỡn hoặc nói lớn tiếng. Không kết tình cha mẹ, anh chị em với người xuất gia.
Khi gặp việc gì dù khó khăn rắc rối cũng phải giữ bình tĩnh ôn hòa, không tỏ vẻ cau có bực bội.
Phải biết giữ uy tín và danh giá của mình bằng cách không nói càn hứa ẩu. Đừng nói mập mờ để người ngộ nhận, rất có hại, phải biết lắng nghe và nói đúng lúc, nói đúng lý, không nói quá nhiều, không nói lớn lối khoe khoang, không nói chê bai, không nói đùa giỡn, không nói lời khích bác. Phật tử phải sống đúng tinh thần lục hòa. Khi thấy lỗi người khác, phải tế nhị đóng góp xây dựng để giúp đỡ người sửa sai, không được nặng lời chê bai, bươi móc khiến họ bất mãn.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).25/1/2012.

No comments:

Post a Comment