(Siksasamuccaya)
Thích Như Điển dịch
---o0o---
Quyển thứ bảy
Thứ tự Kinh văn số 1636
Bắt đầu dịch từ ngày 23 tháng 11 năm 2004
Nhân kỳ nhập thất lần thứ hai
Phẩm Không Thứ Tư
Phần thứ tư
Nghĩa là khế kinh nầy khác với khế kinh kia. Tất cả có tên là hủy báng pháp . Có nghĩa là Dà Đà (kệ) nầy khác với Dà Đà kia. Có tên là hủy báng pháp. Làm sao có thể khởi lên một niệm tín giải; hoặc chẳng khởi lên. Đều có tên là hủy báng pháp. Đối với Pháp Sư nói pháp về ý nghĩa và giải thích khác biệt, từ đó thay đổi, có tên là hủy báng pháp. Làm công việc này xa lìa mắt thấy ở nơi sự quán sát, nói cười với lời hí luận. Tất cả có tên là hủy báng pháp. Đây là có thực hành; đây là chẳng thực hành. Tất cả có tên là hủy báng pháp. Nói đây là lời Phật dạy về Tam Muội; nói là giải thoát. Phật kia nói Tam Muội là giải thoát. Đây có tên là hủy báng.
Phật bảo: Văn Thù Sư Lợi! Cho đến có tất cả những sự thay đổi, đều có tên là hủy báng pháp. Nếu Tỳ Kheo , Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di v.v..đối với Pháp Sư nói về hình tướng như thế nầy; tư duy như thế nầy...Tất cả đều là hủy báng chánh pháp.
Kinh chép: “Phật bảo rằng: Nầy Thiện nam tử! Nếu sau khi Như Lai diệt độ vì ta mà thuyết pháp. Tùy theo niềm vui cũng như sự tin hiểu vì chúng sanh mà nói. Nơi pháp hội kia: có chúng sanh từ thân thể cho đến lỗ chân lông hoan hỉ sâu bền; hoặc rơi nước mắt bi lụy. Thì nên biết rằng những điều nầy được chư Phật ấn khả cho. Kẻ ngu si kia lại nói: Đây là Bồ Tát! Đây chẳng phải là Bồ Tát. Nên biết là Bồ Tát vậy. Do sự nói không đúng về pháp ba Thừa mà nơi ta đã thuyết pháp, do sự ngộ giải ấy, cho nên nơi Bồ Tát đã khởi lên sự nhục mạ. Ta nói người nầy ở nơi địa ngục, chẳng có thời gian . Vì sao vậy? - Vì nếu Bồ Tát Đối với Pháp Sư khởi lên sự phỉ báng: tức là xa lìa chư Phật; hủy báng chánh pháp cùng các Tỳ Kheo Tăng. Lại nữa do sự khinh mạn các Pháp Sư thuyết pháp nên đã chẳng khởi tâm tôn trọng. Đồng thời cũng có nghĩa là chẳng sanh tôn trọng Như Lai. Đối với Pháp Sư thuyết pháp chẳng muốn nghe. Có nghĩa là chẳng sanh vui thích đối với Như Lai. Đối với Pháp Sư thuyết pháp chẳng xưng tán, nghĩa là chẳng khởi sự xưng tán nơi Phật Như Lai. Đây tức là xa Phật vậy.
Nếu đối vớí sơ phát tâm Bồ Tát khởi ý não hại. Phật lại bảo:
- Nầy Từ Thị! Nếu đối với Lục Ba La Mật của ta. Bồ Tát thành chánh giác; kẻ ngu si vọng nói về Bát Nhã Ba La Mật Đa phải nên biết về Bồ Tát Học Xứ. Thế nào là học Ba La Mật Đa ? - Học Ba La Mật là không đánh mất lời Phật dạy. Nầy Từ Thị! Ý của ngươi như thế nào? Khi ta làm ông Thước Ca Hộ ( Casi) giải cứu mạng cho cọp con mà thí thịt mình là chẳng có trí tuệ ư?
Từ Thị bạch rằng:
- Không phải vậy! Bạch đức Thế Tôn.
Phật bảo:
- Nầy Từ Thị ! Nếu tu hạnh Bồ Tát; ở nơi Lục Ba La Mật hạnh phải tương ưng; phát tâm Bồ Đề lệch lạc chẳng thành thục thiện căn ư?
