Wednesday 28 March 2012

Giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả.


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down







Giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả

Bài gửi 



Nhận được thư, khôn ngăn vui mừng, an ủi. Làm quan để hành đạo “cứu đời, dạy dân”, quan hệ ấy rất lớn. Người đời nay phần nhiều ỷ thế lực nhà quan để thâu tóm của cải, tạo tội, thật đáng than, đáng hận! Các hạ vì lòng đại Bồ Đề khéo làm quan phụ mẫu cai trị một ấp thì một ấp sanh Phật. Lại nên luôn đem nhân quả báo ứng để bảo ban, khuyên nhắc họ, lợi ích sẽ rộng lớn lắm! Bản Văn Sao của Dương Châu Tàng Kinh Viện là mộc bản (bản khắc ván), so với ấn bản lần này ít hơn một trăm bài, giá sách cũng đắt hơn nhiều. Lần này in hai vạn bộ, Thương Vụ Ấn Thư Quán nại cớ giấy chẳng dễ kiếm, chưa hề in riêng. Ý họ muốn dùng loại giấy có độ bóng để in; vì thế những sách chưa được phát hành hiện thời cũng chưa định giá được. Ngay hôm ấy, tôi đã bảo người bạn gởi cho ông mười gói, khi nhận được xin hãy thay tôi kết duyên. Đợi sau này khi định được giá cả rồi sẽ báo cho ông biết (ngày Hai Mươi Ba tháng Giêng).



227. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ tư)



Nhận được thư như gặp mặt, lời huấn từ hay tuyệt; chỉ sợ học sinh chẳng thể lãnh hội được, sẽ cô phụ lòng ông thiết tha lo lắng nhiều lắm! Chương trình đơn giản của hội Niệm Phật thích hợp căn cơ và tình hình là được rồi. Hiện thời, bất luận trong nhà trường hay Phật hội đều phải sốt sắng đề xướng nhân quả, báo ứng và giáo dục gia đình, nhưng đối với giáo dục gia đình càng phải chú trọng nhân quả báo ứng mới mong mai sau được thái bình. Nếu không, sẽ chẳng còn hy vọng gì nữa đâu! (ngày Mười Bảy tháng Mười Hai)







Ngũ Kinh, Tứ Thư vốn là sách dạy người làm lành. Người đời phần nhiều coi như sách văn chương nên “ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ!” Còn Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn v.v… trình bày trực tiếp chuyện nhân quả, báo ứng, khiến cho con người vừa đọc đến liền hiểu ngay, thật là hữu ích! Những kẻ lớn tiếng luận về Lý Tánh, chẳng đề xướng nhân quả, báo ứng, muốn được tiếng cao trỗi hơn người, nhưng chẳng biết thực chất của sự cao trỗi, lại chẳng dẫn dắt khắp hết thảy mọi người đều tuân theo đạo pháp của Ngũ Kinh, Tứ Thư. Cố nhiên Quang chẳng muốn mọi người học theo loại người như thế ấy, vì họ chỉ có thể làm kẻ tự giải thoát cho chính mình, chứ chẳng thể lợi khắp hết thảy (ngày Hai Mươi Bốn tháng Ba)



229. Thư trả lời cư sĩ Tạ Huệ Lâm (thư thứ sáu)



Con người hiện thời hễ hơi thông minh liền tự đại, tự thị. Phàm phu đời Mạt muốn chứng thánh quả mà chẳng nương theo Tịnh Độ đều là cuồng vọng! Tham Thiền dẫu đạt đến địa vị “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật” thì vẫn là phàm phu, chưa phải là thánh nhân! Quang cực tầm thường, kém cỏi, thiếu học vấn, nhưng thật sự giữ được [thái độ] “chẳng bị xoay chuyển bởi ngôn ngữ, văn tự của kinh giáo, tri thức!” Nếu ông chịu tin tưởng, hãy dốc sức nơi pháp dễ thực hiện, dễ thành tựu. Nếu chẳng nghĩ là đúng thì cứ phó mặc cho ông chứng thẳng vào Thập Địa, làm bậc chân danh Nho. Ai có tâm nấy, làm sao ép buộc được? Hình chụp của Quang có gì đáng xem đâu? Sao không thường nhìn hình Phật [có phải là tốt hơn hay không?] (ngày Hai Mươi Sáu tháng Tám)

Chuyện niệm Phật đi - đứng - nằm - ngồi đều niệm được. Nếu gặp chuyện phải dùng tâm để làm thì chẳng tiện niệm. Còn việc không dùng đến trí óc thì một mặt làm việc, một mực niệm Phật, hai đằng chẳng trở ngại nhau. Lẽ đâu chăm sóc con cái chẳng thể niệm Phật được ư? Chỉ có niệm Phật một lúc lâu trước [bàn thờ] Phật là bất tiện mà thôi! Chỉ cần giữ sao cho trong tâm niệm [Phật] lâu dài, chẳng cần phải nhất định niệm trước [bàn thờ] Phật. Sáng - tối hãy nên lễ Phật, niệm theo cách Thập Niệm. Ngoài ra, tùy phần tùy sức đều có thể niệm được! Cũng nên dạy trẻ nhỏ thường niệm, bởi lẽ trẻ nhỏ không có chuyện gì, chơi giỡn suốt ngày. Nếu dạy nó niệm Phật, sẽ tiêu trừ được ác nghiệp, tăng trưởng thiện căn mà không hay không biết. Đấy là chuyện hữu ích nhất cho thân tâm, tánh mạng. Những phái tân học hiện thời phần nhiều chẳng nhìn nhận cha mẹ, hoặc còn giết hại! Lúc con vừa mới hiểu biết, liền dạy cho nó đạo lý làm người, sự lý nhân quả báo ứng, khi lớn lên nó sẽ chẳng đến nỗi bị tà thuyết lay chuyển. Nếu không, sẽ khó khăn lắm đấy! Nay gởi cho ông một gói Con Đường Quang Minh, cuối sách có bài viết nói về thói ăn thịt người ở Phi Châu, đủ biết tập quán đáng sợ thật!

Đây vốn là sách gởi kèm thêm cho một vị cư sĩ ở Hồ Nam, do gởi lầm [địa chỉ] nên bị trả lại, trở thành dư thừa. Do vậy, tôi cho gởi kèm theo những sách [tính gởi cho ông] để giúp cho việc khuyên nhủ gia quyến, dạy dỗ con trẻ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).29/3/2012.

No comments:

Post a Comment