Sunday 20 November 2011

Thế nào là quán đảnh.
Lama Konchok Tinley



Kính lạy Guru, chư Phật ,hộ pháp chư daka và dakini vinh quang.
Kính lạy đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni từ tôn giáo chủ ta bà.

Eshe Lodoy Rinpoche.
Namo Gurube.

Mật tông là một tông phái phát triển từ Đại thừa Phật giáo, gọi là mật tông bởi vì khó tu khó hiểu. Bắt nguồn từ vị phật nguyên thủy Vajradhara. Một lễ quán đảnh trao truyền quyền năng được thực hiện khi người ta bắt đầu vào tiến trình tu tập. Trong mật giáo rất đặt nặng vấn đề truyền thừa. Từ vị phật này sang bồ tát , từ tổ này xuống thầy kia và hình thành 1 dòng truyền thừa rõ rệt.

Đây là dòng truyền thừa Drikung.
Trên cùng là Phật kim cang trì , sau đó là các vị tổ Kim cang tát đỏa , Tổ Tilopa, Naropa , Dịch Giả Marpa và Dakpo Kagyu ,Đại Đạo Sư Du Già Milarepa ,Đại Sư Gampopa, Phagmo Drupa , và Tổ sáng lập Jinten Sumgon ....Phật kim cang trì ở giữa là vị Bổn sư , vì mật pháp tây tạng phải thấy bổn sư là Phật .Bên trái là chư phật , đằng sau là pháp tượng trưng từ các cuốn KInh , bên phải là Tăng đoàn . Chung quanh là lịch đại tổ sư. Nơi dưới là các Bổn tôn của Mật tông :

Tầng thấp nhất là Mật Pháp thuộc về Tác Mật
Tầng trên là Mật Pháp thuộc về Tu Mật
Tầng trên nữa là Mật Pháp thuộc về Du Già Mật
Tầng trên nữa là Mật Pháp thuộc về Tối Thượng Du Già Mật

Vì có dòng truyền thừa không gián đoạn như vậy nên nhờ có một vị đạo sư *( mà chính ngài là tâm điểm của buổi lễ quán đảnh ) mà chúng ta nhận được những ân phước trọn vẹn nhất của chư tổ.



Để nhận được ân phước trọn vẹn này, chính chúng ta phải coi vị thầy như 1 hiện thân của Phật. Lời dạy bảo của ngài là Phật nên những gì chúng ta được hứa hẹn là cũng đạt được quả vị như ngài. Giác ngo và giải thoát.

Lòng sùng kính thầy bao gồm những tư tưởng lẫn hành động của chúng ta . Quan trọng nhất là có niềm tin hoàn toàn thầy chính là một vị Phật . Voi niềm tin như thế là điều kiện trước tiên để có được trí huệ. Nếu có ý định muốn làm lợi ích cho mình và vượt mọi đau khổ bằng sự thực hiện giác ngộ ; hay muốn đạt đến trạng thái hoàn toàn của một vị Phật hoàn toàn giác ngộ để có thể giúp cho chúng sinh được giải thoát,Chỉ có thầy mới có thể chỉ đường cho bạn Nếu ngài đã thực hiện được sự thành tựu.

Nếu không tin vào sự tu chứng và khả năng dìu dắt của thầy . Những sự tu tập của mình chắc chắn sẽ không bền vững chút nào và không thể tiến bộ . Quý vị phải hoàn toàn tin chắc rằng mình có thể giác ngộ và thầy bạn chính là sự minh chứng sống . Nếu tuân theo tuyệt đối những lời giảng dạy về Phật pháp . Quý vị sẽ giác ngộ như thầy như thế sự tu tập mới thật sự có ích. Chỉ khi nhận ra các đức tính nơi vị thầy. Đó là cách tốt nhất để phát triển các đức tính từ chính chúng ta. Đa số người ta thường mù quáng với các khuyết điểm của mình trong khi các khuyết điểm của người khác hiện ra rõ ràng . Nhưng nếu không có khuyết điểm. Bạn không thể nhận ra khuyết điểm của người khác.

Ngài đã cho bạn những lễ điểm đạo , những lời truyền khẩu và trao truyền dòng tu không gián đoạn khởi từ đức Phật. Ngài làm bạn phát sinh lòng mong muốn đạt đến trạng thái của ngài và giúp cả vâjt chất khi chúng ta cần. Vì thế , nếu không kính yêu thầy.Bạn không thể đạt đến giác ngộ . Nếu không kính trọng trạng thái Phật ngài đang thể hiện làm sao bạn đạt được tỉnh thức ? .
Tôi nhớ khi ở trong tu viện, khi tu Ngondro thì phải lễ lạy 100.000 lần. Khi quá mệt tôi than với thầy, ngài nói chẳng có gì là mệt cả hãy coi cơn mệt mỏi như một lũ giặc quên nso đi và lễ lạy thêm nữa. Lúc đó thì quả thực tâm coi thây là phật của tôi biến đâu mất. Cho nên việc coi thầy là Phật không hề đơn giản. Thầy Eshe Lodoy Rinpoche dạy tôi rằng : Nếu với con mắt soi mói thì nếu ở lâu với ngay cả một đức Phật cũng sẽ tìm ra lỗi của ngài.Môt vị thầy sanh ra với thân tướng của nhân loại nên ngài ucnxg như như những người bình thường khác . Nhưng tâm của ngài thì hòa chan với tâm Phật !
Một vị thày có khả năng chuyển hóa nội tâm của chúng ta khi ta tao ra mối quan hệ mật thiết với ngài , cho trái tim chúng ta cũng có được tình thương lòng đại bi như ngài .