Từ Thị đáp rằng:
Chẳng phải vậy kính bạch đức Thế Tôn.
Phật bảo:”Nầy A Dật Đa (Ajita. Từ Thị, Di Lặc) ngươi lại ở nơi sáu mươi kiếp huân tập làm hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã Ba La Mật Đa, tất cả đều huân tập hành trì. Lại nữa kẻ ngu si nói như thế nầy: Chỉ có một chánh lý là con đường Bồ Đề; cho nên thực hành về tánh không. Đây là chánh lý được bản nhiên thanh tịnh vậy.
Tập Ly Nan Giới Học
(Silaparamitayam anarthavarjanam
pamcamah taricchedah)
Luận rằng:
Nói đơn giản là khó, nên xa lìa. Như Kinh Thâm Tâm Giáo Huấn nói:” Như thế các loại khó nghe rồi sợ hãi. Nghe đây là Sơ Hành Bồ Tát thọ trì điều nầy. Nói sự lợi ích rồi bạch rằng:
Kính bạch đức Thế Tôn! Con nay đầu tiên ở trước Như Lai mà thọ trì điều nầy. Bạch Thế Tôn! Con từ xưa đến nay đối với Bồ Tát cùng với hoá nhơn đã nói về tội sai trái thật và chẳng thật. Đây là sự ngông cuồng về đức Như Lai Chánh Biến Tri. Bạch đức Thế Tôn! Lại nữa con từ xưa đến nay đối với Bồ Tát và đối với người hiền hủy báng mạ lị; hoặc tại gia hoặc xuất gia, thọ năm niềm vui dục lạc; buông lung tự tại. Thấy thế rồi chẳng sinh tín tâm thanh tịnh làm cho họ sanh tâm xấu hổ. Khởi tâm chẳng tôn trọng, chẳng sanh tưởng nhớ đến Phật, mà vội vã có tâm khổ não về tâm. Biến hoá vào nhà tri thức để thọ lãnh những của bố thí. Thấy như thế rồi, lại chẳng có một niềm vui, lời nói tốt đẹp. Ngày đêm ba thời chẳng quy hướng . Đây là sự ngông cuồng đối với đức Như Lai Chánh Biến Tri. Bạch đức Thế Tôn! Con từ xưa đến nay thọ trì cấm giới. Hoặc có lúc làm vua; ở nơi thân mệnh, tài sản chẳng bố thí xả bỏ. Lại mắng chửi Thanh Văn, Duyên Giác cho đến người hiền, mà cho rằng chỉ có con là cao cả hơn. Hoặc làm như tâm của Chiên Đà La tự cao về bản thân của mình và hạ thấp người khác. Hoặc gặp việc đấu tranh mà chẳng sợ hãi bỏ chạy; qua hơn một do tuần hoặc trăm do tuần. Đây là sự ngông cuồng về đức Như Lai Chánh Biến Tri vậy.
Kính bạch đức Thế Tôn! Con từ xưa đến nay thân thường hay trì giới đầy đủ;hoặc chẳng ở nơi đa văn phân biệt biết về công đức của đầu đà; cho đến việc phát sanh công đức của việc làm mang lại niềm vui nơi thân. Che đậy việc lành và hiển thị việc xấu ác của người. Đây tức là sự ngông cuồng của con đối với đức Như Lai Chánh Biến Tri.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói với đức Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Nầy Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn. nếu muốn thanh tịnh nơi nghiệp chướng, thì nên như Sơ Hành Bồ Tát nầy mà thọ trì.
Lại nữa như Kinh Tùy Chuyển Chư Pháp chép rằng: “Nếu như Bồ Tát đêm ngày ba thời, đem đầu mặt đãnh lễ cung kính: người này nơi sở hạnh ấy lại chớ nên dòm ngó đâm thọc. Giả thử thường thấy đắm trước nơi ngũ dục lạc; lại chẳng nên có tâm nhỏ mọn dòm ngó đánh mất. Kẻ hành Bồ Đề tu vô lượng công đức thù thắng, lợi ích. Sự thù thắng ấy do đó dần dần con đường tu đạo sẽ tiến đến quả vị Phật. Làm cho kẻ tu hành từng phần cột chặt nơi vô lượng trăm ngàn số Na Do Tha kiếp, nơi chốn địa ngục, bị thiêu đốt như những kẻ khác.”
