Wednesday 30 November 2011

Chỉ mục bài viết
PHỤC HỒI BẢN KINH SN 56.11 KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
1. Nhân duyên
2. Cốt lõi của bài giảng đầu tiên
3. Phương pháp phục hồi bản kinh
4. Các thuật ngữ quan trọng
5. Chánh kinh Chuyển Pháp Luân
6. Ghi chú
7. Tài liệu tham khảo
Tất cả các trang

KINH NHƯ LAI GIẢNG VỀ
SỰ-LUÂN-CHUYỂN-GỒM-BA- QUÁ-TRÌNH-SINH-RA-MƯỜI-HAI-YẾU-TỐ
(1) Mở đầu
Tôi nghe như vậy.
Một thời, Thế Tôn trú tại Vườn Nai [1], gần Bārāṇasi. [2]
(2) Trung Đạo
Tại đó, Thế Tôn nói với năm vị tỳ-kheo:
- Này các vị, có hai điều cực đoan mà một vị tỳ-kheo không nên dính-mắc [3]. Đó là hai cực đoan gì? Là mong muốn được đắm mình trong cảm giác thỏa mãn của các giác quan, bởi nó thấp kém, tầm thường, không cao qúy, không liên quan gì tới mục đích (của một vị tỳ-kheo). Hoặc là mong muốn được hành hạ thân xác, bởi nó gây đau đớn, không cao qúy, không liên quan gì tới mục đích (của một vị tỳ-kheo).
- Này các vị, có một trung đạo vốn không dính-mắc, được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh [4] – tìm ra. Nó làm phát sinh cái-thấy [5], làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt [6]; nó đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt [7], tới giác ngộ hay còn gọi là tới Niết-bàn [8].
- Và này các vị, thế nào là trung đạo (làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn; được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không thể-so-sánh – tìm ra)? Đó là con-đường-với-tám-yếu-tố, bao gồm: diṭṭhi – saṅkappo – vācā – kammanto – ājīvo – vāyāmo – sati – samādhi.
- Này các vị, đây là trung đạo, vốn không dính-mắc, được các bậc Như Lai – những bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh – tìm ra. Nó làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; nó đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.
(3) Bốn điều về dukkhā
- Này các vị, như vầy gọi là dukkhā [9]: sinh là dukkhā, già là dukkhā, bệnh là dukkhā; buồn phiền, bi ai, đau đớn thể xác, sầu não, thất vọng, chúng là dukkhā; dính líu với những gì không ưa là dukkhā; cách biệt với những gì ưa thích là dukkhā; mong muốn mà không được toại nguyện là dukkhā. Tóm lại, năm-uẩn [10] vốn có tính chất dính-mắc là dukkhā.
- Này các vị, như vầy gọi là nguyên-nhân-của-dukkhā: đó là sự dính-mắc. Nó kết hợp với sự ham thích, kết hợp với tham muốn dẫn đến sự tái sinh. Nó tạo ra sự mong cầu vui sướng chỗ này chỗ kia. Tóm lại, nguyên nhân của dukkhā là dính-mắc vào khoái cảm của giác quan, là dính-mắc vào sự sinh [11], là dính-mắc vào sự diệt [12].
- Này các vị, như vầy gọi là dukkhā-vắng-mặt: là không còn sự dính-mắc, là không còn dấu vết của dính-mắc; là buông bỏ, là ra khỏi, không còn dựa vào dính-mắc.
- Này các vị, như vầy gọi là con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt [13], đó là con-đường-với-tám-yếu-tố, bao gồm: diṭṭhi – saṅkappo – vācā – kammanto – ājīvo – vāyāmo – sati – samādhi.
(4) Sự luân chuyển của ba quá trình sinh ra mười hai yếu tố
- Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về dukkhā. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā. Chúng là ba-quá-trình [14] trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.
- Này các vị, như vầy gọi là, có cái-thấy về nguyên-nhân-của-dukkhā. Nên vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Đã vắng cái-thấy-có-phân-biệt về nguyên-nhân-của-dukkhā. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.
- Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về dukkhā-vắng-mặt. Nên có cái-thấy-có-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Đã có cái-thấy-không-phân-biệt về dukkhā-vắng-mặt. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.
- Này các vị, như vầy gọi là, nên có cái-thấy về con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt nên được thực hành. Con-đường-đưa-đến-dukkhā-vắng-mặt đã được thực hành. Chúng là ba-quá-trình trước đây ta chưa từng nghe. Ba-quá-trình này làm phát sinh cái-thấy, làm phát sinh cái-thấy-có-phân-biệt; đưa tới sự bình an, đưa tới cái-thấy-không-phân-biệt, tới giác ngộ hay còn gọi là Niết-bàn.
(5) Bậc giác ngộ
- Này các vị, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố [15] như thế, trước đây ta chưa từng đạt tới cái-thấy-không-phân-biệt về nó. Khi đó, ta chưa là bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh.
- Này các vị, sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố như thế, bây giờ ta đạt tới cái-thấy-không-phân-biệt về nó. Bây giờ, ta là bậc-giác-ngộ-không-thể-so-sánh.
(6) Kondañña – Vị Đã Thấy
Thế Tôn đã nói như vậy. Khi Thế Tôn nói như vậy, tỳ-kheo Kondañña [16] đã nhận ra được sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố như thế, và đạt được cái-thấy tinh khiết [17], không ô nhiễm về nó.
Lúc ấy, Thế Tôn hỏi tỳ-kheo Kondañña:
- Ông đã thấy (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố) chưa? Ông đã thấy (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố) chưa?
Tỳ-kheo Kondañña trả lời:
- Con đã thấy, thưa Thế Tôn.
Rồi tỳ-kheo Kondañña thành kính quỳ xuống bên bậc giác ngộ, và nói với bậc giác ngộ:
- Thưa Thế Tôn, con xin nhận lễ thọ giới [18].
Thế Tôn nói:
- Hãy đến đây, này tỳ-kheo! Dưới sự hướng dẫn của ta, hãy sống đời sống dukkhā-vắng-mặt, hãy sống đời sống thánh thiện.
Tóc và râu của tỳ-kheo Kondañña được cắt bỏ. Áo [19] được choàng quanh người ông, bát khất thực được đặt vào tay ông. Đây là cách mà tỳ-kheo Kondañña được nhận lễ thọ giới [20].
Rồi Thế Tôn nói:
- Tỳ-kheo Kondañña đã thấy! (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố). Tỳ-kheo Kondañña đã thấy! (sự-luân-chuyển-gồm-ba-quá-trình-sinh-ra-mười-hai-yếu-tố).
Vì như vậy, trưởng lão Kondañña được gọi là “Kondañña – Vị Đã Thấy” [21].HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

No comments:

Post a Comment