(Mahavaipulya Mahasamnipata sutra) được Đức Phật thuyết giữa khoảng ngài từ 45 đến 49 tuổi cho chư Phật và chư Bồ Tát. Kinh xuất phát từ tk VI, gồm 60 quyển, 17 bài tương đối ngắn, nói nhiều về tính Không, chịu ảnh hưởng của Tantra, chứa nhiều Đà la ni và Mantra, thuyết minh về một số pháp tu tập của hạnh Bồ tát như tam học, lục Ba la mật, các pháp Tam muội, Tổng trì, cùng nhấn mạnh về sự nghiệp hộ pháp của 8 bộchúng.
Đại sư Tăng Tựu sắp xếp việc phiên dịch sang Hán tự: 1/ Đàm Vô Sấm (385-433) dịch vào đời Bắc Lương, từphẩm 1 đến phẩm 11 và phẩm 13, gồm 29 quyển; 2/ Trí Nghiêm (350-427) và Bảo Vân (376-449) dịch phẩm 12 (4 quyển) vào đời Lưu Tống, 3/ Đại sư Na Liên Đề Da Xá (490-589) dịch vào đời Cao Tề (550-576) gồm các phẩm 15, 16, 17 (15 quyển) và phẩm 14 gồm 12 quyển, dịch vào đầu đời Tùy (580-618).
Ngoài phần chính, Kinh còn phần liên hệ gồm có:
- Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện, 2 quyển, đại sư Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường.
- Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội Phần, 10 quyển, đại sư Đạt Ma Cấp ĐadịchvàođờiTùy.
- Kinh Ban Chu Tam Muội, 3 quyển, đại sưChi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán.
- Kinh Đại Tập Hội Chánh Pháp, 5 quyển,đại sư Thi Hộ dịch vào đời Triệu Tống.
IV.3.L. KINH ĐẠI BẢO TÍCH (Maharatnakuta sutra) cũng như Đại Tập Kinh thuộc loại “kinh tập hợp” là một trong những kinh điển Đại Thừa xưa nhất, biên tập vào tk V nhưng gồm cả những bài kinh cổ hơn nhiều. Kinh khai triển Trung Đạo và nói về trí huệ siêu việt nhằm đưa chúng sanh đến Giác Ngộ Tối Thượng của Phật quả.
HT Thích Trí Tịnh dịch Kinh ra Việt ngữ, trong “Lời nói đầu của dịch giả”, giải thích mục đích của Kinh:
Trong khế kinh, Đức Phật nói: "Chỉ vì một đại sự nhơn duyên mà Đức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật”.
Lời Đức Phật thật đơn giản, mà ý nghĩa thật tột cùng sâu rộng. Trong lời đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng. Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quyết sẽ thành Phật, như trong Đại thừa Kinh thường có câu, chính Đức Phật dạy: "Các người là Phật sẽ thành, còn chư Phật là Phật đã thành”.
Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền cho đời những phương cách, nhập pháp môn làm điều kiện cụ thể để bước lên đường Phật, để rồi đến quả Phật. Những phương pháp cụ thể đó gọi là Phật Pháp.
Vì các chúng sanh căn không đồng nhau, tánh không đồng nhau, ý thích cùng sự mong muốn v.v... cũng không đồng nhau, nên Đức Phật phải theo cơ mà dạy rất nhiều pháp môn, nên phải dùng từ "Vô lượng pháp môn”.
Dầu là vô lượng nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn, đúng với tâm tánh thích muốn của chính mình rồi, quyết tâm hiểu rõ hành trì thật đúng thật bền, thật sâu, thì nhất định đạt thành đạo quả.
Như trên nói: “Mọi chúng sanh đều có đủ đức tánh đồng nhưPhật chỉ vì điên đảo vọng tưởng hư vọng phân biệt, dục tham phiền não che chướng nên những tánh đức trong sáng sẵn có ấy không hiện thật”.
Tất cả pháp môn của Đức Phật dạy, những phương pháp mà Đức Phật lúc hành đạo đã thật hành, đã hiểu rõ, đã kinh nghiệm và do đó đã đạt kết quả cứu cánh, nay đem truyền dạy lại cho mọi người, đều nhằm vào việc phải trừnhững đảo tưởng phân biệt, dục tham phiền não, để cho tánh đức sẵn có phát hiện tác dụng. Vì đó là sẵn có nên Đức Phật tự nói: "Ta không có một chút pháp gì để thành Vô thượng Bồ đề cả”. Phật pháp là phương tiện đưa người vào đạo, là liều thuốc chữa trị bịnh hư vọng phiền não, là cách thức rửa lau những đảo tưởng như lau bụi trên mặt gương, mà tuyệt đối không có chút gì là có, là được, vì đạo là tánh đức sẵn đủ vậy.
Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu:Giới, Định và Huệ. Vô lậu giới để phòng ngừa, để ngăn đảo vọng. Vô lậu định đểchận đứng, để đối trừ "đảo vọng”. Vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ tát. Cho đến lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn, thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, là thành Phật.
Trong bộ Kinh Đại Bảo Tích này, nội dung không ngoài nhữngđiều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều, rất rộng.
Trong thập niên năm mươi, tôi được đọc tụng bộ Kinh này từbổn sách của Bắc bộ Việt Nam ta, bổn Hán văn, tôi đã có hoài bão phiên dịch ra Việt văn để được thông dụng theo thời đại.
Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn, và đến nay ngót mười năm mới có đủ duyên để được đem ra ấn hành lần đầu tiên. Mong rằng sự ấn loát và lưu hành đều tốt đẹp như ý muốn.
Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi thí chủ, hoặc thiện chí hoặc công sức hoặc tịnh tài, đều tròn đầy phước lạc.
Viết tại chùa Vạn Đức, Thủ Đức Mùa An Cư, ngày 12-07-1987 Phật Lịch 2531 Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Kinh gồm 2 phần. Phần chính gồm 120 quyển, 49 hội, 6000 trang, được Bồ Đề Lưu Chi (562-727) tập hợp các kinh đã được dịch từ trước (23 hội, hơn 80 quyển) và dịch phần còn lại từ năm 706, mất 8 năm mới hoàn tất.
Bảo Tích có nghĩa là tích tập các Pháp bảo, nên mỗi hội có thể xem như một bộ kinh với chủ đề riêng và có một vài trùng lặp với các bộ khác. Chẳng hạn:
Hội thứ 46 mang tên hội “Văn Thù thuyết Bát Nhã” gồm 2 quyển 115 và 116, do đại sư Mạn Đà La Tiên dịch vào khoảng đầu tk VI TL, đời Lương (502-556), chính là hội thứ 7 của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Hội thứ 47 mang tên “Hội Bồtát Bảo Kế” gồm 2 quyển 117 và 118, do pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, trùng với kinh Đại Tập, quyển 25 và 26 do đại sư Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương (397-439).
HT Thích Trí Tịnh dịch cả hai Kinh, Đại Tập và Đại Bảo Tích, trong “Lời ghi nhận sau Kinh của người phiên dịch”, giải thích sự trùng hợp này.
Tôi từ bé đôi mắt đã bịnh yếu lại thêm càng ngày càng cận. Lúc tôi cầm viết ghi mấy dòng này là lúc đôi mắt đã bịnh nhiều suốt hơn một năm, kể từ đầu tháng Tám năm ngoái, năm Mậu Thìn (1988), nay nhìn chữ chỉ thấy lờ mờ.
Hồi nhớ lại từ ngày vào đạo, theo nghĩa thế tục, đến nayđã hơn nửa thế kỷ, luôn luôn lấy việc học kinh, tụng kinh, niệm Phật, dạy kinh, giảng kinh và phiên dịch kinh từ Hán tạng ra Việt văn làm chánh hạnh của đời mình.
Năm 1947, bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh đầu tiênđược ấn hành, kế đến là Phổ Hiền Hạnh Nguyện, bộ Tam Bảo, bộ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện v.v... Đến năm 1953 bộ Đường Về Cực Lạc hai tập được ra đời, do bộ này mà hai năm sau, năm 1955, hội Cực Lạc Liên Hữu được thành lập, lấy chùa Vạn Đứcở Thủ Đức làm trung tâm và ngày mùng Sáu tháng Tám, ngày khánh lễ Tổ Huệ Viễn là ngày đại hội thường niên...