Ngài ban cho ta các pháp thực hành , các lời khuyên hữu hiêu, các vấn đề cần phải kiểm soát , nhờ vậy , ta có thể chấm dứt Luân hồi bằng cách tuân theo , nhân những giáo lý và làm theo nó .CHúng ta tin tưởng nơi sự dạy bảo ,làm theo những việc ngài làm , cố gắng tu tập . Coi thầy như Phât trân trọng từng giáo lý QUý Báu .
Chư vị Phật ba đời cũng đi theo 1 vị thầy để có thể giải thoát.

Vậy nguyện quý vị sẽ đựơc gặp được những vị thầy vô cùng quý báu!



Quán Đảnh.

Trước khi nhận 1 lễ quán đảnh từ 1 vị thầy. Bạn nên cảm nhận vị thầy này ra sao và có nên lựa chọn ngài hay không. Vì tất cả những gì cần có của một đệ tử đối với vị thầy là lòng sùng mộ và nghe lời.

Những gì phải làm trước lễ quán đảnh là " dọn tâm "
1. Phát tâm bồ đề cầu thành Phật để độ chúng sanh.
2. Quy y tam bảo và Bổn sư cùng dòng phái .

LDK xin nói qua về lịch sử của truyền thống quán đảnh. Tại Ấn độ cổ xưa, lễ truyền ngôi báu gọi là lễ QUÁN ĐẢNH. Nhà vua triệu tất cả thần dân về kinh đô. Thông báo rằng từ nay cho vị thái tử này làm Vua nối ngôi trị vì vương quốc đó cho mình.
Vị thái tử này thệ nguyện 1 số điều rồi được vua cầm bình báu rưới nước lên đầu , đưa cây trượng tượng trưng cho uy quyền. Và bắt đầu từ đó vị thái tử làm Vua của nước.Từ Tây tạng Wang là:“ Quyền năng ” . Khả năng tự dấn thân vào thực hành thiền định riêng biệt với cứu cánh tối ưu là thành tựu tỉnh thức và đi vào trạng thái Phật vì lợi ích chúng sinh .

Vậy nên trong phật giáo có truyền thống Quán đảnh , chư Phật quán đảnh cho Bồ Tát , Phật thọ ký cho thành Phật .... đều có ý nghĩa là truyền trao quyền năng và ngôi báu.



1 lễ quán đảnh trao truyền quyền năng thường được trao những vật như nước uống , thức ăn , sữa .... Đều có ý nghĩa riêng của từng quán đảnh. Mà mật giới không cho phép tiết lộ nên LDK xin không nói.

Buổi lễ Quán Đỉnh, dùng để khởi sự dọn dẹp gọn những chướng ngại của tâm thức xấu ngăn và ác nghiệp bất tịnh . Làm cho phát triển tiềm năng sẵn có của Phật tính trong mỗi chúng ta. Và cũng chính buổi lễ Quán Đảnh sẽ đánh thức và cũng cố vững chắc tính Phật.

Trong Tối thượng du dà , có 4 pháp quán đảnh là :

Quán đỉnh bình (sa. kalābhiṣeka, bình ở đây là tịnh bình), bao gồm sự khai giảng về năm khía cạnh của năm bộ Phật.

Quán đỉnh bí mật (sa. guhyābhiṣeka);

Quán đỉnh trí huệ (sa. prajñābhiṣeka)

Quán đỉnh thứ tư (sa. caturthābhiṣeka).

Tựu chung nó chia thành 2 ý nghĩa chính:
1-Đón nhận sự tịnh hóa .
2-Gieo hạt giống bồ đề.

Khi truyền quán đảnh thì đạo sư sẽ cho bạn sự tịnh hóa bằng cách tẩy sạch các ác nghiệp bằng thần chú .... Bởi vậy , việc nhận 1 lễ quán đảnh là để nhận sự tịnh hóa vô biên những nghiệp bất tịnh của ta trong vô lượng kiếp. Vị thanh tịnh hóa các nghiệp xấu ác nen nó giúp cho con đường tu của chúng ta không bị chướng ngại bởi vì những nghiệp bất thiện sẽ trôt ra quả xấu. Việc tịnh hóa này cũng như dọn dẹp 1 thửa ruộng vậy.

Sau khi dọn dẹp , chúng ta bắt đầu gieo những hạt giống bồ đề trên nền đất tốt đó. Chính tôi đã có những cảm xúc rung động mãnh liệt khi dự lễ quán đảnh Chakrasamvara của ngài Eshe. Những âm thanh thần chú đánh vào trong tâm , ghi vào đó những tình yêu thương chúng sanh và tâm bồ đề cao quý. Quán đảnh Mật tông. Một nghi thức cực kỳ huyền diệu . Và thọ nhận , nó trở thành điểm nhấn không lay chuyển trong tâm thức.Một nghi thức thật cổ xưa cần được nắm bắt bằng mọi giá ; và chính là sự kiện đánh dấu những bước chuyển tiếp trọng đại của cuộc sống của chúng ta. Nhiều người lầm tưởng rằng đơn giản chỉ tới mà nhận những thần chú khẩu truyền và nghe tụng niệm. Như vậy là xong!

1 lễ quán đảnh này cần phải có sự tương tác giữa hai phía. Không có sự quán đảnh nếu người đệ tử không cố gắng chuyển hóa và làm theo những gì vị đạo sư giảng dạy.
Để trao truyền trực tiếp ( khẩu truyền )Đạo sư đọc nghi quỹ (sādhana) qua một lần cùng đẹ tử nhắc lại và lần đọc này có giá trị cho phép người đệ tử tu học nghi quỹ này.
Sau đó, Đạo sư bình giảng những điểm khúc mắc, khó hiểu, những bí truyền trong Nghi quỹ để bảo đảm sự tu tập chính tông, đúng đắn của đệ tử.

[IMG][/IMG]
Quán đảnh cái bình.

Có một câu chuyện về ngài Tịch Thiên ( santideva ) như sau :
Sàntideva sinh ở miền Nam Ấn , vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7 . Ngài là thái tử con vua Surastra . Từ những kiếp quá khứ , ngài đã cúng dường phụng thờ nhiều đức Phật và đã tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải thoát. Nhờ phước đức ấy nên ngay từ lúc ấu thơ , ngài đã nhiều lần chiêm bao thấy Văn Thù Bồ Tát . Lớn lên , đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi , một hôm ngài nằm mộng thấy hai vị Bồ tát : Văn thù và Tara .Bồ tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng bảo ngài rằng : “ Ở đây không có chỗ cho hai người ”. Bồ tát Tara tưới nước nóng trên đầu ngài và nói: “ Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi với nước này đây ” .

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Tỉnh dậy , ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ tát . Nên đêm hôm trước ngày lên ngôi , ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng sâu . Và tu tập cho dến khi đắc tam muội.Cũng như vậy, việc thọ 1 lễ quán đảnh là để hứa hẹn cho mình quả vị giải thoát.



Sau khi thọ lễ quán đảnh. Chúng ta có quyền coi tự thân là Phật!

Ví dụ, chẳng hạn nếu không có việc làm. Qusy vj liên tục mô phỏng mình đã tìm ra một việc làm, cơ hội thành công đương nhiên sẽ tốt hơn. Nếu thất bại, chúng ta than vãn trên sự đau khổ và nhắc đi nhắc lại cho đến ngày nhắm mắt. Nhưng nguyên nhân thành công chính là trạng thái tâm thức tích cực của mình . Ngược lại, nếu cứng ngắt trong trạng thái tiêu cực. Hay bạn không có sự tự tin cần thiết để tự đi tìm việc làm. Như thế, thất bại hay thành công tùy thuộc rất nhiều vào hình ảnh đã có về chính mình. Vì vậy Mật tông nhắc nhở chúng ta làm việc cho sự cải thiện hình ảnh cá nhân nhờ vào quán tưởng những hình tượng chư Phật. Việc quán chúng ta là một vị Phật tạo ra hình ảnh chính mình cực kỳ dũng mãnh; có khả năng vô hiệu hóa những thói quen tiêu cực và tâm trạng thiếu khả năng của mình .Ví dụ nhé:

Nếu anh thấy anh luôn là bồ tát Quan thế Âm và làm mọi việc như là bồ Tát Quan Thế Âm. Như thế thì tất nhiên chúng ta không dám làm những việc xấu ác rồi.
Vì vậy chúng ta gọi con đường Mật tông là con đường tu quả. Hãy cứ coi mình là Phật và hành xử như phật. Với động năng mạnh vừa đủ,kết hợp với những phương pháp có khả năng chuyển hóa những thái độ bên trong . Giúp chúng ta tiến bộ trên con đường tâm linh cũng như thanh tịnh hóa sự phiền não của ngoại cảnh !

Tựu chung, 1 buổi lễ quán đảnh là để cảm nhận và bắt đầu dấn thân lên con đường tìm cầu giác ngộ!
Cuối cùng mong rằng tất cả quý vị, các bạn cũng gặp được vị thầy của mình!

Drikung Konchog Tinley.

Tất cả sai sót là của người soạn, mọi công đức xin hồi hướng về khắp pháp giới chúng sanh.
Nguyện cho thầy tổ an khang chân cứng đá mềm để bánh xe chánh Pháp được xuay chuyển khắp cùng pháp giới .
Xin cho bậc hóa thân thứ 18 Lama Sonam Rinpoche bậc hóa thân Văn thù sư lợi thọ trường , giáo pháp của ngài lan mãi đến ngàn xa .
Nguyện cho bậc thầy Eshe Lodoy Rinpoche an lành viên mãn phật sự.

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).

No comments:

Post a Comment