Kinh chép rằng: “ Nầy Thiện nam tử! Những hành tướng như thế xa lìa tội nghiệp. tất cả những việc làm của Bồ Tát kia đều chẳng có hai hạnh; nên tin tưởng giải rõ tất cả công việc tu học và phát tâm như thế. Sau đó ta ở nơi tâm kia rõ biết chẳng khó khăn. Việc làm giáo hoá các chúng sanh cứ như thế mà làm. Lại nữa Thiện nam tử! Tự Tại Biến Chiếu Quán Sát Như Lai thuyết pháp như thế; nên chẳng có người nào so sánh với người nầy cả. Nếu có người nào bảo rằng rõ chỗ ta nói tức là thấy ta. Thiện nam tử! Muốn giữ gìn thân nầy thì ngay nơi việc làm nầy chẳng nên nghi hoặc. Như thế chẳng hoại việc lành nơi kẻ khác . Kẻ cầu Phật nên biết ngày đêm đối với pháp mà suy nghĩ giải bày”.
Kinh chép rằng: “ Lúc bấy giờ lại có trăm ngàn chúng sanh thông tuệ từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn: Con nay ở trước Ngài phát lời nguyện như thế này: Cho đến sự lưu chuyển sanh tử trong dài lâu, chưa được nhẫn, thường nguyện chẳng bỏ ngôi vị ở nơi vua quan, thành ấp, tụ lạc chỗ ở v.v..cho đến chẳng rời khỏi chỗ của Thương chủ, Sư trưởng, Cư Sĩ, Bà La Môn chủ. Tất cả quyến thuộc giàu có tôn trọng. Cho đến chưa ngừng nghỉ sự nhẫn nhục. Chúng con ở nơi đó cứ như thế tùy theo đó mà thực hành. Kẻ ngu, ác, thiếu trí tuệ liền đối với Phật thế Tôn dạy dỗ đã chẳng thể tu tập”.
Luận rằng:
Rộng nói sự lìa khỏi việc khó khăn nầy. Như trong Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có nói kệ rằng:
Người ngu chẳng cung kính.
Nên biết chẳng có tội.
Mẹ thường hay dạy bảo.
Con nên làm như vầy.
Phàm muốn thuận một chút.
Ta phải thường tôn trọng.
Chẳng nên hay than vãn,
Mệt quá xin hóa độ,
Học hỏi nơi người trên.
Cùng Đại Đức Thế Tôn.
Đãnh lễ thật cung kính;
Vì họ mà kính trọng.
Chớ thấy kia chậm chạp,
Chỉ xem nơi Bồ Đề.
Thường vui khởi tâm từ,
Lại chẳng sanh tổn hại.
Lại nữa nếu châm chọc,
Sân khiến họ sai trái.
Nếu vui nơi nghiệp lành,
Đi sâu vào đường đạo.
Cúi mình trước Tôn Túc,
Như mặt sạch dưới trăng.
Thường yêu mến lời nầy,
Mạnh trừ được ngã mạn.
Đồ ăn và y phục,
Điều nầy nên lân mẫn,
Cho kia như tâm nầy.
Tất cả được điều phục.
Nếu tâm Bồ Đề phát,
Hoặc chẳng sanh tín trọng.
Họ tự muốn giữ gìn.
Sợ rơi vào đường ác,
Thấy chẳng thấy niềm vui.
Tâm sạch do tự loạn.
Tâm phân biệt tự tánh.
Rộng sâu nơi sự nghiệp.
Lại nữa như Kinh Hoa Nghiêm chép rằng: “Lúc bấy giờ đức Từ Thị Bồ Tát quán sát xem Thiện Tài Đồng Tử về công đức của việc phát tâm Bồ Đề, liền nói kệ tán thán rằng:
Nếu thấy các chúng sanh
Già bệnh cùng khổ bách.
Lại lo sanh tử khổ,
Phát đại bi cứu giúp.
Do thấy đời khổ ách,
Lưu chuyển trong năm cõi.
Vì cầu trí vững chắc,
Phá các vòng khổ lụy.
Nếu thấy kẻ tham vui,
Chìm đắm trong khổ sở.
Vì làm chỗ kiên cố.
Giữ gìn chỗ chúng sanh.
Si hại ám thế gian.
Che đường chánh , mắt huệ.
Như Đạo Sư đui mù
Chỉ bày nơi an ổn.
Kiếm trí hàng giặc dã.
Giải thoát ba pháp nhẫn.
Vì thế gian làm thầy.
Lại được lìa khổ báo.
Hoặc pháp như chủ thuyền
Hay rõ biết đường biển.
Làm thầy cả ba cõi
Đến được bảo sở kia.
Trí tuệ vòng đại nguyện
Như mặt trời xuất hiện.
Sáng tỏa cả pháp giới.
Chiếu khắp chốn quần sanh.
Pháp ấy vốn đầy đủ.
Như mặt trăng xuất hiện.
Yên tĩnh sáng thanh tịnh.
Bình đẳng chiếu các cõi.
Lại nơi biển trí kia.
Xuất sanh các pháp Bảo.
Bồ Đề hạnh dần cao.
Ở tâm nhiễm kiên cố.
Phát tâm hoặc Long Vương.
Lên pháp giới hư không.
Mưa cam lồ pháp lành.
Tăng trưởng quả sáng sạch.
Lại nữa đèn pháp kia
Chánh niệm thật kiên cố.
Từ ái sáng không dơ.
Sạch trừ ba độc ám.
Lại Bồ Đề Tâm nầy.
Giống như yết La La (tạp uế).
Lòng từ bi đóng cửa.
Bát La Kiên phía nam.
Bồ Đề phần dần sanh.
Làm Phật tạng tăng trưởng.
Phước đức tạng cũng thế.
Được trí tạng thanh tịnh.
Lại khai phát huệ tạng.
Như nguyện tạng xuất sanh
Từ bi nầy phát tấn.
Giải thoát chúng sanh vậy.
Thế gian trong trời người.
Tịnh ý thật khó được.
Hy hữu quả trí tuệ.
Trồng sâu gốc tốt đẹp.
Mọi việc sẽ tăng dần.
Lại che nơi ba cõi.
Muốn trưởng dưỡng công đức.
Cầu hỏi tất cả pháp.
Đoạn trừ tất cả nghi.
Cầu các thiện tri thức.
Muốn trừ ma phiền não.
Trừ sạch thấy nhiễm ô.
Giải thoát các chúng sanh.
Cầu cho đại trí nầy.
Muốn tịnh trừ ác thú.
Làm rõ đường trời người.
Mở cửa trí giải thoát.
An trụ đường công đức.
Muốn thoát các đường khổ
Nên đoạn trừ những chướng.
Làm các cõi yên ổn.
Đấy chính là Phật tử.”
Luận rằng:
Nơi ý quán sát xa lìa, điều nầy thật là khó nhưng chẳng khó. Như Kinh Thâm Tâm Giáo Huấn vói về việc xa lìa cái khó nầy như sau:
“Phật bảo: Nầy Từ Thị! Đối vớí Bồ Tát đến chỗ của kẻ hóa nhơn sẽ thành tựu bốn pháp. Sau năm trăm năm chánh pháp diệt, sống chẳng tổn hại và lăng nhục ai, rất an nhiên tự tại. Thế nào là bốn?
Một là quán sát điều đó không có. Hai là đối vớí Bồ Tát kia và nơi hóa nhơn chẳng nói về chỗ kia ngắn dài. Ba là chẳng hóa độ nơi nhà tri thức; chẳng đến gần gũi. Bốn là chẳng nói ra lời ác. Đây là bốn pháp như trước đã nói. Lại nữa cũng có bốn loại. Thế nào là bốn?
Một là xa lìa nghe sự nhún nhường của chúng sanh. Hai là quyến thuộc chẳng chấp trước. Ba là thường vui sống nơi rừng cây. Bốn là tự thực tập Sa Ma Tha (thiền định). Đây là chỗ tương ưng; nên gọi là bốn pháp”.
Kinh chép rằng: “Phật bảo: Nầy Từ Thị! Đây là Sơ Hành Bồ Tát rộng vì trí tuệ thế lực tài vật. Xa lìa chẳng phải phần của sự nghe biết lợi dưỡng. Kia là lợi lạc, Đây là mất mát. Thấy chẳng phải lời nói ích lợi, thấy lời nói thế tục, thế tục ngủ say , thế tục sự nghiệp, thế tục hí luận, nên phải xa lìa. Đây là điều mất mát, điều quan trọng.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát nên quán sát tiếng tăm sự lợi dưỡng phát sanh, sự tham nhiễm sẽ phá hoại chánh niệm. Ở nơi đó được chẳng được, chẳng nên có sự cao thấp. Lại nữa nên quan sát về tiếng thơm và lợi dưỡng; khởi lên sự ngu si mê ám sinh ra nhiều loại xan tham; phát sanh ra sự cuồng loạn, tự lợi cho bản thân. Chẳng xấu chẳng hổ. Lìa bốn hạt giống thánh; như chư Phật đã nói. Tiếng thơm và lợi dưỡng nên khéo quan sát, khởi lên sự kiêu mạn khinh mạn Thầy Tổ. Thì đây là phần của Ma Ha (ma) một bên hướng về phóng dật phá hoại thiện căn. Như mưa Kim Cang và Tích Lịch Hỏa ( lửa sấm sét) . Lại nữa danh lợi làm cho nhà tri thức nhiều loại ái lạc chẳng phải chỗ thăng hoa, mà lại khởi lên não, mê che mờ trí giác. Hướng về sự ái dục sanh ra sự ưu não gấp bội. Lại nữa kẻ danh lợi kia mất đi bốn niệm xứ; giảm thiểu pháp thanh tịnh làm mất đi tứ chánh cần. Trước sau chỉ do sự lợi dưỡng phá hoại thần thông, xa lìa người lành, thân cận kẻ ác tri thức. Nơi quyến thuộc thường hay thích tập hợp. Lại hay xa rời vô lượng thiền định. Đọa vào đại địa ngục Đam Ma La ở trong thai tạng của súc sanh. Nên quan sát về tiếng tăm và lợi dưỡng như trời giữ nước”.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! tiếng thơm và lợi dưỡng là những hành tướng như thế đó, Bồ Tát nên như thật mà quán sát. Khi quán sát rồi chẳng còn sợ hãi chẳng có hối não. Vì sao vậy? - Nơi hành tướng kia chẳng sợ hãi tức được việc chẳng mất. Duy niềm vui nơi Phật pháp thì chẳng gián đoạn. tại gia xuất gia tùy theo đó mà bảo hộ. Hoặc trời hoặc người ở nơi tâm thanh tịnh thì liền chẳng sợ hãi. Giả sử có rơi vào tất cả các đường ác cũng chẳng bức não. Xa lìa trú trớ; giải thoát khỏi cảnh ma, chẳng động loạn. Những kẻ không chìm đắm là nơi kính ngưỡng . Kẻ ở nơi định học là chỗ thấy niềm vui. Đoạn trừ sự siểm nịnh mà rộng vì sự ngay thẳng. Thấy năm sự dục lạc là sự sai trái. An trụ nơi hạt giống thánh, như thuyết mà tu hành. Các phạm hạnh là chỗ vui thấy . Nầy Từ Thị! Đây là những hành tướng công đức. Kẻ trí phải nên liễu tri (kẻ trí được rõ biết). Thâm tâm Bồ tát ở nơi thiểu dục. Kẻ thiểu dục tức là người đoạn lìa các tiếng tăm và lợi dưỡng.”
Luận rằng:
Bây giờ sẽ nói về lời nói vô ích; xa lìa tham độc ngu si mất mát. Kẻ đối với lời nói vô ích; một lòng được quyết định rõ, như tìm điều vui. Những lời nói vô ích, mà yêu thích để làm. Đây là điều mất mát. Chẳng tu uy nghi cùng vi tế hạnh. Nếu nói lời vô ích, ái lạc chẳng khác nào lao ngục kiên cố trong đời. Cho nên đây nói là tùy thuận xưng ngu muội. Nếu nghe Tỳ Kheo nói chẳng như lý. Sanh ái lạc nơi mình, mà thường tìm cầu. Tức liền tăng trưởng sự mất mát như thế. Cho nên nói xả bỏ chẳng như lý; thường biết pháp lạc. Đến khi lâm chung, tự bỏ ngàn thân, cầu đạo Bồ Đề nghe pháp chẳng sợ. Giả sử nếu thật mệt nhọc, do nghe pháp này. Tất cả lúc nơi đều được xa lìa lời nói chẳng như lý và lời nói chẳng ái lạc. Đối với pháp tối thượng vui sanh khó tưởng được. Trải qua vô lượng kiếp ở nơi núi rừng ; nên biết công đức kia lợi ích chớ cầu việc ngắn nhỏ. Ở nơi tối thượng thù thắng của cái ngã thì chớ chấp tâm nầy. Đây là sự ngã mạn làm căn bản của những việc phóng dật (buông lung) ở đây kẻ hạ liệt Tỳ Kheo lại chẳng nhục mạ; dạy dỗ dần dần như thế; không phải chỉ một lần sanh mà chứng được Bồ Đề vậy.
Luận rằng:
Lời nói thế tục. Ta sẽ nói đây; kia nghe hôn mê vui khởi, tranh tụng, rộng chẳng tôn trọng. Do lời nói mất đi chánh niệm và chẳng có sự hiểu biết chân chánh. Đây là sự mất mát. Do nói nhiều khía cạnh, đề cao danh tánh mình, lại xa sự suy nghĩ nội tại. Nếu thân khổ, tâm chẳng được nhẹ nhàng. Thì đây là điều mất mát. Do lời nói ngu muội tự tâm sanh ra mờ ám, hoang tưởng suy nghĩ về chánh pháp. Xa lìa Tỳ Bát Xá Na (quán) và Xa Ma Tha (chỉ). Đây là sự mất mát. Do lời nói nơi công đức tài, thường khởi lên ái lạc. Rộng chẳng tôn trọng, nơi chẳng kiên cố với kẻ trí tuệ hẹp hòi. Thì đây là sự mất mát. Do nói lời giảm thất, mà biết rằng chư Thiên chẳng cung kính, chẳng sanh ái lạc. Đây là điều mất mát. Do lời nói nơi kẻ trí cùng với quyến thuộc mà thân mạng hiện chẳng có ý nghĩa lợi lạc. Đây là điều mất mát. Do lời nói của những kẻ ngu phu kia ; mạng sống lo lắng khi kết liễu thì: Ta làm sao có thể làm được những sự khổ như thế giảm bớt. Nên biết chẳng nên ngộ giải. Đây là điều mất mát. Do lời nói không có căn cứ, chẳng có tính quyết định, chẳng sanh thật trí. Đây là điều mất mát. Do lời nói như người làm công việc kỹ nghệ ở nơi hí trường; riêng nói công lao của mình để được; giảm mất mà biết. Đây là điều mất mát. Do lời nói xa rời với bảy thánh tài; làm cho sanh ra siểm nịnh ngông cuồng, khuynh đảo được kẻ khác. Đây là sự mất mát. Do lời nói kia suy nghĩ không chín chắn, yếu kém, mà chẳng tự biết hành động căn bản đó vô thể . Đây là điều mất mát. Cho đến chẳng nói như thật, ta vui tối thượng. Đây là một câu nói có ý nghĩa lâu dài suy nghĩ. Do chưa hiểu rõ nên hỏi ta về niềm vui được vô lượng câu, nghĩa. Giống như cây mía vỏ cứng kia trong lại có chất ngọt. Người ăn vỏ nầy lại chẳng được mùi ngọt của mía. Cho nên rộng nói như vỏ cây mía. Chỉ có kẻ vui nơi thần biến, riêng trích nghĩa lý; thì cũng giống như mùi vị của cây mía. Thường chẳng làm mê mẩn được.
Luận rằng:
Nói về sự đắm trước ngủ nghỉ. Như có kệ rằng:
Nếu ưa thích ngủ nghỉ
Tạo nên sự thấy nầy
Thấy kia, có nghi ngờ;
Lưới si thêm tăng trưởng.
Nếu ham ưa ngủ nghỉ
Trí tuệ bị yếu đuối,
Luôn luôn bị hiểu lầm.
Thường hay bị tổn hại
Nếu kẻ ưa ngủ nghỉ,
Dễ rơi vào vô trí.
Ví như giữa rừng sâu;
Chẳng gặp một ai cả.
Nếu ưa đắm ngủ nghỉ.
Vui ấy là phi pháp.
Tâm lành không tăng trưởng
Sao vui pháp nhiều được
Nếu ưa đắm ngủ nghỉ,
Dẫu muốn gặp pháp lành,
Nhưng phá hoại công đức.
Biến vào chỗ tối tăm.
Nếu ưa đắm ngủ nghỉ,
Trói buộc không biện tài
thường sanh tâm buông lung
Trói buộc thân mệt mõi.
Nếu vui nơi ngủ nghỉ
Ta biết giải đãi rồi.
Kẻ kia cần siêng năng
Hủy báng sự tinh tấn
Cho đến trừ khổ ám
Tức lìa tội căn bản,
Gần gũi chỗ thắng diệu.
Được chư Phật tán thán
Luận rằng:
Bây giờ sẽ nói về sự nghiệp của thế tục. Như kinh có kệ rằng:
“Nếu lời Thầy là ác
Chẳng phải sự giáo huấn
Nếu hủy phạm giới đức
Niềm vui bị tổn giảm
Tư duy về thế tục,
Thường thời nên nhẫn biết.
Chẳng tu các thiền định,
Niềm vui bị tổn giảm
Do có nhiều tham lam,
Trói buộc vào mùi vị,
Hạ liệt chẳng dừng chân.
Niềm vui bị mất mát
Nơi kia vui nhiều hơn
Vì trừ được khổ não
Như kẻ đi đường bộ
Niềm vui bị mất mát
Tâm nầy suốt ngày đêm
Chẳng vui nơi công đức
Ăn, mặc, lợi sức mạnh
Đánh mất cả niềm vui
Chẳng tương ưng lời nói
Chỉ thuận bất tương ưng
Hỏi chỗ làm thế tục
Niềm vui bị mất mát
Đó là điều thiết yếu.
Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng:
-Kính bạch đức Thế Tôn: Bồ Tát ít trí tuệ, do xả bỏ pháp tối thượng rồi, làm giảm mất trí tuệ nên tạo chỗ thấp kém.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Như thế như thế đó.
Như ngươi đã nói:
-Bồ Tát mà có trí tuệ ít là do xả bỏ pháp tối thượng nầy, làm việc thấp kém.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Lại nữa Bồ Tát kia đối với giáo pháp của Như Lai liền sau khi xuất gia: Chẳng có thiền định; chánh đoạn; chánh cần, chẳng có đa văn, lại chẳng có mong cầu.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Ở đây lại quan sát thiền định, chánh đoạn, biết lời dạy của Như Lai, biết tướng hữu vi, Tam Ma Tư Đa là chỗ tương ưng. Chớ nên buôn bán thương vụ nghề nghiệp với kẻ bạch y. Quan sát việc nầy chẳng giống đạo lý; nên biết Bồ Tát phát khởi ái lạc; luân hồi sanh tử vậy. Cho nên kinh doanh nghiệp vụ với thế tục là tạo tác rời xa với Phật pháp.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Kẻ làm việc kinh doanh kia là Bồ Tát; giả sử tu tạo tháp miếu bằng bảy loại báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, thì ta ở nơi kia lại chẳng sanh cung kính tôn trọng tán thán. Cho đến mãn Diêm Phù Đề tất cả đều là những Bồ Tát kinh doanh. Mà chẳng do nơi kinh điển đọc tụng; như pháp tu hành mà Bồ Tát khởi lên sự vâng làm đó. Nếu cả Diêm Phù Đề sánh với sự đọc tụng mà Bồ Tát như thế tu hành; chẳng giống như những vị Bồ Tát ở yên thừa sự tu hành. Vì sao thế? Đây là việc khó. Vì là huệ nghiệp; ở nơi ba đời là tối thắng hơn cả. Tối cực cao cả , chẳng có gì hơn được.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Cho nên Bồ Tát nên cần siêng năng là nghĩa tương ưng vậy. Cho nên phải tu trí tuệ.
Luận rằng:
Về thế tục hí luận ta nay sẽ nói. Việc làm hí luận nầy thường là chẳng đúng. Tạo ra sự khó khăn, nghĩa là chẳng thể xa rời tám nạn khác. Lại chẳng được sát na đầy đủ thù thắng cho đến kẻ trí hiểu rõ cũng lìa xa sự hí luận. Việc làm hí luận nầy xa rời là khó khăn. Cho nên tất cả đều chẳng cùng ở, vui làm chứa nhóm, vợ con nô tỳ, tội ác quá hơn trăm do tuần. Nơi kẻ hí luận dầu cho ở đảnh Tu Di cũng chẳng nên thân cận. Lại cũng chẳng cùng chung công đức xuất gia chỉ vì tài lợi. Kẻ cầu tiền tài, tâm ác khởi lên sự đấu tranh. Chớ có ruộng nương; chớ có kinh doanh buôn bán. Nếu cầu tài lợi tức là hí luận. Chớ có nam nữ, phu thê, bằng hữu, quyến thuộc, kẻ nô bộc, từ việc giàu có mà khởi lên sự đấu tranh. Còn người xuất gia khi nhận áo Cà Sa rồi; nên tin thuận theo sự tịch tịnh; cho đến thật thanh tịnh. Lại phải quán sự tịch tĩnh nầy hơn sự tịch tĩnh kia. Lìa sự hí luận nầy khởi lên tâm nhẫn như thế. Phải nên xa lìa kẻ hí luận. Giống như rắn độc ẩn núp nơi tâm ác. Sau đó rơi vào địa ngục, súc sanh, cõi ngạ quỉ. Cho nên tinh tấn khởi lên sự nhẫn chịu như thế, cho đến được thừa nầy rồi; ở nơi nghiệp chướng diệt sanh thanh tịnh; chẳng trừ phá được ma lực oán. Những kẻ trí khởi lên sự nhẫn nhục như thế.
Luận rằng:
Lược nói về việc lìa bỏ những việc khó.
Phật bảo:
-Nầy Từ Thị! Cho nên Bồ Tát thừa nầy nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, sau năm trăm năm chánh pháp mất đi, làm cho chẳng nghĩ sự khó khăn mà được kiết tường. Thoát khỏi những nghiệp chướng, tận trừ những tội dục. Phải biết chớ nên vui tập họp nơi A Lan Nhã (chỗ thanh tịnh vắng vẻ); nên ở nơi rừng hoang dã mà tu hành. Còn chúng sanh thì nên xa lìa. Khi hiểu rồi chẳng cầu cạnh nơi kẻ kia. Mặc nhiên tin vui nơi hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Cho nên Kinh Bảo Vân lại nói rằng: Khi đi khất thực cũng phải trừ ra nơi hiểm ác. Nghĩa là nhà có chó dữ; nhà có người mới sinh, đều thuộc về thể tánh phạm giới. Đối với loài súc sanh thường lìa sự tổn hại, hà huống là người nam người nữ; đồng nam đồng nữ mà khởi lên sự yểm tặc kia. Tất cả mọi lúc mọi nơi đều nên xa lìa.
Luận rằng:
Nếu thấy những loại người làm ác như thế nổi sân si chẳng nên qua lại xem xét để lìa được tội lỗi. Lại cho rằng lìa việc ấy khó khăn, thì làm sao đắc quả được. Lìa không đạt kết quả sự lợi lạc nầy cũng thành nghĩa lợi lạc kia. Cho nên phải biết mà xa lìa đạt không quả lợi lạc vậy.
Như Kinh Nguyệt Đăng chép rằng: “Thân giới là ý nghĩa, nghĩa đen như hộ trì chân tay, làm cho chẳng bị hư vọng khuấy động”.
Lại nữa Kinh Thập Pháp chép rằng: “Chân tay khuấy động rối loạn đến đi khó khăn. Đây là nói về thân nghiệp quan trọng”.
Luận rằng:
Như Bồ Tát vì lợi nơi kia, như đã nói rõ mà chẳng phân biệt về nghiệp lực ấy.
Kinh Pháp Tập chép rằng: “Phật bảo:
-Các Bồ Tát nơi thân khẩu ý nghiệp, tất cả vì sự lợi lạc chúng sanh mà khởi lên Đại Bi, tăng trưởng an ổn cho chúng sanh, làm cho chúng sanh thân ý an nhiên. Điều nầy phải suy nghĩ sâu xa như vậy. Tùy theo sự tu hành thế nào mà hành việc bình đẳng, làm cho tất cả chúng sanh được an ổn, an lạc. Đây là điều quan trọng, nghĩa là Bồ Tát rõ biết quán mười hai xứ như không có làng xóm. Đây là nơi chẳng xả bỏ niềm vui”.
Đại Thừa Bồ Tát Học Luận
Hết quyển bảy .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.21/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment