Thursday 22 March 2012

Phương pháp chữa bệnh trầm cảm

 

1. Electroconvulsion therapy (ECT):
Là một phương pháp dùng điện lực để kích thích não bộ. Bác sĩ dùng thuốc ngủ và thuốc mê đưa cơ thể bệnh nhân vào trạng thái nghỉ ngơi, sau đó đặt dụng cụ dẫn điện (electrode) tại da đầu và chuyền điện vào não bộ, giòng điện tạo ra một cơn động kinh rất ngắn, khoảng 30 giây. ECT được sử dụng khi bệnh nhân không thể dùng thuốc men hoặc không muốn dùng thuốc men, và được sử dụng ít nhất là 3 lần trong 1 tuần lễ chữa trị.
2. Các dược phẩm thông dụng:
Có nhiều nhóm dược phẩm được dùng để chữa chứng trầm cảm, các nhóm chính gồm có: Loại dược phẩm ngăn sự "thu hồi" (reuptake) của serotonin, một loại hóa chất trong tế bào thần kinh, có tên là "selective serotonin reuptake inhibitor" hay SSRI. Loại dược phẩm này và các loại dược phẩm mới ảnh hưởng đến lượng dopamine hoặc norepinephrine, các hóa chất khác trong tế bào thần kinh. Dopamine, serotonin, norepinephrine...được gọi chung là "neurotransmitter". Loại "tricyclic", tên dựa theo cấu trúc của hóa chất Loại monoamine oxidase inhibitor (MAOI).
Nhóm thuốc SSRI và các dược phẩm ảnh hưởng đến các neurotransmitter có ít phản ứng phụ so với loại "tricyclic". Bác sĩ thường thử các loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc thích hợp nhất cho bệnh nhân. Hiệu quả thường thấy sau vài tuần lễ, nhưng thông thường, bệnh nhân cần dùng thuốc khoảng 8 tuần lễ mới thấy mức hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân khi cảm thấy dễ chịu thường bỏ thuốc, hoặc bỏ thuốc quá sớm vì cho rằng thuốc không hiệu nghiệm. Điều quan trọng ở đây là bệnh nhần cần được nhắc nhở thường xuyên để tiếp tục dùng thuốc, ngay cả khi thấy phản ứng phụ nhiều ngày trước khi thấy công hiệu của thuốc. Khi bệnh nhân thấy dễ chịu, vẫn cần phải dùng thuốc ít nhất 4-9 tháng để ngăn ngừa sự tái phát của chứng trầm cảm. Có một vài loại dược phẩm cần được giảm lượng từ từ, để cơ thể có đủ thời gian thích nghi, chứ không thể bỏ ngay. Không bao giờ bỏ thuốc trước khi tham khảo với bác sĩ. Bệnh nhân bị chứng bi-polar hoặc bị chứng trầm cảm “kinh niên” có thể cần dùng thuốc vô hạn định. Các loại dược phẩm dùng chữa trị chứng trầm cảm không gây ra sự "nghiên ngập". Tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi kỹ lưỡng để tìm ra lượng thuốc cần thiết.
Một số nhỏ bệnh nhân cần dùng loại MAOI, khi dùng loại thuốc này, bệnh nhân cần loại bỏ các thức ăn uống có chất tyramine; chất này chứa trong fromage (cheese), rượu vang nhất là vang đỏ, loại rau cải muối chua (pickled) và những loại "decongestant" chữa cảm cúm. Khi tyramine và MAOI tương tác, sẽ khiến huyết áp lên rất cao, hypertensive crisis, có thể gây tai biến mạch máu não tức thời. Bệnh nhân dùng MAOI cần mang theo bên mình một danh sách các loại thức ăn uống chứa chất tyramine. Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ trước khi dùng thêm bất cứ loại thuốc nào kể cả các loại thuốc bán không cần toa bác sĩ. Khi thăm bệnh với các bác sĩ khác hay nha sĩ, bệnh nhân cần nói rõ tên loại thuốc mình đang sử dụng (chớ dấu diếm) vì các loại thuốc khi sử dụng riêng biệt thì hiệu quả nhưng khi dùng chung với nhau có thể gây phản ứng phụ trầm trọng. Rượu và các loại thuốc "cấm" (illicit drug, street drug) khi pha trộn với các dược phẩm chữa trầm cảm cũng có thể gây phản ứng phụ trầm trọng. Một số bệnh nhân bị chứng trầm cảm cũng bị nghiện rượu hoặc ma túy, vì rượu và ma túy giảm bớt các triệu chứng như đau khổ, buồn rầu. Khi hết say rượu hoặc ma túy, bệnh nhân rơi vào sự tuyệt vọng và đau khổ hơn trước khi say, vì thế họ tiếp tục uống rượu hoặc dùng ma túy để làm tê liệt các cảm xúc.
Các loại thuốc làm giảm sự hồi hộp, lo âu (anti-anxiety) hoặc thuốc ngủ không phải là thuốc chữa trầm cảm; đôi khi được dùng chung với các loại thuốc chữa trầm cảm để giúp bệnh nhân bớt hồi hộp hoặc dễ ngủ; nếu dùng riêng rẽ, các loại thuốc này thường không công hiệu trong việc chữa trị chứng trầm cảm. Lithium là loại thuốc được sử dụng lâu nay để chữa chứng bi-polar, rất công hiệu trong việc giữ ở mức "bình thường" các cảm xúc của người bệnh, không vui buồn thái quá. Loại thuốc này cần được theo dõi kỹ lưỡng vì sự khác biệt rất nhỏ giữa một lượng thuốc "hiệu quả" và một lượng thuốc "quá liều" (very narrow therapeutic index). Những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tuyến thyroid, thận, động kinh không thể dùng lithium. Các loại thuốc khác dùng trong việc chữa trị mania gồm cả loại thuốc dùng chữa chứng động kinh (anticonvulsant) như Depakote, valproate. Những bệnh nhân bị chứng bi-polar thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau, chung với lithium hoặc với loại anticonvulsant, như những thuốc giúp dễ ngủ, giảm hồi hộp... Thử và tìm ra một nhóm thuốc hiệu nghiệm trong việc chữa trị bi-polar rất quan trọng cho người bệnh, đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ lưỡng của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.
3. Phản ứng phụ (side efffects):
Các loại thuốc chữa trầm cảm có phản ứng phụ nhẹ và ngắn hạn. Tuy nhiên khi gặp những phản ứng phụ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thường nhật, bệnh nhân cần tham khảo với bác sĩ ngay. Nhóm thuốc "tricyclic" thường có những phản ứng phụ như khô miệng (nhắp nước và nhai gum cho bớt khô miệng); táo bón (an nhiều chất xơ, rau trái để giúp nhuận trường); tiểu tiện khó khăn, khó khăn trong việc gioa hợp, mờ mắt (sẽ bớt sau vài tuần lễ dùng thuốc); chóng mặt; ngầy ngật Nhóm thuốc mới thường có những phản ứng phụ như: Nhức đầu, buồn ói, hồi hộp, mất ngủ, cáu kỉnh, và khó khăn trong việc giao hợp.
4. Các loại cây cỏ (herbal therapy):
Trong những năm gần đây, đã có một vài loại cây cỏ được sử dụng để chữa chứng trầm cảm. St John s wort (Hypericum perforatum) dược xem như thông dụng nhất để chữa trầm cảm loại nhẹ tại Âu châu, và được các bác sĩ tại Hoa Kỳ để ý đến.
St John s wort là một loại cây thảo, mọc từng bụi thấp, trổ hoa vàng vào mùa Hè, được dùng rất nhiều, bởi nhiều nhóm người qua bao nhiêu thế kỷ. Ngày nay, tại Đức, Hypericum được dùng để chữa trầm cảm, thông dụng hơn cả mọi loại thuốc khác. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu về loại cây này đã là những cuộc thử nghiệm ngắn hạn và dùng nhiều lượng khác nhau. Điều này có nghĩa là ta chưa kết luận được lượng thuốc nào có công hiệu và khi sử dụng trong thời gian dài 6 -12 tháng thì có hiệu nghiệm hay không, và có những phản ứng phụ nào. Tại Hoa Kỳ, 3 cơ quan National Institute of Mental Health, the National Center for Complementary and Alternative Medicine, và Offfice of Dietary Supplements đã thực hiện một cuộc thử nghiệm Y tế khá quy mô, gồm 336 bệnh nhân với chứng trầm cảm trầm trọng. Các bệnh nhân này được chia (random selection) làm 3 nhóm. Nhóm 1 dùng St John s wort ở 1 lượng nhất định, nhóm 2 dùng một loại SSRI, và nhóm 3, control, dùng giả dược (placebo). Bệnh nhân cũng như các bác sĩ không ai biết bệnh nhân đã dùng loại thuốc nào trong vòng 8 tuần lễ. Những bệnh nhân cảm thấy dễ chịu được tiếp tục thêm 18 tuần nữa. Sau 8 tuần lễ đầu, các bệnh nhân được thử nghiệm qua 2 tiêu chuẩn, các triệu chứng về trầm cảm có bớt không, và các chức năng (functioning) của bệnh nhân có thay đổi không. Cả 3 nhóm đều không có sự thay đổi trong triệu chứng của trầm cảm, nhưng về mặt chức năng, nhóm 2(chữa trị với SSRI) có khả năng làm việc cao nhất (làm được những công việc trước khi bị bệnh trầm cảm) trong 3 nhóm. Tóm lại, kết quả của cuộc thử nghiệm này cho thấy St John s wort không có công dụng gì, ít ra là ở lượng thuốc đã được thử nghiệm. Các chuyên gia đang tiếp tục những cuộc thử nghiệm về công dụng của những loại cây cỏ khác trong việc chữa trị chứng trầm cảm. Năm 2000, FDA đã công bố một bản Khuyến Cáo của Hội Đồng Cố Vấn Y học, St John s wort ảnh hưởng đến nhiều phản ứng biến hóa quan trọng trong cơ thể, metabolic pathways. Các phản ứng này biến hoá các dược phẩm chữa những bệnh như AIDS, tim mạch, kinh phong, ung thư, thuốc giảm đề kháng để giữ bộ phận ghép (anti-rejection). Vì vậy, khi dùng St John s wort, bệnh nhân phải nói cho bác sĩ biết để phòng ngừa các phản ứng phụ cũng như gia tăng các lượng thuốc khác nếu cần.
Có nhiều cách chữa trị Tâm Lý, bao gồm cả các cuộc chữa trị ngắn hạn (10-20 tuần lễ), có thể giúp bệnh nhân bớt trầm cảm.. "Nói chuyện" giúp bệnh nhân nhận ra "mình", những khó khăn của chính mình và có thể vượt qua những khó khăn nghịch cảnh khi được hướng dẫn đúng mức. Các chuyên gia về Tâm Thần có thể dùng "behavior therapy" giúp bệnh nhân thay đổi cách ứng xử trong đời sống hằng ngày để có thể thích nghi dễ dàng hơn với hoàn cảnh và môi trường sống. Khi có thích nghi với hoàn cảnh sống, bệnh nhân giảm bớt những nguyên nhân gây khó khăn cho chính họ. Hai loại chữa trị Tâm Lý ngắn hạn gồm "interpersonal" (cách giao tiếp) và congitive/behavioral (cách ứng xử) có thể giúp bệnh nhân nhận ra và bỏ bớt những cách ứng xử gây khó khăn cho họ. Psychodynamic là cách chữa trị thiên về việc giúp bệnh nhân hóa giải những ý nghĩ đảo nghịch trong tâm tưởng khiến đầu óc họ tê liệt. Cách chữa trị này được áp dụng sau khi các triệu chứng trầm cảm đã giảm bớt và bệnh nhân có thể tập trung tư tưởng và hồi phục trí nhớ.
Nói chung, khi chứng trầm cảm ở mức trầm trọng, ta thường cần đến dược phẩm, đôi khi ECT, và sau đó chữa trị Tâm Lý để giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Bước đầu tiên, bước khó khăn nhất, là việc nhìn (thấy) và nhận ra mình bị trầm cảm. Không mấy ai có thể chấp nhận rằng mình bị chứng trầm cảm vì bệnh Tâm Thần kể cả chứng trầm cảm bị xã hội cho là căn bệnh của sự "yếu đuối", thiếu tự tin, "hèn nhát"... Vì thế người ta thường chối bỏ các triệu chứng của trầm cảm và trốn tránh việc tìm cách chữa trị; ngay cả khi được thân nhân khuyến khích. Ngày nay, cái nhìn của xã hội đã có phần thay đổi, "nhìn" bệnh Tâm Thần như tất cả mọi chứng bệnh và tích cực tìm cách chữa trị. Khi nhận ra mình bị chứng trầm cảm, phần đông bệnh nhân thường không tìm cách chữa trị vì lo sợ rằng người chung quanh nghĩ không tốt đẹp về mình. Từ bước "nhìn nhận" đến bước "tìm cách chữa trị" là một bước rất xa về thời gian (nhiều tháng cho đến nhiều năm) và thường không cần thiết; nhất là khi người bệnh đắm chìm trong nỗi đau khổ, buồn rầu, tuyệt vọng của riêng mình... Sau đây là những bước nhỏ để người bệnh tự giúp trong khi đi tới quyết định tìm cách chữa trị.HET=NAM MO DUOC SU LUU LY QUANG VUONG PHAT.( 3 LAN ).23/3/2012.

No comments:

Post a Comment