Rồi các năm sau, những bộ kinh khác do tôi phiên dịch được tiếp tục ấn hành, như là bộ kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, bộ kinhĐại Bát Nhã. Những năm 1970, tôi dịch xong bộ kinh Đại Bửu Tích, và mãi đến năm 1987 mới được bắt đầu ấn hành...
Nhờ vào sự ấn hành bộ kinh Đại Bửu Tích, thúc đẩy tôi phấn khởi, nên trong ba tháng liền an cư năm 1988, tôi dịch xong bộ kinh Đại Tập, và nó được ấn hành tiếp nối bộ kinh Đại Bửu Tích, muốn được thuận lợi, tôi vẫn đề là kinh Đại Bửu Tích, Hán tạng bộ Hạ.
Bộ kinh Đại Bửu Tích Hán văn được lưu hành từ xưa nay, vì thể theo ba môn Vô lậu học Giới Định Huệ, nên Ngài Bồ Đề Lưu Chí để pháp hội Tam Tụ Tịnh Giới ở đầu bộ kinh. Bộ Việt văn này, tôi thể theo Tam bảo Phật Pháp Tăng nên tôi để pháp hội Vô Lượng Thọ Phật khởi đầu, và cũng có ý muốn cho ngườiđọc lúc mở kinh ra đã kết duyên với đức Phật A Di Đà, đức Phật đã được giới thiệu trong nhiều bộ kinh Đại thừa, và cũng là hồng danh mà phần lớn Phật tử ta luôn trì niệm. Nếu các pháp hữu muốn so với bộ Hán văn, chỉ giản đơn sửa tập I Việt văn thành tập II, và sửa tập Việt văn tập II thành tập I là hai bộ Hán và Việtăn khớp nhau.
Nội dung bộ Đại Bửu Tích Hán văn đến pháp hội Quảng Bác Tiên Nhơn là hết, nhưng hết với nửa chừng. Trong bộ Việt văn này, tôi sưu tầm trong Đại tạng, bổ sung phần cuối trọn vẹn cho pháp hội này. Và cũng từ Đại tạng tôi dịch thêm pháp hội Diệu Cát Tường Bồ Tát.
Tiếp theo đó, nếu các pháp hữu thấy pháp hội nào có câu đức Phật ngự tại giữa khoảng cõi Dục và cõi Sắc trong Đại Bửu Phường Đình thì đó chính là kinh Đại Tập.
Cũng từ trong Đại tạng, tôi phiên dịch thêm pháp hội Vô Tận Ý Bồ tát nối sau bộ kinh Đại Tập Hán văn đã lưu hành và để kết thúc toàn bộkinh Đại Bửu Tích Việt văn, tôi đặt pháp hội Quán Vô Lượng Thọ Phật.
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏnhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chân thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại vài dòng này, chính tôi, phải chính tôi, không dám ngửng mặt tự xưng là Tỳ kheo chân chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ tát.
Chùa Vạn Đức, ngày Trùng Cửu Năm Kỷ Tỵ (08-10-1989)
THÍCH TRÍ TỊNH cẩn chí.
Lời tâm sự của vị chân tu đã để trọn đời làm Phật sự mà cuối đời còn “không dám ngửng mặt tự xưng là Tỳ kheo chân chánh” đã khiến tôi vô cùng xúc động và tô đậm nét để làm tấm gương sáng noi theo.
IV.3.M. ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA KINH (Mahavaipulyapurna-buddasutra-prasannartha-sutra), gọi tắt là Viên Giác Kinh (Tàu: Yuanjue-jing; Nhật: Engaku-kyo) được Giác Cứu (Buddhatrata, Phật Đà Đa La) dịch sang Hán tự năm 693, có ảnh hưởng lớn với Thiền Tông. Kinh chia làm 12 chương, mỗi chương lấy tên một vị Đại Bồ Tát, trong đó có Văn Thù và Phổ Hiền được dạy vể sự viên mãn của Giác Ngộ (Viên Giác).
Khuê Phong Tông Mật đại sư (780-841), tổ thứ năm của Hoa Nghiêm tông, năm 806 đi thi, giữa đường qua Toại Châu, nghe HT Đạo Viên thuyết pháp, bèn xuống tóc xuấtgia, năm 810 tham bái ngài Thanh Lương Trừng Quán, thọ trì giáo học Hoa Nghiêm. Chú giải kinh Viên Giác của Sư được coi là khuôn mẫu cho các tác phẩm chú giải kinh Viên Giác sau này. Sư đề xướng Thiền Giáo Nhất Trí và được coi là một thiền sư nổi danh thuộc dòng thiền Thần Hội (theo Huệ Quang tự điển).
Thiền sư Viên Chiếu (998-1090) giỏi về pháp Tam Quán của kinh Viên Giác, đã soạn “Tán Viên Giác Kinh”.
IV.3.N. ĐẠI THỪA PHƯƠNG ĐẲNG YẾU TUỆ KINH hàm chứa tinh thần Bồ tát đạo rất là sâu xa. Trong Kinh, Đức Phật dạy cho Bồ Tát Di Lặc tám điểm để nhiếp phục các ma oán, thực hành Bồ tát đạo không bị thối chuyển, thành tựu địa vị tối thượng của Nhất Thế Trí. Tám điểm ấy là:
1. Phải có bản chất thanh tịnh từbên trong (Nội tánh thanh tịnh).
2. Phải thành tựu đối với nhữngđiều đã được phụng hành (Sở hành thành tựu).
3. Phải thành tựu các hạnh bố thí (Sở thí thành tựu).
4. Phải thành tựu về hạnh nguyện (Sở nguyện thành tựu).
5. Phải thành tựu lòng từ (Từthành tựu).
6. Phải thành tựu lòng bi (Bi thành tựu).
7. Phải thành tựu về phương diện thiện xảo (Thiện quyền thành tựu).
8. Phải thành tựu trí tuệ (Trí tuệthành tựu).
Ởtrong tám điều đức Phật dạy trên, chúng được thâu nhiếp vào tam tụ tịnh giới của Bồ tát giới như sau:
- Điều một là thuộc về Nhiếp luậtnghi giới.
- Điều hai là Nhiếp thiện pháp giới.
- Và những điều còn lại thuộc vềNhiêu ích hữu tình giới.
Bồtát An Thanh, tự là Thế Cao là Thái tử của Vua Parthia nước An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú, xuất gia tu tập thông hiểu Tam tạng, đến Tàu năm 147, hoằng pháp và phiên dịch Kinh tạng. Ngài An Thế Cao dịch 34 bộ gồm 40 cuốn trong đó có Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Phương Đẳng Yếu Tuệ vào thời Hậu Hán:
Văn như thị nhất thời Phật du ư xá vệ quốc Nhĩ thời Di Lặc Bồ-tát xoa thủ bạch Phật ngôn: Thế tôn ngã dục tiểu hữu sở vấn nhược Thế tôn thính sở vấn giả nãi cảm trần chi .Phật ngôn: Nhược hữu sở nghi tiện vấn ngôđương vi nhữ giải thuyết sử ý hoan hỉ. Di Lặc vấn ngôn: Vân hà Bồ-tát Ma-Ha tát bất thối chuyển Pháp ư Đại thừa hữu tiến nhi bất háo giảm hành Bồ-tát đạo tịnh hàng phục ma oán như kỳ trạng mạo tất hoàn giáo tri chư Pháp căn chi tướng bất yếm ư sanh tử tự hữu chánh tuệ bất tòng tha thọtật thành vô thượng nhất thiết trí địa? Thế tôn tán viết: Thiện tai Thiện tai sở vấn tùy thuận thậm thiện Đại giai ngô đương vi nhữ giải thuyết. Bồ-tát sở đắc chi hành du ư sở vấn đế thính thiện tư niệm chi ư thị Di Lặc thọ giáo nhất tâm tĩnh thính. Phật cáo Di Lặc Bồ-tát hữu bát Pháp cụ túc tật đãi đắc vô thượng nhất thiết trí địa. Hà vị vi bát? Nhất giả nội tánh thanh tịnh; nhị giả sở hạnh thành tựu; tam giả sở thí thành tựu; tứgiả sở nguyện thành tựu; ngũ giả từ thành tựu lục giả bi thành tựu; thất giảthiện quyền thành tựu; bát giả trí tuệ thành tựu. Thị vi bát sự Bồ-tát tật đãiđắc vô thượng nhất thiết trí. Di Lặc Bồ-tát cập chư hội giai hoan hỉ.
Nguyên Tánh và Nguyên Hiểu, Thích Nữ Diệu Thuần (tháng 2.2007) hiệu đính:
Nghe như vầy, một thời đức Phật du hóa ở nước Xá-vệ, bấy giờ Bồ-tát Di-lặc chấp tay bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Con có mấy điều muốn thỉnh giáo, xin Thế Tôn cảm thương mà chỉ bày cho con. Phật dạy: Nếu có gì nghi ngờ liền hỏi ra, Ta sẽ vì ông mà thuyết giảng một cách hoan hỷ. Di-lặc thưa rằng: Thế nào gọi là Bồ-tát-ma-ha-tát không thối chuyển, và ở đại thừa có tiến mà không có sút giảm, Bồ-tát hành đạo bao gồm hàng phục các ma oán và biết rỏ nguồn gốc hình tướng để trở lại giáo hoá hết thảy, không nhàm chán trong chốn sanh tử, tự mình có trí huệ không tuỳthuộc vào người khác, từ chỗ tật bệnh trở thành địa vị Vô thượng Nhất thiết trí? Thế Tôn khen rằng: Hay thay hay thay! câu hỏi thật tùy thuận, rất khéoléo, rất tốt, Ta nay vì ông mà thuyết giảng. Ông đã hỏi về việc hành đạo và sựchứng đắc của Bồ-tát, nay khéo lắng nghe và suy nghĩ. Khi ấy Di-lặc vâng lời nhất tâm lắng nghe. Phật bảo Di-lặc: Bồ-tát có đầy đủ tám pháp khiến nhanh chóng đắc Vô thượng Nhất thiết trí. Những gì là tám? Một là Nội tánh thanh tịnh. Hai là Hạnh thành tựu. Ba là Bố thí thành tựu. Bốn Nguyện thành tựu. Năm là Từ thành tựu. Sáu là Bi thành tựu. Bảy là Phương tiện thành tựu. Tám là Trí huệ thành tựu.Đây là tám việc giúp Bồ-tát mau chóng đắc Vô thượng Nhất thiết trí. Bồ-tát Di-lặc cùng hội chúng (nghe xong) đều hoan hỷ.
** *
Để kết thúc bài này, thiết tưởng không gì phù hợp bằng bài “Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo” đăng trên Trúc Lâm số 36 của thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, kết luận như sau:
Kinh Phổ Hiền Hạnh nguyện nhắc nhở lý tưởng ấy rằng: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng”. Hư không còn có thể có chỗ tận cùng, nhưng tâm nguyện (Đại bi) của ta thì không bao giờ có thể tận cùng.
Nếu chúng ta không hay biết tí gì về tâm nguyện đại bi ấy mà mong bước vào thế giới văn học Đại thừa,đây mới thật là một không tưởng trên mọi không tưởng. Không tưởng này bộc lộquá lộ liễu và thô thiển khi người ta đánh giá một tác phẩm Đại thừa qua cái gọi là sự khám phá về những thế giới bên ngoài thế giới này, Thế giới vô cùng, vô tận, mà các tác phẩm Đại thừa thường mô tả, có thực như vậy hay không chẳng có gì quan hệ phải bận tâm. Nếu tâm trí của chúng ta không mở rộng kịp với thế giớivô tận được mô tả ấy, thì dù đó có là sự thực, cũng chỉ là sự thực của bóng vẽ,nghĩa là, nói tóm lại, hương vị của Chánh pháp vẫn là hương vị cô liêu của sự sống. Và đây mới đích thực là tinh chất của toàn thể văn học Phật giáo, bao trùm tất cả mọi khuynh hướng, mọi tông phái của nó. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.3/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment