Friday 31 May 2013

Chúng sanh có vô lượng căn tánh khác nhau, vô lượng căn cơ khác nhau, nên đạo Phật cũng có vô lượng pháp môn khác nhau, nhưng pháp môn nào cũng không ra ngoài : Dứt sạch tham, sân, si, đoạn trừ phiền não. Phương pháp đoạn trừ phiền não là : Giới, Định, Tuệ. Trong đó "Định" (Thiền định) chiếm một vị trí quan trọng. Bước đầu cơ bản để đi vào thiền định là sổ tức và niệm Phật. Đây là hai phương pháp dễ thực hành nhất và có ảnh hưởng nhiều trong sự đối trị vọng niệm.
I. SỔ TỨC :
a.- Định nghĩa : Sổ tức hay còn gọi là "quán sổ tức" nghĩa là quán từng hơi thở và đếm hơi thở.
b.- Phương pháp : Theo dõi hơi thở ra vào nhẹ nhàng, thong thả, tưởng tưởng khi ta thở vào ta thấy được không khí từ từ đi qua mũiû, vào khí quản, phế quản, vào phổi, khi ta thở ra ta cũng thấy được không khí từ phổi đi ra theo lộ trình ngược lại. Theo dõi hơi thở và đếm từng hơi thở, một lần thở vào, thở ra ta đếm một. Cứ thế đếm từ một đến mười, rồi trở lại từ một đến mười, cần nhất là phải chú tâm vào hơi thở đừng để tạp niệm xen vào. Nếu quên hay nghi mình đếm nhầm thì phải bỏ, bắt đầu đếm lại.
c. Trước khi sổ tức :
- Ðiều hòa ăn uống : không ăn đồ nặng, không quá đói hay quá no.
- Ðiều hòa thân thể : Giữ thân thể thoải mái, phải tắm rửa sạch sẽ. Ngồi bán già hay kiết già (hoặc ngồi xếp bàn, nếu không ngồi theo hai cách trên được). Uốn mình vài lần cho giãn gân cốt, bàn tay để ngữa đặt trên chân, tay phải trên tay trái. Lưng giữ thẳng, mặt hướng thẳng về phía trước, mắt hơi nhìn xuống (nhìn sống mũi của mình).
- Ðiều hòa hơi thở : Khi đã giữõ được thế ngồi như trên ta thở vào thở ra thong thả vài lần để hơi thở điều hòa rồi mới bắt đầu đếm.
d. Cách đối trị :
- Khi thấy tinh thần mê mẫn gần như muốn ngủ thì tức thời tập trung tư tưởng lại, để tâm vào sống mũi (hoặc giữa hai con mắt). Khi thấy tâm loạn động (những chuyện gì những vấn đề gì cứ đến trong trí nhớ chúng ta) thì để tâm nơi rốn để đối trị.
- Khi thấy trong ngực hơi tức thì phóng xả bớt tâm trí đừng để tinh thần căng thẳng lắm.
- Khi thấy thân muốn nghiêng ngữa, miệng chảy nuớc miếng thì phải chuyên chú nhiều hơn để đối trị.
- Nếu thấy cảnh giới lạ không nên sanh tâm mừng hoặc sợ. Luôn luôn nhớ rằng : Vạn pháp là hư huyển, không thật thì thân tâm sẽ nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ phát triển.
e. Thời gian : Phải kiên trì, ngày nào cũng tập. Nên tập vào buổi sáng, khi vừa thức dậy lúc 4 - 5 giờ sáng là tốt nhất). Ban đầu mỗi lần tập khoảng 10 phút rồi dần dần tăng đến 1 - 2 giờ. Trước khi đi ngủ cũng nên tập, nhưng phải là lúc thanh tịnh nhất. Buổi tập nào thấy thân tâm nhẹ nhàng sáng suốt là buổi tập đó có kết quả.
f. Thái độ : Không khoe khoang, không cho ai biết việc tu tập của mình càng tốt. Nếu thấy thân, tâm có gì thay đổi hoặc có gì chưa rõ, tìm thầy, tìm anh chị lớn tuổi đạo mà hỏi để khỏi rơi vào tà pháp. Ghi chú : Ngoài phép quán sổ tức còn có những phép quán cơ bản khác nữa là : Quán tướng, quán tánh, quán tượng. Còn đi sâu vào các phép quán thì có: "Ngũ đình tâm quán" (quán sổ tức, quán bất tịnh, quán duyên sinh, quán từ bi, quán giới phân biệt), quán vô lượng thọ (16 cách) hoặc quán tứ niệm xứ. Khi nào tu tập quán sổ tức mà tâm trí hoàn toàn định tỉnh tức là có thể bắt đầu tập các phép quán khác, tức là có thể đi vào "Tu thiền". Nhưng nếu căn cơ còn thấp, áp dụng phép sổ tức này vẫn thấy còn khó khăn thì có thể áp dụng phép Niệm Phật.
II. NIỆM PHẬT :
Niệm Phật có hai phương pháp : Trì danh và quán niệm. Trì danh tức là niệm chuyên một danh hiệu đức Phật nào đó chẳng hạn như Phật A Di Ðà. Nam mô A Di Ðà Phật 6 chữ rõ ràng, niệm niệm đến Ngài, nhớ nghĩ đến Ngài, không cho tạp niệm xen vào. Có thể niệm bất cứ lúc nào, đi đứng, nằm ngồi. Trì danh niệm Phật rất đơn giản, phù hợp với căn tánh chúng sanh thời mạt pháp. Quán niệm tức là nhớ nghĩ đến một đức Phật, tưởng tượng đức Phật đứng trườc mặt mình với những tướng mạo tốt đẹp những đức hạnh vô cùng cao quý của Ngài.
A.- Những Pháp niệm Phật :
1. Truy đãnh niệm Phật : Chữ này liền với chữ kia, câu này liền với câu kia. Chú tâm niệm liên tục như thế cho đến hết giờ mình dự định.
2. Sổ châu niệm Phật : Niệm một danh hiệu, lần một hạt chuỗi, chuyên tâm không để vọng niệm xen vào, số chuỗi niệm tùy theo nguyện của mình.
3. Phản vãn niệm Phật : Miệng niệm thì tai chú ý nghe tiếng niệm của mình, dù niệm lớn hay niệm nhỏ. Chủ đích chuyên trì niệm và nghe tiếng niệm, ngăn trừ các ngoại trần, không cho len lõi vào.
4. Bản châu niệm Phật : Vừa đi vừa niệm, hoặc đi kinh hành trong điện Phật, hoặc đi bách bộ trong sân, cũng có thể đang đi trên đường.
5. Chuyên niệm niệm Phật : Niệm luôn trong ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, hễ tâm vọng động là niệm. Ban đầu dùng phương pháp truy đảnh, dần dần dùng phương pháp quán tưởng cho đến khi nhất tâm bất loạn.
B.- Cách thức niệm Phật :
1. Cao thanh niệm Phật : Niệm tụng lớn tiếng, theo nhịp chuông mõ (thực hiện ở những nơi không tạo được không khí yên tĩnh).
2. Ðề thanh niệm Phật : Chỉ niệm vừa mình nghe, không niệm lớn tiếng.
3. Mật niệm niệm Phật (Tham cứu niệm Phật) Không niệm ra tiếng chỉ niệm bằng tư tưởng (có thể dùng phương pháp trì danh, cũng có thể dùng phương pháp quán niệm) áp dụng lúc tịnh niệm mà cũng áp dụng được trong lúc đi đường hay đang làm việc.
4. Sổ thập niệm Phật : Phối hợp với "Sổ tức với Niệm Phật". Cứ một hơi thở ra niệm một danh hiệu Phật, 1 hơi thở vào niệm 1 danh hiệu Phật và thực hiện như sổ tức.
C.- Thật tướng niệm Phật :
Thật tướng niệm Phật tức là niệm cái Phật tánh ở trong ta. Trong bài quy y Tam Bảo đã nói, Tam bảo đềuà có trong mỗi chúng ta, vì vô minh che lấp, chúng ta mãi đuổi theo dục vọng, sống cuộc sống đầy tham, sân, si. Chúng ta phải biết trở về với tự tánh (tự Quy y) và niệm cái Phật tánh của mình. Ðó là cái bản tính thanh tịnh cũng gọi là cái tánh Phật hay tánh Giác. Niệm Phật như vậy là đưa chúng ta về chánh niệm. Khi trở về với chánh niệm thì Tâm không còn vọng động và dĩ nhiên không còn một tạp niệm nào dấy khởi và đó chính là thực tướng niệm Phật.
Chúng ta muốn sống cuộc đời như đức Phật thì phải đoạn trừ tất cả thiên chấp (có, không, đoạn, thường) để thể hội lý "Trung đạo", tức là niệm Phật mà không còn phân biệt mình là người niệm, đức Phật là nhữõng gì được niệm. Vì Phật và chúng sanh đều là một: Ðó là Tự Tâm Thanh Tịnh. Niệm Phật là niệm giác tánh của mình, ngoài giác tánh ấy, không còn đức Phật nào để niệm.
Niệm Phật đến chỗ thuần diệu ấy tức là bản giác thanh tịnh, ta với Phật không hai, không khác. Không thấy có phiền não để trừ, không thấy có niết bàn để chứng, tâm hồn trong sáng, từ bi, trí tuệ phát khởi. Nói tóm lại, thực tướng niệm Phật tức là giác ngộ sự thật của vạn pháp, sống đúng như thật của nhứt thế Phật.
Ngõ vào "Thiền định" là sổ tức hoặc niệm Phật. Hai pháp môn tu hành hợp với căn cơ chúng sanh và rất dễ thực hiện. Huynh trưởng chúng ta phải tinh tấn thực hiện hằng ngày, chớ nên xao lãng. Nhưng phải chuyên tâm và quan niệm đúng ý nghĩa của nó, nhất là phải biết tập trung tư tưởng, đừng để tâm vọng động. Khi còn sơ cơ ta vận dụng hai pháp này, khi thấy tâm trí ta hoàn toàn định tỉnh rồi thì tập tu thiền định (sẽ nói rõ pháp tu này trong một bài khác). Chủ đích là làm sao để có thể hướng đến "Thật tướng Niệm Phật" để dứt sạch được phiền não, giác ngộ hoàn toàn./-.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment